Mùa xuân bình yên

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

NƯỚC MỸ, 36 NĂM NHÌN LẠI

 
UNITED STATES, 36 YEAR LOOK BACK
The final graduation exam university has suspended the country to organize the Victory Day - 04/30/1975. The next day, the country ecstasy, jubilantly marched down the road. Flags everywhere, each one carrying a flag of the country, hands waving, mouth singing "Like a fun day of Uncle Ho in victory" that musicians have composed Tuyen Pham at 30-4. The country, from the day of victory which saw us, shimmering and very proud!
 
36 years have passed. Country guns fell silent, but still much hardship. Riot morning, afternoon (sun) in the firestorm. We have endured the rigors of natural disasters, the more the cruel enemy sabotage, still stand up and shine Vietnam. America far, far away. We learn about a country distortion, rampant gun, who is the wolf's .... Capitalism that, who knows a civilized country, social management by the law, justice, democracy and progress of this most. British finance both on this earth to create a United States. There are the most Nobel Prize winners, scientists have invented one. Unemployment registers that receive benefits; old, ill have to appeal to that hospital treatment. Buy a gun, a gun; protesters, the demonstrators ... do all that is not prohibited by law. SAM wise uncle brought his fire away from home. Two world wars, paying only one bomb, killed one person. But watch it carry bombs scatter everywhere. The cost is not small. The cross on the grave U.S. troops into the woods. Note that and gradually got a page out Apganistang, Iraq ... as before uncle pulled out of Vietnam. Note Hooray!
America magnificent building space, which ships - such as spacecraft go shopping. Hollywood films like it. The statues of Liberty guarding the sea. 30 to 40 years, would be guarding the gate.

After years of cold, Vietnam eyes glitter in the notes. Google President Bush to exercise in the morning at the lake Hoan Kiem, Bill Clinton first touch stone turtle Van Mieu - Quoc Tu Giam .... "Food that long long night, long live people who know." Let's harmonize all. Religious harmony, racial harmony, harmony that even compassion, hatred through war has receded!
         (Bản dịch từ Google)

Môn thi tốt nghiệp cuối cùng bậc Đại học đã hoãn lại để cả nước tổ chức Ngày Chiến Thắng – 30/4/1975. Hôm sau, cả nước ngẩt ngây, tưng bừng xuống đường tuần hành. Cờ hoa khắp nơi, mỗi người mang một lá cờ tổ quốc, tay vẫy, miệng hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” mà nhạc sỹ Phạm Tuyên vừa sáng tác tối 30-4. Tổ quốc, nhìn từ ngày chiến thắng thấy ta trong đó, lung linh và rất đỗi tự hào!
 36 năm đã qua. Đất nước im tiếng súng, nhưng vẫn còn lắm nỗi gian truân. Sáng chống bão dông, chiều (nắng) trong bão lửa. Chúng ta đã chiụ đựng cái khắc nghiệt của thiên tai, lại thêm cái tàn khốc của địch hoạ, vẫn đứng dậy và tỏa sáng Việt Nam. Nước Mỹ ở xa, xa lắm. Chúng tôi được học về một nước Mỹ méo mó, súng ống tràn lan, người là chó sói của người…. Chủ Nghĩa Tư Bản mà, biết đâu đến một đất nước văn minh, quản lý xã hội bằng luật pháp, công bằng, dân chủ và tiến bộ bặc nhất này. Anh tài cả trái đất về đây làm nên một Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Có nhiều người được giải NOBEL nhất, có nhiều phát minh khoa học nhất. Thất nghiệp, đăng ký mà lĩnh trợ cấp; già, ốm đau có nhà thương làm phúc để mà chữa bệnh. Mua súng, có súng; biểu tình, được biểu tình… làm được tất cả những gì mà pháp lụât không cấm. Chú SAM khôn ngoan mang lửa đốt xa nhà mình. Hai cuộc thế chiến, chú chỉ bị 1 quả bom, chết 1 người. Nhưng chú thì mang bom vãi khắp nơi. Cái giá phải trả không phải là nhỏ. Thánh giá trên những nẫm mộ lính Mỹ thành rừng. Chú đã nhận ra và dần dần rút chân ra khỏi Apganistang, Ỉrăc… như trước đây chú đã rút ra khỏi Việt Nam. Hoan hô chú!
Nước Mỹ kỳ vĩ xây nhà trên vũ trụ, có con tàu - phi thuyền đi về như đi chợ. Có tượng thần Tự Do canh gác ngoài bỉên khơi. 30- 40 năm nữa, xin được làm gác cổng.

Sau năm tháng lạnh nhạt, Việt Nam lại long lanh trong mắt chú. Tổng thống Gioocgio Bush tâp thể dục buổi sáng ở Bờ Hồ, Bill Clinton sờ đầu rùa đá Quốc Tử Giám…. “Thức lâu mới biết đêm dài, sống lâu mới biết là người có nhân”. Hãy hoà hợp tất cả. Hoà hợp tôn giáo, hoà hợp sắc tộc, hoà hợp cả những nỗi lòng trắc ẩn, hận thù qua cuộc chiến đã luì xa!
Titaníc nào:  

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

TÌNH YÊU NƯỚC NGA

Chúng ta gọi nước Nga là Anh cả. Không phải nước Nga to lớn nhất, 1/6 quả địa cầu, mà là nước Nga đã dành cho chúng ta những tình cảm của người Anh cả theo đúng nghĩa của nó. Không vụ lợi, không suy tính thiệt hơn, hết lòng vì đàn em XHCN. Trên con đường giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, tôi đã ngồi trên đủ loại chiếc xe mang dòng chữ Chế tạo tại Liên Xô. Súng to, súng nhỏ mang  nhãn hiệu USSR, CCCP. Phi xăng lớn, phà qua sông cũng đến từ nước Nga Xô Viết. Nhân dân ta đã mang ơn nước Nga rất nhiều. Vì thế, nước Nga đã ở trong trái tim mỗi người Việt Nam. Nhân dịp 94 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga, chúng ta cùng nghe những bài ca về đất nước vĩ đại này nha. Triệu bông hồng, Chiều Mascova, Cây thuỳ dương.
Ôi! Tình yêu và nỗi nhớ nước Nga!

(Có kẻ bỏ cha, bỏ mẹ nào lại xuyên tạc rằng: Xếp Hàng Cả Ngày, Các Chú Cứ Phá, thế có tệ không?).

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

CHÀO MỪNG 500

Nhân dịp 500 bạn đã ghé thăm hungdm1 blog, thân ái gửi lời  chào mừng tới tất cả các bạn. Chúc các bạn mạnh khoẻ, hạnh phúc. Tôi yêu tất cả các bạn.
 500 occasion for visiting hungdm1 blog, send cordial greetings to you all. I wish you health, happiness. I love you all.

Đan Mạnh Hùng.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

TUYÊN NGÔN VÀ BLOG

Thời gian thấm thoát thoi đưa, thế là ta đã vào cái tuổi đầu 6, đít chơi vơi!  Biết tôi vui tính, lại chỉ dùng bàn phím, bút vất lăn lóc trên bàn, bọn trẻ con trong làng đùa vui:
-         Ông ơi, bút của ông hết mực rồi à?
-         Hết thì chưa hết, nhưng ông cứ BL (Blog) ông chơi. Mắt còn tinh, tay còn khoẻ, ông vẫn chọc ngoáy tốt.
Bọn chúng kháo nhau Blog của ông ấy không nhấp nháy, không trò chơi…. không đẹp nên chúng không vào. À ra thế!
Tôi thì cứ nghĩ miên man về sự đơn giản. Đơn giản nhưng vẫn  chuyển tải lời hay, ý đẹp là được rồi.
Hãy yêu tôi khi tôi mỉm cười với bạn. Tôi yêu bạn vì bạn đến với tôi. Không súng gươm, không thù hận, chỉ hoa hồng.
Ask me when I smiled at you. I love you because you came to me. No gun sword, not hatred, just roses.
Hoa hồng:



Và lại nhốt hết chim, cò, ngỗng, cuốc…. vào đây:
Toàn thể Gallery của tôi: 

(ảnh có từ nguồn daovien.net và Blog BachDuong. Trân trọng cảm ơn).

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

HAI BLOG VÀ CÁCH VƯỢT TƯỜNG LỬA.


Tôi đã làm 2 cái Blog. Tất cả những máy tính nào vào được ngay từ 2 dòng lệnh dưới đây, khẳng định không có Virus:
Các bạn thử xem.
Virus phá hoại các chương trình máy tính của bạn. Hiện nay, nó còn làm hỏng máy tính. Các thiết bị (phần cứng) yếu yếu một chút Nghẻo luôn. Vì vậy, bạn nên cài một chương trình diệt Virus nào đó. Virus cũng tạo nên những bức tường lửa. Nhiều khi, có chủ định của ai đó, (có khi của cả quốc gia), để ngăn chặn một trang WEB, Blog… lề trái. Khốn thay, Virus cũng là những chương trình do con người viết ra, khi đã vào máy thì lề trái, lề phải chúng cũng xơi sạch. Tôi xin gợi ý vài cách vượt tường lửa sau đây:
1-     Thay 2 dòng lệnh trên bằng dòng lệnh:
                          hoặc:
và thay tên các trang WEB, Blog … các bạn cần, vào chỗ hungdm1.wordpress.com,  hungdm1.blogspot.com
     2 - Chạy chương trình U1017. EXE. Máy tính của bạn có hình cái khoá ở góc trái, và hình này:

Các bạn vào các trang WEB, Blog vô tư, chẳng cứ gì Facebook.
      Download U1017.rar tại đây:

      3 – Hãy tải Hotspot Shield
Truy cập tất cả các website bị chặn 100% miễn phí. Hãy tải về tại đây!

Còn rất nhiều cách nữa. Lưu ý rằng 1,3 làm ta bực mình vì quảng cáo.
Thư giãn một chút. Xin mời nghe lại tiếng hát Ngọc Tân. -  Khoảnh khắc, khi mùa đông đã cận kề:


Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

BẠN TÔI VÀ TÔI.

Hội lớp đã qua lâu rồi, nhưng những nét đẹp của nó thì vẫn còn đây. Anh Hoàng Văn Bắc - K15, trong bài phát biểu của mình, đã nói về Bạn. Bạn là danh từ. Bạn học, bạn chiến đấu và bạn tù. 3 loại bạn này có sự kết dính đặc biệt. Xin mạo muội có vài dòng suy nghĩ.
Người ta thường nói: Bạn nối khố, là nói về bạn ở cái thời con nít, vắt mũi thò lò, quần áo trên bờ và tắm truồng cả hội. Một đứa tinh nghich giấu quần áo đi là tồng ngồng về nhà mặc vào bộ khác. Sáng oánh nhau, chiều gặp lại, lại cười toe toét. Ôi cái tuổi vô tư và hồn nhiên như vượn như khỉ! Bạn nối khố cũng có thể nói về một lớp người cùng hội làm thổ. Làm thổ là làm đất, không phải lầu xanh. Họ cùng đóng khố, đào ao chuôm, dùng thuyền chở đất và vượt lên những nền đất mới cho gia chủ làm nhà. Công việc này thường thấy ở đồng bằng châu thổ sông Hồng vào vụ giáp hạt, tháng ba, ngày tám, hoặc mùa nước nổi. Bạn là danh từ, còn có bạn đường, bạn đồng hành. Nói về tình sâu nghĩa nặng có bạn tri kỷ, bạn tri âm, bạn trí cốt. Bạn tình ngày xưa chỉ có ở nam và nữ, ngày nay thì tuốt tuột, nam nam, nữ nữ, nữ nam. Đến bạn đời thì 2 cái khác dấu chập 1, khăng khít lắm. Bạn chiến đấu và bạn tù, cũng khỏi bàn, xương máu dành cho nhau vì một mục tiêu chung chiến thắng!
Bạn học, bạn đồng môn, bạn cùng trang lứa. Cái thời đi học cho ta bạn học cấp I, II ở làng, xã. Bạn học cấp III ở huyện. Bạn học Đại học thì đã vượt ra ngoài danh giới quốc gia. Chữ Tàu, chữ Nga, chữ Anh, chữ Pháp, chữ loằng ngoằng như con giun con dế. Da đỏ, da đen, da trắng, da vàng cùng ánh mắt  nhìn lên bảng đen, phân tích, mổ xẻ sin sin, cos, cos….  Đó chính là bạn học. Thời gian để kết nối bạn học không nhiều. Con thuyền tới bến là mỗi người mỗi phương. Người bay lên trời bẻ lái máy bay, người chui xuống đất đào hầm khoét ngạch, người vào nhà máy chọc ngoáy lung tung, người ra khơi xa đội trời khuấy nước, người ra đứng đường thổi còi thu phí, người làm ký giả xếp chữ ăn tiền, người vào ngân hàng đếm tiền mệt nghỉ, người lại nuôi khỉ, nuôi chó, nuôi dê…. mỗi người mỗi nghiệp. Chúng ta, sau 40 năm trở thành bạn học, từ cái nôi đào tạo khoa học cơ bản, cũng có cách nhìn bạn học cuả riêng mình. Chẳng còn cảnh ôm nhau ngủ khì trên chiếc giường tập thể, chẳng còn buổi kiểm tra mà cả làng xơi ngỗng. Chẳng còn buổi đá banh, thua thì phải đứng, ở trần chụp ảnh….. 

Những chàng trai, cô gái ngày nào đã trở thành Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, những nhà nghiên cứu khoa học, những nhà quản lý, những nhà giáo chăm chút trồng Người. Tất cả có gia đình, ổn định kinh tế. Gần thì đầu tháng uống bia, cuối tháng thịt chó + Johnnie Walker. Chỉ một cái Click chuột, là tụ tập. Xa thì thăm nhau qua đường dây thép. Đó là bạn học. Quá khứ xa xăm chỉ còn là kỷ niệm. Tất cả các bạn đều là bạn tôi. Bạn tôi đã cho tôi cái gương sáng để mà soi chung. 40 năm ấy tôi đã có các bạn để mà tự hào. Các kỳ hội lớp là những dấu son. Không ai có thể quên đựợc những tình cảm chân thành, chúng ta vẫn nhớ về nhau, về những người bạn học một thời như thế. Bây giờ, chúng ta cũng vẫn đến với nhau, không địa vị, không chức tước, chỉ hai từ: BẠN HỌC!
Mời các bạn đón xem hôi lớp tôi mà Bạch Long Giang vừa cải tiến tải lên. Cảm ơn Giang và tác gỉa (bản gốc) Đào Kiến Quốc nhiều:
Đan Mạnh Hùng.                     

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

LỘC VỪNG LÁ ĐỎ: MÙA ĐÔNG ĐÃ VỀ.

Tuổi trẻ hiếu động. Dưới bóng cây bàng cổ thụ, chúng tôi thường túm năm, tụm ba chơi các trò dân gian. Đánh đáo, bắn bi, cưỡi ngựa ném bóng – trò chơi 2 phe, một phe làm ngựa, một phe cưỡi và ném bóng cho nhau. Để bóng rơi, đối phương nhặt bóng và ném trúng bẩt cứ ai của đối phương là đối phương thắng, không phải làm ngựa. Trò chơi lặp lại. Buổi chiều muộn, nhập nhọang tối, chúng tôi tụ tập. Lần này thì cả nam, nữ cùng chơi trốn tìm. Cả góc làng râm ran tiếng trẻ. Yêu biết mấy, làng quê Việt Nam thanh bình.
Khi cây bàng lá đỏ, chúng tôi vận thêm cái áo dài tay, một số đứa mặc áo len, con gái vắt cái khăn quàng trên cổ, thế là mùa đông đã về.

Ngày xưa, cây bàng lá đỏ. Ngày nay, lộc vừng lá đỏ: Mùa đông đã về!
    Mùa đông bâng khuâng, mùa đông hưu quạnh, mùa đông lạnh giá, mùa đông lang thang trên phố cổ, thương thay những con người cô quạnh. Cố nhân, nhạc sỹ Nguyễn Văn Thương (22/5/1919 – 5/12/2002) năm 1939 đã viết “Đêm Đông” với bao tâm trạng ưu sầu. Tôi xin POST lên đây “Đêm Đông” với các giọng ca, cả ở hải ngoại: Thạnh Lam, Bạch Tuyết, Hồng Nhung, Lệ Thu - Diễm Liên, Hà Thanh. Mời các bạn tự chọn và cùng thưởng thức:





Có ai lang thang trong đêm đông, tôi xin cùng nhập hội!  

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

HỘI NGỘ VÀ DƯ ÂM


Sau 4 ngày hội lớp, các công việc lại bình thường. Ngày thì tất bật, xe cộ trên các nẻo đường chen chúc. Một chiếc xe BUS ngang đường là cả làng ùn tắc.
  (Ảnh IE)  -  Ơi giao thông, ới giao thông. Quy hoạch ơi là quy hoạch.
 “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Kỷ ở đây là kỷ cương, phép nước. Suy cho cùng, con người mới là tất cả. Chúng ta xây dựng nên luật pháp.  Chúng ta xây dựng nên kỷ cương. Chúng ta làm ra những con đường, ôtô mấy chấm và xe máy đời cao để lưu thông trên đó. Thế mà bây gìơ … có ý định cấm xe máy. Phố cổ đã đành, còn các nơi khác, cũng đi bộ a?  Tôi giật mình, sờ lên đầu xem có âm ấm không đây, lại có cả ý định (vay mượn các bạn hoặc) khâu mồn 30 năm…..để mua ôtô.  Xin cảm ơn “nhường đường là nét đẹp văn hoá”. Văn hoá giao thông…. mới!
Hội lớp vui quá. Bây giờ tôi vẫn ngất ngây. 40 năm sau mới nghe câu chuyện “gà mổ moi” của anh Nguyễn An Khánh. Chắc anh đánh thức vợ, con nhiều quá đấy mà! Còn nữa, “người Hà Nội không bao giờ vét đĩa”. Như vậy là không tiết kiệm trong ăn uống. Quê tôi cũng vậy: cỗ bàn bao giờ cũng phải để dư lại, mỗi thứ một ít. Anh Bắc K15 thì để nhầm dấu phẩy: "Gia đình có 2 con vợ, chồng sung sướng" - "Bò cày không được, thịt"! ("Gia đình có 2 con, vợ chồng sung sướng" - "Bò cày, không được thịt" )
Tôi cũng biết thêm, một TS nữa: Trần Trọng Toàn. Chúc mừng.
Tôi cũng… lăn tăn vì dự định mua 2 bó hoa tặng 2 hiệp sỹ của lớp không thành. Xa Hà Nội, chỉ được không khí trong lành, cảnh đẹp tự nhiên….. những  thứ khác thì hơi khó kiếm. Chẳng thế mà các cô gái H’Mông về Hà Nội nhiều thế.
Giang đã chớp cho tôi 1 ảnh. Cảm ơn Bạch Long Giang.

Hãy yêu tôi khi tôi mỉn cười với bạn. Tôi yêu bạn vì bạn đến với tôi.
Ask me when I smiled with you. I love you because you came to me.
 Mời các bạn xem ảnh lớp tôi qua tác gỉa BLGIANG:
http://k16toanco.info/node/497
Hôm  nay nhằm ngày 20 – 10. Hội thi nữ công trang trí bàn ăn cũng vui và ý nghĩa. Chúc mừng chị em lớp mình. Chúc bữa ăn ngon cho tất cả.
Ngày Phụ nữ Việt Nam. Chúc các bạn nữ mạnh khoẻ, khéo tay hay làm, làm nhiều hơn nói. Cỗ bàn đầy đặn. Chăm sóc gia đình ngày càng hạnh phúc.


Đan Mạnh Hùng.   

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

55 NĂM - MỘT KỲ TÍCH. 40 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

55 NĂM - MỘT KỲ TÍCH.
Khoa toán- cơ – tin học trường Đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, trước đây là trường Đại học Tồng Hợp Hà Nội (ĐHTHHN), vừa long trọng tổ chức 55 năm ngày thành lập (1956 – 2011). Những thày cô, thời gian làm bước chân chậm chạp, tóc trắng xoá ngang vai và những học sinh, sinh viên hôm nay cùng hội tụ. 55 năm ngành toán cơ tin học nói riêng và ngành toán học Việt Nam nói chung, có những bước thăng trầm, lúc tăng lúc hạ. Người làm toán thì trầm ngâm hồi tưởng những ngày hoàng kim, người ngoài cuộc vẫn lặng lẽ, mơ màng về một ngành cao siêu vời vợi. Chẳng lẽ nền toán học nước nhà cũng lênh đênh, chìm nổi theo cơ chế thị trường sao?
Trời Vịêt Nam vẫn xanh trong. Những ngôi sao của nền toán học nước nhà vẫn tỏa sáng. Lê Văn Thiêm, Nguyễn Cảnh Toàn, Phan Đình Diệu, Hoàng Hữu Đường, Nguyễn Duy Tiến, Phan Đức Chính, Hoàng Hữu Như, Phan Văn Hạp, Phạm Hoàng Thao, Đào Trọng Thi, Phạm Kỳ Anh, Vũ Hoàng Linh …. và gần đây. (hiện tượng) Giáo Sư Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fields, giáo sư  Hoàng Tuỵ vừa được Hiệp hội Quốc tế về Tối ưu toàn cục trao Giải thưởng Caratheodory lần đầu tiên trên thế giới, làm nóng lại con đường toán học Việt Nam. Lớp trẻ làm toán và thích học toán hăng say trở lại. Thật là mừng cho nền toán học nước nhà.
K16 chụp ảnh lưu niệm tại lễ kỷ niệm:

Các bạn tham khảo thêm bài viết của Nguyễn Vĩnh Thuận:
Lớp tôi, khóa 16 toán cơ, ĐHTHHN (1971-1975), còn 74 thành viên đang hít thở khí trời. Vẫn hăng say lắm cái đầu và tay bút. Những lãng tử Giáp Ngọ vẫn liếc mắt, đưa tình với toán học. Một công thức mới chưa xong, một giáo trình giang giở, một luận văn chưa hoàn thành…. là còn tìm kiếm lời giải. Những cánh chim đầu đàn như GS-TSKH Nguyễn Hữu Vịêt Hưng, GS – TSKH Đặng Hùng Thắng, GS-TSKH Nguyễn Hữu Dư, GS-TS Hoàng Xuân Huấn, Nguyễn Vũ Lương…. vẫn cần mẫn, mải miết đi, về giữa đất mẹ Việt Nam, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Nhật…. giảng dậy, làm toán trên đẩt bạn, làm cầu nối hữu nghị, giao lưu văn hoá và kết nối toán học Việt Nam với toán học hiện đại thế giới. Đây nữa, chủ sở hữu đầu tiên giải thưởng “ Nhân tài đất Việt”- giải thưởng danh giá nhất về công nghệ thông tin của Việt Nam: Đào Kiến Quốc.
(Đào Kíên Quốc, thày Phan Đức Chính và Tôn Quốc Bình)
   

40 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
Chúng ta đã tổ chức thành công buổi gặp mặt sau 40 năm ngày vào trường. Khoảnh khắc vàng ấy sẽ để lại trong ta những kỷ niệm khó phai. Không những có số lượng dự họp đông nhất mà còn mời được cả gia đình, bạn bè thân thương của lớp cùng tham gia. Thành công trên cả tuyệt vời.
Thời gian thấm thoát thoi đưa. Mấy cái ngoảnh đầu đã tới kỷ niệm 40 năm ngày cắp sách vào cổng trường Đại học. Cũng chẳng phải ngắn ngủi gì, nửa cuộc đời bươn chải, cần cù và nhẫn nại, lượm lặt và tư duy, lao động và sáng tạo…. để hôm nay, chúng ta có ngày gặp mặt thật tưng bừng và náo nhiệt. Những gương mặt trai trẻ năm xưa đã thay bằng những nếp nhăn và mái đầu điểm bạc, nhưng vẫn còn đó, ánh mắt long lanh, nụ cười đầm ấm và mênh mông những tấm lòng rộng mở. Chúng ta đã có duyên kỳ ngộ cùng nhau 4 năm đèn sách, cùng nhau ăn bo bo, canh cải, rau muống, đào mương đắp đường…. và lại cùng nhau hội tụ. Tính tình vẫn thế. Tình bạn nguyên vẹn. Chúng ta đã tổ chức thành công buổi gặp mặt. Đông vui qúa, nhộn nhịp quá, thành công quá sức tưởng tượng. Từ khắp mọi miền Tổ quốc, không phân biệt màu da, dân tộc, đẳng cấp và tôn giáo. Ai có xe dùng xe, ai có máy dùng máy, không có máy thì dùng xe bít, xe ôm. Tứ phương thì đi máy bay, tàu hoả, hạ sách đi bộ.  Dù ở gần chuẩn bị chỉ 1 ngày. Ở xa thì hối hả cả tháng. Có gì dùng nấy, miễn sao ai cũng đến được 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân – Hà Nội làm nơi xuất phát lên đường….     
Và đây là những bông hồng của lớp tại khu sinh thái Ba Vỳ: 

Lớp tôi K16: 

Thăm quan Thiên Sơn - Thác Ngà:
Chúng tôi ở giữa hai nhân vật nổi tiếng: Đặng Hùng Thắng - người rất thành công trong các kỳ làm trưởng đoàn học sinh giỏi VN thi Olimpic toán quốc tế và Nguyễn Hữu Việt Hưng - đầu ngành Topo học, người Việt Nam xịn, lại giảng dạy cả ở bên Mỹ.
Còn đây là cảnh xa xa, mây trắng vờn quanh trên đền thờ Bác Hồ:

Con gái tôi cũng tham gia hội lớp:( áo trắng).
Bạn áo dài bên cạnh là Đào Ngọc Hoàn, người cách đây trên 40 năm đã đánh bại tất cả để giành vị trí cao nhất trong kỳ thi HS giỏi toán Miền Bắc:

Mấy dòng cảm xúc khi vừa về đến nhà. Cảm ơn ban liên lạc đã tổ chức tuyệt vời buổi hội này. 10, 20, 30, 40 năm sau, chúng ta vẫn sẽ hẹn gặp nhau.
Trong bài có sử dụng tư liệu và ảnh của http://K16toanco.info. Trân trọng cảm ơn trang WEB và tất cả các bạn.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

LỘC VỪNG

Tháng  Tám  và Mùa Thu xanh trong. Hà Nội đã có mấy ngày tuyệt đẹp. Tiết trời xe lạnh, gió nhẹ thổi, Bờ Hồ lăn tăn sóng.. Cầu Thê Húc đỏ tươi. ở bên bờ, cây lộc vừng trăm tuổi vẫn lặng lẽ dâng cho đời những cành hoa tươi sắc, soi bóng xuống  mặt hồ xanh ngắt. Tĩnh lặng tuyệt vời.



Lộc vừng cũng có số phận. Ngày xưa, lộc vừng quê tôi thường ở bờ ao. Sau kỳ hoa nở rộ. trái lộc vừng rơi lõm tõm xuống nước, lênh đệnh trôi dạt khắp ao hồ, nẩy mầm, cây con trưởng thành. để rồi lại quay vòng, đơm hoa, kết trái  như hôm nay.
Lộc vừng nhà tôi, biết thân biết phận, nép mình nơi góc hẻm, khiêm tốn khoe một vài nhành hoa, cũng gọi là:


Lộc vừng nhà đại gia, xoè tán vươn cao nơi đầu cổng. lấm tấm hoa tươi và triũ quả đầu cành. 

Còn đây là Lộc Vừng trên YouTutbi, mời các bạn đón xem.(Chỉ xem Lộc vừng thôi, đừng xem Cây xi và hàng họ gì cả, hại mắt lắm.)
http://youtu.be/-Os5d-ePNqg
 (Nếu không xem được thì copy dòng trên lên, và chạy trực tiếp)
Lộc vừng nhà các bạn thì sao nhỉ?       

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

TRUNG THU VÀ HỒ GƯƠM YÊN BÌNH.


Tôi rất thích Hồ Gươm. Không chỉ vì Hồ Gươm thoáng mát, có không gian xanh trong mà  còn là kỷ niệm gắn bó tuổi thơ tôi. Thẳng một mạch, nửa phố Bà Triệu là tới, tôi đã cùng ông bà câu cá, hái me, lấy sấu chín về nấu canh. Đến lượt mình, tôi cũng thường cho các con ra ngắm cảnh bờ Hồ. Vớt một nhánh hoa Lộc bình, xem Con Cóc phun nước, ngắm bút tháp “tả thanh thiên”, nhìn Tháp Rùa soi bóng nước xanh leo lẻo, ăn 1 que kem Tràng Tiền hương cốm mát lạnh. Cuộc đời cứ lững thững trôi xuôi. Thanh bình và êm ả.


                                                                                 (Ảnh: IE)
Hà Nội là trái tim của cả nước, Hồ Gươm là trái tim Hà Nội, Tháp rùa là trái tim Hồ Gươm. Trái tim trong trái tim! Chẳng thế mà người Hà Nội đến đây thể dục cho sức khoẻ, khách du lịch đến đây coi như mới tới Hà Nội.
Trung Thu bên bờ Hồ, dòng người vẫn đông vui. Tấp nập người đi dạo và lớp trẻ ghi lại ngày hạnh phúc.


Các bạn trẻ chụp ảnh kỷ niệm ngày cưới (11-9-2011)  
Cầu chúc Hồ Gươm mãi mãi là biểu tượng Hoà Bình - Hữu Nghị - Hạnh Phúc. Đừng nổi “sóng cồn” hoặc “nước sôi, lửa bỏng” mà chết cả rùa lẫn cá!.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Chùa Hương ngày quốc khánh

Những ngày nghỉ dài ngày, người Hà Nội ùn ùn toả đi các ngả. Phần thì tránh cái nóng nực trái mùa sau kỳ bão xa, phần thì tránh cái ồn ã, chen chúc, bụi bặm, khói ôtô, xe máy, bụi xây dựng của thành phố suốt năm tháng phá vỉa hè, đào đường, xây xây, cất cất đủ loại công trình to, nhỏ. Đi du lịch là nét đẹp văn hoá và biếu tượng tốt đẹp cho cuộc sống đang lên. Xa thì chọn Cửa Lò, Bãi Đính, Hoàng Long, Tam Đảo; gần thì chọn Ba Vì, Khoang Xanh, Suối Tiên; người ở lại thì đi vườn thú, công viên nước Hồ Tây…. Trung tâm Hà Nội vợi hẳn người, đường phố thưa thớt như những năm 60 của thế kỷ trước. Tôi cũng vội vã lên đường. Chẳng đi đâu xa, ngay trong Hà Nội. Có đoạn đường vừa phải, có dòng suối uốn lượn quanh co, có con đò với mái chèo nhẹ nhàng lướt sóng, có sơn thuỷ hữu tình và tâm linh thần bí: Nam thiên Đệ nhất động.
Đền Trình nhìn từ bến Đục.

Những ngày hội, (Từ 6 tháng Giêng đến 23 tháng 3) người người đổ về đây như nêm cối. Có một lần, tôi đã phải dừng lại ở ngay Thiên Trù mà không thể vào được chùa Trong như mục tiêu chuyến đi vì hợp đồng chỉ trọn gói 1 ngày.
Hôm nay, 9 giờ sáng 3-9, tôi đã được hưởng cái tĩnh lặng của một động, một du khách, duy có 1 cô chụp ảnh theo tôi. Những bước chân âm vang trong hang sâu, nghe được cả nhịp đập của trái tim mình và tiếng tí tách của những giọt nước nhỏ xuống trên bầu sữa mẹ. Yên tĩnh làm sao!


       Gửi tới các bạn bài thỏ của bà Chúa thơ nôm và bài hát:
Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom
Người quen cõi Phật quen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm
Gọt nước hữu tình rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cúi lom khom
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại
Rõ khéo Trời già đến dở dom

http://www.youtube.com/watch?v=YiIWMvxCsX0

http://www.youtube.com/watch?v=YiIWMvxCsX0&feature=player_detailpage

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

MỘT CHÚT RIÊNG TƯ,

        Hoạ thơ theo kiểu Bút Tre
Hôm qua mình dậy rất sơm,
Sắc thuốc cho vợ để còn đi lam.
Huyền vào đổ nước đầy âm,
Sắc đi, sắc lại, ôi thôi thuốc trào.
Giật mình mới hỏi “mầm giang”?
Á hậu tủm tỉm: tại anh sương giàng .
Dậy thì chẳng kịp, khi reo,
Sắc thuốc nhỏ lửa thì đao có trầu!
Nhà mình, đưa hái giương hài,
Thể dục nhịp điệu cùng đài ở giương,
Huyền cười, nói lại: Lên giường.
Biết đâu chín tháng, oe oe….Tiến tồn. /

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

CÂY SÚNG (Viết tíêp)


MÙA MƯA TRÊN ĐÂT BẠN
Sau hơn 3 tháng thực hiên chiến dịch Đưõng 9 – Khe Sanh. Chính xác, kéo dài 170 ngày. Chiến dịch mà chúng tôi gọi là chiến dịch thép –  chọi thép. 7 ngày đêm nã pháo liên tục, trên đường, cứ 200 mẻt, đổ một lô cát-tút đạn pháo các loại. Hàng rào điện tử Macnamara của Mỹ sụp đổ. Chúng tôi chỉnh đốn quân ngũ. Các đồng chí ốm yếu được đi an dưỡng, khoẻ mạnh ở lại. Mùa mưa âp tớí.
Thật khó có mốí tình thuỷ chung nào như các bạn Lào anh em. Họ mở cửa, giao cả núi rừng, sông, suốí, nương rẫy, nhà cửa cho ta mở đường chi viện  miền Nam ruột thịt.
Ở bản Noọng Ma, các cô gái Lào Thưng, xinh xắn, trắng trêo, cùng chúng tôi múa điêụ Lăm tơi, măc dù lời bài hát lại là: ớ chàng trai đó ơi, em không hát được Lăm tơi, nhưng đêm nay dướí trăng sáng, đôi ta biết nhau đây… 
Đáp lại, hai anh chàng Hà Tây lên giọng hát chèo. Khách và chủ đều vui vẻ. Chúng tôi rất ngạc nhiên vì tất cả các bạn nữ ở bản nói sõi tiếng Việt. Sau ca hát là gùi nếp xôi mờì bộ đôị cụ Hồ. Một bạn quê choa lên tiếng hỏi:
-         Có muối không các bạn? Cho tôi xin ít muối.
Các bạn lăn ra cười.
Chúng tôi đánh chén cho đến nắm xôi cuối cùng.  
Nắm chặt tay các bạn, dòng cảm ứng ấm áp không chỉ của âm, dương mà còn thắm đượm tình anh em của cả hai dân tộc.
Sau này, các bạn ấy cho chúng tôi hay là đã phạm 3 lỗi. Theo phong tục của Lào, 1- ăn cỗ không được ăn hết, phải để lại mỗi thứ một ít; 2- muối là cái tục. phải gọi là cưa; 3- các bạn hát hay nhưng nhiều hi quá. (hi cũng là cái tục. Sau này, khi hát chèo, chúng tôi cũng  phải đổi lại là i. i. í.. ì. i….).
Mùa mưa trên đất bạn thật kinh khủng, 5-6 tháng liền. Muỗi, vắt nhiều vô kể. Nước suối thất thường, lũ quét liên miên, có khi bên này phải ném dây, chuyển cơm kéo sang bên kia vì không tài nào trở về được.
Cũng may, mùa mưa chim cu xanh rất nhiều, chỉ cần thiện xạ một chút, không bắn trúng cành cây, là đã có cả rổ chim làm thịt, nấu cháo thay cơm.
Ban ngáy, chúng tôi chia nhau mỗi nhóm một ngả. Nhóm thì vào đốn cây làm long đanh cho các đoạn đường lầy lội, nhóm thì  nổ mìm, phá đá ba, vận chuyển ra rìa đường để tối bốc lên ôtô ben (ZIN 130) chống lầy. Cứ thế, địch phá, ta làm và ta cứ đi. Mùa mưa nhưng cuộc chiến giành từng km đường vẫn diễn ra không một ngày ngơi nghỉ.  B52 rải thảm, bom chùm toạ độ, bom bi quả ổi; quả dứa,  bom nổ chậm, bom xuyên, bom phá…. đến các loại mìn cóc, mìn lá gan, mìn vướng nổ….đủ loại to, nhỏ từ các loại máy bay ngảy, đêm thả xuống.
Cua chữ A, ngầm Ta lê, đèo Phu La Nhích (Phù Pha Chích), các địa danh vào lịch sử tự hào của đường 20 Quyết thắng, gánh chịu một khối lượng đạn bom khổng lồ. Những chiến sỹ vẫn cần mẫm, cơm vắt, ngủ hầm, ngớt bom thì vùng dậy bám đường, coi con đường như huyết mạch trong tim. Bom nổ trên nóc hang, há miệng, bịt tai, tóc dựng đứng, trắng xoá như vôi, vẫn mỉm cười nhìn nhau hỏi rằng sao mặt mày bẩn thế?  Sự sống vẫn tiếp diễn và chúng tôi lại lên đường, vượt Lùm Bùm, Tà Khống… để đi vào Cam Lộ, Dốc Miếu, Do Linh… mở màm chiến dịch Đường 9 – Nam Lào tiếp theo.
Đánh hơi thấy ta dịch chuyển, B52 tăng cường rải thảm. 9 chiếc chia làm 3 tốp, mém bom như vãi mộng (lúa) trên đồng.  Rải rác, pháo hạng nặng, xe xích, ôtô của ta trúng bom nằm còng queo bên vệ đường.
 Lần thứ 3 tôi dính chưởng và đồng đội chở tôi đung đưa trên cánh võng, ra Bắc.
Tới biên giới Lào – Quàng Bình, một buổi chiều yên ả. Bức tường cao 3 mét, trên đó là một bài thơ:
Hỡi miền Bắc đó, nặng đôi vai,
Gánh cả non sông vượt dặm dài,
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai……
                           (Tố Hữu)
Bài thơ an ủi tôi thật là nhiều. Như sống lại tất cả sức mạnh của tuổi trẻ. Như được tiếp thêm nguồn dinh dưỡng diệu kỳ. Dòng nước mát lại tuôn chảy trong tôi, Đứng dậy với cái nạng và đôi tay gầy yếu, tôi tập đi, tập nhảy, và lại líu lo. Cuộc đời vẫn đẹp sao. Phải không, các bạn. 
 http://www.youtube.com/watch?v=JErk3NVLZeY


Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

CÂY SÚNG

1964. Miền Bắc yên bình. Chúng tôi đang ngân nga, tranh cãi về tập thơ làm chấn động văn đàn Việt Nam. “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu.
- Lỗi thời rồi. “Ba mươi tư năm đời ta có Đảng “ chứ. Cậu ta dẫn ra hai câu:
“Dân có ruộng dập dìu hợp tác,
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê” như bức tranh thuỷ mạc về những làng quê Việt Nam. yên bình.
Tôi lại cho rằng “Từ Ấy” mới là  tập thơ  thành công nhất của ông.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim….”
Bíêt bao thế hệ trẻ Việt Nam, nhất là thế hệ học trò, ngất ngây về những áng thơ như thế. 
Tranh luận không có hồi kết. Chúng tôi, ai về nhà nấy.
Thế rồi tiếng súng nổ. Cao xạ, pháo tầm xa rền vang tại cửa ngõ Hải Phòng và các tỉnh miền Trung. Thanh niên xuất ngũ thời bình hối hả tái ngũ. Lớp trẻ rời ghế nhà trường. Gấp sách lại, hăng hái ghi tên tại địa phương, sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc.
Đường hành quân Thanh Hoá - Quảng Bình – Phong Nha-Kẻ Bàng - bến phà Xuân Sơn và đường 20 là điểm đến  của tôi.
Buổi đầu, Tây Trường Sơn còn hoang sơ lắm. Những cây rừng cổ thụ vươn cao, xum xuê che bóng  mát cho đất; che cho màu áo lính, áo bà ba và khăn ca rô vắt vai, mũ tai bèo thánh thiện…. Chúng tôi được lệnh: Đi không dấu, nấu không khói….hăm hở mở đường Tây Trường Sơn. 6 tháng đầu, tôi đi cùng đoàn khảo sát 559, đánh dấu cung đường sẽ mở. Rừng sâu, nước trong, suối rì rào, muông thú nhiều vô kể. Những ngày nắng ráo, mùa khô, mặt trời thức dậy là lúc vượn khỉ lúi lo. Trưa thì tiếng bìm bịp, gà gô vang ca, văng vẳng vách đá. Vui mắt nhất là hàng ngàn chú bướm xanh, đỏ, tím, vàng, đen, vằn…dập diù, xoắn xuýt. Chúng lượn vòng quanh, khi cao, khi thấp, khi lại tranh nhau đáp xuống hố đất ẩm ven đồi. Sướng mắt lắm.
Biên chế ở đội 25 Thanh Niên Xung Phong, thuộc Tổng đội TNXP Quảng Bình, hoàn thành nhiệm vụ khảo sát mở đường xong, tôi được khoác áo lính. Gần năm sau, Tây Trường Sơn nối Đông Trường Sơn. Hàng ngàn chiếc xe anh qua để lại bao nỗi nhớ mông lung cho hàng ngàn cô gái TNXP từ tứ xứ đổ về đây, mở đường.
 Con đường vận tải chiến lược này rồi cũng bị địch phát hiện. Trước đây, máy bay địch bay thấp, tiếng phành phạch của trực thăng đinh tai, nhức óc. Giấy thông hành và dụ dỗ chiêu hồi phía bên kia thả xuống trắng rừng. Tệ hại nhất, hàng đàn máy bay rải chất độc hoá học xuống rừng. Chỉ 1 đêm, lá rừng lìa cành, còn lại những khẳng khiu. Lán trại phải rút vào trong hang và các vách đá.
Ở đơn vị, người đầu tiên hy sinh trên chiến trường là anh Thắng, người làng Vị Hạ. Đang làm nhiệm vụ thống kê trên tuyến đường mới mở thì 2 chiếc F4H xả xuống 2 quả Rốc Két. Mãi tới chiều, mới lấy được xác anh. Tiễn đưa anh về nghĩa trang trên đồi cao, ngậm ngùi thương nhớ đồng đội, nhưng cũng thầm khen Mỹ tài thật, bắn trúng đùi một con người bé tẹo. Từ đó, chúng tôi không bao gìơ đi trên đường trống trải. Tên anh đã khắc vào bia đá “Tổ quốc ghi công” tại trung tâm thị trấn Bình Lục quê tôi.
Mùa khô 1968. Sau tết Mậu Thân. Chiến trường thắng lớn. Quân lính và súng ống cứ nườm nượp đổ vào. Mỗi xe GAT 63, ZIN 3 cầu…. ngoài kéo theo pháo hạng nhẹ còn phải chở 20-25 lính trẻ. Đi cả ban ngày, cứ vui như hội.
Nhưng chiến tranh, đâu phải trò đùa! Tháng sau, lính Mỹ trở lại, máy bay bắt đầu hoạt động. Pháo sáng rực trời, đêm như ban ngày. Các bạn lính trẻ cứ băng băng chạy vào rừng sâu. Đó là lúc bom bi thả xuồng. Điều tai hại nhất đã xẩy ra: thương vong và hy sịnh qúa nửa. Những người lính kinh nghiệm thì chẳng chạy lung tung như thế, họ kiếm chỗ thấp, nằm bẹp xuống đất như chú dán, hạn chế chiều cao để giảm bớt thương vong. Khi hết oanh tạc, pháo sáng hết, trời tối như bưng. Người còn sống mò mẫm, í ới gọi nhau kiếm đường ra. Tiếng rên rỉ bị thương não ruột.
Chúng tôi là những người bám trụ, lúc này mới vội vã băng bó vết thương cho đồng đội, tìm người còn sống, đưa họ ra vị trí an toàn và làm những việc hậu trận oanh tạc. Đồng đội hy sinh, nằm la liệt bên đường. Các bạn đã ở lại đây, gió vi vu, 4 mùa mây trắng vờn bay trong cô quạnh. Tuổi trẻ khép lại, bao ngóng trông của mẹ cha nơi quê nhà trở thành vô vọng. Ôi! Cái giá phải trả của bất cứ cuộc chiến tranh nào.
http://www.youtube.com/watch?v=Hk7tmgpP_rk

Cũng có những trận chiến như trò chơi điện tử. Tiểu đoàn cao xạ 202 bắn rụng 1 F4 vào chiều tối. Đêm hôm đó thanh bình. Trăng sáng lung linh, những ngôi sao đêm long lanh như mời gọi tâm tình. Cái yên ả của 1 đêm chiến trường cũng vui đáo để. Chúng tôi nướng sắn, ăn khoai, làm thịt mấy chú gà tự thả. Văn nghệ cây nhà lá vườn. Ngắm trăng và làm thơ. 9h30’ ôm nhau, lăn quay ngủ, mặc mấy cô nàng rửa bát, dọn mâm (là mấy chiếc bạt Nilon trải ra). 5 giờ sáng hôm sau, trực thăng ầm ỹ, tiếng AD6 cành cạch và tiếng phản lực xé gió, điếc tai. Thôi đúng chúng cứu phi công rồi. Chúng tôi vội vã ăn lương khô, uống nước, xách súng lên hẻm nuí săn máy bay. Cả tiểu đội  hùng dũng bóp cò. Thùng đạn mang theo vèo vèo đã hết. Các cô cấp dưỡng chi viện 2 thùng, còn nhoẻn nụ cười hẹn khao cái ấy! Chằng là Trung đoàn có lệnh khen tặng huy chương chiến công và 1 con bò kèm theo, nếu bắn rơi 1 máy bay Mỹ. Đủ kiểu lý thuyết đưa ra: nhằm 3 thân, 4 thân, rồi đến 5,6…. thân, AD6 vẫn vòng quanh  ầm ầm. Trên cao, phản lực vẫn thay nhau hộ tống. OV-10 vẫn vòng vo chỉ điểm. 20’ chúng tôi di chuyển 1 lần, 30’ sau chúng bắn xuống chỗ chúng tôi vừa di chuyển. Cả buổi sáng như vậy. Súng nóng (đỏ) nòng, mà AD 6 vẫn hiện rõ chữ NAVY. Nản chí, chúng tôi lững thững  ra về, ăn trưa, và lại vào hầm ngủ tiếp.
Chuyện đời lính có bao giờ ngơi nghỉ. Tôi sẽ viết tiếp vào đây cho đủ bộ, đủ đàn……        

Chiến tranh đã lùi xa. Súng đạn vào kho, bọc kỹ, bôi mỡ và đóng gói cẩn thận. Người  lính về làng. Vai ba lô, dép cao su, mũ cối và 2 búp bê lủng lẳng bên sườn. Đời chiến trận, những phút bình yên dành cho giấc ngủ. Mắt trũng sâu, tuy có thâm quầng nhưng vẫn sáng long lanh. Trang phục lính, nổi lên trước ngực tấm huy hiệu Thương Binh màu hồng, chữ vàng óng ánh. Bọn trẻ con, trai thì đánh quay, đá bóng; gái thì chơi ô ăn quan. Ruí ra, rúi rít như bày chim non. Thấy tôi đi ngang qua sân, vào nhà, một cháu lớn nhất reo lên:
-         Cháu chào chú Hùng.
-         Cháu chào chú bộ đội! Chào chú bộ đội…
-         Chú chào các cháu. Chú giải ngũ rồi các cháu ạ.
Lũ trẻ ngơ ngác. Hình như chúng chưa quen với từ giải ngũ này. Các chú bộ đội làng tôi cứ ra đi. Đất nước còn tiếng súng, người người còn lớp lớp lên đường, sự trở về của tôi, là cái tò mò của chúng nó. Biết đâu có chú “B-Quay” về làng!
       Chúng xúm quanh tôi, sờ mó búp bê và chiếc bi đông hết nước. Tôi rút gói kẹo vừng, đặc sản Nghệ An, nơi tôi an dưỡng trước khi ra quân, đưa tặng cháu lớn nhất, chia đều cho cả hội. Chúng đồng thanh hô:
        - Cảm ơn chú, cảm ơn chú! Cảm ơn chú Thương binh.
Thì ra chúng đã phát hiện ra chiếc huy hiệu  tôi đeo trên ngực.
Những năm lên đường đi chiến trường xa, các cháu nhỏ này, tôi không hề biết mặt. 6. 7 năm rồi còn gì. Các cháu lại tiếp tục trò chơi. Tung tăng chạy nhẩy với trái bóng tròn mùa bưởi rụng. Bọn con gái lao nhao: “hê,,,hê… hết quan toàn dân thu quân kéo về “!  Tôi chợt nghĩ: Giá bao giờ, đất nước mình được một ngày như thế!
Xin mời các bạn đón xem tiếp phần 2: CÂY BÚT của tôi nhé. Hẹn gặp lại.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

CHUYỆN CỰC NGẮN: Ờ Ớ Ơ.

ờ ớ ơ
       Đi chơi. Dọc Kim Ngưu, nắng, gió, ồn ào, bụi và mùi xú uế.
-         Mua chim đi anh. Chim của em hót hay, dáng đẹp, gía rẻ bất ngờ.
Lại một lần nữa.
      Quay lại:
-         Chim của tôi còn đói dài cổ, hơi đâu nuôi chim trời!
-         ờ ớ ơ!



Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

XUÂN TỰ CA.

66 mùa xuân không đeo kính
Nhìn vẫn rât tinh, vẫn sính tình
Viết thì tạm đươc, tinh thông ổn
Tâm sáng, lòng ngay, dạ thủy chung
Nghêu ngao thơ, phú cườì như têú
Mêú máo cuộc đơì, cứ hát ca
Ươc được nói cươì nhiêù xuân nhá
Chúc phúc cho đơì, thơ và ca
Cả hội vui cùng, rượu bia chuốc
Trăm năm còn mãi tuổỉ xuân này.

(Văn mình – Vợ ngườì – thế mà hay)!

                      
                     Đan Mạnh Hùng.

THÁNG TÁM VÀ HỒ GƯƠM THANH BÌNH.

Hồ Gươm, địa danh với người Hà Nội cũng như cả nước, linh thiêng và là biểu tượng của khát vọng hòa bình giữa các dân tộc. Trả lại Gươm Thần sau những tháng ngày chinh chiến gian lao, chúng ta đã gửi đi thông điệp Hòa Bình, Hữu Nghị cho mảnh đất cần lao nhưng anh dũng này.

Biểu tượng ấy, mãi mãi là niềm tin, hy vọng cho biết bao con tim người xa xứ ngày trở về thăm lại quê hương, là tâm điểm hội tụ cho bao lớp trẻ ngày tốt nghiệp, ra trường. Cầu chúc hồ Hoàn Kiếm thanh bình, nước vẫn xanh trong soi bóng những hàng cây, rạo rực, thổn thức tâm hồn: yêu say đắm và pháo hoa đón bạn. 





Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

MÙA XUÂN VÀ CHÂN TRỜI MỚI.

Nửa đời người phiêu bạt để tìm một chân trời. Rất nhiều mùa xuân đã qua đi. Giờ nhìn lại, chân trời phía xa xa vẫn vời vợi sắc hồng. Thôi rồi, tất cả phiền muộn, lo âu, cạnh tranh và phiền toái. Hãy vào đây, ta sẽ có đường chân trời mới. Tự do với sải cánh vươn cao. Ta thả hồn trong tinh khôi và những giá trị đích thực của cuộc đời.
Các bạn hãy cùng tôi xây cho chân trời mới này mãi mãi là mùa xuân và hạnh phúc.