Phật Đản (chữ Nho 佛誕; sa. Vaisakha; p. Visakha, nghĩa là ngày sinh của đức Phật) là ngày kỷ niệm Đức Phật sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Như vậy, chúng ta đã có 2637 năm ngày sinh đức phật. Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 nước là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch. |
Năm nay, kỷ niệm 2557 Phật Đản. (Chênh 80 năm ngày sinh Đức Phật?)
Các tôn giáo vào Việt Nam ào ào như nước đổ. Có một điêu chú ý rằng, ào aò như vậy nhưng người VN chấp nhận tất cả, bởi vì, tôn giáo nào cũng dậy người ta ăn hiền, ở lành, sống có nhân có đức, để chết đi được về cõi Cực Lạc. Đất nước ta có rất nhiều tôn giáo.
- Phật giáo::Tới 70-80% dân só Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi phật giáo. Trên 10 triệu tín đồ.
- Thiên Chúa giáo (Gia Tô giáo): 6,3 triệu tín đồ;
- Cao Đài: 2.3 triệu tín đồ;
- Hòa Hảo: 1,5 triệu tín đồ;
- Tin Lành: 1,5 triệu tín đồ. Đây là tôn giáo có tốc độ phát triển nhanh nhất VN, vì năm 2005, chỉ mới có 200.000 tín đồ.
- Đạo Hồi: (Gắn liền với người Chăm): 0,8 triệu tín đồ.
Ngoài ra, trên VN còn có 3 triệu tín đồ theo các đạo địa phương khác….
(Số liệu tại lớp bồi dưỡng Trưởng ban MTTQ quận Hai Bà Trưng – 5/2013.)
Tôn giáo ở VN đều có đặc điểm:
- Cởi mở đời sống tâm linh của người VN. Cởi mở đến mức dễ dãi
- Phong phú đời sống văn hóa ở VN
- Cởi mở danh sách các tôn giáo ở VN
- Bình đẳng tất cả các tôn giáo.
Với khoảng 80.000 người là các chức sắc tôn giáo; 40 tổ chức tôn giáo được công nhận ở Việt Nam. chúng ta đã có cuộc sống Tôn giáo đa dạng. Không ở đâu trên trái đất này, thế giới có tôn giáo nào, Việt Nam có tôn giáo đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét