Mùa xuân bình yên

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

HỘI NGỘ VÀ DƯ ÂM


Sau 4 ngày hội lớp, các công việc lại bình thường. Ngày thì tất bật, xe cộ trên các nẻo đường chen chúc. Một chiếc xe BUS ngang đường là cả làng ùn tắc.
  (Ảnh IE)  -  Ơi giao thông, ới giao thông. Quy hoạch ơi là quy hoạch.
 “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Kỷ ở đây là kỷ cương, phép nước. Suy cho cùng, con người mới là tất cả. Chúng ta xây dựng nên luật pháp.  Chúng ta xây dựng nên kỷ cương. Chúng ta làm ra những con đường, ôtô mấy chấm và xe máy đời cao để lưu thông trên đó. Thế mà bây gìơ … có ý định cấm xe máy. Phố cổ đã đành, còn các nơi khác, cũng đi bộ a?  Tôi giật mình, sờ lên đầu xem có âm ấm không đây, lại có cả ý định (vay mượn các bạn hoặc) khâu mồn 30 năm…..để mua ôtô.  Xin cảm ơn “nhường đường là nét đẹp văn hoá”. Văn hoá giao thông…. mới!
Hội lớp vui quá. Bây giờ tôi vẫn ngất ngây. 40 năm sau mới nghe câu chuyện “gà mổ moi” của anh Nguyễn An Khánh. Chắc anh đánh thức vợ, con nhiều quá đấy mà! Còn nữa, “người Hà Nội không bao giờ vét đĩa”. Như vậy là không tiết kiệm trong ăn uống. Quê tôi cũng vậy: cỗ bàn bao giờ cũng phải để dư lại, mỗi thứ một ít. Anh Bắc K15 thì để nhầm dấu phẩy: "Gia đình có 2 con vợ, chồng sung sướng" - "Bò cày không được, thịt"! ("Gia đình có 2 con, vợ chồng sung sướng" - "Bò cày, không được thịt" )
Tôi cũng biết thêm, một TS nữa: Trần Trọng Toàn. Chúc mừng.
Tôi cũng… lăn tăn vì dự định mua 2 bó hoa tặng 2 hiệp sỹ của lớp không thành. Xa Hà Nội, chỉ được không khí trong lành, cảnh đẹp tự nhiên….. những  thứ khác thì hơi khó kiếm. Chẳng thế mà các cô gái H’Mông về Hà Nội nhiều thế.
Giang đã chớp cho tôi 1 ảnh. Cảm ơn Bạch Long Giang.

Hãy yêu tôi khi tôi mỉn cười với bạn. Tôi yêu bạn vì bạn đến với tôi.
Ask me when I smiled with you. I love you because you came to me.
 Mời các bạn xem ảnh lớp tôi qua tác gỉa BLGIANG:
http://k16toanco.info/node/497
Hôm  nay nhằm ngày 20 – 10. Hội thi nữ công trang trí bàn ăn cũng vui và ý nghĩa. Chúc mừng chị em lớp mình. Chúc bữa ăn ngon cho tất cả.
Ngày Phụ nữ Việt Nam. Chúc các bạn nữ mạnh khoẻ, khéo tay hay làm, làm nhiều hơn nói. Cỗ bàn đầy đặn. Chăm sóc gia đình ngày càng hạnh phúc.


Đan Mạnh Hùng.   

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

55 NĂM - MỘT KỲ TÍCH. 40 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

55 NĂM - MỘT KỲ TÍCH.
Khoa toán- cơ – tin học trường Đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, trước đây là trường Đại học Tồng Hợp Hà Nội (ĐHTHHN), vừa long trọng tổ chức 55 năm ngày thành lập (1956 – 2011). Những thày cô, thời gian làm bước chân chậm chạp, tóc trắng xoá ngang vai và những học sinh, sinh viên hôm nay cùng hội tụ. 55 năm ngành toán cơ tin học nói riêng và ngành toán học Việt Nam nói chung, có những bước thăng trầm, lúc tăng lúc hạ. Người làm toán thì trầm ngâm hồi tưởng những ngày hoàng kim, người ngoài cuộc vẫn lặng lẽ, mơ màng về một ngành cao siêu vời vợi. Chẳng lẽ nền toán học nước nhà cũng lênh đênh, chìm nổi theo cơ chế thị trường sao?
Trời Vịêt Nam vẫn xanh trong. Những ngôi sao của nền toán học nước nhà vẫn tỏa sáng. Lê Văn Thiêm, Nguyễn Cảnh Toàn, Phan Đình Diệu, Hoàng Hữu Đường, Nguyễn Duy Tiến, Phan Đức Chính, Hoàng Hữu Như, Phan Văn Hạp, Phạm Hoàng Thao, Đào Trọng Thi, Phạm Kỳ Anh, Vũ Hoàng Linh …. và gần đây. (hiện tượng) Giáo Sư Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fields, giáo sư  Hoàng Tuỵ vừa được Hiệp hội Quốc tế về Tối ưu toàn cục trao Giải thưởng Caratheodory lần đầu tiên trên thế giới, làm nóng lại con đường toán học Việt Nam. Lớp trẻ làm toán và thích học toán hăng say trở lại. Thật là mừng cho nền toán học nước nhà.
K16 chụp ảnh lưu niệm tại lễ kỷ niệm:

Các bạn tham khảo thêm bài viết của Nguyễn Vĩnh Thuận:
Lớp tôi, khóa 16 toán cơ, ĐHTHHN (1971-1975), còn 74 thành viên đang hít thở khí trời. Vẫn hăng say lắm cái đầu và tay bút. Những lãng tử Giáp Ngọ vẫn liếc mắt, đưa tình với toán học. Một công thức mới chưa xong, một giáo trình giang giở, một luận văn chưa hoàn thành…. là còn tìm kiếm lời giải. Những cánh chim đầu đàn như GS-TSKH Nguyễn Hữu Vịêt Hưng, GS – TSKH Đặng Hùng Thắng, GS-TSKH Nguyễn Hữu Dư, GS-TS Hoàng Xuân Huấn, Nguyễn Vũ Lương…. vẫn cần mẫn, mải miết đi, về giữa đất mẹ Việt Nam, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Nhật…. giảng dậy, làm toán trên đẩt bạn, làm cầu nối hữu nghị, giao lưu văn hoá và kết nối toán học Việt Nam với toán học hiện đại thế giới. Đây nữa, chủ sở hữu đầu tiên giải thưởng “ Nhân tài đất Việt”- giải thưởng danh giá nhất về công nghệ thông tin của Việt Nam: Đào Kiến Quốc.
(Đào Kíên Quốc, thày Phan Đức Chính và Tôn Quốc Bình)
   

40 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
Chúng ta đã tổ chức thành công buổi gặp mặt sau 40 năm ngày vào trường. Khoảnh khắc vàng ấy sẽ để lại trong ta những kỷ niệm khó phai. Không những có số lượng dự họp đông nhất mà còn mời được cả gia đình, bạn bè thân thương của lớp cùng tham gia. Thành công trên cả tuyệt vời.
Thời gian thấm thoát thoi đưa. Mấy cái ngoảnh đầu đã tới kỷ niệm 40 năm ngày cắp sách vào cổng trường Đại học. Cũng chẳng phải ngắn ngủi gì, nửa cuộc đời bươn chải, cần cù và nhẫn nại, lượm lặt và tư duy, lao động và sáng tạo…. để hôm nay, chúng ta có ngày gặp mặt thật tưng bừng và náo nhiệt. Những gương mặt trai trẻ năm xưa đã thay bằng những nếp nhăn và mái đầu điểm bạc, nhưng vẫn còn đó, ánh mắt long lanh, nụ cười đầm ấm và mênh mông những tấm lòng rộng mở. Chúng ta đã có duyên kỳ ngộ cùng nhau 4 năm đèn sách, cùng nhau ăn bo bo, canh cải, rau muống, đào mương đắp đường…. và lại cùng nhau hội tụ. Tính tình vẫn thế. Tình bạn nguyên vẹn. Chúng ta đã tổ chức thành công buổi gặp mặt. Đông vui qúa, nhộn nhịp quá, thành công quá sức tưởng tượng. Từ khắp mọi miền Tổ quốc, không phân biệt màu da, dân tộc, đẳng cấp và tôn giáo. Ai có xe dùng xe, ai có máy dùng máy, không có máy thì dùng xe bít, xe ôm. Tứ phương thì đi máy bay, tàu hoả, hạ sách đi bộ.  Dù ở gần chuẩn bị chỉ 1 ngày. Ở xa thì hối hả cả tháng. Có gì dùng nấy, miễn sao ai cũng đến được 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân – Hà Nội làm nơi xuất phát lên đường….     
Và đây là những bông hồng của lớp tại khu sinh thái Ba Vỳ: 

Lớp tôi K16: 

Thăm quan Thiên Sơn - Thác Ngà:
Chúng tôi ở giữa hai nhân vật nổi tiếng: Đặng Hùng Thắng - người rất thành công trong các kỳ làm trưởng đoàn học sinh giỏi VN thi Olimpic toán quốc tế và Nguyễn Hữu Việt Hưng - đầu ngành Topo học, người Việt Nam xịn, lại giảng dạy cả ở bên Mỹ.
Còn đây là cảnh xa xa, mây trắng vờn quanh trên đền thờ Bác Hồ:

Con gái tôi cũng tham gia hội lớp:( áo trắng).
Bạn áo dài bên cạnh là Đào Ngọc Hoàn, người cách đây trên 40 năm đã đánh bại tất cả để giành vị trí cao nhất trong kỳ thi HS giỏi toán Miền Bắc:

Mấy dòng cảm xúc khi vừa về đến nhà. Cảm ơn ban liên lạc đã tổ chức tuyệt vời buổi hội này. 10, 20, 30, 40 năm sau, chúng ta vẫn sẽ hẹn gặp nhau.
Trong bài có sử dụng tư liệu và ảnh của http://K16toanco.info. Trân trọng cảm ơn trang WEB và tất cả các bạn.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

LỘC VỪNG

Tháng  Tám  và Mùa Thu xanh trong. Hà Nội đã có mấy ngày tuyệt đẹp. Tiết trời xe lạnh, gió nhẹ thổi, Bờ Hồ lăn tăn sóng.. Cầu Thê Húc đỏ tươi. ở bên bờ, cây lộc vừng trăm tuổi vẫn lặng lẽ dâng cho đời những cành hoa tươi sắc, soi bóng xuống  mặt hồ xanh ngắt. Tĩnh lặng tuyệt vời.



Lộc vừng cũng có số phận. Ngày xưa, lộc vừng quê tôi thường ở bờ ao. Sau kỳ hoa nở rộ. trái lộc vừng rơi lõm tõm xuống nước, lênh đệnh trôi dạt khắp ao hồ, nẩy mầm, cây con trưởng thành. để rồi lại quay vòng, đơm hoa, kết trái  như hôm nay.
Lộc vừng nhà tôi, biết thân biết phận, nép mình nơi góc hẻm, khiêm tốn khoe một vài nhành hoa, cũng gọi là:


Lộc vừng nhà đại gia, xoè tán vươn cao nơi đầu cổng. lấm tấm hoa tươi và triũ quả đầu cành. 

Còn đây là Lộc Vừng trên YouTutbi, mời các bạn đón xem.(Chỉ xem Lộc vừng thôi, đừng xem Cây xi và hàng họ gì cả, hại mắt lắm.)
http://youtu.be/-Os5d-ePNqg
 (Nếu không xem được thì copy dòng trên lên, và chạy trực tiếp)
Lộc vừng nhà các bạn thì sao nhỉ?       

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

TRUNG THU VÀ HỒ GƯƠM YÊN BÌNH.


Tôi rất thích Hồ Gươm. Không chỉ vì Hồ Gươm thoáng mát, có không gian xanh trong mà  còn là kỷ niệm gắn bó tuổi thơ tôi. Thẳng một mạch, nửa phố Bà Triệu là tới, tôi đã cùng ông bà câu cá, hái me, lấy sấu chín về nấu canh. Đến lượt mình, tôi cũng thường cho các con ra ngắm cảnh bờ Hồ. Vớt một nhánh hoa Lộc bình, xem Con Cóc phun nước, ngắm bút tháp “tả thanh thiên”, nhìn Tháp Rùa soi bóng nước xanh leo lẻo, ăn 1 que kem Tràng Tiền hương cốm mát lạnh. Cuộc đời cứ lững thững trôi xuôi. Thanh bình và êm ả.


                                                                                 (Ảnh: IE)
Hà Nội là trái tim của cả nước, Hồ Gươm là trái tim Hà Nội, Tháp rùa là trái tim Hồ Gươm. Trái tim trong trái tim! Chẳng thế mà người Hà Nội đến đây thể dục cho sức khoẻ, khách du lịch đến đây coi như mới tới Hà Nội.
Trung Thu bên bờ Hồ, dòng người vẫn đông vui. Tấp nập người đi dạo và lớp trẻ ghi lại ngày hạnh phúc.


Các bạn trẻ chụp ảnh kỷ niệm ngày cưới (11-9-2011)  
Cầu chúc Hồ Gươm mãi mãi là biểu tượng Hoà Bình - Hữu Nghị - Hạnh Phúc. Đừng nổi “sóng cồn” hoặc “nước sôi, lửa bỏng” mà chết cả rùa lẫn cá!.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Chùa Hương ngày quốc khánh

Những ngày nghỉ dài ngày, người Hà Nội ùn ùn toả đi các ngả. Phần thì tránh cái nóng nực trái mùa sau kỳ bão xa, phần thì tránh cái ồn ã, chen chúc, bụi bặm, khói ôtô, xe máy, bụi xây dựng của thành phố suốt năm tháng phá vỉa hè, đào đường, xây xây, cất cất đủ loại công trình to, nhỏ. Đi du lịch là nét đẹp văn hoá và biếu tượng tốt đẹp cho cuộc sống đang lên. Xa thì chọn Cửa Lò, Bãi Đính, Hoàng Long, Tam Đảo; gần thì chọn Ba Vì, Khoang Xanh, Suối Tiên; người ở lại thì đi vườn thú, công viên nước Hồ Tây…. Trung tâm Hà Nội vợi hẳn người, đường phố thưa thớt như những năm 60 của thế kỷ trước. Tôi cũng vội vã lên đường. Chẳng đi đâu xa, ngay trong Hà Nội. Có đoạn đường vừa phải, có dòng suối uốn lượn quanh co, có con đò với mái chèo nhẹ nhàng lướt sóng, có sơn thuỷ hữu tình và tâm linh thần bí: Nam thiên Đệ nhất động.
Đền Trình nhìn từ bến Đục.

Những ngày hội, (Từ 6 tháng Giêng đến 23 tháng 3) người người đổ về đây như nêm cối. Có một lần, tôi đã phải dừng lại ở ngay Thiên Trù mà không thể vào được chùa Trong như mục tiêu chuyến đi vì hợp đồng chỉ trọn gói 1 ngày.
Hôm nay, 9 giờ sáng 3-9, tôi đã được hưởng cái tĩnh lặng của một động, một du khách, duy có 1 cô chụp ảnh theo tôi. Những bước chân âm vang trong hang sâu, nghe được cả nhịp đập của trái tim mình và tiếng tí tách của những giọt nước nhỏ xuống trên bầu sữa mẹ. Yên tĩnh làm sao!


       Gửi tới các bạn bài thỏ của bà Chúa thơ nôm và bài hát:
Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom
Người quen cõi Phật quen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm
Gọt nước hữu tình rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cúi lom khom
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại
Rõ khéo Trời già đến dở dom

http://www.youtube.com/watch?v=YiIWMvxCsX0

http://www.youtube.com/watch?v=YiIWMvxCsX0&feature=player_detailpage

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

MỘT CHÚT RIÊNG TƯ,

        Hoạ thơ theo kiểu Bút Tre
Hôm qua mình dậy rất sơm,
Sắc thuốc cho vợ để còn đi lam.
Huyền vào đổ nước đầy âm,
Sắc đi, sắc lại, ôi thôi thuốc trào.
Giật mình mới hỏi “mầm giang”?
Á hậu tủm tỉm: tại anh sương giàng .
Dậy thì chẳng kịp, khi reo,
Sắc thuốc nhỏ lửa thì đao có trầu!
Nhà mình, đưa hái giương hài,
Thể dục nhịp điệu cùng đài ở giương,
Huyền cười, nói lại: Lên giường.
Biết đâu chín tháng, oe oe….Tiến tồn. /

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

CÂY SÚNG (Viết tíêp)


MÙA MƯA TRÊN ĐÂT BẠN
Sau hơn 3 tháng thực hiên chiến dịch Đưõng 9 – Khe Sanh. Chính xác, kéo dài 170 ngày. Chiến dịch mà chúng tôi gọi là chiến dịch thép –  chọi thép. 7 ngày đêm nã pháo liên tục, trên đường, cứ 200 mẻt, đổ một lô cát-tút đạn pháo các loại. Hàng rào điện tử Macnamara của Mỹ sụp đổ. Chúng tôi chỉnh đốn quân ngũ. Các đồng chí ốm yếu được đi an dưỡng, khoẻ mạnh ở lại. Mùa mưa âp tớí.
Thật khó có mốí tình thuỷ chung nào như các bạn Lào anh em. Họ mở cửa, giao cả núi rừng, sông, suốí, nương rẫy, nhà cửa cho ta mở đường chi viện  miền Nam ruột thịt.
Ở bản Noọng Ma, các cô gái Lào Thưng, xinh xắn, trắng trêo, cùng chúng tôi múa điêụ Lăm tơi, măc dù lời bài hát lại là: ớ chàng trai đó ơi, em không hát được Lăm tơi, nhưng đêm nay dướí trăng sáng, đôi ta biết nhau đây… 
Đáp lại, hai anh chàng Hà Tây lên giọng hát chèo. Khách và chủ đều vui vẻ. Chúng tôi rất ngạc nhiên vì tất cả các bạn nữ ở bản nói sõi tiếng Việt. Sau ca hát là gùi nếp xôi mờì bộ đôị cụ Hồ. Một bạn quê choa lên tiếng hỏi:
-         Có muối không các bạn? Cho tôi xin ít muối.
Các bạn lăn ra cười.
Chúng tôi đánh chén cho đến nắm xôi cuối cùng.  
Nắm chặt tay các bạn, dòng cảm ứng ấm áp không chỉ của âm, dương mà còn thắm đượm tình anh em của cả hai dân tộc.
Sau này, các bạn ấy cho chúng tôi hay là đã phạm 3 lỗi. Theo phong tục của Lào, 1- ăn cỗ không được ăn hết, phải để lại mỗi thứ một ít; 2- muối là cái tục. phải gọi là cưa; 3- các bạn hát hay nhưng nhiều hi quá. (hi cũng là cái tục. Sau này, khi hát chèo, chúng tôi cũng  phải đổi lại là i. i. í.. ì. i….).
Mùa mưa trên đất bạn thật kinh khủng, 5-6 tháng liền. Muỗi, vắt nhiều vô kể. Nước suối thất thường, lũ quét liên miên, có khi bên này phải ném dây, chuyển cơm kéo sang bên kia vì không tài nào trở về được.
Cũng may, mùa mưa chim cu xanh rất nhiều, chỉ cần thiện xạ một chút, không bắn trúng cành cây, là đã có cả rổ chim làm thịt, nấu cháo thay cơm.
Ban ngáy, chúng tôi chia nhau mỗi nhóm một ngả. Nhóm thì vào đốn cây làm long đanh cho các đoạn đường lầy lội, nhóm thì  nổ mìm, phá đá ba, vận chuyển ra rìa đường để tối bốc lên ôtô ben (ZIN 130) chống lầy. Cứ thế, địch phá, ta làm và ta cứ đi. Mùa mưa nhưng cuộc chiến giành từng km đường vẫn diễn ra không một ngày ngơi nghỉ.  B52 rải thảm, bom chùm toạ độ, bom bi quả ổi; quả dứa,  bom nổ chậm, bom xuyên, bom phá…. đến các loại mìn cóc, mìn lá gan, mìn vướng nổ….đủ loại to, nhỏ từ các loại máy bay ngảy, đêm thả xuống.
Cua chữ A, ngầm Ta lê, đèo Phu La Nhích (Phù Pha Chích), các địa danh vào lịch sử tự hào của đường 20 Quyết thắng, gánh chịu một khối lượng đạn bom khổng lồ. Những chiến sỹ vẫn cần mẫm, cơm vắt, ngủ hầm, ngớt bom thì vùng dậy bám đường, coi con đường như huyết mạch trong tim. Bom nổ trên nóc hang, há miệng, bịt tai, tóc dựng đứng, trắng xoá như vôi, vẫn mỉm cười nhìn nhau hỏi rằng sao mặt mày bẩn thế?  Sự sống vẫn tiếp diễn và chúng tôi lại lên đường, vượt Lùm Bùm, Tà Khống… để đi vào Cam Lộ, Dốc Miếu, Do Linh… mở màm chiến dịch Đường 9 – Nam Lào tiếp theo.
Đánh hơi thấy ta dịch chuyển, B52 tăng cường rải thảm. 9 chiếc chia làm 3 tốp, mém bom như vãi mộng (lúa) trên đồng.  Rải rác, pháo hạng nặng, xe xích, ôtô của ta trúng bom nằm còng queo bên vệ đường.
 Lần thứ 3 tôi dính chưởng và đồng đội chở tôi đung đưa trên cánh võng, ra Bắc.
Tới biên giới Lào – Quàng Bình, một buổi chiều yên ả. Bức tường cao 3 mét, trên đó là một bài thơ:
Hỡi miền Bắc đó, nặng đôi vai,
Gánh cả non sông vượt dặm dài,
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai……
                           (Tố Hữu)
Bài thơ an ủi tôi thật là nhiều. Như sống lại tất cả sức mạnh của tuổi trẻ. Như được tiếp thêm nguồn dinh dưỡng diệu kỳ. Dòng nước mát lại tuôn chảy trong tôi, Đứng dậy với cái nạng và đôi tay gầy yếu, tôi tập đi, tập nhảy, và lại líu lo. Cuộc đời vẫn đẹp sao. Phải không, các bạn. 
 http://www.youtube.com/watch?v=JErk3NVLZeY