Mùa xuân bình yên

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

ĐÓN GIÁNG SINH

Hà Nội rộn ràng trong mùa Giáng sinh. Ông già Noel đã đứng chào khách. Cái rét mùa đông tái tê da thịt. Cây thông nhấp nháy. Thế là mùa Giáng sinh đã đến hẹn, lại về.

Ta đi trong mơ, tâm hồn lâng lâng, vẩn vơ như mây bay nhưng vẫn phảng phất nụ cười vào tương lai rộng mở:    
Bay – Thu minh
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Bay-Thu-Minh/ZWZCCDA0.html
Bay lên trên mọi người rồi nhẹ nhàng lại bay lên
Theo nụ cười rạng ngời bay lên cao, bay lên cao như cồn cào

Quay quay xa về gần rồi vội vàng lại quay quay
Thêm một lần cuộc đời như lâng lâng......

Nào, cùng chuẩn bị Giáng sinh :

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

VỀ QUÊ ĐẾM VỊT.

Hà Nội những ngày mưa. Bạn tôi rủ đi trang trại. Bùi tai, tôi đồng ý. Thế là xe cộ, mũ mão, khăn áo lên đường. Đường cao tốc đi cứ nhẹ tênh. Làn đường của ai người ấy đi. Văn minh thêm chút đỉnh! Anh bạn tôi có tay lái lụa. Những đoạn cua tay áo, lại đi ngang. Nhiều chỗ cũng hết hồn. Bạn có bao giờ như thế không?
 (ảnh chỉ minh họa thôi - Click).
Về tới trang trại, vịt nhiều ơi là nhiều. Con ở dưới mương, con trên đồng cạn; con nằm, con đứng, con tắm, con kêu; nhấp nhô, lộn xộn, con đen, con trắng.
Còn tôi, lùa vịt chui ống, đếm mãi, đếm mãi chẳng xong.
Nhờ các bạn đếm hộ.
   

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Hai chuyện tình

Posted on  by huyenmay
Chuyện tình thứ nhất 
Bao giờ cũng mở màn bằng xao xuyến, lưng chừng nhớ mong, đỉnh điểm say đắm và kết thúc bằng tích tụ.Tích tụ hiểu nhầm, tích tụ giận hờn, tích tụ hờn ghen.Cái gì cũng có thể tích tụ được.Cứ như sự chịu đựng là một cái bát sành sứ lớn.Mỗi ngày, mỗi tháng nhỏ một giọt.Lâu dần nó đầy đến miệng và chỉ đợi một giọt cuối cùng, rất nhỏ cả về hình dạng và thể tích.Tỏng.Ào.Đổ té hết cả.Trào hết.
Đổ vỡ.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, vàng chưa lên ngôi. Tôi có 2 chỉ (2 đồng cân = 3,75 gam x 2 = 7,5 gam) bán đi để lấy tiền mua xe đạp làm phương tiện đi học mà chẳng biết bán cho ai. Có cô mậu dịch viên đồng ý đổi xe đạp lấy vàng. Tôi phải các thêm bằng 3 lần như thế mới có 1 chiếc Phượng Hoàng để đi. Thể thời thay đổi. Thế kỷ này vàng lên chóng mặt. Đồng tiền mất giá, các đại gia rồng rắn xếp hàng mua vàng, đúng như thời mua rau muống ngày xưa! Nhà nước nhập vàng, 5 – 6 tấn kia, để kéo tụt vàng xuống. Vàng ơi! Xuống đi! Khổ lắm, vàng lên thì giá cũng lên. Dù đã nhiều lần tăng lương, nhưng túi đựng thì cứ vơi dần. “Xu không dính túi”- đúng vậy, vì làm gì còn xu, ngay cả ngàn đồng, lệ phí đi đường, qua cầu của người thiên cổ, cũng chẳng ai thèm nhặt (?). Ấy thế mà vàng lên vù vù. Kho vàng thế giới đầy thêm. Suy thoái kinh tế mà không khéo (công nhân) kho vàng bị vàng đè chết.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Прощално – Bài thơ vĩnh biệt

 

Прощално

На жена ми
Понякога ще идвам във съня ти
като нечакан и неискан гостенин.
Не ме оставяй ти отвън на пътя –
вратите не залоствай.
Ще влезна тихо. Кротко ще приседна,
ще вперя поглед в мрака да те видя.
Когато се наситя да те гледам –
ще те целуна и ще си отида.
Никола Вапцаров

Bài thơ vĩnh biệt

Gửi vợ tôi
(Bài thơ này được viết trong nhà tù, một hôm trước khi bị hành hình)
Anh sẽ đến bên em trong giấc ngủ
Như một người khách lạ phương xa
Em, em chớ cài then khoá cửa
Chớ để anh ngoài ngõ bơ vơ
Anh khẽ bước vào, nhẹ nhàng ngồi xuống
Ngắm mặt em trong bóng đêm dày
Nhìn em mãi cho tới mòn con mắt
Anh hôn em rồi lại ra đi
Bản dịch của Vũ Tú Nam
***

Bài thơ vĩnh biệt

Đôi khi anh sẽ vào trong giấc ngủ em
như một khách thăm bất ngờ và xa ngái…
Em, em chớ để anh ở ngoài đường cái
Với anh em đừng chốt cửa cài then!
Anh sẽ vào, lặng yên, và anh sẽ ngồi rất khẽ
đôi mắt đăm đăm xuyên bóng tối nhìn em.
Và khi anh đã ngắm em đến mòn con mắt
anh sẽ hôn em, rồi thì – anh lại ra đi.
Bản dịch của Xuân Diệu
***
Никола Йонков Вапцаров е български поет, чието творчество е предимно със социална тематика. Превеждан е на редица езици. Единствената цялостна стихосбирка на Вапцаров (Моторни песни) излиза през 1940 г. Активен член на нелегалната Българска комунистическа партия, през 1942 г. той е осъден на смърт за антидържавна дейност на страната на антихитлеристката коалиция. Посмъртно е амнистиран. Под въздействието на политиката на Коминтерна възприема идеите на македонизма.
Любовта на Никола Вапцаров към Бойка Вапцарова е най-вълнуващата българска любовна история на XX век
„Понякога ще идвам във съня ти, като нечакан и неискан гостенин…” Така започва едно от най-разтърсващите стихотворения в историята на българската литература, с което броени часове преди смъртта си Никола Вапцаров се прощава със своята съпруга и любима Бойка.
Безсмъртната любов на Вапцаров към неговата Бойка бе избрана от зрителите за най-вълнуващата българска любовна история на XX век. Тя събра 31.67 % от гласовете. На второ място зрителският вот постави любовта на Раде Маркович и Невена Коканова с 16.76 %, а на трето – невъзможната любов на Яворов към Мина – с 12.78 %.

CON SỐ 3000 – TÌNH YÊU VÀ TRÁCH NHIỆM

4 tháng mở Blog, 3000 lượt truy cập. Trong đó 2200 từ hungdm1.blogspot.com và 800 từ hungdm1.wordpress.com. Con số lượng truy cập tăng nhanh từng ngày. Trân trọng cảm ơn tất cả đọc giả đã ghé thăm. Vui mừng hơn nữa khi công khai Email của mình, tôi nhận được rất nhiều thư từ các bạn Mỹ xa xôi. CHAT qua YAHOO cũng rất nhiều. Thành thật xin lỗi các bạn vì bất đồng ngôn ngữ.
Qua Blog, tôi lại thấy tình yêu của mình lai láng khắp nơi. Tuổi trẻ tràn trề, niềm vui vô tận và cũng thấy trách nhiệm của mình trước cộng đồng. Hãy đến với tôi, không súng gươm, không thù hận, chỉ hoa hồng. Các bạn gửi thư cho tôi, hoặc phản hồi ngay tại mỗi bài viết. Trân trọng mọi ý kiến của các bạn.  


NUMBERS 3000 - LOVE AND RESPONSIBILITY

Blog 4 months of opening, 3000 hits. In particular from 2200 hungdm1.blogspot.com and 800 from - hungdm1.wordpress.com. The number of traffic increasing day by day. Yours sincerely thank all readers for visiting. Even more excited when my public email, I received many letters from American friends, a country far away. YAHOO CHAT through a lot also. Sorry you for the language barrier.

Through blogs, I see my love expanded around the worlwide. Youth overflowing, infinite joy and also see their responsibility before the community. Come with me, not gun sword, no hatred, only rose. You wrote to me, or responded immediately in each article. Appreciate any comments from you.

 (Bản dịch tiếng Anh của Bạch Long Giang - K16toanco.info)

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

TẢN MẠN VỀ LẬP LUẬN

Lang thang trên mạng, tôi gặp được đồng hương. Ông là thày dạy của bao thế hệ học trò dưới mái trường XHCN. Giáo sư có bài viết rất hay về lý luận – lý lẽ trong lập luận, xin chép lại đây để mọi người cùng đọc. Trân trọng cảm ơn tác gỉa và nguyenthanhnam Blog. 

Nhân tranh luận tại Quốc hội, tản mạn về lập luận – Nguyễn Đức Dân

Posted on by nguyenthanhnam1210
Một nguyên lý sư phạm cho nền giáo dục tiên tiến: cấp cần câu chứ không cho cá. Cái cần câu cấp cho người học là phương pháp độc lập tư duy, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề. Trước hết, đó là phương pháp tư duy phản biện mà cốt lõi là lý thuyết lập luận. Khi có thói quen tư duy phản biện, hiện tượng được nhìn nhận, đào sâu tới gốc rễ của nó. Hơn ai hết, giới nghị sĩ phải rèn luyện về lập luận.
Lập luận là gì?
Xuất phát từ tiền đề (những sự kiện, chân lý được mọi người thừa nhận), dựa trên những lý lẽ chúng ta đi tới những kết luận – đó là lập luận. Có hai loại lập luận: lập luận để chứng minh một chân lý và lập luận để thuyết phục.
Loại lập luận thứ nhất thuộc lôgích hình thức. Đó là toán chứng minh trong hình học, đại số, vật lý, hoá học… dạy trong trường học. Lý lẽ trong loại này là những định lý, định luật, quy tắc… đã biết.
Trong đời thường còn có loại lập luận để thuyết phục, tạo niềm tin, nói sao cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai” rồi tin theo điều mình nói hoặc từ bỏ những xác tín cũ. Lý lẽ chủ yếu ở loại lập luận này là những lôgích đời thường: “ở hiền gặp lành” là lý lẽ về quan hệ nhân quả, “trời kêu ai người ấy dạ” là lý lẽ về số mạng, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là lý lẽ về dòng dõi. Đó là những lẽ thường hay lý lẽ “hiển nhiên là thế”. Loại lập luận này thuộc lôgích phi hình thức. Ở đây lý lẽ có tầm quan trọng hàng đầu. Chất vấn, trả lời, tranh luận trước Quốc hội là những lập luận để thuyết phục.
Lý lẽ trong lập luận
Những kết luận không chứng minh, không có lý lẽ là loại lập luận quyền uy chẳng thuyết phục được ai. Tiếc thay, loại này thường thấy trong diễn đàn Quốc hội.
“Chân lý thuộc về số đông” là loại lý lẽ về số lượng. Nó loại trừ lý lẽ “ta làm theo cách của ta”. Dùng lý lẽ này, GS Hoàng Tuỵ viết: “Yếu kém nhất của nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là đi lạc con đường chung của thế giới đang đi. Lạc hậu còn có thể khắc phục được nhưng lạc đường thì mãi mãi khó đuổi kịp các nước” (Sài Gòn Tiếp Thị, 14.10.2011).
Ý thức được tầm quan trọng của lý lẽ “chân lý thuộc về số đông”, nhiều đại biểu Quốc hội đánh tráo thành nhân danh số đông. Ông Hoàng Hữu Phước nói mà không đưa ra được chứng cứ thống kê “đa số công dân sẽ không ủng hộ luật biểu tình” thì chỉ là nhân danh số đông – nhân danh nhân dân. Mấy ai tin cái “đa số công dân” của ông Hoàng Hữu Phước.
Thú vị là lý lẽ dựa vào uy thế cũng hay được dùng trong Quốc hội để tăng thêm trọng lượng cho lập luận. Khi bàn cần có luật biểu tình, cả hai đại biểu Dương Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa đều viện tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nguỵ biện và sai lầm trong lập luận
Luật đặt ra để điều chỉnh các hành vi xã hội. Xảy ra một vài cuộc biểu tình hỗn loạn, tại sao không nghĩ rằng hãy xây dựng luật biểu tình để hạn chế biểu tình hỗn loạn mà lại nghĩ cần cấm biểu tình?
Đánh tráo khái niệm là một cách nguỵ biện hay thấy trong lập luận nghị trường. Từ demonstration (biểu tình) xuất hiện trong tiếng Anh từ thế kỷ 14, là hình thức đấu tranh của một tập hợp người, công khai đòi quyền lợi, chống bất công, phản đối một điều gì đó đối với giới chủ hay nhà cầm quyền được đại biểu Phước đánh tráo thành biểu tình với động cơ chính trị “chống chính phủ”, thậm chí có đại biểu khác còn đẩy lên thành “chống chế độ”. Đây là kiểu lập luận chụp mũ hù doạ. Người nói quên mất bên cạnh những cuộc biểu tình “chống” còn có những cuộc biểu tình ủng hộ – chống lại cuộc biểu tình “chống”. Câu chuyện phe “áo đỏ”, “áo vàng” bên Thái còn chưa xa.
Nếu xuất phát từ những tiền đề vu vơ, những lý lẽ tào lao thì lập luận chẳng thuyết phục nổi ai. Xem xét quyền biểu tình theo trình độ dân trí và nền kinh tế là một lối tư duy hết sức tuỳ tiện, gợi nhớ đến lập luận của một đại biểu Quốc hội khoá trước: “Các nước có chỉ số IQ cao thì người ta làm đường cao tốc”.
Về phương diện lập luận, chân lý không phải luôn luôn thuộc về số đông. Chỉ mình ông Dương Trung Quốc phát biểu ủng hộ cần luật biểu tình, nhưng hầu như không ai có tranh luận bác bỏ. Vậy, ông Dương Trung Quốc đúng.

GS-TS Nguyễn Đức Dân
Mời xem tại:
Link: http://sgtt.vn/Khoa-giao/156260/Nhan-tranh-luan-tai-Quoc-hoi-tan-man-ve-lap-luan.html
Xem thêm: Toàn văn lời phát biểu của hai đại biểu Hoàng Hữu Phước và Dương Trung Quốc về Luật biểu tình