Mùa xuân bình yên: tháng 2 2022

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

BÀI 98 - VƯỢT ẢI F0, F1 – ĐÔI LỜI CHIA SẺ

 Corona Virus xuất phát từ WuHan-Hồ Bắc (Trung Quốc) 12/2019, nó đã được đổi tên thành Covid-19 và bây giờ là Sars-Cov-2. Đại dịch đã đảo điên thế giới, làm kinh tế đình trệ, chục triệu người nhiễm bệnh, hàng triệu người chết. Những biến thể của chúng đã đặt con người vào tình thế phải sống chung với Virus vì chẳng lẽ cứ 6 tháng 1 lần lại tiêm chủng cả thế giới hay sao? Chắc chắn rằng biến thể Sars – Cov – 2 còn gây nhiều thiệt hại về người và của cho tất cả chúng ta. Vỳ vậy, mỗi quốc gia có các cách phòng chống lại chúng riêng của mình. Ở Việt Nam và thực tế ở gia đình tôi, sau khi đã dính chưởng F0, F1, giới thiệu cùng các bạn 2 bài thuốc để thoát khỏi căn bệnh quái ác này  

I- Gừng ngâm mật ong có tác dụng gì? Nên uống gừng ngâm mật ong vào lúc nào?

Cả mật ong và gừng đều có những lợi ích sức khỏe riêng biệt. Do đó, gừng ngâm mật ong đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời.

Từ lâu, gừng ngâm mật ong đã được biết đến là một bài thuốc, một loại thức uống đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Thực tế, cả gừng và mật ong đều có những tác dụng riêng biệt và khi kết hợp chúng với nhau, chúng ta nhận được một loại nước uống không chỉ ngon miệng mà còn vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt là giúp kiểm soát các vấn đề liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa.

Tác dụng của gừng và mật ong

1. Tác dụng của gừng

- Gừng là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y, có tác dụng đối với kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch...

- Gừng thường được dùng để giảm triệu chứng của các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy... hay những bệnh khác như cảm lạnh, ho, chân tay lạnh, thấp khớp...

- Giảm mức cholesterol.

- Đặc tính chống ung thư: Trong củ gừng sống có chứa một hợp chất là 6-gingerol, giúp kiểm soát sự phát triển của các tế bào bất thường. Chiết xuất gừng đã được chứng minh có tác dụng chống lại ung thư ruột kết, ung thư tuyến tụy, ung thư vú và ung thư buồng trứng.

- Cải thiện chức năng não và chống lại bệnh Alzheimer.

- Hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng do gừng có tính nóng, giúp đốt cháy mỡ thừa an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, nước gừng cũng giúp duy trò cảm giác no lâu, hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

2. Tác dụng của mật ong

- Chữa ho khan, ho có đờm.

- Mật ong có tính sát trùng nên có tác dụng chữa viêm họng, bỏng, sát trùng vết thương...

- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Giúp máu lưu thông tốt và trái tim khỏe mạnh.

- Bảo vệ sức khỏe gan, kích thích tái tạo tế bào gan, có tác dụng khống chế nhất định đối với việc hình thành mỡ gan.

- Ngăn ngừa bệnh ung thư.

Gừng ngâm mật ong có tác dụng gì?

1. Chữa ho và cảm lạnh

Mật ong đã được chứng minh là làm loãng chất nhầy tích tụ gây tắc nghẽn đường thở và dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bên cạnh đó, gừng cũng giúp giảm viêm đường thở.

Chính vì vậy, gừng ngâm mật ong là một phương pháp điều trị tự nhiên hiệu quả cho các triệu chứng ho và cảm lạnh. Bạn chỉ cần thêm vài muỗng canh gừng ngâm mật ong vào cốc nước ấm rồi uống, bạn sẽ cảm thấy đường hô hấp dễ dàng lưu thông hơn, từ đó giảm triệu chứng của ho và cảm lạnh.

2. Giảm viêm

Sự kết hợp của gừng và mật ong được biết đến là chất giảm đau tự nhiên. Đặc biệt, gừng giúp giảm đau và long đờm. Nhờ đó, gừng ngâm mật ong có tác dụng như một phương pháp điều trị cảm lạnh, đau họng, viêm họng, viêm xoang...

Ngoài ra, gừng ngâm mật ong còn có tác dụng làm ấm cơ thể, kháng khuẩn, sát khuẩn, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.

3. Tốt cho hệ tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy gừng ngâm mật ong rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Gừng cũng đã được chứng minh là rất hữu ích trong việc ngăn ngừa cục máu đông và giảm cholesterol. Điều này sẽ giúp chống lại các bệnh tim, nơi các mạch máu bị tắc nghẽn.

4. Tăng cường hệ thống miễn dịch 

Gừng và mật ong đều có tác dụng chống lại bệnh tật, hỗ trợ khả năng tự bảo vệ của cơ thể. Chỉ cần uống một tách trà gừng, thêm mật ong hoặc đơn giản là nước gừng ngâm mật ong sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Ngoài ra, cả gừng và mật ong đều có đặc tính chống oxy hóa, do đó làm tăng sức mạnh của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

5. Điều trị chứng khó tiêu

Nhờ các đặc tính hỗ trợ tiêu hóa của gừng, việc uống nước gừng ngâm mật ong có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, cải thiện hệ tiêu hóa, tốt cho những người có hệ tiêu hóa yếu, tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp bạn cảm thấy ăn ngon miệng hơn.

Không những vậy, gừng có vị nóng, có thể kích thích việc bài tiết của các tế bào gan nên gừng ngâm mật ong sẽ giúp cơ thể chúng ta loại bỏ độc tố ra khỏi gan, làm sạch và phòng ngừa các bệnh về gan một cách an toàn.

6. Ngăn ngừa buồn nôn và ốm nghén

Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng buồn nôn và ốm nghén. Trong khi đó, gừng là một trong những biện pháp tự nhiên vô cùng phổ biến để điều trị tình trạng này, đã được sử dụng từ thời xa xưa tới tận ngày nay. Để giúp giảm buồn nôn và ốm nghén, bạn chỉ cần thêm một chút nước gừng ngâm mật ong vào cốc nước ấm rồi uống vào buổi sáng.

7. Điều trị chứng mất ngủ

Giấc ngủ vô cùng quan trọng với sức khỏe con người. Tuy nhiên trên thế giới, có rất nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ vì nhiều lý do khác nhau. Việc này sẽ dẫn tới mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung, giảm trí nhớ, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sức khỏe. 

Nếu gặp phải chứng mất ngủ, bạn có thể thử uống nước gừng ngâm mật ong. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần nên sử dụng hỗ hợp này hàng ngày sẽ khiến cho tinh thần của bạn cảm thấy thư thái, bớt căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi, đem lại giấc ngủ sâu và an giấc hơn.

8. Ngăn ngừa ung thư

Cả gừng và mật ong đều đã được khoa học chứng minh có tính kháng khuẩn và sát trùng rất tốt, giúp phòng ngừa và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, trong gừng còn có chứa hợp chất chống lại tế bào ung thư. Do đó, hỗn hợp gừng ngâm mật ong là một trong những phương pháp tự nhiên tuyệt vời để ngăn ngừa một số loại ung thư.

9. Lưu ý khi uống nước gừng ngâm mật ong

- Thời điểm uống gừng ngâm mật ong tốt nhất là vào buổi sáng, khi cơ thể chưa nạp bất cứ loại thực phẩm nào. Bạn chỉ cần pha gừng ngâm mật ong với nước ấm rồi uống.

- Không nên gọt vỏ khi sử dụng gừng: Nhiều người thường gọt vỏ gừng vì cho rằng phần vỏ bên ngoài bị bẩn nhưng trên thực tế, việc gọt vỏ gừng sẽ khiến một số tác dụng bị giảm bớt.

- Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

- Không ăn quá nhiều gừng và mật ong: Cả gừng và mật ong đều có tính nóng, do đó ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.

Nguồn tham khảo:

6 Benefits Of Ginger And Honey - Đăng tải trên trang web Dabur.com.

10. Một số tác hại của gừng ngâm mật ong bạn nên biết: Không lạm dụng, sử dụng quá nhiều

  - Gây mất ngủ: công dụng của gừng mật ong giúp an thần và dễ ngủ nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược khiến bạn mất ngủ, khó chịu trong người;

  - Dùng nhiều gây ra chứng ợ hơi do gừng có tính nóng, gây tăng áp lực cho dạ dày, gây tình trạng ợ nóng, đầy hơi;

  - Dùng nhiều có thể gây chảy máu trong cơ thể vì tính nhiệt của gừng rất cao;

  - Gừng tốt cho phụ nữ mang thai khi dùng lượng phù hợp. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây loãng máu, gây co thắt tử cung dễ dẫn đến sảy thai;

  - Tăng đường huyết do tính nóng. Người bị hạ huyết áp có thể dùng, những người tăng huyết áp tránh dùng để không gây tai biến.

 II- Bộ Y Tế cho phép sử dụng vị thuốc YHCT xuyên tâm liên trong phòng ngừa và chữa bệnh COVID-19

4 / 5 ( 6 bình chọn )

Mới đây Bộ Y tế đã thông báo cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên trong y học cổ truyền trong điều trị COVID-19. Đây là một vị thuốc Đông y quen thuộc của người dân Việt Nam, được ứng dụng nhiều trong chữa bệnh vào những năm nước ta còn nghèo khó. Không chỉ tại Việt Nam mà nhiều nước khác cũng đã ứng dụng xuyên tâm liên trong điều trị cho những bệnh nhân ít triệu chứng, F1, F2, đang cách ly tại nhà. 

Vị thuốc xuyên tâm liên trong hỗ trợ điều trị COVID-19

Bộ Y tế cho phép sử dụng thuốc xuyên tâm liên trong điều trị COVID-19

Ngày 6/7/2021, tại Hội nghị giao ban trực tuyến với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại 128 điểm cầu có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường. Ông cho biết, thời gian gần đây, Bộ Y tế đã nhận được thông tin từ các cơ quan chức năng và chuyên gia về vị thuốc đông y xuyên tâm liên có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị COVID-19.

Một số quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc đã sử dụng vị thuốc này trong chữa bệnh. Và Việt nam cũng đã cho phép ứng dụng xuyên tâm liên vào điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19.

Xuyên tâm liên là một dược liệu quen thuộc của người dân Việt Nam, được ứng dụng rất nhiều trong những bài thuốc Đông y chủ trị về hô hấp, xương khớp, tiêu độc,… Từ những năm 1980 trở về trước, khi nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, xuyên tâm liên được xem là “thần dược” chữa được bách bệnh.

  • Giảm triệu chứng cảm cúm.
  • Bảo vệ chức năng gan.
  • Trị nhuận tràng.
  • Điều trị đa xơ cứng.
  • Chống sốt rét.
  • Phòng chống sốt xuất huyết.
  • Chữa viêm da.
  • Giảm đau xương khớp.
  • Chữa herpes.
  • Trị long đờm.
  • Làm thuốc chống đông máu….

Nhiều nghiên cứu gần đây đã làm rõ giá trị của xuyên tâm liên trong phòng chống Covid-19.

Tiềm năng và cơ sở khoa học ứng dụng xuyên tâm liên trong điều trị COVID-19

Xuyên tâm liên thuộc họ Ô rô, còn được gọi là công cộng, hùng bút, lam khái liên, cây lá đắng, nguyên cộng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ,…

Trong Đông y, xuyên tâm liên có vị đắng, tính mát, quy vào kinh phế và can. Do đó, dược liệu được dùng nhiều cho người bị bệnh về hô hấp, tiết niệu, ngứa ngoài da,…

Trong Y học hiện đại, một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh chiết xuất dược liệu xuyên tâm liên có thành phần andrographolide tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt, an thần và tăng cường chức năng miễn dịch.

Trong xuyên tâm liên có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người.

Người bệnh bị mắc COVID-19 khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu, tổn thương. Lúc này việc sử dụng xuyên tâm liên sẽ giúp kích thích hệ thống miễn dịch và kháng virus tự nhiên, tự khôi phục sự cân bằng miễn dịch. Vị thuốc có thể sử dụng cả trước và trong khi bị nhiễm virus COVID-19.

Một nghiên cứu thuộc Trường Đại học Jadavpur, Ấn Độ (2020) đã chỉ ra rằng sự kết hợp của andrographolide và một số hợp chất khác của xuyên tâm liên có thể làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đồng thời ngăn chặn sản xuất cytokine và các yếu tố gây viêm nhiễm.

Tại Thái Lan, vào tháng 4 năm 2020, một nhóm nghiên cứu sinh tại Viện Sinh học thuộc Bộ Y tế Thái Lan đã chứng minh được xuyên tâm liên có thể ức chế virus corona tồn tại trong các ống nghiệm.

Ngoài ra bác sĩ Kulthanit Wanaratna, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y học cổ truyền Thái Lan cho biết các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã cải thiện tình trạng bệnh sau 3 ngày sử dụng xuyên tâm liên. Và sau 5 ngày các triệu chứng biến mất, không tìm thấy bất kỳ một tác dụng phụ nào khác.

Ở Indonesia, một nhóm tác giả gồm Ariani Ariani, Nurdin Rahman, Siti Ika Fitrasyah,  Ummu Aiman, Devi Nadila, Nurulfuadi Nurulfuadi và Fendi Pradana thuộc Khoa Dinh dưỡng của đại học Tadulako, TP. Palu, Indonesia đã công bố đề tài: “Phân tích các đặc tính hóa học và hoạt động chống oxy hóa của Sambiloto (Andrographis paniculata Nees.).”

Theo đó, trà lá từ xuyên tâm liên được xem như một thức uống chức năng giúp ngăn ngừa bệnh do Coronavirus và các bệnh thoái hóa.

Như vậy, việc sử dụng xuyên tâm liên để tăng sức đề kháng, hệ thống miễn dịch và hỗ trợ điều trị COVID-19 là có căn cứ khoa học và rất tiềm năng. Ngoài ra những đối tượng như F1 đang có dấu hiệu ho, sốt,.. được cách ly tại nhà cũng có thể cân nhắc sử dụng.

Những đối tượng F1 có dấu hiệu mệt mỏi đang cách ly tại nhà có thể sử dụng xuyên tâm liên

Hướng dẫn cách dùng xuyên tâm liên phòng ngừa, hỗ trợ điều trị COVID-19 từ chuyên gia

Theo các chuyên gia, người dân có thể ngăn ngừa và điều trị COVID-19 bằng xuyên tâm qua nhiều cách khác nhau.

  • Dùng đơn lẻ: Mua xuyên tâm liên tươi về phơi khô (hoặc sử dụng loại khô sẵn), tán thảo dược thành bột mịn. Mỗi ngày pha uống 3 lần, mỗi lần khoảng 2g bột. Ngoài ra có thể dùng thêm mật ong để cải thiện vị đắng của xuyên tâm liên.
  • Phối trộn với thảo dược khác: Xuyên tâm liên, kim ngân, huyền sâm, mạch môn, mỗi loại 12g. Sắc thảo dược cùng nước ấm, 3 bát nước sắc còn 1 bát và chia thành 2 lần để uống trong ngày.

Ngoài hướng dẫn cách dùng đúng, người bệnh trong quá trình sử dụng, cần lưu ý một vài vấn đề:

  • Xuyên tâm liên là thảo dược có tính mát, không sử dụng trong thời gian quá 5 – 7 ngày, tránh gây tê tay chân, hạ huyết áp và ảnh hưởng tới thận.
  • Nghiên cứu đã cho thấy, sử dụng xuyên tâm liên không quá 2 tuần, sẽ không xảy ra tác dụng phụ. Nếu thấy cơ thể khó chịu cũng sẽ trở lại bình thường ngay khi ngưng dùng.
  • Những đối tượng như phụ nữ có thai và cho con bú, người đang muốn sinh con, người dùng thuốc chữa cao huyết áp, chống đông máu warfarin và aspirin giảm đau,….không nên sử dụng xuyên tâm liên hoặc bất kỳ loại thuốc có phối chế thành phần này.

                                                       Nguồn: https://trungtamduoclieu.com/

III- CHẲNG MAY BỊ F0

1. Cần ăn uống như thế nào để vượt qua bệnh COVID-19?

Chia sẻ về vấn đề F0 cần phải làm gì và ăn uống như thế nào để vượt qua dịch COVID-19, theo TS.BS Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, F0 được chia làm 3 loại:

- Không triệu chứng: Ở một mình trong phòng cho tới khi âm tính. Sinh hoạt bình thường, ăn uống bình thường, tập thể dục và tập thở vừa, theo dõi triệu chứng trở nặng.

- Có triệu chứng nhẹ và trung bình: Nằm nghỉ, ăn nhẹ dễ tiêu ít đạm ít béo, không tập thể dục, tập thở rất nhẹ, ngủ nhiều nhất có thể.

- Triệu chứng nặng và rất nặng: Gọi điện thoại cho nhân viên y tế gần nhất, nằm đầu cao, hạn chế cử động mạnh, hít thở rất nhẹ nhàng, húp nước cháo loãng.

2. Cần uống đủ nước và đảm bảo dinh dưỡng

-Nước và dinh dưỡng là vô cùng quan trọng với F0. Uống nước ấm nhiều lần trong ngày, uống vài ngụm mỗi 10 phút sẽ tốt hơn uống đầy bụng. Ngày tối thiểu 2 lít nước, nếu có sốt thì cứ tăng 1 độ cộng thêm 200ml (500ml nếu nhiệt độ môi trường cao, trời nóng). Nhiệt độ nước tốt nhất là khoảng 35 độ C (1 sôi 2 nguội). Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê… Nước chanh gừng sả quất… chủ yếu là giúp tăng thông thoáng đường hô hấp, nhưng nếu uống với liều cao và trên những cơ địa nhạy cảm, có khi còn làm tăng nguy cơ kích thích đường ruột, thần kinh thực vật, gan thận… Nên nhớ, nước này không làm tăng khả năng sống sót với bệnh COVID-19. Vì vậy, nước tốt nhất chính là nước lọc ấm.

-Chế độ ăn cho F0 rất quan trọng ở giai đoạn này, người bệnh cần ăn cháo loãng, nấu chín kỹ và mềm nhừ để có thể húp, nuốt mà không cần nhai.

Cháo đậu xanh rất tốt cho người F0

Món ăn thích hợp là cháo đậu xanh giữ nguyên vỏ. Vì món cháo này phải đảm bảo cung cấp năng lượng nhanh và sạch cho các tế bào. Không tạo ra thêm chất chuyển hoá làm cơ thể ứ đọng chất độc. Tiêu hoá dễ dàng, hấp thu dễ dàng không làm hệ tiêu hoá gắng sức. Cung cấp các chất vi lượng rất ít dự trữ trong cơ thể (vitamin nhóm B, C ).

Cách nấu để giữ vitamin: cho 200g gạo với 50g đậu xanh bể đôi còn nguyên vỏ vào nồi, vo sạch, đổ 1 lít nước, nấu vừa sôi thì tắt bếp, đậy kín nắp bỏ đó trong 2 giờ. Mỗi lần ăn lấy ra khoảng 100-150ml, nấu vừa sôi lại, nêm các mùi vị khác nhau (như đường, hành, muối, ruốc, nước mắm… ).

Lưu ý: Cần ăn cháo loãng và ấm, không ăn lạnh, có thể nuốt dễ dàng mà không cần nhai. Không cần và không nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm (thịt cá tôm cua…) trong thời gian bệnh nhân đang mệt, khó thở, ho nhiều… Chỉ ăn chút xíu để có vị đưa cháo cho đỡ ngán là chính. Đa số bệnh nhân mất khẩu vị, nên chỉ cần nấu cháo loãng để có thể nuốt dễ dàng không cần mùi vị đặc biệt gì. Ăn nhiều lần, mỗi 1-2 giờ cho húp nửa chén cháo nóng tốt hơn ăn 3 bữa/ngày. Ngoài ra người bệnh ngủ càng nhiều càng tốt. Nếu không ngủ được thì nằm nghỉ.

Người bệnh khi ngủ cần nằm đầu cao 45 độ (lót từ mông trở lên chứ không phải chỉ kê ngay cổ), ở nơi càng thoáng khí càng tốt như gần cửa sổ, lan can. Tư thế thở nằm xấp áp dụng nếu mệt nhiều hơn, khó thở nhiều hơn, hoặc khi ngủ không nằm đầu cao được: nằm nghiêng và úp chân từ hông xuống, đầu vẫn ở tư thế nằm nghiêng (giống ngủ ôm gối ôm).

3. Vệ sinh phòng ở và cơ thể

TS.BS Đào Thị Yến Phi cũng lưu ý: Người bệnh cần giữ vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm đường thở thông thoáng nhất có thể, không có nhầy đàm gây cản trở không khí vào ra. Nằm nghỉ nơi ấm áp, không lạnh cũng làm giảm phù niêm mạc, giúp đường thở thông hơn.

Phòng ở, nhà cửa bảo đảm nhà ở thông thoáng. Luôn mở cửa sổ, cửa đi khi có thể.

Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung. Sử dụng quạt, máy lọc không khí.

Rửa tay thường xuyên. Rửa tay là cách giảm lây nhiễm COVID-19 tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây. Thời điểm rửa tay: Trước và sau khi nấu ăn. Trước và sau khi ăn uống; sau khi ho, hắt hơi, xì mũi, sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác thải.

Tất cả đồ đạc, quần áo, vật dụng mà F0 sử dụng đều để riêng và ngâm xà phòng ít nhất 30 phút trước khi làm vệ sinh.

4. Đeo khẩu trang đúng cách

-Người chăm sóc: Người chăm sóc phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với người nhiễm và những người khác.

-Người nhiễm: Người nhiễm phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi được cách ly, để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virus cho những người khác.

-Các thành viên trong gia đình: Các thành viên khác trong hộ gia đình phải đeo khẩu trang mỗi khi họ ở chung phòng hoặc không gian với người khác.

Tóm lại: Hiện nay dịch bệnh COVID-19 vẫn có diễn biến phức tạp vì vậy nếu không may ở Hà Nội mà bạn trở thành F0 thì việc tự theo dõi, chăm sóc theo đúng khuyến cáo của ngành y tế là điều vô cùng cần thiết để chiến thắng với dịch bệnh COVID-19.

                                                                                            Nguồn: Suckhoedoisong.vn

IV- KINH NGHIỆM THỰC TẾ CỦA GIA ĐÌNH

Covid-19 đã xâm nhập vào gia đình tôi lúc nào không hay. Chỉ đến khi ho nổ cổ, mới nghĩ đến Covid. Đi xét nghiệm, thì ôi thôi, nhà có 3 người thì 2 người dính.

 
Người mang Virus nhiễm bệnh cho nhiều người khác, là F0, người nhiễm sau đó là F1,F2, F3...  Tất cả các F đều có khả năng truyền virus gây bệnh. Virus nằm im trong khi phơi nhiễm, khoảng 7-14- 21 ngày sau thì phát. Biểu hiện rõ nhất của người mắc bệnh là cảm thấy khó thở; ho khan, đau họng, ho nổ cổ; sốt cao từ 380C trở lên.

Người phát hiện bị nhiễm bệnh, báo ngay cơ sở Y tế địa phương, triệt để thực hiện 5K của bộ Y tế. Ngay khi cách ly, thuốc Molxvir 200 mg phải được uống ngay 4 viên 1 lần trước bữa ăn 1 tiếng, cứ cách nhau 12 tiếng lặp lại. Thuốc có tác dụng phân lập và tiêu diệt Virus.

Cũng như bất kỳ một loại thuốc nào khác, các thuốc kháng virus đều có thể gây tác dụng phụ lên trên bệnh nhân.

- Sau khi uống, khản tiếng, mất tiếng; Vỵ giác, khứu giác suy giảm, có người mất hoàn toàn;

- Ù tai, hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, có khi quay cu đơ như bị tiền đình; mất trí nhớ; trong đầu vo ve như có đàn ong;

- Mất ngủ, đêm cũng như ngày; các bệnh khác trỗi dậy: xương khớp, thần kinh, u xơ tiền liệt tuyến; tim đập nhanh hơn; khó thở;

- Rất may, chúng tôi không bị các bệnh dạ dầy…

V- ĐÃ BỊ NHIỄM BỆNH, PHẢI DÙNG NGAY 1. THUC ĐIÊU TRỊ MOLXVIR

 

Sun Pharmaceutical Industries Limited

SUN HOUSE, CTS No. 201 B/1,

 Western Express Highway, Goregaon (E),

 Mumbai 400063, India

Dữ liệu an toàn chi tiết về giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng của thuốc molnupiravir chưa được công bố. Tuy nhiên, bà Bettie Steinberg cảnh báo tới việc phải đề phòng một tác động lâu dài. Do thuốc hoạt động bằng cách đưa các đột biến gene vào trong virus RNA nên rất có thể nó cũng đưa luôn các đột biến vào trong ADN. Điều này có thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Phụ nữ mang thai bị loại khỏi các thử nghiệm lâm sàng thuốc molnupiravir. Nam giới và nữ giới trong giai đoạn sinh sản đều được hướng dẫn các biện pháp tránh thai khi uống thuốc và ít nhất 4 ngày sau khi ngừng thuốc.

Thuốc Molxvir 200mg gây tác dụng phụ gì?

Một số tác dụng không mong muốn được cho là có thể xảy ra khi sử dụng Molxvir 200mg gồm:

·         Tác dụng phụ trên các mô tạo máu như giảm sản xuất hồng cầu (RBC) và tăng các thông số chức năng gan như aspartate aminotransferase ( AST), phosphatase kiềm (ALP), alanin aminotransferase (ALT) và bilirubin toàn phần, và tăng không bào trong tế bào gan.

·         Độc tính với tinh hoàn cũng được ghi nhận.

(Ngoài ra, thuốc còn một số tác dụng phụ khác không được liệt kê tại đây)

2.3.4. CÁC THUỐC KHÁC: Bộ Y tế cho biết ngoài Remdesivir và Favipiravir, Molnupiravir chính thức được đưa vào phác đồ điều trị F0. Bộ Y tế cũng đưa ra những khuyến cáo người được chỉ định và chống chỉ định sử dụng loại thuốc này.

Theo đó, Molnupiravir 400 mg được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ. Tuy nhiên, phụ nữ có thai 3 tháng đầu, phụ nữ đang có kế hoạch mang thai chống chỉ định với loại thuốc này. 

Ngoài Molnupiravir 400 mg, Bộ Y tế cũng khuyến cáo phụ nữ có thai; đang muốn có thai; đang cho con bú cũng không nên sử dụng thuốc kháng virus Favipiravir 200 mg. Người dưới 18 tuổi; bị suy gan nặng, suy thận nặng mắc Covid-19 cũng không nên sử dụng thuốc này.

Trong khi đó, thuốc Remdesivir được khuyến cáo chống chỉ định với người có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc; suy giảm chức năng thận; tăng enzyme ALT > 5 lần giá trị giới hạn trên của khoảng giá trị bình thường.

Hiện chưa có dữ liệu đầy đủ về thuốc Remdesivir cho phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không khuyến cáo trừ trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Bộ Y tế cũng lưu ý không nên sử dụng Remdesivir cho phụ nữ có thai trong trường hợp cho chỉ định khác.

VI- HẬU COVID-19

Trong khi điều trị, phải tính ngay đến chuyện khử khuẩn. Mỗi ngày dùng 1 lọ cồn Y tế 700 xịt giường, tủ, quần áo, chăn màn, thậm chí cả găng tay, bít tất, mũ đội đầu nữa. Sau khi đã khỏi, những triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, rụng tóc, mất mùi vị… thì tình trạng giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý, như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ… đang khiến nhiều bệnh nhân dù đã khỏi COVID-19 vẫn không thể trở lại cuộc sống bình thường như trước đây.

Thạc sĩ, bác sĩ tâm lý lâm sàng Nguyễn Hồng Bách (Trung tâm Tâm lý lâm sàng Dr Bee – Hà Nội) cho biết, đã trực tiếp tư vấn cho rất nhiều trường hợp gặp một, thậm chí nhiều triệu chứng về tâm lý sau khi khỏi bệnh như mất ngủ, rối loạn lo âu, giảm trí nhớ… “Những triệu chứng này nếu không điều trị sớm, dứt điểm sẽ là nguyên nhân gián tiếp mắc phải các vấn đề tim mạch, tiêu hóa, dạ dày...”, bác sĩ Bách thông tin.

Vị chuyên gia tâm lý phân tích, thực chất COVID-19 đã gây nên một sang chấn tâm lý cho một hệ thống xã hội rộng lớn, không chỉ những người đã mắc COVID-19, mà kể cả những người chưa mắc trong thời điểm hiện tại và kể cả sau đại dịch đều có những sang chấn tâm lý nhất định. Thường những người người yếm thế về tài chính, bệnh tật, về vị trí xã hội… thì sang chấn tâm lý càng lớn và khi đó, sự lo sợ của họ càng tăng cao gấp nhiều lần. Những cơn sóng như vậy tạo nên áp lực vô cùng lớn trong não bộ của mỗi con người. Đó là những người chưa mắc COVID-19.

Vậy với người mắc COVID-19, họ sang chấn ở những điểm gì?. Sự lo sợ bởi chủng virus mới được thông tin qua tất cả các kênh báo chí, truyền thông trong thời gian dài với các thảm họa do chúng gây ra, đã làm rất nhiều người tử vong. “Bình thường, khi một người bị mắc cảm đột ngột, dù đau mỏi toàn thân, dù mắc nặng vô cùng nhưng họ cũng không quá lo lắng, bởi họ biết đấy là cảm cúm mà ai cũng mắc nhiều lần trong đời. Tuy nhiên với SARS-CoV-2, khi cả thế giới vẫn chưa nhận định được sự tàn phá của con virus này sẽ đi đến đâu, các chuyên gia y tế, chuyên gia dịch tễ cũng chưa có hiểu biết nhiều về con virus này... Chính những điều mơ hồ đó đã gây nên những hoang mang, lo sợ, tạo sang chấn trong não bộ… Rối loạn lo âu và sợ hãi của đa phần người mắc COVID-19 chính là điều này”, vị chuyên gia tâm lý nhận định.

Để không rơi vào sang chấn tâm lý hậu COVID-19, cũng như biết cách tự điều chỉnh bản thân khi có các dấu hiệu sang chấn tâm lý, bác sĩ Bách cho rằng, mỗi người phải khởi lên trong tâm mình một ý chí cầu sinh. “Ý nghĩ được sống và phải sống như một mặc định trong mỗi chúng ta. Khi ý chí cầu sinh càng lớn thì hy vọng khỏi bệnh lại càng lớn và chính sự hy vọng đó sẽ giúp người bệnh có thêm quyết tâm khỏi bệnh và không rơi vào các rối loạn tâm lý”.

Mỗi người cần có tư duy mạch lạc về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân với cuộc sống sẽ làm giảm thiểu nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu…

Bên cạnh đó, cần dùng nghị lực để vận động cơ thể tối đa nhất khi mắc bệnh, bởi càng vận động, cơ thể càng sản sinh ra nhiều động năng cũng như kích hoạt kháng thể bản thân để đối chọi với nguy cơ xâm lược của COVID-19. “Càng nằm, chúng ta sẽ càng mệt và càng chìm ý thức vào những lo lắng không định hình…”, bác sĩ Bách lưu ý (Điều này trái ngược khuyến cáo chỉ nên thể dục nhẹ nhàng khi mắc bệnh).

Đặc biệt, người bệnh cần có niềm tin và tuân thủ phác đồ điều trị của y tế. Lưu ý độc giả rằng, tôi viết có thể bạn không tin, thôi thì Copy nguyên bản 2 bài thuốc để độc giả tiện theo dõi. Gừng ngâm mật ong, bài thuốc nên có ở tất cả mọi gia đình; Xuyên tâm liên chỉ là thực phẩm chức năng, nhưng nó khống chế được Virus, tác dụng ấy là tuyệt vời, nhất là trong thời kỳ Sars-Cov2 hoành hành. Độc giả mua Xuyên tâm liên ở những cơ sở chính thống, nơi đã được bộ Y tế cấp phép lưu hành, tránh mua phải Xuyên tâm liên giả. Cạnh nhà tôi, một chị phục vụ cơm nước cho 7 người F0; gia đình tôi một người uống Xuyên tâm liên, cũng âm tính trong các kỳ xét nghiệm. Cũng vì lẽ đó mà hôm nay, tôi chia sẻ cùng các bạn lợi ích rất thực tế từ hai bài thuốc trên để đánh bại Corona-Virus. Chúc thành công.