1.Vì sao tôi thịnh đông y:
Người mắc bệnh ung
thư như bị bản án tử hình thì người bị đột quỵ tai biến mạch máu não chẳng khác
gì đeo thòng lọng trên cổ. Để chúng mất hiệu lực thì phải tìm con đường sống.
Trỗi dậy trong hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy chỉ có thể nhờ vào Tây y, vì Tây y
không những kéo dài sự sống, may ra, cuộc đời còn có thể làm lại. Cắt trọc đầu
như trẻ con, đi, đứng, nói ngọng nghẹo, lệch mồm, méo mắt, lệch người, đi lại dạng
chấm, phẩy…là những di chứng rõ nhất của các căn bệnh trên.
Đột quỵ và tai biến mạch máu não
là tên gọi của cùng một bệnh. Nếu như thuật ngữ tai biến mạch máu
não chỉ ra nơi khởi phát bệnh là tại các mạch máu nuôi não khi dòng máu bị
chặn lại hoặc một mạch máu trong não bị vỡ thì đột quỵ nói lên sự cấp tính của
bệnh. Dù vậy, cả hai cách gọi đều biểu thị tính chất đột ngột, nguy hiểm của bệnh,
có thể khiến một người đang bình thường bỗng dưng gục xuống, hôn mê, đối mặt với
các di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.
Đột quỵ là bệnh có thể xảy ra ở bất
cứ ai, bất kỳ nghề nghiệp nào. Nhiều người cho rằng bệnh thường gặp ở người cao
tuổi nhưng kể cả người trẻ hay thậm chí trẻ em cũng có thể bị đột quỵ, (nguyên do bệnh
ở lứa tuổi trẻ phần lớn là từ dị dạng mạch máu bẩm sinh).
Bệnh tăng huyết áp (HA), tiểu đường, bệnh
tim, bệnh mạch vành, nhồi máu não, rối loạn lipid máu, thiếu máu cục
bộ tạm thời, hút thuốc và uống rượu, rối loạn lưu biến máu, béo
phì,…đều là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ.
Do diễn biến nhanh, nguy cơ gây tử vong cao nên việc chủ động
phòng ngừa bệnh đột quỵ từ sớm là rất quan trọng. Đề phòng bệnh là nhiệm vụ
trung tâm cho tất cả mọi người.
a/ Sơ cứu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ bất ngờ. Điều đầu tiên cần
làm đối với họ là nhẹ nhàng đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, cho nằm ở vị trí
thuận lợi, cao ráo, đo ngay huyết áp, không được cạo gió khi chưa biết điều gì
đã sẩy ra.
Nếu huyết áp cao từ 190/100 mmHg trở lên, thì tìm cách hạ HA bằng
thuốc hạ HA. Cho uống ngay 1 viên An cung hoàn hoặc Ngưu hoàng thanh tâm hoàn.
Cũng có thể dùng phương pháp “Châm cứu thả máu”, trích máu từ 10
đầu ngón tay, dái tai bệnh nhân như người Đài Loan vẫn làm.
Người bị HA thấp, có số đo từ 90/60 mmHg trở xuống, không được
uống An cung, Ngưu hoàng thanh tâm hoàn vì rất có thể mạch máu não vỡ thêm.
Khi gặp người bị đột quỵ, không phải ai
cũng có kinh nghiệm cấp cứu đúng cách cho bệnh nhân. Nếu không được kịp thời và
đúng cách, người bệnh sẽ bị cướp đi thời gian vàng để sống sót, hoặc chí ít sẽ
bị những di chứng nặng nề về sức khỏe.
Theo lương y Nguyễn Hữu
Khai, nguyên TGĐ Tập đoàn Y dược Bảo Long,
căn bệnh đột quỵ thường hay xảy ra lúc nửa đêm khi người bệnh tỉnh giấc đi tiểu
bị choáng ngã rồi đột quỵ
Trong trường hợp này, người bệnh cần được
can thiệp y tế càng sớm càng tốt, nếu để sau 3 - 4 giờ sẽ rất khó hồi phục.
Lương y Nguyễn
Hữu Khai cũng lưu ý, trong tình huống này đương nhiên
phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Nhưng nếu vì lý do nào đó như nhà quá xa
cơ sở y tế thì có thể tiến
hành cấp cứu tại nhà trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện theo
cách như sau:
- Lấy ngay một nắm lá ngải cứu tươi giã
nhuyễn, cho nước đồng tiểu (nước tiểu của trẻ em) vào bóp đều rồi vắt lấy nước
cho bệnh nhân uống.
- Cứ sau 2 - 3 giờ uống 1 lần, thường chỉ
sau lần uống thứ 3 là bên chân tay bị liệt có thể cử động được. Sau đó vẫn cho
uống tiếp ngày 3 lần vào các buổi sáng, chiều, tối. Uống 5 - 7 ngày.
- Để an toàn cho người bệnh thì sau khi
chân tay cử động được rồi vẫn khẩn trương đưa tới bệnh viện.
Lương y Nguyễn Hữu Khai cũng lưu ý, mỗi
nhà nên trồng một luống ngải cứu, ở thành phố có thể trồng trong chậu cảnh bởi
ngải cứu rất cần để sử dụng trong nhiều tình huống cấp cứu cho sức khỏe.
Hèn chi hồi con nít, tôi thường được các
mẹ, các chị săn đón nước tiểu đến vậy!
b/ Cấp cứu
Vào viện, sau khi chụp CT Scan, và nếu huyết áp không kiểm soát được (HA tâm thu
> 185mmHg hoặc HA tâm trương > 110mmHg) thì người bệnh phải truyền ngay:
- Thuốc Alteplase truyền tĩnh mạch với liều
0,9mg/kg
- Tiêm bolus 10% tổng liều trong 1 phút,
90% thuốc còn lại truyền trong vòng 1 giờ.
Người bác sỹ chân chính chẳng bao giờ “vòi
vĩnh”, người nhà bệnh nhân biết điều, mời ê kíp ấm trà, uống vào thường trực
minh mẫm cả đêm.
c/
Điều trị
Một tháng điều trị, tôi đã tiêm 5 đợt
đơn thuốc đắt tiền của Ý
Kemodyn – 1000 mg/ 4 ml
5 ống
Gujcef (Ginkgo biloba)
– hộp 10 ống.
Mỗi đợt 5 ngày. Vị chi 7,5 triệu đồng.
Cả năm trời nhắc lại như thế với hy vọng cứu vớt cho cái đầu đột quỵ.
d/
Tái phát
Khốn thay, năm sau, vẫn bị tái phát, đầu
óc lại như muốn vở, nhà cửa quay cuồng, đất trời chao đảo, nôn mửa liên tục và
ói ra mật xanh mật vàng. Lại cấp cứu, lần này các bác sỹ chẩn đoán hội chứng
tiền đình. Ngay lập tức, Tanganil 500 mg 2 ống được tiêm tĩnh mạch. Hôm sau, ăn
sáng 10’ nôn mửa lặp lại, tái diễn đến ngày thứ 3 mới kết thúc.
Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch
máu não, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc đột quỵ và 50% trong
số đó bị tử vong. Những bệnh nhân đột quỵ não còn sống sót thì có tới 92% mắc
di chứng về vận động. Những di chứng nặng nề đó đã khiến người bệnh trở thành
gánh nặng không chỉ đối với bản thân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội.
5 người vào viện cùng tôi, lần lượt ra đi.Thế
là tôi đi tìm cách phòng chống bệnh cho mình, cách xử trí khi đột quỵ, giúp ích
gì chăng cho tất cả mọi người.
Các thuốc Tây y giúp sức
Các thuốc Tây y dùng trong dự phòng bao gồm các thuốc chống đông
và thuốc chống kết tập tiểu cầu. Thuốc có lợi ích dự phòng lâu dài cho nhiều
nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm rung nhĩ, tình trạng tăng
đông... Tuy vậy, các thuốc này không làm tiêu cục máu đông và không thể tái lập
nhanh tưới máu não trong giai đoạn cấp. Các thuốc chống đông kết tập tiểu cầu
chủ yếu bao gồm:
-Aspirin: Với bệnh nhân có tiền sử gia đình có nguy cơ mạch máu
cao (tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại vi, đái tháo đường)
dùng aspirin giảm được nguy cơ xảy ra đột quỵ não và tim xấp xỉ 19%; với bệnh
nhân có cơn thiếu máu não thoảng qua hoặc đột quỵ thiếu máu não trước đó, dùng
aspirin giảm được xấp xỉ 19-23% đột quỵ tái phát trong 3 năm. Tác dụng không
mong muốn chủ yếu của aspirin là gây biến chứng chảy máu đường tiêu hoá.
-Dypiridamol: Thuốc giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân có tiền
sử gia đình có nguy cơ mạch máu và ở bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua
hoặc đột quỵ trước đó xấp xỉ. Dypiridamol không gây biến chứng chảy máu tiêu
hoá nhưng gây đau đầu, trong một số trường hợp người bệnh không tiếp tục điều
trị thuốc này được.
-Aggrenox: Là thuốc kết hợp aspirin và dypiridamol, thuốc làm
giảm tác dụng không mong muốn của aspirin và tăng hiệu quả điều trị dự phòng
gấp 2 lần dùng aspirin đơn độc. Nghiên cứu dự phòng đột quỵ châu Âu cho rằng,
phác đồ kết hợp giữa aspirin và dypiridamol là sự lựa chọn dược lý hứa hẹn để
giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.
-Clopidogrel: Thuốc làm giảm có ý nghĩa nguy cơ tái phát đột quỵ
ở bệnh nhân có tiền sử thiếu máu não thoảng qua hoặc đột quỵ thiếu máu não cục
bộ. Thuốc ít gây biến chứng chảy máu tiêu hoá so với aspirin.
- Rutozym:
xuất sứ từ Mỹ
Công dụng
-Làm tiêu những sợi huyết
trong cục máu đông (Fibrosis) là nguyên nhân gây tắc mạch. Giúp máu lưu thông
dễ dàng trong huyết quản.
-Làm loãng máu, giảm độ cô đặc của máu, giảm
ma sát với thành mạch, giúp bệnh nhân tránh được tắc nghẽn mạch, phòng tránh
nhồi máu cơ tim.
-Tăng sức bền thành mạch, giảm sự kết dính của
tiểu cầu, phòng tránh hình thành các huyết khối.
-Thuốc Rutozym giúp phân hủy và giải độc các
chất cặn bã, chất thải độc hại trong cơ thể giúp bài tiết ra ngoài. Cung cấp
các chất bổ dưỡng cần thiết cho các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn.
-Thanh lọc huyết tương, hỗ trợ hệ thống bạch
huyết, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
-Tăng cường các quá trình chuyển hóa, tăng tốc
độ các phản ứng giúp tạo năng lượng nhanh củng cố chức năng các nội tạng hoạt
động đáp ứng tốt với mọi stress.
-Có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả
như kìm hãm quá trình viêm, tấy các vết thương, giảm đau nhức nên không cần
phải dùng các thuốc giảm đau khác như nhóm hạ sốt, chống viêm, giảm đau không
corticoid (có rất nhiều tác dụng phụ).
Những ai nên
dùng thuốc Rutozym:
-Những
bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến các bệnh tim mạch.
-Những
người bị cao cholesterol máu (mỡ máu) nguy cơ gây tắc nghẽn mạch.
-Những
người bị cao huyết áp, nguy cơ tắc nghẽn mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến
mạch não.
-Những
người quá béo phì, nghiện thuốc lá. Những người hay lo lắng, buồn phiền, suy
nhược, quá nhiều stress cũng dễ bị nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
-Những
người bị bệnh tiểu đường, biến chứng của tiểu đường về tim mạch và suy thận.
Lưu ý: các bệnh nhân đang dùng các thuốc
làm loãng máu, không nên dùng Rutozym. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử
dụng.
Hướng dẫn sử
dụng:
Uống
mỗi ngày hai (2) lần, mỗi lần hai (2) viên.
Để đạt
được hiệu quả tối đa, nên uống thuốc với nước lọc tinh khiết khoảng 30 phút sau
mỗi bữa ăn trưa và tối.
Không
được nhai hoặc cắn nhỏ viên thuốc.
Phải
nuốt cả viên thuốc thì thuốc mới có tác dụng vì viên thuốc được bọc một lớp vỏ
bảo vệ bên ngoài để bảo vệ các hoạt chất của thuốc khi đi qua dạ dày không bị
phá hủy bởi dịch vị dạ dày.
Khi
thuốc vào đến ruột non, các hoạt chất của Rutozym mới được giải phóng ra và hấp
thụ hoàn toàn vào máu để phát huy tác dụng và chữa bệnh.
Các thuốc y học cổ truyền có sẵn
-Hoa đà tái tạo hoàn có tác dụng khu phong khai khiếu, hoạt huyết hoá ứ, tiêu sưng
tán kết. Thuốc đã được nghiên cứu thực nghiệm trên động vật (thỏ, chó, mèo,
chuột) nhận thấy thuốc làm tăng lưu lượng động mạch cảnh gốc và động mạch cảnh
trong, làm tăng cường tính co bóp của cơ tim. Thuốc cũng đã được nghiên cứu thử
nghiệm trên lâm sàng cho bệnh nhân sau đột quỵ não (cả đột quỵ chảy máu và đột
quỵ thiếu máu não) và đã được xác định có sự cải thiện rõ lưu lượng máu não của
bệnh nhân, giảm độ quánh máu, giảm chỉ số kết tập tiểu cầu, cải thiện khả năng
biến dạng hồng cầu.
-Luotai có tác dụng làm bền vững thành mạch máu, cải thiện vi tuần hoàn,
tác động vào quá trình đông máu, giảm đau và chống viêm.
-Hoạt huyết dưỡng não cũng có tác dụng cải thiện lưu lượng máu não.
Tóm lại, đột quỵ não là một trong những bệnh lý tạo ra gánh nặng
cho gia đình và xã hội vì chi phí điều trị cho đột quỵ não rất cao và tỷ lệ tàn
phế rất nặng. Tuy nhiên, đột quỵ não là một bệnh có thể phòng bệnh được khi
chúng ta phát hiện và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ tai
biến mạch máu não. Một khi đột quỵ đã xảy ra, bệnh nhân cần được đến bệnh viện,
vào các trung tâm đột quỵ để điều trị kịp thời giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.
Còn đây là các loại Thực Phẩm Chức Năng (TPCN) nổi tiếng:
1- OTIV chứa các hoạt
chất sinh học quý được tinh chiết từ Blueberry có tác dụng tăng cường dưỡng
chất cho não, trung hòa các gốc tự do, bảo vệ và chống lão hóa các tế bào thần
kinh não
- Giúp
phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, bệnh
Alzheimer.
- Phòng
ngừa và giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý mạch máu não: đau nửa đầu, thiếu mãu
não, tai biến mạch máu não có liên quan đến xơ vữa mạch máu.
- Giúp hỗ trợ điều trị stress
- Giúp hỗ trợ điều trị stress
- Duy trì
khả nang thính giác và thị giác.
Cách sử dụng Otiv:
- Ngày uống 1
viên
- Nên dùng
thường xuyên
Sản xuất tại: Công ty ST.PAUL BRANDS
11555 Monarch,
Garden Grove, CA 92841, Mỹ
Số đăng ký: 3042/2013/ATTP-XNCB.
2-
NATTO KINAZE DX Chiết xuất đậu tương lên men để
phòng tránh được các bệnh tim mạch dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Xuất xứ: AISHODO Nhật Bản
-Phá được các cục máu đông
(Giảm Nguyên nhân tai biến)
-Giúp tuần hoàn máu. (Đưa máu lên não làm giảm chứng hay quên của người
già do thiếu máu não, giảm chứng mệt mỏi, suy nhược ở người bình thường và
nhưng người bị tim mạch)
-Hạ đường huyết điều hòa tốt đường huyết cho người tiểu đường.
-Hỗ trợ phòng ngừa tai biến và các di chứng của nó và các bệnh liên quan
đến tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim.
3- Dạng khác: NATTOSPES - Sản phẩm chứa thành
phần chính là enzym nattokinase – dẫn đầu trong hỗ trợ điều trị đột quỵ não
Hiện nay, nhiều
người đang sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, hiệu quả bền
vững để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị đột quỵ não. Trong đó, các sản phẩm chứa
thành phần chính là enzym nattokinase được đánh giá cao. Đặc biệt, những sản
phẩm có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả luôn được các bác sĩ cũng
như bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Nattokinase - một loại enzym được chiết xuất
từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản, giúp ngăn chặn
và phá được các cục máu đông – tác nhân cơ bản gây đột quỵ não. Do vậy, nó có
tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa và ngăn chặn đột quỵ não tái phát, đẩy lùi
di chứng...
e/ Tìm đến bài thuốc dân tộc cổ truyền
Sau tái
phát lần thứ nhất, tôi cuống cuồng tìm đến bài thuốc “đắp chân phòng chống đột
quỵ tai biễn mạch máu não”. Hạnh nhân, đào nhân, chi tử mỗi loại 10 g, 10 hạt
tiêu sọ trắng, 10 hạt gạo nếp. Tất cả xay mịn. Khi dùng trộn đều với 1 lòng
trắng trứng gà tươi, đắp hết vào gầm bàn chân, dùng túi PE sỏ vào, đi Bít tất,
qua đêm rửa chân gỡ bỏ. Đắp cả 2 chân càng tốt.
Thật tuyệt
vời, tôi đã không tái phát lần thứ hai. “Hữu xạ tự nhiên hương”, nhiều người
trở lại lấy thuốc đắp lần 2, lần 3…thậm chí lấy thuốc đắp cho ông, bà, bố, mẹ,
con cái và cả họ, cả làng. Hiếm thấy bài thuốc nào có tiếng vang và hữu dụng
đến thế. Bài thuốc trường tồn mãi mãi. Thiết nghĩ, trăm năm nữa trẻ con chết
gần hết thì lại có lớp trẻ con khác lên thay. Bạn có biết không, mới hôm nào
còn vang lên “25 triệu con cháu Lạc Hồng Nam, Bắc, Trung”, hôm nay, 60 năm sau,
90 triệu dân lại bị thay thế bởi con số trên dưới 100 triệu rồi đó. Dân số tăng
chóng mặt, quá nửa đời người, Việt Nam tăng gấp 4 lần dân số. Sức ép về việc
làm, công nghiệp, an sinh xã hội, mở mang bờ cõi…tăng lên gấp bội phần, trong
đó Y tế và sức khỏe, song hành, đòi hỏi xã hội và từng con người biết bổn phận.
Vì thế, bài thuốc này đáng được khuếch trương.
Người ta
còn kết hợp bài thuốc “đắp chân phòng chống đột quỵ tai biến mạch máu não” với
các bài thuốc khác:
- Nhân dân dùng huyết giác – vị
thuốc xay ra có màu đỏ nên gọi là huyết - chữa những trường hợp ứ huyết, bị
thương, máu tím bầm không lưu thông. Dùng cho cả nam và nữ, đối với nữ còn dùng
khi kinh nguyệt bế. Liều dùng ngày 10-20g dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu uống
và xoa.
- Kết hợp huyết giác với củ cải.
liều lượng bằng nhau (10-20 g), xay mịn, đắp và buộc vào ngay chỗ đùi bị huyết ứ
(có màu hồng, đỏ) qua đêm gỡ bỏ.
- Trường hộp cũng huyết ứ như vậy
nhưng có màu trắng, thì phải dùng 50 g lá tía tô, xay, giã mịn đắp vào chỗ đau,
vài lần cũng khỏi.
Cùng huyết ứ, đau nhức như nhau, nhưng 2 thể bệnh khác nhau, 1 thì nóng,
2 thì lạnh, nên có 2 cách đắp bằng các vị thuốc khác nhau. Điều đó không lạ -
bí quyết gia truyền mà. Người có máu lạnh thì điều trị khác với người máu nóng.
Bài thuốc
không phải đến giờ mới có. Ngày tôi còn chăn thả trâu bò tại quê hương, bố tôi
thường dặn, nếu bờ tre, gốc dứa nào có quả dành dành chín thì hái mang về, phơi
sấy khô, tích lại, để gác bếp, khi nào có chú Khách đến mua thì bán. Đầy 2 bị
thì ngược, Chú Khách ấy chính là thày lang người Trung Quốc. Dành dành chính là
Chi tử - một vỵ của thang thuốc này. Nó được người Trung Hoa phát hiện và đem
ra điều trị từ rất sớm. Theo “Cổ Phương Thần Dược Trung Hoa” thì bài thuốc
nguyên gốc như sau:
“Đào nhân,
Hạnh nhân mỗi vị 12g, Chi tử 3g, Hồ tiêu 7 hạt, Hạt quýt 14 hạt, tất cả nghiền
nát trộn với lòng trắng trứng, mỗi đêm phết vào huyệt Túc tam lý và huyệt Dũng
tuyền để trị bệnh cao huyết áp”.
Bài thuốc
trên sau đó đã lan truyền đến châu Âu, không riêng người châu Á mà cả người
phương Tây cũng áp dụng.
Một số
người nhận được kết quả thật tuyệt vời, đúng như thần dược, một số khác không
thấy thay đổi đáp ứng gì, và một số ít thậm chí có tác dụng ngược lại, làm xấu
thêm tình trạng sức khỏe của họ.
Tại sao như
vậy? Chúng ta cũng biết vì đâu phải ai cũng giống ai, mỗi người bệnh trạng khác
nhau, cơ địa khác nhau, nên hiệu quả cũng khác nhau là điều đương nhiên.
Khi nghiên
cứu ứng dụng bài này, chúng tôi ghi nhận với những người cao huyết áp, cho hiệu
quả rất tốt. Nó giúp hạ huyết áp chỉ sau 2 lần áp dụng cách nhau 1 tuần, sau đó
một tháng áp dụng lại thì thấy huyết áp ổn định luôn.
Cứ lặp lại
mỗi tháng áp dụng 2 lần bài này thì có thể kiểm soát huyết áp khá tốt. Có một
số trường hợp ngoại lệ cần phối hợp thêm thuốc, tuy nhiên cũng giảm được liều
thuốc cho bệnh nhân.
Những
trường hợp suy thận, hẹp động mạch thận 2 bên thì bài này không cho kết quả gì,
nếu chỉ trông mong vào một mình nó thì tình trạng cơ thể sẽ nhanh đi đến trầm
trọng. Cần can thiệp hỗ trợ phục hồi suy thận trước khi áp dụng bài này cho họ.
Bài thuốc
chỉ sử dụng bôi ngoài da trên hai huyệt này, nhưng do tác động trên hai huyệt
chủ đạo của huyết áp nên cho hiệu quả khá tốt.
2.Kết hợp điều trị với tây y:
Đông, tây y kết hợp đê điều trị là phương pháp tốt nhất cho người bệnh.
Cấp cứu thì Tây y là lựa chọn số 1, phục hồi thì phải nhờ tới Đông y. Bản thân
tôi đã bị đột quy tai biến mạch máu não tàn phá, 4 năm trời chống chọi, chịu đựng
đủ loại khổ đau vật chất, tinh thần. Tìm được bài thuốc “đắp chân phòng chống đột
quỵ” mới tránh khỏi tái phát. Tuy nhiên, vẫn dự phòng:
-Một vỉ thuốc huyết áp;
(loại phù hợp với mình)
-Tanganil 500 mg 1 vỉ 10
viên, hoặc thuốc tiêm cùng loại 1 hộp 5 ống.
-Effeeralgan 500 mg 1 vỉ 4 viên sủi.
Những khi đi xa, uống 1 viên huyết
áp dự phòng. 3 tháng 1 lần, uống 5 ngày, 5 viên tanganil 500 mg, (hoặc tiêm
tĩnh mạch 2 mũi / 2 ngày). Những lúc giây thần kinh giật, giật làm đau nửa đầu,
thì uống ngay viên sủi efferalgan 500 mg.
Để kết hợp, độc giả có thể dùng một
trong hai bài thuốc Nam
1.Bài thuốc trị tai biến mạch máu não
1: Địa long phơi khô, đậu đen cộng với lá rau ngót phơi
khô rồi sao vàng cho nước vào sắc lấy độ nửa bát chia làm 2 lần cho bệnh nhân
tai biến uống. Với những bệnh nhân bị tai biến chưa quá 10 ngày chỉ cần khoảng
3 thang là có thể phục hồi.
2.Bài thuốc trị tai biến mạch máu não 2: Thiên
ma 100g, não lợn một bộ làm sạch cho vào bát, đổ nước vừa đủ, hấp cách thủy.
Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn một lần. Có hiệu quả chữa bán thân bất toại do tai
biến mạch não.
3.Những điều lưu ý:
a- Người Đài Loan “Châm cứu
thả máu” để sơ cứu đột quỵ, dân gian Việt Nam cũng đã dùng kinh nghiệm này từ
lâu. Chỉ một điều
Chú ý: Việc dùng kim châm 10 đầu ngón tay nặn máu trong Đông
y chỉ đúng với một vài trường hợp bất tỉnh do trúng phong chứ không phải tất cả
các trường hợp đột quỵ, do đó không nên để mất thời gian vào những việc không
hiệu quả này mà mất đi thời gian vàng cứu sống người bệnh. Cứ 1 phút trôi qua
mà người đột quỵ không được điều trị sẽ có 2 triệu nơron thần kinh bị chết đi
và tương ứng là sự tàn phế khó hồi phục. Điều này lý giải nếu để muộn không
được cấp cứu kịp thời thì tổn thương não càng nặng và càng khó hồi phục.
Chỉ có 3 giờ vàng để đưa nạn nhân đột quỵ
tai biến mạch máu não vào viện cấp cứu.
b- Uống thuốc nhưng vẫn phải lắng nghe cơ
thể.
Cả gia đình tôi đã được Trung tâm chăm sóc
người cao tuổi tại cộng đòng, khám và cho tôi kết quả:
-HA 140/85 mmHg;
-Thiếu
Canxi lên vệt đen dài
-Thiếu
Kẽm lên chấm trắng
-Thiếu
Selen lên chấm đen
-Lượng
nước cơ thể: 59 %
-Lượng
mỡ nội tạng: 14 – nguy hiểm
-Lượng
xương trong cơ thể: 2,9 kg trong trọng lượng 65 kg.
Cuối
cùng, ra cái đơn thuốc (thực ra là đơn TPCN):
-Goldcancium – Vitamin D3 canxi: 2 viên ngày.
Sáng 1, chiều 1
-Omega369: 2 viên ngày, sáng 1, chiều 1
-Tảo xoắn: 10 viên / ngày. Sáng 5, chiều 5.
Với lời dặn: Người thừa cân uống trước bữa ăn
30’
Người thiếu cân, gầy yếu
uống sau ăn 30’.
Giá trị cái đơn 300.000 đ X 3 lọ = 900.000 đ.
Cả gia đình mua 1.800.000 đ.
Theo đơn, gia đình uống đến ngày thứ 3 thì ôi
thôi: vợ, con gái chóng mặt, loạng choạng muốn ngã; tôi thì táo bón đứng ngồi
không yên, có đến 3 giờ ngồi trong nhà WC. Chỉ Omega369 là còn dùng được.
Quay lại với kinh nghiệm dân gian. Uống ngay 1
cốc bột sắn dây 200 ml, 1 mớ rau giấp cá 5.000 đ / ngày, ăn trong bữa ăn hoặc
say sinh tố uống nước, cho thêm chút đường cho dễ uống. Hiệu nghiệm bất ngờ, giải
quyết ngay các hậu quả mà cái đơn trên mang tới. Các hộp thuốc vất lăn lóc xó
giường. Tự hỏi thày thuốc có bán mình cho tiếp thị hay không?
Tất nhiên, do cơ địa khác nhau, có thể có người
hợp với đơn này.
c- Không được kết hợp thực phẩm với thuốc
Sự kết hợp không đúng giữa thức ăn và thuốc có thể
gây tai họa và tạo ra gánh nặng cho cơ thể. Chẳng hạn, các thuốc giảm đau như
aspirin có thể kích thích thành dạ dày nên nếu uống khi đói và lại dùng thêm
rượu, cà phê thì thật là nguy hiểm.
Thức ăn là những hợp chất hữu cơ phức tạp và có nhiều chất
dinh dưỡng, khi vào cơ thể con người nếu kết hợp với một số thuốc sẽ gây hấp
thụ kém. Một số trường hợp có thể dẫn đến các phản ứng phụ mang tính đặc trưng
như làm tăng huyết áp và mệt mỏi.
Ngành giao
thông vận tải có khẩu hiệu “Đã rượu bia, không lái xe”, tôi lại nghĩ khác, “Rượu
bia quá chén, không lái xe”. Trong y học cũng vậy “Đã rượu bia, đừng uống thuốc”.
Nếu đã uống rượu, bia thì nên sau 2 giờ hãy uống thuốc để tránh phiền phức cho
sức khỏe của chính mình. Khi uống rượu xong nếu uống thuốc ngay sẽ có thể tạo
ra các phản ứng nguy hiểm. Một số loại dược phẩm có thể làm tăng độ cồn trong
máu và gây biến chứng.
Một
số thuốc chữa bệnh có thể gây nguy hiểm đến hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là dạ
dày nên chỉ uống vào lúc no sau khi đã ăn cơm, nhằm bảo vệ các lớp lót thành dạ
dày và hạn chế viêm loét. Ngược lại, có những thuốc phải để sau khi ăn xong một
thời gian rồi mới uống, nếu uống ngay có thể làm cho việc hấp thụ thuốc bị chậm
lại.
Một số trường hợp tương kỵ giữa thực phẩm và thuốc:
- Không nên ăn tỏi khi uống thuốc vì nó có thể làm tăng hiệu
ứng loãng máu của aspirin và các loại dược phẩm tương tự. Sau khi phẫu thuật,
cơ thể đang phục hồi, đặc biệt trong trường hợp các vết thương mở đang lên da
non, cần tránh ăn tỏi. Tỏi làm giảm khả năng đông máu và khiến cho việc điều
trị gặp nhiều khó khăn.
- Vitamin K có trong súp lơ, chè xanh có thể làm cho máu
đông nhanh. Bởi vậy, trong trường hợp uống thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống
đông máu thì không nên sử dụng các loại thực phẩm này.
- Chanh có thể làm tăng hàm lượng hấp thụ nhôm trong cơ thể
con người. Bởi vậy, khi uống một chất kháng acid (antacid) có chứa nhôm thì
không nên uống các loại nước chanh, hoa quả chua. Nên chờ 2, 3 giờ sau hãy uống
các thứ nước giải khát này.
- Các loại thuốc kháng acid có chứa nhôm nên có thể gây tổn
thất canxi, đặc biệt không tốt cho những người mắc chứng loãng xương. Các thuốc
này còn có nhiều natri nên bệnh nhân cao huyết áp cần phải thận trọng trước khi
sử dụng.
- Việc hấp thụ các kháng sinh như tetracycline có thể bị
canxi trong thức ăn hằng ngày gây cản trở. Sau bữa ăn giàu canxi, nên chờ một
vài giờ hãy uống thuốc. Ngoài ra, các loại hoa quả chua cũng có thể cản trở quá
trình hấp thụ của thuốc kháng sinh như peniciline. Do đó, sau khi dùng các loại
hoa quả này, không nên uống peniciline.
- Sau khi ăn phomát, thịt xông khói, bia hay rượu, không nên
uống thuốc chống trầm cảm vì nó có thể làm tăng áp lực máu. Người mắc bệnh này
cần hỏi bác sĩ để sử dụng các loại thực phẩm và thuốc uống cho phù hợp.
- Thuốc cũng leo thang. Liều dùng sau cao hơn liều dùng
trước. Ấy là vào năm 2013, cả gia đình tôi bị dịch ho. Khám, chữa theo BHXH cả
năm không hết, mà số lượng thuốc điều trị cứ tăng lên. Về với bài thuốc dân
gian, tôi đã ngâm 200 g gừng thái mỏng, 0,5 lít mật ong rừng. Nửa tháng đem
dùng, uống ngày 1 muỗng thìa Caffe mật ong và ngậm lát gừng này. Bệnh ho tuyệt
nọc. Cả gia đình 2 năm nay an toàn.
Đến đây thì các bạn đã hiểu vì sao tội thịnh đông y!
d- Phân biệt TPCN và thuốc
Quảng cáo thuốc, VTV đã có câu này “Thực phẩm chức năng
không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Thực phẩm chức năng chỉ
hỗ trợ điều trị trong thời gian sử dụng. Người tiêu dùng hãy là người thông
thái, chọn sản phẩm là thuốc thì mới có tác dụng chữa bệnh.
Sưu tầm, chỉnh sửa từ: TS. Hoàng Ngọc; BS Nguyễn Khắc Nam.
Google: từ khóa: thuốc
đột quị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét