Mùa xuân bình yên: tháng 4 2023

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Những ai không nên uống nước dừa?

  (VTC News) - 

Nước dừa là thức uống giải khát được tiêu thụ rộng rãi, có hương vị ngọt dịu và thanh mát tự nhiên.

Trong nước dừa chứa carbohydrate dễ tiêu hoá dưới dạng đường, cùng một loạt vitamin C, B, khoáng chất và các chất điện giải.

Với hàm lượng dưỡng chất cao, uống nước dừa với lượng vừa phải giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, bao gồm chất đạm, đường, kali, canxi, magie, sắt và natri. Những thành phần này giúp bù dịch cho trường hợp tiêu chảy cấp, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

Không những vậy, uống nước dừa còn giúp loại bỏ các gốc tự do – tác nhân gây stress oxy hóa, dẫn đến hỏng tế bào và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý. Công dụng này của nước dừa đạt được là nhờ vào cơ chế làm thay đổi các gốc tự do và ức chế khả năng gây hại cho tế bào của chúng.

Với hàm lượng dưỡng chất cao, uống nước dừa với lượng vừa phải giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. (Ảnh minh họa)

Một số nghiên cứu chứng minh rằng uống nước dừa có thể làm giảm mức đường huyết, đồng thời cải thiện đáng kể các nguy cơ sức khoẻ khác ở những người mắc tiểu đường. Các hoạt chất trong nước dừa giúp ngăn chặn sự kết dính của những tinh thể như oxalat và canxi... trong nước tiểu, thận và các cơ quan khác của đường tiết niệu. Nhờ đó, bệnh sỏi thận có thể được đẩy lùi đáng kể khi uống nước dừa điều độ.

Ngoài những tác dụng trên, nước dừa cũng giúp kiểm soát huyết áp khá tốt. Những người tăng huyết áp có thể tiêu thụ nước dừa để cải thiện mức huyết áp. Mặt khác, một số nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy, uống nước dừa có thể chống huyết khối và ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch.

Tuy nhiên, không phải ai uống nước dừa cũng đem lại nhiều lợi ích. 

Người có tính âm và hàn

Theo Đông y, người có thể trạng âm hàn, chân tay hay bị lạnh nên tránh sử dụng nước dừa. Bởi thức uống này có tính hàn, nếu uống nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng mất cân bằng “âm dương”, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất, làm đuối sức hoặc suy nhược cơ thể.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, bào thai vẫn chưa bám chắc hoàn toàn vào thành tử cung của mẹ bầu, vì vậy nếu uống nước dừa sẽ gây lạnh cơ thể và dễ tiềm ẩn nguy cơ sảy thai. Mặt khác, phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai khi tiêu thụ nhiều nước dừa có thể làm tăng các triệu chứng ốm nghén, gây khó tiêu và suy giảm chức năng chuyển hoá của cơ thể.

Người mới đi nắng về 

Cần tránh uống nước dừa ngay khi vừa lao động chân tay nặng nhọc hoặc từ trời nắng về. Lúc này, thân nhiệt vẫn đang cao, khi uống nước dừa ngay lập tức có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ nguy hiểm. Tốt nhất, bạn nên ngồi nghỉ ngơi và đợi cho thân nhiệt ổn định trở lại mới uống nước dừa, tuy nhiên nên uống từng ngụm nhỏ với lượng vừa phải.

Người mắc bệnh trĩ, cảm lạnh, huyết áp thấp hoặc thấp khớp

Nước dừa thường có tính giải nhiệt tương đối cao, có tác dụng hạ huyết áp và làm mềm gân cơ nhanh chóng, do đó đây không phải là thức uống phù hợp cho người có mức huyết áp thấp, mắc bệnh trĩ, đang cảm lạnh hoặc thấp khớp. Nếu cố tình uống nước dừa, bệnh tình của những đối tượng này sẽ trở nên trầm trọng thêm.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn non nớt và chưa hoàn thiện đầy đủ. Khi cho trẻ uống nước dừa ở độ tuổi này sẽ gây ra các vấn đề tiêu hoá, chẳng hạn như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Tốt nhất, bạn chỉ nên cho trẻ trên 6 tháng tuổi uống với liều lượng nhỏ để bé làm quen, sau đó mới tăng dần.

 

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

8 điểm chung của người sống trường thọ

 Người sống lâu ăn nhiều rau tươi, ngủ trưa mỗi ngày, thường xuyên tương tác với người khác.

8 điểm chung của người sống trường thọ© Được Ngoi sao cung cấp. Ảnh: Aboluwang.

1. Ăn rau tươi mỗi ngày

Bạn nên đảm bảo mỗi ngày tiêu thụ không dưới 300 gr rau tươi, đặc biệt là các loại rau sẫm màu. Rau rất giàu khoáng chất, bao gồm kali, magiê, canxi, sắt, caroten, vitamin C, vitamin B1, B2... và là nguồn cung cấp khoáng chất, các nguyên tố vi lượng khác nhau cho cơ thể. Do đó, rau giúp duy trì sức khỏe và cải thiện khả năng miễn dịch.

Đồng thời, rau giàu chất xơ, có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa glucose và lipid, giữ cho lượng đường trong máu, mỡ máu và huyết áp ổn định. Rau cải thiện chức năng đường ruột, giúp bạn không bị táo bón.

2. Ngủ trưa mỗi ngày

Ngủ trưa trong ngày giúp não bộ và thể lực được sửa chữa theo thời gian. Nó cũng cho bạn tạm thời gác lại công việc và giải tỏa căng thẳng, giúp não bộ trở lại trạng thái tập trung hơn. Nhưng thời gian ngủ trưa không nên quá dài.

3. Đi bộ

Đi bộ ít rủi ro, tiện lợi, có lợi cho sức khỏe, giúp bạn giảm cân. Bạn chỉ cần mang một đôi giày thể thao nhẹ nhàng, mỗi sáng và tối đi ra ngoài vài vòng. Bạn di chuyển hai chân đều đặn về phía trước và vung tay, điều này rất tốt cho tim mạch cũng như sức khỏe nói chung.

4. Ăn thủy hải sản ít nhất hai lần mỗi ngày

Protein trong thịt cá có chất lượng, hàm lượng cao hơn thịt trắng như gà, vịt, thịt đỏ như lợn, bò, cừu. Thịt cá có sợi cơ ngắn hơn, kết cấu mềm dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Cá cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn động vật trên cạn. Ngoài ra, thịt cá còn giàu các thành phần chức năng sinh học như DHA và taurine.

Chính vì vậy, ăn cá giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tốt cho não, giảm gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, bảo vệ thị lực, ít gây tăng cân.

5. Ăn ít thịt đỏ

Thịt đỏ là nguồn cung cấp protein quan trọng, giàu chất sắt, vitamin B12, lecithin, niacin và các chất dinh dưỡng khác. Tiêu thụ vừa phải thịt đỏ như thịt bò, cừu và lợn có lợi cho cơ thể con người. Nhưng tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng cân và gây ra béo bụng. Nó cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường, tăng axit uric máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, ung thư.

Vì vậy, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn thịt đỏ không quá ba lần, mỗi lần không quá 75 gr, tốt nhất nên chọn thịt nạc, ăn ít mỡ và nội tạng. Đồng thời chú ý cách chế biến, tránh chiên xào, hạn chế ăn thịt đỏ hun khói và nướng.

6. Ăn nhẹ với các loại hạt

8 điểm chung của người sống trường thọ© Được Ngoi sao cung cấp

Ảnh: Aboluowang

So với những người không ăn hạt thường xuyên hoặc hoàn toàn không ăn, những người ăn hạt vài lần một tuần có nguy cơ tử vong thấp hơn. Các loại hạt giàu chất xơ và cũng là một nguồn cung cấp axit linoleic tốt. Ăn 28 gr các loại hạt mỗi ngày giúp giảm 25% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

7. Phơi nắng

Tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào ban ngày sẽ tạo ra nhiều melatonin tự nhiên hơn trong não, giúp giảm lo lắng, cải thiện tâm trạng và tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon. Ánh nắng giúp bạn bổ sung canxi, tăng cường vitamin D, tăng cường sức khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương.

8. Tương tác nhiều hơn với người khác

Trò chuyện là một quá trình sử dụng trí não, rèn luyện kỹ năng phản ứng và ngôn ngữ. Giao tiếp cũng có thể loại bỏ lo lắng và giải tỏa buồn chán, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe. Bạn càng sử dụng bộ não của mình, bạn càng thông minh hơn.

Thường xuyên thực hiện các trò chơi và hoạt động thử thách trí nhớ có thể làm chậm quá trình lão hóa của não. Ví dụ, thực hiện đảo chữ cái, học ngoại ngữ và nhảy một điệu nhảy mới có thể cho phép não nhận được nhiều máu và chất dinh dưỡng hơn, cải thiện sức khỏe não, tăng cường trí nhớ.

Mời xem V-Clip liên kết: https://youtu.be/UM-ZRqjKFkg

Hằng Trần (Theo Aboluowang)

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

4 lưu ý khi ăn đậu phộng sẽ gây hại cho sức khoẻ

Đậu phộng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ảnh: Hạ Mây© Lao Động

Đậu phộng (lạc), là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, khi ăn đậu phộng chúng ta cần lưu ý một số điều kẻo gây hại cho sức khoẻ.

Người bệnh gút nên ăn ít

Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin gây ra, bệnh nhân mắc bệnh gút thường bị tăng axit uric máu. Nếu chế độ ăn của người bệnh gout chứa quá nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm đào thải axit uric và làm bệnh trầm trọng hơn.

Do đó, bệnh nhân gút không nên ăn đậu phộng trong thời kỳ bệnh tấn công cấp tính và chỉ có thể ăn một lượng nhỏ đậu phộng trong thời kỳ bệnh gút thuyên giảm.

Không ăn đậu phộng chiên

Khi ăn đậu phộng chúng ta nên cố gắng ăn đậu phộng thường, ít ăn đậu phộng chiên. Giá trị dinh dưỡng của những loại đậu phộng này không tốt và làm tăng hàm lượng chất béo.

Bản thân hàm lượng chất béo trong đậu phộng rất nhiều, sau khi ăn vào sẽ gây ra các vấn đề về tim mạch, mạch máu não. Do đó, chúng ta chỉ cần mua đậu phộng đã phơi khô không thêm bất kỳ hóa chất nào.

Tránh đậu phộng sống

Đậu phộng chứa nhiều chất béo, nếu ăn sống quá nhiều có thể gây khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy.

Ngoài ra, khi đậu phộng mọc dưới đất, vỏ thường bị nhiễm vi trùng hoặc trứng ký sinh trùng, khi ăn sống rất dễ bị nhiễm các loại vi trùng này và mắc các loại bệnh tật.

Người có gan, túi mật kém nên ăn ít

Lạc rất giàu chất béo, protein, quá trình phân hủy và hấp thụ các chất này phụ thuộc vào dịch mật. Đối với những người chức năng gan và túi mật kém có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết mật.

Nếu chúng ta ăn đậu phộng vào thời điểm này cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và túi mật, gây ra các vấn đề như khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.

  

Vì sao lạc tốt cho người tiểu đường?

 Lạc (đậu phộng) giàu chất xơ, protein, chứa axit béo không bão hòa, có tác dụng rất tốt trong việc hạ đường huyết cho người tiểu đường.

Vì sao người tiểu đường nên ăn lạc?

1. Lạc giàu chất xơ

Hàm lượng chất xơ trong lạc khá cao. Chất xơ có tác dụng giảm lượng đường trong máu và cholesterol. Bởi khi ăn một lượng lạc (đậu phộng) phù hợp có thể làm giảm sự hấp thụ đường trong thức ăn của bệnh nhân tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu.

2. Lạc chứa axit béo không bão hòa

Axit béo không bão hòa trong lạc có tác dụng làm giảm cholesterol và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, axit béo không bão hòa có thể giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn và hạ đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường.

3. Lạc giàu protein

Protein là thành phần dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể duy trì quá trình trao đổi chất bình thường và sửa chữa mô. Protein có thể từ từ cung cấp năng lượng và giúp ổn định lượng đường trong máu đối với người bị tăng đường huyết hoặc đang bị bệnh tiểu đường.

Vì sao lạc tốt cho người tiểu đường?© Được Ngoi sao cung cấp

Lạc tốt và có tác dụng giảm chỉ số đường huyết nếu người tiểu đường biết ăn đúng cách.

Người tiểu đường ăn lạc cần chú ý điều gì?

1. Không nên ăn khi lượng đường trong máu đang cao

Nếu lượng đường trong máu của bạn đang tương đối cao, tốt nhất sau khi kiểm soát nó về mức ổn định mới nên ăn lạc. Sau đó, mỗi ngày nên ăn điều độ một ít để tốt cho đường huyết.

2. Cân đối lượng thức ăn

Một khi đã ăn lạc, bạn nên giảm lượng thức ăn chủ yếu hoặc các món ăn khác để giữ cho lượng đường trong máu không bị dao động quá nhiều.

3. Chú ý phương pháp chế biến

Người tiểu đường nên ăn lạc luộc, thay vì lạc rang để kiểm soát lượng calo và hạn chế dầu mỡ.

4. Theo dõi lượng đường huyết

Sau khi ăn đậu phộng, cần theo dõi lượng đường trong máu. Nếu chỉ số tăng cao, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh để lượng đường huyết dao động quá mức.

Người tiểu đường cần lưu ý gì về chế độ ăn?

1. Kiểm soát tổng calo

Người bệnh tiểu đường cần chú ý không nên ăn kiêng quá mức, sẽ khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng. Nên kiểm soát lượng carbohydrate và thực phẩm giàu calo, đồng thời tăng lượng protein, rau.

2. Kiểm soát giờ ăn

Thời gian giữa các bữa ăn không nên quá dài hoặc quá ngắn, thông thường 5-6 tiếng là phù hợp. Bữa ăn nên kéo dài hơn 20 phút, nhai chậm và kỹ.

3. Thứ tự trong bữa ăn

Trong bữa cơm, người tiểu đường nên ăn rau trước, đến đạm rồi tinh bột. Do nếu ăn tinh bột nhiều trước dễ dẫn đến tình trạng tăng chỉ số đường huyết.

                               Hướng Dương (Theo Sohu)

 

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Những loại trái cây kỵ nhau

 Những loại trái cây kỵ nhau, vô tình kết hợp sẽ rước họa vào thân

Nhiều người thường có thói quen kết hợp các loại hoa quả để tạo nên 1 ly nước ép hay sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên một số loại trái cây không thể kết hợp chung với nhau. Dưới đây là những loại trái cây kỵ nhau mọi người cần lưu ý.

Những loại trái cây kỵ nhau không nên kết hợp chung

Dưa chuột với cà chua

Cà chua giàu vitamin C, trong khi dưa chuột lại chứa một loại men phân giải vitamin C, khi kết hợp sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.

Đu đủ và chanh

Những loại trái cây kỵ nhau vô tình kết hợp sẽ rước họa vào thân.© Được VTC cung cấp

Khi hai loại quả này kết hợp sẽ tạo ra độc tố ảnh hưởng tới các hemoglobin trong máu, ăn chung lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ nhỏ.

Chuối và dưa hấu

Chuối giàu kali (khoảng 300-500 mg/100g), dưa hấu cũng chứa hàm lượng kali cao và lượng đường lên đến 15%. Khi kết hợp hai loại trái cây này với nhau sẽ khiến hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể gây rối loạn nhịp tim. Nhất là những người bị suy thận càng nên tránh dùng chung hai loại này.

Lựu và quả mơ

Lựu và mơ đều là loại trái cây giàu đường và protein. Khi ăn lựu và mơ cùng lúc sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày. Lượng đường sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các enzym tiêu hóa protein, làm chậm quá trình tiêu hóa.

Ổi và chuối

Kết hợp ổi và chuối làm món ăn sẽ khiến cho cả người lớn và trẻ nhỏ cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đầy hơi. Đây cũng là một trong những cách ăn uống dễ dẫn đến tình trạng đau dạ dày và đau đầu.

Xoài và dứa

    Xoài và dứa là các trái cây kỵ nhau© Được VTC cung cấp

Xoài và dứa cũng là các loại trái cây kỵ nhau bạn không nên ăn cùng. Dứa có thể gây tác dụng phụ với da và mạch máu. Xoài chưa chín hoàn toàn có axit uronic gây kích thích niêm mạc da, có thể gây sưng đỏ môi miệng.

Quả hồng và khoai lang

Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axit, tác dụng với chất tanin và pectin trong quả hồng sẽ tạo thành những viên sỏi trong dạ dày. Lâu ngày, sỏi có thể gây viêm loét dạ dày và xuất huyết.

Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho

Một số chất trong lê, táo, nho phản ứng với cyanogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

Trên đây là những loại trái cây kỵ nhau. Tuyệt đối không kết hợp những loại trái cây này với nhau nhé.

 

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Các phương pháp Đông y chữa U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN

 Y học cổ truyền cho rằng bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt chủ yếu liên quan đến Tỳ, Thận, Can, Phế và Tâm.

Người bệnh cũng có thể tham khảo phương pháp chữa u xơ tiền liệt tuyến theo Đông y. Các bài thuốc này đều có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên vô cùng an toàn, lành tính và phù hợp với mọi đối tượng người bệnh. Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh lý này là do thấp nhiệt ứ trở, cụ thể là do thấp nhiệt dồn xuống phía dưới làm huyết ngưng, khí trệ và kinh lạc bị ngăn sách. Nguyên tắc điều trị tình trạng này là chống viêm, làm cho u xơ nhỏ đi và khai thông dòng chảy.

Người bệnh cũng có thể tham khảo phương pháp chữa u xơ tiền liệt tuyến theo Đông y

Tuy nhiên, hiệu quả mang lại của phương pháp này phụ thuộc vào cơ địa của từng người và thường hơi chậm, chính vì vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện để cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt. Một số bài thuốc Đông y chữa u xơ và phì đại tuyến tiền liệt. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được lưu truyền rộng rãi:

    .  Bài thuốc 1: Xuyên sơn giáp 3g, Hoàng cung trinh nữ 6g, Phòng sâm, Hoàng kỳ, Huyền sâm, Đương quy,  Ích mẫu mỗi thứ 12g, Nga truật, Tam thất, Trần bì, Thương nhĩ (sao), Bạch truật, Uất kim mỗi thứ 10g.

  • Bài thuốc 2: Phòng sâm, Hoàng kỳ, Huyền Sâm, Cát căn, Bạch truật mỗi thứ 12g, Uất kim 10g, Cỏ mực, Đương quy, Đinh lăng, Rễ cỏ tranh mỗi thứ 16g, Xuyên sơn giáp  3g, Trinh nữ hoàng cung, Tam thất mỗi thứ 6g, Cam thảo, Hương phụ mỗi thứ 10g.
  • Bài thuốc 3: A giao 5g, Kinh giới sao đen 12g, Rau ngổ 20g, Thăng ma 12g, Chè khô 6g, Kê nội kim 10g, Kim tiền thảo 16g.

Đem các vị thuốc trên rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào ấm sắc thành thang, sau đó, chắt lấy nước cốt và chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Người bệnh nên kiên trì thực hiện để cải thiện các triệu chứng của bệnh rõ rệt.

     . Bài thuốc 4: chính tán gia giảm

Công dụng của bài thuốc chính tán gia giảm là cải thiện các triệu chứng của u xơ tuyến tiền liệt. Hiệu quả cả với những bệnh nhân bị đau bụng dưới do tế bào tuyến phát triển quá mức.

  • Nguyên liệu: Cù mạch, sa tiền tử, cam thảo, đại táo, biển xúc, hoạt thạch, chi tử mỗi thứ 10 gram.
  • Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu cùng 600ml nước, đun đến khi còn 200ml thì chắt ra dùng hết trong ngày. Dùng trong vòng 7-10 ngày, mỗi ngày 1 thang.


              Bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả tích cực

    . Bài thuốc 5: tiền liệt tuyến thang

Bài thuốc giúp cải thiện cơn đau ở vùng hội âm, tiểu ra máu. Nguyên liệu và cách sắc nấu như sau:

  • Nguyên liệu: Bồ công anh, bạch chỉ, hồng hoa, mộc dược, xuyên luyện tử. Mỗi thứ 10 gram.
  • Cách thực hiện: Sắc dược liệu đã chuẩn bị với nước và dùng hết trong ngày. Dùng liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày 1 thang để cải thiện tình trạng bệnh.