Mùa xuân bình yên: TÔI LÊN TIẾNG ĐỂ PHẢN ĐÓI

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

TÔI LÊN TIẾNG ĐỂ PHẢN ĐÓI

.Gần đây, tôi nhận được Vidio Clip của bạn đọc và một đoạn VTV1 HD phỏng vấn “Thực hư về bài thuốc đắp chân”.
Chúng đã có tiếng vang lớn. Số lượng khách thập phương mua thuốc giảm hẳn. Như vậy không phải bài thuốc làm mất cơ hội chữa bệnh, mà chính các Clip trên đã tước đoạt quyền “Đắp chân phòng chống đột quỵ tai biến mạch máu não” của nhiều người.
Không đắp thuốc, tôi đã là nạn nhân của căn bệnh đột quỵ tai biến mạch máu não. Căn bệnh hao tiền tón của mà còn để lại cho người bệnh những di chứng nặng nề. Cả 5 người bạn thân cùng bị đột quỵ đều đã chết. Tôi đã tìm đến bài thuốc dân tộc gia truyền “Đắp chân phòng chống đột quỵ” này.
Ngày đầu tiên, tôi đã mua 3 vị đào nhân, hạnh nhân, chi tử, mỗi vỵ 10 gam, giá 5000 đ/vỵ tại chợ Mơ, 10 hạt tiêu sọ trắng, 10 hạt gạo nếp tại hàng xén, thuê xay 5000 đ, quả trứng gà ta 3000 đ, lấy lòng trắng, trộn đều, đắp gầm bàn chân qua đêm. Cảm giác mát lạnh, thông mạch khí huyết…khi đắp thuốc. Lặp lại 10 lần.
Điều kỳ diệu đã đến với tôi là thoát chêt, minh mẫn trơ lại và sưu tầm, viết, in tới 4 cuốn sách, chia sẻ với mọi người, khuếch trương cho bài thuốc. Tôi trở thành “thày thuốc” với nhiều người. Hàng ngàn người cùng đắp thuốc với tôi. Tất cả họ đều an toàn.
Trong khi đó nhiều người không đắp thuốc quanh tôi, thậm chí dè bửu, phản bác bài thuốc thì tai biến đột quỵ ập tới, có người tốn kém cả trăm triệu đồng cứu chữa tại  bệnh viện mà vẫn trở về với cái đầu ngô ngơ, cái chân khập khiễng, chấm phẩy hay liệt giường, mọi sinh hoạt tối thiêu cũng phải nhờ người khác.
Thấy gương, những người quanh tôi lại ào ào lấy thuốc, đắp dự phòng.
Bài thuốc không phải đến giờ mới có. Ngày tôi còn chăn thả trâu bò tại quê hương, bố tôi thường dặn, nếu bờ tre, gốc dứa nào có quả dành dành chín thì hái mang về, phơi sấy khô, tích lại, để gác bếp, khi nào có chú Khách đến mua thì bán. Đầy 2 bị thì ngược, Chú Khách ấy chính là thày lang người Trung Quốc. Dành dành chính là Chi tử - một vỵ của thang thuốc này. Nó được người Trung Hoa phát hiện và đem ra điều trị từ rất sớm. Theo “Cổ Phương Thần Dược Trung Hoa” thì bài thuốc nguyên gốc như sau:
“Đào nhân, Hạnh nhân mỗi vị 12g, Chi tử 3g, Hồ tiêu 7 hạt, Hạt quýt 14 hạt, tất cả nghiền nát trộn với lòng trắng trứng, mỗi đêm phết vào huyệt Túc tam lý và huyệt Dũng tuyền để trị bệnh cao huyết áp”.
Bài thuốc trên sau đó đã lan truyền đến châu Âu, không riêng người châu Á mà cả người phương Tây cũng áp dụng.
Một số người nhận được kết quả thật tuyệt vời, đúng như thần dược, một số khác không thấy thay đổi đáp ứng gì, và một số ít thậm chí có tác dụng ngược lại, làm xấu thêm tình trạng sức khỏe của họ.
Tại sao như vậy? Chúng ta cũng biết vì đâu phải ai cũng giống ai, mỗi người bệnh trạng khác nhau, cơ địa khác nhau, nên hiệu quả cũng khác nhau là điều đương nhiên.
Khi nghiên cứu ứng dụng bài này, chúng tôi ghi nhận với những người cao huyết áp, cho hiệu quả rất tốt. Nó giúp hạ huyết áp chỉ sau 2 lần áp dụng cách nhau 1 tuần, sau đó một tháng áp dụng lại thì thấy huyết áp ổn định luôn.
Cứ lặp lại mỗi tháng áp dụng 2 lần bài này thì có thể kiểm soát huyết áp khá tốt. Có một số trường hợp ngoại lệ cần phối hợp thêm thuốc, tuy nhiên cũng giảm được liều thuốc cho bệnh nhân.
Những trường hợp suy thận, hẹp động mạch thận 2 bên thì bài này không cho kết quả gì, nếu chỉ trông mong vào một mình nó thì tình trạng cơ thể sẽ nhanh đi đến trầm trọng. Cần can thiệp hỗ trợ phục hồi suy thận trước khi áp dụng bài này cho họ.
Bài thuốc chỉ sử dụng bôi ngoài da trên hai huyệt này, nhưng do tác động trên hai huyệt chủ đạo của huyết áp nên cho hiệu quả khá tốt. (đoạn này sưu tầm từ IE)
Một điều đáng lưu ý nữa là, đã có hàng trăm Vidio Clip về nội dung này nhưng chỉ có 2 Clip trên, phản bác, phủ nhận tác dụng tuyệt vời mà bài thuốc mang lại. Chữa bệnh không như làm toán, 1+1=2, các tinh chất mỗi loại, kết hợp với nhau, có thể cho ta một tinh chất mới, một tác dụng mới mà có thể trình độ, nghiên cứu hiện tại chưa đáp ứng, trả lời được.
Ai cũng biết rằng thuốc có thể là con dao 2 lưỡi. Apspirin đã trải qua quá trình dài để được con người khẳng đinh tốt cho sức khoẻ, tăng tuổi thọ. Ấy vậy mà nếu sốt xuất huyết, uống Aspirin dẫn đến tử vong. Bài thuốc “đắp chân phòng chống đột quỵ” vô hại, đắp thuốc khi còn khoẻ, điều hoà huyết áp, phòng tránh đột quỵ tai biến mạch máu não, có ích với mọi người, già trẻ gái trai ở bất cứ tuổi nào đều dùng được, lại chết vì cái lưỡi của cac ông, thông qua VTV1 chuyển tải. Bài thuốc công khai, không vì lợi nhuận, khuyến khích làm lấy. Khẳng định bài thuốc không có tác dụng gì là một điều ấu trĩ, lại nhân danh nguyên chủ tịch hội Đông y Việt Nam càng không thể chấp nhận.
 Thay vì nghiên cứu sâu thêm về tác dụng của bài thuốc, những tác giả lại trù dập nó. Hay vì ghen ăn tức ở với thành công của bài thuốc mà phải nói vây? Đã không tìm tòi, sáng tạo, phát minh…bài thuốc mới thì cũng đừng vội chê bai nó, khi nó có đến trăm năm tuổi.
Bài thuốc tự nó đã trở nên bất tử, người bệnh không dại gì quăng tiền qua cửa sổ để mua thang thuốc chẳng có tác dụng gì. Vì vậy, tôi lên tiếng để phản đối các tác giả của 2 Clip trên. Theo các địa chỉ, tôi sẽ gửi đến quan điểm của mình và xin hỏi (dạng phỏng vấn) 3 câu hỏi sau đây:
  Câu 1: Xin ông cho biết quan điểm của mình về thực tế điều trị bởi bài thuốc đắp chân phòng chống đột quỵ, những người đắp thuốc không bị đột quỵ, trong khi đó, những người không đắp thuốc thì bj đột quỵ liên tục?
 Câu 2: Y học dân tộc đã có nhiều bài thuốc xử lý đột quỵ tai biến mạch máu não. Xin ông cho độc giả biết thông tin cập nhật cách chữa chúng.
  Câu 3: Để đăng ký chất lượng cho bài thuốc, tôi cần làm những thủ tục gì để Bộ Y Tế công nhận?  
Xin cảm ơn ông đã bớt chút thời gian đọc bài. Hân hạnh nếu được trả lời.

Trân trọng.

Còn đây là Vidio Clip xứng đáng ngàn lần ca ngợi. Cảm ơn tác giả

Ghi chú: Tôi biên soạn lại thành những bức thư điện tử gửi cho:
  Ông PGS – TS Nguyễn Văn Thông: GĐ TT đột quỵ não, BV TW quân đội 108 Hà Nội
  Ông Nguyễn Xuân Hướng: nguyên CT Hội Đong Y Việt Nam
  Đài truyền hình VTV1.
Trước đó, tôi đã gửi thư cho
  Ông Hoàng Khánh Toàn: Th S. GĐ viện Đông Y  BV QĐ 108 – HN.

Bài đăng ở cả 5 Blog cá nhân, các trang G+, Fb. của tôi,


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét