Mùa xuân bình yên: BỔ SUNG CHO HOÀN CHỈNH

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

BỔ SUNG CHO HOÀN CHỈNH



1-BÀI TẬP ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH:
Wikipedia tiếng Việt:
Dịch cân kinh (chữ Hán:易筋經; nghĩa là "cuốn kinh chỉ phép co duỗi gân"), có nơi gọi là Dịch cân tẩy tủy kinh hayĐạt Ma dịch cân kinh, là một cuốn sách võ thuật dạy cách thổ nạp chân khí, nhằm cường thân kiện thể, trường sinh.

Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh là hai loại bí kíp khác nhau. Dịch Cân Kinh là một bí kíp chỉ dẫn cách vận khí nhằm cường thân kiện thể và trường sinh bất lão. Tẩy Tủy Kinh thì chỉ dẫn cách vận khí để trị nội thương. Hai cuốn bí kíp này được tin rằng do một vị sư của Ấn Độ, Đạt Ma Tổ Sư, soạn ra và để trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Nghe nói sau này, cuốn Tẩy Tủy Kinh bị thất truyền và không còn ai biết nó nằm ở đâu.
Nguồn gốc
Có nhiều giả thiết về nguồn gốc, xuất xứ của Dịch Cân kinh. Một giả thiết do Kim Dung đưa ra là do Bồ đề đạt ma viết ra sau 9 năm quay mặt vào tường trên chùa Thiếu Lâm suy nghĩ, vào khoảng thế kỷ 6 (xem #Liên kết ngoài). Giả thiết khác cho rằng bộ sách xuất hiện đầu nhà Thanh
Nội công Dịch cân kinh
Mặc dù ông Trần Đại Sỹ nói rằng Dịch cân Kinh không có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm nhưng ở đó có lưu truyền một bản Dịch cân Kinh khác, theo tài liệu thì nó được các nhà sư Thiếu Lâm cất giữ và luyện tập từ khi Bồ đề đạt ma viết ra nó vào khoảng thế kỷ thứ 6. Nếu như các bản Dịch Cân Kinh được lưu truyền rộng rãi và biết đến nhiều hơn là nói về phương pháp tập luyện khí công thì nội dung của cuốn sách này là hướng dẫn việc tập nội công vô cùng cao siêu, thâm hậu. Bộ kinh gồm 24 thức được chia ra làm 2 phần:
·         Bộ trước của Dịch cân kinh(tiền bộ Dịch Cân Kinh): bao gồm 12 thức, là những bí quyết nhập môn, mục đích luyện là để khí và lực luôn đi đôi với nhau, làm cho tinh thần sung túc, người luyện như được hoán gân chuyển cốt vậy.
·         Bộ sau của Dịch cân Kinh (hậu bộ Dịch Cân Kinh):gồm có 12 thức, là những thế luyện dẫn dắt học giả đến với cảnh giới của nội công thượng thừa, tùy ý mà dẫn khí tới mọi nơi trong cơ thể mà cũng được vô bệnh, trường thọ.
Người luyện được sẽ trở thành mình đồng da sắt, đao thương bất nhập, thân tâm siêu phàm nhập thánh nhưng nếu luyện sai sẽ bị "Tẩu hỏa nhập ma, thân bại danh liệt". Cả hai đều chỉ cách nhau 1 đường tơ kẽ tóc, rất nguy hiểm. Vì vậy, bản kinh thư này không được phổ biến.
Tác giả Vũ Tiến Đức, http://kienthuc.net.vn , cho biết thêm:
Sự xuất hiện cái tên Dịch cân kinh ở Việt Nam có lẽ chỉ mới từ thập niên 1960, trước đó người Việt chưa bao giờ nghe đến cái tên này. Bác sĩ đồng thời cũng là một người nghiên cứu và giảng dạy khí công - Trần Đại Sỹ nói: “Lúc mới xuất hiện Dịch cân kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách Khí công, không quá siêu việt. Bộ sách này trước năm 1950 chẳng nổi tiếng cho lắm. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết hóa đi trong Thiên long bát bộ, thì bộ kinh này trở thành thánh kinh”. 
Ở miền Bắc có lẽ còn biết đến muộn hơn do tiếp xúc với truyện và phim ảnh kiếm hiệp muộn hơn miền Nam. Tuy nhiên, khoảng 20 năm trở lại đây, do sự bùng nổ phương tiện truyền thông, trên mạng có đầy đủ các sáng tác của Kim Dung. Điện ảnh cũng chuyển thể xuất sắc nhiều tiểu thuyết của Kim Dung nên người Việt từ Bắc chí Nam nghe đến Dịch cân kinh đã quen như bản cửu chương. 
Không ít người còn mơ ước một ngày nào đó có cơ duyên đọc được Dịch cân kinh để luyện tập hòng trở thành một cao thủ võ lâm. Mơ ước ấy của một số người, nếu có thì cũng là chuyện thường. Bởi vì họ đã bị ảnh hưởng từ câu chuyện Du Thản Chi – một nhân vật hạng bét trong võ lâm của tiểu thuyết Thiên long bát bộ, chỉ vì vô tình gặp được cuốn Dịch cân kinh rồi cứ theo đó tập luyện mà chẳng bao lâu võ công tăng tiến vượt bậc, có thể giao đấu vài trăm hiệp với đệ nhất cao thủ Tiêu Phong. Sự thay đổi quá nhanh, quá bất ngờ về trình độ chỉ do luyện tập Dịch cân kinh khiến nhiều người càng ao ước.
Trong một bộ tiểu thuyết nổi tiếng khác của Kim Dung là Tiếu ngạo giang hồ, Dịch cân kinh lại một lần nữa được tác giả đề cao. Kim Dung đã dẫn dắt để Lệnh Hồ Xung bị trọng thương chỉ còn chờ chết và chỉ có luyện tập Dịch cân kinh mới có thể hồi phục. Ở chùa Thiếu Lâm, đại sư Phương Chính nói về Dịch cân kinh với những lời lẽ huyền ảo như: “Người luyện tập thành Dịch cân kinh như con thuyền nhỏ đi trong sóng lớn, sóng lên thì thuyền lên không cần dùng sức” rồi thì “ khí tự nội sinh huyết tự ngoại dưỡng”. 
Thêm vào đó, Kim Dung luôn nhấn mạnh Dịch cân kinh do tổ sư Đạt Ma sáng tạo ra. Mà tổ Đạt Ma thì không những là tổ sư chùa Thiếu Lâm mà còn là vị tổ thứ nhất của Thiền tông Trung Quốc. Bởi những lý do đó mà độc giả, khán giả của Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ sinh lòng ngưỡng vọng Dịch cân kinh là một điều rất tự nhiên. 
Dù sao, Đạt ma dịch cân kinh – Vẫy tay chữa bệnh nan y – cũng cho chúng ta phương pháp tự tập luyện hữu ích. Nào, ta cùng tập:
Hai chân trần, bám chắc vào mặt sàn, chân nên rộng ngang vai. Tay vẩy lên, thực hiện lên không xuống có, lên ba xuống bảy (lên nhẹ xuống nặng; lên tay đưa thấp, xuống tay đưa cao).
Hai tay đưa ra phía trước theo quán tính, mức độ bằng 1/3 của vòng tay khi tập tạo thành, lấy thân người làm ranh giới.
Đẩy mạnh tay ra phía sau, dùng hết sức, mức độ bằng 2/3 của vòng tay khi tập tạo thành…
Hai bàn tay xòe ngón, cổ tay thả lỏng, lòng bàn tay quay ra phía sau.
Thót hậu môn, mỗi khi vảy tay mạnh lại đằng sau.
Khi tập cần thở sâu và đều. Tập trung vào bài tập, không suy nghĩ lung tung khác.
Mỗi phút vẩy trung bình 53 cái, các bạn duy trì 30’ trở lên để đạt 1500-1800 cái.

Những bệnh nhân chưa đứng được, có thể ngồi ngay trên ghế đẩu, thực hiện vẩy tay theo đúng hướng dẫn trên. Tác dụng của bài tập thật là tuyệt vời.

Xem thêm:
Chân thành cảm ơn ông Tạ Thanh Sơn đã góp ý cho tôi sưu tầm đầy đủ về cách vẫy tay chữa bệnh.

2-BÀI THUỐC ĐẮP CHÂN PHÒNG CHỐNG ĐỘT QUỴ:

Địa chỉ được đăng tải trên cuốn sách « Đột quỵ - tai biến mạch máu não…. » trong mục « địa chỉ mách bạn » là sai.  Tôi đã mất cả tháng trời đi tìm người sản xuất, chế biến bài thuốc này. Không phải ở phố Hàng Giầy, mà đây : Bà Đỗ Thị Xuyến  19-20 Ngõ Trung Yên – phố Đinh Liệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Tôi đã đắp thuốc 7 lần (đến 28.8.2014), thấy bài thuốc có tác dụng rất tốt, cần chia sẻ và khuyến cáo mọi người nên dùng.
Cuốn sách thứ 3 : « Những bài thuốc quý và tấm lòng vàng  giữa lòng Hà Nội » được biên soạn, ra mắt bạn đọc (vào tháng 10/2014). Mong cuốc sách có ích, giúp mọi người phòng tránh căn bệnh chết người ‘tai biến mạch máu não’.
Thuốc dễ làm : - Hạnh nhân : 10 gam;  - Đào nhân: 10 gam ; - Chi tử: 10 gam ; - Hạt tiêu sọ trắng: 10 hạt; - Gạo nếp : 10 hạt. Cả 5 vỵ say mịn. Trước khi đắp thuốc vào gầm bàn chân, trộn thuốc vào lòng trắng 1 quả trứng gà tươi. Một giờ sau, đắp vào gầm bàn chân, dắp nhiều vào huyệt dũng tuyền. Nam đắp chân trái, gái đắp chân phải, dùng bao nilon buộc lại, qua đêm (10-12 tiếng), chân có màu xanh thẫm. Thuốc hút độc tố trong người ra, màu càng thẫm thì càng tốt.
Người đã bị đột quỵ-tai biến mạch máu não đắp 5 lần, cả hai bàn chân, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.  Nếu chưa khỏi, nghỉ vài tuần, đắp tiếp. Bài thuốc không phải kiêng khem gì, cũng không có bất kỳ dị ứng nào cho người sử dụng. Ai cũng đắp được, đắp cả hai chân càng tốt. Bình thường các bạn nên đắp nhắc lại 5 năm 1 lần. Bài thuốc ví như người bảo vệ cho cái não không bị cục máu đông tàn phá.
Thuốc + băng xô + bao nilon sỏ chân + hướng dẫn: 17.000 đồng. Đắp cả 2 chân mới có 34.000 đồng, còn gì rẻ hơn cho 1 bài thuốc phòng bệnh như vậy? Bớt một buổi quà sáng, bạn đã hoàn thành bài thuốc. Nó sẽ âm thầm phục vụ để bạn có vạn niềm vui.

3- BÀI THUỐC ĐẮP CHÂN ĐỂ HẠ HUYẾT ÁP:

Bài thuốc này phía Nam thịnh hành hơn phía Bắc. Người ta dùng từ 50 gam đến 100 gam Ngô thù dù tán bột, trộn với dấm thanh hoặc rượu đun nóng cho thuốc sền sệt vừa đủ. Thuốc cũng được đắp vào gầm bàn chân, chú ý huyệt dũng tuyền được đắp nhiều hơn, dùng bao nilon sỏ và băng lại. Qua đêm vứt bỏ. Phương thuốc này cũng rất dễ làm, có điều bạn phải theo dõi huyết áp, đủ 125/70 mmHg thì thôi.
  Ngô thù dù còn :
+ Điều trị rối loạn vị trường (dạ dày với ruột): Dùng bột Ngô thù du trộn với Dấm đắp vào rốn trị chứng đầy trướng. Phương pháp này cũng dùng trị chứng bụng nóng (Trung Dược Học).
+ Điều trị bệnh ngoài da: Dùng nước sắc Ngô thù du trị eczema hoặc viêm da thần kinh có hiệu quả (Trung Dược Học).
+ Điều trị tai - mũi - họng: Dùng bột Ngô thù du bôi vào huyệt Dũng Tuyền (lòng bàn chân) có hiệu quả tốt để trị trẻ nhỏ miệng lở (đẹn). Hầu hết đều có kết qủa trong 1 ngày (Trung Dược Học).
Tôi đã tập hợp bổ sung các bài thuốc này trong cuốn «Những bài thuốc quý và tấm lòng vàng giữa lòng Hà Nội ». Mời các bạn tìm đọc, tham khảo.                                                

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét