10.1 NƯỚC LÁ
VỐI
Cây vối có tên khoa học là
Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở
nhiệt đới. Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá
cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu trắng, lục nhạt. Quả vối
hình trứng, đường kính 7 – 12 mm, có dịch (mủ).
Tác dụng của nụ vối, lá vối
Lá vối rất quen thuộc với người dân
Việt Nam. Là thức uống phổ biến từ bao đời nay.
Tất cả các bộ phận của cây vối: lá,
hoa, nụ, rễ… đều có thể dùng làm thuốc.
Những Công dụng tuyệt vời của vối:
1. Lá Vối có tác dụng hỗ trợ điều
trị gout
2. Nụ vối hỗ trợ điều trị tiểu đường
3. Nụ vối giúp giảm mỡ máu
4. Hỗ trợ chữa bỏng
5. Hỗ trợ chữa đầy bụng, không tiêu
6. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu
7. Viêm gan, vàng da
8. Hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn
tính
9. Hỗ trợ trị đau bụng đi ngoài,
phân sống.
Cách sử dụng LÁ VỐI, NỤ VỐI
1. Lá Vối có tác dụng hỗ trợ điều trị gout
Lá vối được coi là cứu tinh với
những người bị bệnh gout – “bệnh của nhà giàu”. Theo lương y đa khoa Bùi Hồng
Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Lá và nụ vối có công
dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu
tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất
uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến
uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.
Do vậy, nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có
tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần
trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gout. Và đây chính là lý do để
bài thuốc chữa Gout là điển hình chữa bệnh của cây vối.
Tuy nhiên, dùng lá và nụ vối sẽ hỗ
trợ phần nào cho bệnh nhân gout nhưng không chữa hoàn toàn. Bệnh Gout có thể
sinh ra từ nhiều nguyên nhân khác (như do gene, tiểu đường, tăng lipid máu…). Để
chữa Gout, người bệnh còn cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, như ăn
uống giảm chất béo, tăng chất xơ. Thay vì ăn nhiều thịt mỡ, hãy ăn nhiều rau
xanh, rau muống, bắp cải, hoa lơ, cần tây, mướp đắng, đậu (đậu Hà Lan, đậu
bắp..) mùa nào rau ấy, hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Lá vối ủ uống sẽ thơm ngon hơn nhưng
để làm thuốc nên dùng lá tươi.
Những người quá gầy, sức khỏe suy
nhược thì không nên dùng lá và nụ vối.
2. Tác dụng Nụ vối hỗ trợ điều trị tiểu đường
Một nghiên cứu gây chú ý là tác dụng
của nụ vối trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu thực
nghiệm và lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia (Việt Nam) và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh các hợp chất flavonoid
trong chè nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân
tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn
định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào
beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường và giúp
tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ vối không có tác dụng phụ đáng
kể nên có thể uống thường xuyên.
3. Tác dụng của nụ vối giúp giảm mỡ máu
Công thức cho mỡ máu: Nụ vối 15 – 20
g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần
uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
4. Hỗ trợ chữa bỏng
Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch,
giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc
sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
5. Hỗ trợ chữa đầy bụng, không tiêu
Vỏ thân cây vối 6 – 12 g, sắc kỹ lấy
nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 – 15 g, sắc lấy nước đặc
uống 3 lần trong ngày.
6. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu
Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để
tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu, chữa chốc lở.
7. Viêm gan, vàng da
Dùng rễ vối 200 g sắc uống mỗi ngày.
8. Hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ,
thường xuyên đi phân sống
200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2
lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
9. Hỗ trợ trị đau bụng đi ngoài
Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả
chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2
lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Cách sử dụng LÁ VỐI, NỤ VỐI
Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho
nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun
trong nước đến khi sôi hoặc, hãm trong nước sôi như cách hãm trà xanh.
Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu
nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị
đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.
10.2. CÂY LÁ ĐẮNG
Cây lá đắng có tiềm năng được ghi
nhận lần đầu tiên khi các nhà khoa học quan sát loài tinh tinh bị đau bụng biết
dùng cây này ăn để hỗ trợ trị với hỗ trợ trị đái tháo đường, sốt rét, kháng
khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và các hiệu ứng giải độc tế bào có
lợi cho sức khỏe. Dược liệu có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, được dùng
trong những trường hợp sau:
Hỗ trợ chữa cước khí chân sưng
đau
Vỏ cây lá đắng, lõi cây thông, hạt cau, hương phụ, hạt tía tô, chỉ xác, ké
đầu ngựa, mỗi thứ 10-20g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 500ml nước còn 100ml uống 2
lần trong ngày.
Hỗ trợ chữa tê thấp đau mỏi
Vỏ Cây lá đắng 3kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ
2kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 300ml cao lỏng. Hòa 300ml
rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia 2
lần.
Hỗ trợ chữa suy nhược thần
kinh, viêm đa
khớp dạng thấp, đau dây thần kinh, đau lưng, đau vai gáy
Bột mịn vỏ Cây lá đắng 0,039g, cao vỏ lá đắng 0,006g, cao đặc hy thiêm
0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,015g cho một viên. Liều tối đa an toàn 1 lần là 30
viên và một ngày 80 viên.
Hỗ trợ chữa gãy xương
Vỏ hoặc Cây lá đắng 50g, phối hợp với lá dâu tằm 50g, lá mía tía 30g, củ
nghệ đen 30g. Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp,
xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre.
Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn đã có thể biết được 4 tác dụng của cây
lá đắng và có thêm những thông tin thật hay và bổ ích để áp dụng trong cuộc
sống hằng ngày của mình.
10.3 QUẢ HỒNG XIÊM
Vỏ cây chứa tanin với hàm lượng cao, một saponin và một lượng
nhỏ alcaloid kết tinh gọi là sapotin. Quả xanh chứa tanin (nhưng khi quả chín
thì không còn), 2-3% dầu và acid cyanhydric. Hạt chứa chất nhựa dầu; vỏ hạt chứa
20% dầu béo; 1% saponin và 0,08% chất đắng sapotinin.
Vị thuốc Thiên ma Tính vị
Tác dụng: Quả Hồng
xiêm có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận
tràng. Vỏ cây bổ và hạ nhiệt. Trong vỏ cây có một chất tan trong nước có thể
dùng trị lao; Hạt lợi tiểu; Dầu hạt có tác dụng hạ nhiệt lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định
và phối hợp: Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu; mỗi lần ăn
3-4 quả. Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét (thay thế Canh
ki na); Quả xanh còn dùng giải độc khi đã uống thuốc xổ mạnh. Thường dùng
15-20g vỏ quả xanh sắc uống. Hạt dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm sốt. Dùng 6 hạt
đem nghiền thành bột, uống với rượu hay nước chín. Liều cao sẽ gây độc, làm khó
đái.
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của Hồng xiêm
Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ, đạm: Quả hồng
xiêm còn xanh 15 - 20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai
lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3 - 5 ngày. Có thể thay thế 6 -
10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml
nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa táo bón, ăn kém,
kiện tỳ: Những người bị táo bón ăn mỗi
ngày hai lần, mỗi lần hai quả hồng xiêm chín, chỉ mấy hôm sẽ hết táo.
Có thể lấy lá hồng
xiêm 20g, vỏ quả quýt 10g, thủy xương bồ 5g, cho 400ml nước sắc còn 150ml, ngày
một thang, chia 2 lần. Dùng liền 5 ngày.
Lợi niệu, giảm sốt: Hạt hồng xiêm 5g nấu nước sắc uống, có thể
thêm lá tre 100g; cho 450ml nước sắc còn 150ml nước, chia ngày 2 lần, uống lúc
còn nóng.
10.4 MÃNG CẦU XIÊM
Những nghiên cứu về
nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa trị ung thư an toàn,
hiệu quả và có sẵn từ thiên nhiên.
Lá Mãng cầu xiêm cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số
bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác dụng
chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp
huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Không những thế, nó còn
tăng năng lượng và giúp chúng ta cảm giác vui tươi yêu đời hơn. Những phần khác
của cây cũng rất hữu dụng.
Mãng cầu là loại cây cực kì hữu
ích trong đời sống hàng ngày. Bất cứ bộ phận nào của cây đều có thể tận thu:
thân dùng làm củi đun, hoa, quả, lá,.. dùng để hỗ trợ điều trị bệnh. Từ lâu, lá
mãng cầu đã được biết đến với nhiều công dụng quý như: trị chàm, trị gút, tốt
cho bệnh nhân đau xương khớp,.. Đến năm 2013, khi một nghiên cứu của chuyên gia
Hàn Quốc khẳng định rằng lá mãng cầu xiêm trị ung thư hiệu quả thì loại này đã
thực sự tạo nên một cơn sốt không nhỏ trong cộng đồng người bệnh. Nghiên cứu
này đã chỉ ra rằng lá mãng cầu xiêm có chứa rất nhiều acetogenins – hoạt chất
có vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư, nó có khả năng ức chế mạnh
NADH oxidase chỉ có nơi màng plasma của tế bào ung thư.
Thực chất, phát kiến này đã được
công bố từ năm 1976. Trên 1 tạp chí về y học sức khỏe, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ
đã chỉ ra rằng lá mãng cầu có khả năng tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư ác
tính.
1 Lá Mãng Cầu Xiêm chữa bệnh Chàm
Dùng lá mãng cầu xiêm nghiền nát đắp lên vết
chàm hoặc chà xát lên vết chàm. Nhờ đặc tính chống viêm, lá mãng cầu xiêm giúp
người bệnh chàm nhanh chóng cải thiện tình trạng mà không để lại bất kỳ tác dụng
phụ nào.
2 Lá Mãng Cầu Xiêm chữa bệnh chứng phong thấp
Nhờ có tác dụng như một chất chống viêm tự
nhiên, lá mãng cầu xiêm còn dùng để điều trị bệnh thấp khớp. Bạn chỉ cần đun
sôi lá cây và nghiền nát lá để tạo thành hỗn hợp sệt. Đắp hỗn hợp lá cây vào vị
trí các khớp đau 2 lần mỗi ngày. Bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
3 Lá Mãng Cầu Xiêm chữa bệnh Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tên gọi
chung của các bệnh nhiễm khuẩn bàng quang, thận, niệu quản, niệu đạo. Hãm lá
mãng cầu xiêm với nước sôi, dùng như trà thường xuyên sẽ giúp chữa lành hoàn
toàn các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Lá mãng cầu xiêm đã được sử dụng
trong nhiều thế kỷ bởi bộ tộc bản địa của Brazil để làm giảm co thắt và co giật.
Trà làm từ các lá mãng cầu xiêm đã được sử dụng như một loại thuốc bổ tim và để
nâng cao tâm trạng và chống lại virus cúm, ho và các bệnh viêm khác. Hỗn hợp thực
hiện với các lá mãng cầu xiêm thường được sử dụng bên ngoài để giảm đau viêm khớp,
thấp khớp và đau dây thần kinh. Lá nghiền làm giảm căng thẳng tạo ra sự thư
giãn và dễ ngủ.
4 Lá Mãng Cầu Xiêm chữa bệnh Gút
Gút là nỗi kinh hoàng của nhiều người do phải
chịu nhiều đau đớn. Nguyên nhân chính gây bệnh là do quá trình đào thải a-xít
uric không hoàn thiện. Lấy lá mãng cầu xiêm hãm với nước sôi, dùng như nước
trà, uống mỗi ngày sẽ làm sạch a-xít uric trong máu. Lá Mãng Cầu Xiêm Tăng cường
hệ miễn dịch Nếu thấy mình bị cúm, nhiễm trùng hoặc thường xuyên cảm lạnh, rất
có khả năng hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu. Lá mãng cầu xiêm sẽ giúp bạn
tăng cường hệ miễn dịch và khỏi bệnh nhanh chóng.
5 Lá Mãng Cầu Xiêm chữa bệnh Ung thư
Điều quan trọng nhất của lá mãng cầu xiêm
chính là công dụng tuyệt vời đối với ung thư. Nhiều chuyên gia y tế đồng ý rằng
uống trà lá mãng cầu xiêm là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn cả hóa
trị hay xa trị. Đặc biệt, loại lá dân dã này tốt cho ung thư vú, ung thư phổi
và ung thư tuyết tiền liệt. Hơn nữa, phương pháp điều trị này lại không để lại
bất cứ tác dụng phụ nào.
Đây là phương thuốc
Lấy 4-5 lá mãng cầu xiêm còn tươi, rửa
sạch, thêm 3 bát nước vào nồi, đun sôi đến khi chỉ còn 2/3 lượng nước. Để nguội
rồi uống như uống nước trà.
Bột lá Mãng cầu xiêm được xem như là một phép
lạ từ các rừng nhiệt đới, được sử dụng phương thuốc truyền thống để phòng tránh bệnh tật. Hiện nay Lá Mãng Cầu
Xiêm nổi tiếng với khả năng chống đột biến tế bào, lá mãng cầu xiêm cũng đã được
xem như dược liệu kháng virus, kháng khuẩn và chống ký sinh trùng cũng như làm
giảm cảm giác lo âu và trầm cảm, cũng hỗ trợ mức huyết áp khỏe mạnh.
Lá mãng cầu xiêm: 'Thần dược' chữa ung thư tốt gấp nghìn lần hóa trị
Cách pha trà lá mãng cầu
Lá mãng cầu xiêm phơi khô. Mỗi lần uống
bạn dùng khoảng 15 lá mãng cầu xiêm khô, rửa sạch rồi cho vào nấu với 1 lít nước
sôi. Đun nhỏ lửa cho đến khi lượng nước giảm một nửa. Trà để nguội hoặc uống
khi còn ấm sẽ rất ngon.
Chú ý khi dùng lá mãng cầu xiêm
Không nên sử dụng mãng cầu xiêm trong
những trường hợp sau đây:
- Đang dùng thuốc hạ huyết áp: Mãng cầu
xiêm có tác dụng hạ huyết áp vì vậy người đang dùng thuốc này không nên uống
trà lá mãng cầu.
- Đang dùng thuốc tiểu đường: Mãng cầu
xiêm có thể làm tăng tác dụng của thuốc.
- Người mắc bệnh gan hoặc thận: Mãng
cầu xiêm có thể gây nhiễm độc gan hoặc thận nếu dùng quá nhiều.
- Người có lượng tiểu cầu thấp: Mãng
cầu xiêm làm giảm số lượng tiểu cầu vì vậy nhóm đối tượng này cũng không nên sử
dụng mãng cầu xiêm.
10.5 NƯỚC LÁ BƠ
Chữa bệnh tiểu đường bằng lá bơ là một điển hình. Bạn hết sức
ngỡ ngàng về công dụng của nó.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, quả bơ, lá bơ có tác dụng
tốt đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Đặc biệt, có tác dụng mạnh đến mỡ
máu - cholesterol LDL, HDL, cholesterol toàn phần và Tryglycerid.
Chính vì tác dụng tuyệt vời này, với bệnh nhân tiểu đường
đang bị thừa cân béo phì có thể dùng bơ trong khẩu phần ăn hàng ngày để giảm lượng
mỡ dư thừa, ngăn chặn các biến chứng về mỡ máu, tim mạch, thần kinh, huyết áp,
duy trì được cân nặng,… Và hỗ trợ ổn định đường huyết và huyết áp hiệu quả.
CÁCH DÙNG
Lá bơ tươi, hái từ trên cây xuống,
rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, đun khoảng 10-15 phút hoặc để cạn còn phân nửa,
là dùng được. Nếu dùng 10 lá lớn thì đổ khoảng 1,5 – 2 lít nước. Chia đều uống
trong ngày, trước bữa ăn 30 phút - 3 bữa ăn chính.
Bài thuốc hỗ trợ ổn định đường
huyết, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, không có tác dụng phụ.
Trong quá trình áp dụng bài thuốc,
bạn cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi uống để kiểm soát tốt đường huyết,
cũng như đánh giá được hiệu quả của bài thuốc. Để áp dụng bài thuốc đạt hiệu quả
cao nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước về liều lượng và thời gian
điều trị phù hợp.
Đây là bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh
tiểu đường tại nhà, không có tác dụng thay thế hoàn toàn cho thuốc chữa bệnh hiện
tại. Bệnh nhân vẫn phải duy trì phác đồ điều trị hiện tại cùng với bài thuốc từ
lá bơ này.
Một điều quan trọng không kém nữa,
bạn phải duy trì một chế độ ăn uống phù hợp; ngủ nghỉ thư giãn cân bằng với
công việc; luyện tập thể dục thể thao và duy trì một tinh thần lạc quan vui vẻ
nhất, đó cũng là cách ổn định đường huyết, huyết áp và ngăn chặn biến chứng tự
nhiên
Có một điều bạn nên nhớ rằng, lá sen, lá vối, lá ổi và dây
thìa canh là những thảo dược tự nhiên quen thuộc với người dân Việt Nam, các dược
tính của chúng đã được chứng minh lâm sàng đối với bệnh tiểu đường mà không có
phản ứng phụ. Việc sử dụng chúng một cách đơn lẻ hoặc chế biến dưới dạng khô để
làm trà uống hàng ngày sẽ không thể triệt để được khả năng điều trị bệnh tiểu đường. Chúng như TPCN.
Văn nghệ đôi chút. Vui vui, Hè về - Sáng tác Hùng Lân – Tốp
ca Đài TNVN
Đan Mạnh Hùng tổng hợp
và chuyển thể sang YouTube.