Mùa xuân bình yên: Ăn thịt gà thế nào để tránh tăng axit uric?

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2024

Ăn thịt gà thế nào để tránh tăng axit uric?

 KIỀU VŨ (THEO LIVESTRONG)

Một trong những loại gia cầm có khả năng làm tăng axit uric, ảnh hưởng đến người mắc bệnh gút là gà. Tuy nhiên, để giải quyết sở thích ăn gà thì chỉ cần lựa chọn bộ phận và cách chế biến.

Người mắc bệnh gút nên loại bỏ toàn bộ da gà khi ăn vì đây là thành phần chứa nhiều purin, chất béo có tác động đến tăng axit uric. Ảnh: Phạm My

Hàm lượng purin trong thịt gà phân bố khác nhau ở các bộ phận khác nhau của gà. Đối với những người bị bệnh gút và tăng axit uric máu, lượng purin tổng số và các loại purin được tiêu thụ, đặc biệt hypoxanthine đều cần phải cân nhắc kỹ.

Người mắc bệnh gút hoặc bị tăng axit cần tránh dùng loại thực phẩm có tổng hàng lượng purin từ 150-1.000mg/100g. Đối với các bộ phận của gà: Cánh gà có hàm lượng 137,5mg; chân có hàm lượng 122,9mg; mông có hàm lượng thấp 68,8 mg; gan có hàm lượng cao dưới 300mg…

Người mắc bệnh gút thường xuyên ăn nhiều thực phẩm giàu purine sẽ làm tăng nồng độ axit uric huyết thanh, gây ra cơn gút cấp tính.

Do đó, muốn giảm tổng hàm lượng purin trong món gà thì cần loại bỏ da, vì đây là phần chứa thêm purin và chất béo không lành mạnh. Việc rửa và nấu gà trong nước cũng có thể làm giảm đáng kể tổng hàm lượng purin trong thịt gà.

Nấu chín gà sẽ làm giảm hàm lượng purin vì một phần purin được giải phóng vào nước. Điều này cũng có nghĩa người bệnh gút tránh ăn các loại nước hầm từ gà vì trong đó chứa nhiều purin. Bên cạnh đó, nhiệt độ bảo quản và thời gian bảo quản thấp hơn cũng sẽ làm giảm hoạt động của enzym cũng như hàm lượng purin tổng thể trong thịt gà.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét