TẠI SAO TÔI VIẾT?
Người ta thường nói “dân ngoại đạo” để chỉ những ai cứ hay súc sỉa vào
công việc của những người khác. Không có chuyên môn về ngành Y, tại sao lại cứ
xen vào sách chữa bệnh?. Tôi đã bị đột
quy tai biến mạch máu não. Đã cấp cứu cùng những con người mê man bất tỉnh,
không làm chủ được sinh hoạt của chính mình, đái ỉa dầm dề ngay trên giường bệnh.
Thoát khỏi lưỡi hái tử thần. nỗ lực cá nhân để chữa bệnh, tôi tự hỏi mình có
làm gì được chăng cho đồng loại phòng tránh căn bệnh hiểm nghèo này?.
Cuốn sách “Đột quỵ - tai biến mạch máu não và những bài thuốc dân tộc,
gia truyền nên biết” được sưu tầm, biên soạn và giới thiệu. Nếu cuốn sách được
in ra vỳ mục đích thương mại, thì có lẽ, dân ngoại đạo như tôi, đâu có được xuất
bản.
Đội ngũ những người biên soạn, những người duyệt bài đã cẩn thận cân
nhắc từng câu chữ. Bài viết chỉ được in ra khi đã được thực tế chấp nhận, cương
quyết loại bỏ những bài thuốc chưa được thẩm định. Điều mà các nhà in khác xuề
xòa cho in!
Tôi còn cảm kích hơn nữa khi những cán bộ ở đây, cần mẫm soạn, duyệt,
chế bản…mà không hề có một sự nhũng nhiễu nào. Lương Y như từ mẫu, cái đẹp ở từ
này rất đúng dành cho nhà Xuất bản Y học. Cảm phục.
Về phần mình, quá trình chữa bệnh là con đường đấu tranh, con đường đi
tìm phương thuốc chữa bệnh. Cứ tưởng ở nơi xa xăm, hóa ra chúng rất gần với mỗi
chúng ta:
Phòng bệnh đúng cách
Chữa bệnh kịp thời
Để cho suốt đời - dồi dào sức khỏe.
Viết để tri ân bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tài chính, động viên
tinh thần.
Viết để tỏ lòng mếm mộ những bậc lương y, thày thuốc bác sỹ công tác
vì sức khỏe cộng đồng.
Viết để cùng chia sẻ.
CŨNG CÓ BÀI VIẾT LÀM NHỤT TRÍ CHỮA
BỆNH (*):
Năm 2011, rộ lên bài thuốc đắp chân phòng chống đột quỵ
tai biến mạch máu não. Bí thư chi bộ tôi là người quan tâm đến sức khỏe mọi người,
lại rất có cảm tình dùng các loại thuốc nam. Ông đã giới thiệu bài thuốc này
cho chi bộ. Là Cán bộ CNTT (Công Nghệ Thông Tin), tôi đã sưu tầm bài báo này: “Bài thuốc chống tai biến: hết sức phi lý!” đăng Thứ Ba, ngày
26/7/2011. Tác giả ThS.BS Hoàng Khánh Toàn Trưởng khoa
đông y, BV TƯ Quân đội 108/SGTT.
Trích nguyên
văn:
Với
khuyến cáo “xin làm ngay kẻo trễ”, bài thuốc cho rằng chỉ cần dùng hạnh nhân
10g, chi tử 10g, đào nhân 10g, nếp 10 hột, tiêu 10 hột, tất cả đâm nhuyễn, trộn
đều. Tối trước khi ngủ, trộn thêm lòng trắng một quả trứng gà. Sau đó đắp vào
lòng bàn chân, lấy vải bó lại (nam đắp bên trái, nữ đắp bên phải). Để qua đêm,
nếu ra màu xanh cửu long (xanh biển) là bệnh hết và “chỉ cần đắp một lần trong
đời”. Bài thuốc còn lưu ý, nếu bị tai biến giật méo miệng, lưỡi co rút không
nói được, thì lấy kim châm hai dái tai, nặn máu ra, sẽ trở lại bình thường; nếu
bị tai biến xụi chân, tay thì lấy kim châm mười đầu ngón tay, nặn máu ra, sẽ
trở lại bình thường.
Nguồn
gốc bài thuốc không rõ ràng
Trong
y học cổ truyền phương Đông, việc dùng thuốc bôi, xoa, đắp, dán... lòng bàn
chân đã có lịch sử lâu đời, được xếp vào nhóm phương pháp ngoại trị, có tên gọi
Túc trị liệu pháp. Thật khó có thể kể hết các phương thuốc bó đắp lòng bàn chân
để ngăn ngừa và chữa trị một số chứng bệnh của y học cổ truyền, trong đó có
trúng phong, căn bệnh tương ứng với bệnh lý đột quỵ hay tai biến mạch máu não
của y học hiện đại.
Tuy
nhiên, tìm trong rất nhiều sách và tài liệu, ví như Tuệ Tĩnh toàn tập, Hải
Thượng y tông tâm lĩnh, Y tông kim giám, Trung Quốc dân gian ngoại trị đại
toàn, Đương đại trung dược ngoại trị lâm sàng đại toàn, Dân gian trị bệnh tuyệt
chiêu đại toàn, Trung y dân gian liệu pháp đại toàn, Kim nhật trung y nội khoa,
Trung Quốc túc phản xạ liệu pháp, Não bệnh bí phương toàn thư... chúng tôi
không thấy có “bài thuốc chống tai biến” nào như đã nêu trên. Ngay cả một kinh
nghiệm dân gian truyền miệng thì vẫn phải có năm, tháng; được lưu truyền tại
một vùng đất, một địa phương nhất định và chí ít phải được nhiều người, trong
đó có các chuyên gia, biết đến. Trong khi đó, “bài thuốc chống tai biến” lại
không thấy có nội dung nào nhắc đến những cơ sở để minh thị có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng.
Không
có căn cứ khoa học xác đáng
Trong
y học cổ truyền, chẳng bao giờ có một bài thuốc nào chỉ cần đắp lòng bàn chân
một lần lại có khả năng “chống” (chữa) một chứng bệnh cấp tính, nguy hiểm như
trúng phong, kể cả công năng phòng bệnh. Ở Nhật, người ta đã bào chế các miếng
dán có tẩm dược liệu thiên nhiên nhằm giúp cơ thể đào thải các chất độc qua da
ở lòng bàn chân, cũng phải sử dụng với liệu trình nhiều tuần, nhiều tháng mới
đạt hiệu quả ở mức độ nhất định.
Xét
về mặt cấu trúc, các vị thuốc trong “bài thuốc chống tai biến” không phải là
những dược liệu thường dùng trong đông y để trị chứng trúng phong, ngoại trừ
đào nhân có công dụng hoạt huyết thông mạch, nhưng để đạt tác dụng này thì cũng
phải dùng với liệu trình nhất định. Châm nặn máu loa tai hoặc chích huyết các
đầu ngón tay là những kỹ thuật cấp cứu trong y học cổ truyền có tác dụng khai
khiếu tỉnh thần, giúp bệnh nhân hôn mê phục hồi ý thức, thoát tình trạng bại
liệt chi thể tạm thời do mạch máu não co thắt. Người viết bài này cũng đã từng
sử dụng biện pháp chích huyết cứu chữa cho một bệnh nhân bị méo miệng, bại nửa
người phục hồi ngay trong những phút đầu tiên mắc bệnh, nhưng sau đó người bệnh
vẫn phải nhập viện và tiếp tục sử dụng các biện pháp hạ huyết áp, điều chỉnh mỡ
máu, đường máu... chứ không thể coi “là bệnh hết” như bài thuốc khẳng định.
Hiện các kỹ thuật này cũng chỉ nên dùng trong hoàn cảnh “thuốc chưa có trong
tay, thầy không có tại chỗ” hoặc phối hợp với các biện pháp cấp cứu, hồi sức
tiên tiến của y học hiện đại.
Thông
tin mà bài thuốc sử dụng như: chỉ đắp một lần trong đời là bệnh hết; sẽ trở lại
bình thường sau một lần châm hoặc chích duy nhất… là điều hết sức phi lý và
không có một căn cứ khoa học xác đáng. Bất cứ một loại thuốc, một phương pháp
chữa bệnh nào dù tốt đến mấy, về phương diện khoa học y học, người ta cũng
không bao giờ sử dụng những lời khẳng định như “đinh đóng cột” kiểu vậy. Lối
dùng câu từ như thế chỉ thích hợp với những lang băm và những kẻ bán thuốc dạo
vì mục đích trục lợi mà thôi!
Bài viết nêu 2 vấn đề: Bài thuốc không có nguồn gốc xuất sứ
rõ ràng;
không có cơ sở khoa học xác đáng.
Và đi tới
kết luận:
Thế là tôi
không đắp thuốc.
Than ôi!
Tôi đã mắc sai lầm thứ nhất.
NĂM SAU, ĐÔT
QUỴ ẬP TỚI:
Sau đợt gió chướng, tôi đột ngột ngã quỵ xuống
trên đường đi tập văn nghệ cho buổi biểu diễn “Ngôi sao thế kỷ”. Tự hào là
người khỏe mạnh, chẳng viên thuốc nào vào người bao giờ. Khám định kỳ thường
xuyên, đồng hồ sinh học đánh giá chỉ mới 50 tuổi; các bệnh tim mạch, tiểu
đường. huyết áp, mỡ máu… đều không có.
Tôi đã phạm sai lầm chết người thứ hai: không đi cấp cứu ngay.
8 tiếng
sau mới vào viện thì não bộ đã bị 5 vết sần; cục máu đông đã chèn ép thần kinh
sinh ra đột quỵ - tai biến mạch máu não.
Vào viện cấp cứu, thuốc Tây y đã cứu mạng sống nhưng di chứng của căn
bệnh thì còn keó dài. Những vết tê bì chạy
lung tung khắp nơi; đầu nhức như búa bổ; miệng nói ngọng ngựi, líu la lúi lo;
hai chân bị liệt, Người ta bảo đó là căn bệnh “Bán thân bất toại” do bệnh đột
quỵ gây ra. Tất nhiên kéo theo là mạch đập trái tim lung tung, huyết áp cao,
lúc tăng, lúc hạ.
Ở bệnh viện Bạch Mai và Thanh
Nhàn, tiếp xúc nhiều bệnh nhân, trao đổi, bàn luận, tôi có kết luận như sau:
1). Đắp thuốc vào gầm bàn chân
phòng chông đột quỵ là cần thiết:
- Trước hết, theo tổng kết của tôi, những người
bị đột quỵ đều không đấp thuốc. 4 trường hợp (khẳng định) tránh được bệnh đột
quỵ vì trước đó đã đắp bài thuốc này, đến nỗi các Bác sỹ phải ngạc nhiên vỳ bệnh
nặng như thế mà cái đầu vẫn nguyên, não không hề hấn gì, bệnh chỉ để lại di chứng
tê bỳ ở tay chân và đùi.
- Nếu nói rằng bài thuốc không rõ nguồn gốc (xuất
sứ), không nên dùng thì có lẽ những bài thuốc nam sẽ phải bỏ đi hết. Người bệnh
đi viện là đã đến với “người sáng mắt” trước, lai rai không khỏi thì mới “vái tứ
phương”, tìm đến những bài thuốc dân tộc, gia truyền. Bài thuốc dân tộc gia
truyền có thế, ai tin thì tin. Cái cốt lõi vẫn là thực tế định đoạt cho sự trường
tồn của những bài thuốc ấy.
- Cả chi bộ tôi hơn 40 người đắp thuốc, đến nay
không một ai đột quỵ, họ vẫn an toàn, vẫn vui cái vui của con người có cái đầu
khỏe, cứng chân, mạnh tay, buổi họp phát biểu sang sảng, đâu ra đấy, rất thông
minh.
Tác giả bài viết trên, ngồi trong phòng lạnh,
chắc đã không thực tế. Thay vỳ đi tìm xuât sứ, những cơ sở khoa học của bài thuốc
quý đã được xã hội thừa nhận, tác giả viết bài phá ngang. Sau này, khi đã đắp vớt
vát (sau khi bị bệnh) bài thuốc để bệnh dứt điểm, tôi oán hận bài báo. Giá đừng
có bài báo, tôi đắp thuốc như các đồng chí của tôi, thì đâu đến nỗi khốn khổ thế
này. Mong phúc đức đều đến được với các bạn từ bài thuốc phòng chống đột quỵ.
- Bài thuốc có tác dụng hút độc tố, khai phong.
Thuốc lại đắp ở gầm bàn chân, 5 vị thuốc, có tên tuổi hẳn hoi, do chính ta tự bốc
và say mịn, trộn lẫn lòng trắng trứng gà tươi. Thuốc có nguồn gốc xuất sứ quá
rõ ràng. Mỗi vị đều có tác dụng nhất định đến sức khỏe con người, cớ sao lại
nói là không có cơ sở khoa học? Cứ đắp đi, bạn sẽ thấy tác dụng – tôi cho rằng
tuyệt vời – mà bài thuốc mang lại cho chính bạn. Đắp thuốc chỉ có lợi. Thực tế
trả lời tốt hơn tất cả những lời mời mọc long lanh.
- Thấy tôi trỗi dậy từ cái chân khệnh khạng, chấm
phẩy, thần sắc tươi tỉnh trở lại, nói không còn lắp bắp nữa, hàng trăm người đã
đắp thuốc cùng tôi. Tôi trở thành đại lý cung cấp thuốc.
2). Bất luận thế nào, nhanh
chóng đưa bệnh nhân đi viện:
Đã bị bệnh, bất luận là bệnh gì, dù đã đắp thuốc phòng bệnh hay chưa,
thậm chí trong nhà có Bác sỹ "xịn" hẳn hôi, đều phải nhanh chóng vào viện. Ở đó, các nhân viên chuyên môm sẽ can thiệp vào
từng căn bệnh, ngăn chặn biến chứng, hạn chế tử thần.
Tốt nhất, trong giờ vàng, (3 giờ đầu tiên), đưa được bệnh nhân tới viện.
Hãy là người thông thái phòng tránh, đừng để đổ bệnh rồi mới cuống cuồng
cho thuốc vào người!
Ghi chú: (*) Đầu đề không có lỗi chính tả:
- Mất chí chữa bệnh: mất ý chí chữa bệnh;
- Mất trí chữa bệnh: Không trí khôn, mất trí tuệ, chẳng còn trí thức để chữa bệnh!
Đó là dụng ý của người viết.
Ghi chú: (*) Đầu đề không có lỗi chính tả:
- Mất chí chữa bệnh: mất ý chí chữa bệnh;
- Mất trí chữa bệnh: Không trí khôn, mất trí tuệ, chẳng còn trí thức để chữa bệnh!
Đó là dụng ý của người viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét