Giáng sinh là ngày lễ lớn đối với văn hóa phương Tây và các cộng đồng Thiên Chúa giáo. Lễ Giáng sinh (Noel, Christmas's Day hay X-mas) là ngày kỷ niệm ngày Chúa Jesus (Giesu) ra đời.
Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào?
Ngày lễ Giáng sinh có nguồn gốc từ những người
theo đạo Kito, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người
mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người.
Theo phần lớn các tín hữu Kito giáo, Chúa
Giê-su được sinh tại Bethlehem, thuộc xứ Judea của Do Thái (ngày nay là một
thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, vào khoảng giữa năm
7 TCN và năm 2. Thời bấy giờ, xứ Judea thuộc sự cai trị của Đế quốc La
Mã.
Câu chuyện về sự giáng sinh của Jesus được mô
tả trong kinh Tân Ước như sau: Ở thành Nazareth có trinh nữ Mary đã đính hôn với
người thợ mộc Joseph. Họ đều là dòng dõi vua David, vị vua vĩ đại của người Do
Thái. Một hôm, thiên sứ Gabriel xuất hiện trước mặt Mary, báo rằng: "Cô
sẽ được ban cho một đứa con trai tên Jesus. Ngài sẽ cao cả và được gọi là Con của
đấng tối cao. Thiên Chúa sẽ cho ngài ngai vàng của David tổ tiên ngài. Ngài sẽ
trị vì nhà của Israel tới muôn đời và vương quốc của ngài sẽ vô tận”.
Mary kể mọi chuyện cho Joseph, bà bắt đầu
mang thai dù vẫn là trinh nữ. Joseph đang băn khoăn thì thiên sứ của Chúa cũng
hiện đến trong mơ báo về hồng ân Thiên Chúa, do đó ông hết lo ngại, thành hôn với
Mary.
Lễ Giáng Sinh bắt nguồn từ nước nào?© Được VTC cung cấp
Một ngày, hai vợ chồng lên đường về bản quán
Bethlehem cách xa 110 km để ghi tên vào danh sách đóng thuế theo lệnh của hoàng
đế La Mã Augustus. Khi đến nơi thì các quán trọ đã chật ních, Joseph phải đưa vợ
ào nghỉ ở một chuồng gia súc. Nửa đêm, Mary chuyển dạ sinh đức Jesus tại đây.
Joseph kiếm cái máng gỗ đựng thức ăn của súc vật, chùi thật sạch và lót cỏ khô
để làm nôi cho đứa con mới chào đời. Lúc ấy trên đồng cỏ chỉ có những người
chăn cừu còn thức. Bỗng ánh sáng chói lòa tỏa khắp bầu trời, thiên sứ xuất hiện
báo cho họ tin mừng trọng đại: "Hôm nay, trong thành David đã ra đời
cho mọi người Đấng cứu độ, Ngài là Chúa Kitô. Anh em sẽ tìm thấy ngài, một hài
nhi mình quấn tã lót, nằm trong máng cỏ”.
Các mục tử theo lời, tìm thấy Chúa hài đồng
trên máng cỏ trong một chuồng gia súc. Họ kể lại cho Mary và Joseph mọi sự họ
đã gặp trên cánh đồng. Ra về, lòng họ vẫn còn náo nức, gặp ai họ cũng kể về sự
lạ họ đã thấy đêm đó.
Mặc dù không rõ ngày sinh của Jesus nhưng
giáo hội vào đầu thế kỷ thứ tư đã ấn định ngày sinh của ngài là 25/12, tương ứng
với ngày Đông chí trên lịch La Mã.
Lễ Giáng sinh được cử hành chính thức
vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi
theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không
phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính
ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút
nhiều người tham dự hơn.
Vào đêm “lễ vọng”, tất cả các địa điểm như
thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có
tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng
Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giê-su...
Trước đây, lễ Giáng sinh có ý nghĩa là một
ngày lễ kỷ niệm Chúa Giesu ra đời. Nhưng hiện nay, ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên
Chúa, lễ Giáng sinh còn là một ngày lễ lớn của các gia đình, một ngày đặc biệt
để mọi người cùng xum họp, tụ tập và quây quần bên nhau.
Trải qua thời gian, thì ngày nay lễ Giáng
sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế và được biết đến nhiều hơn với hình tượng
cây thông và ông già Noel.
vi-vn/news/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét