Mùa xuân bình yên: BÀI THUỐC 15 --- GIẢI ĐỘC RẮN CẮN

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

BÀI THUỐC 15 --- GIẢI ĐỘC RẮN CẮN


Mùa hè là mùa rắn đi tìm thức ăn, do đó các ca ngộ độc do bị rắn cắn cũng tăng hơn trong thời gian này. Lời khuyên của bác sĩ đối với người bị rắn cắn là bệnh nhân cần được sơ cứu ngay trước khi vận chuyển đến cơ sở y tế. Mục đích chính của sơ cứu là để làm chậm sự hấp thu của nọc độc vào hệ thống tuần hoàn, giúp nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc. Mục đích thứ 2 là loại bỏ bớt độc chất được chút nào hay chút ấy.
Trong mọi hoàn cảnh, bệnh nhân cn phải đến được ngay cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.

15.1 GIẢI ĐỘC RẮN CẮN BẰNG HẠT CHANH - AI CŨNG NÊN TẬN DỤNG
Thông thường chúng ta vẫn bỏ hạt chanh đi vì không hề biết đến công dụng GIẢI ĐỘC RẮN CẮN tuyệt vời từ loại hạt này.
Theo lương y Cù Văn Huynh (Hội Đông y tỉnh Thái Nguyên), các hoạt chất trong hạt chanh có công dụng hút độc tố rất nhanh, áp dụng trong trường hợp bị rắn cắn.
Cách sử dụng rất đơn giản như sau:
- Ngay sau khi bị rắn cắn: Bình tĩnh rửa vết rắn cắn bằng nước muối. Sau đó lấy 20g hạt chanh tươi hoặc khô cho người bị rắn cắn nhai, nuốt lấy phần nước còn phẫn bã bỏ ra đắp lên vùng rắn cắn để giải độc.
Trường hợp nạn nhân bị hôn mê thì lấy bột hạt chanh hòa tan với nước đổ vào miệng, khi hạt chanh vào ruột bệnh nhân sẽ tỉnh.
📛 Chú ý: Bài thuốc áp dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau. Ngay sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nơi thường trú.
Cả nhà lưu ngay mẹo chữa rắn cắn từ hạt chanh này lại để áp dụng nhé! Hãy chia sẻ đến bạn bè, người thân để cùng nhau bảo vệ sức khỏe.

15.2. CÂY LƯỠI HỔ (LƯỠI BEO) - RẮN ĐỘC CỠ NÀO CŨNG CHỮA ĐƯỢC
Địa Chỉ: Thôn Yên Khánh, Xã Cẩm Vịnh, Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Thấy có những ca rắn độc cắn lở loét hết, đi bệnh viện họ giải độc nhưng không xử lý được hậu quả gây hoại tử... và vẫn thiệt mạng như thường... bài thuốc này để lúc thập tử nhất sinh có người ta mà giúp đời.
Lúc bị rắn độc cắn kể cả hổ chúa không nên hoảng sợ và vận động nhiều lúc đó sẽ làm máu lưu thông nhanh hơn.
Dùng dây buộc phía trên vùng bị cắn.
Lấy 2-4 lá lưỡi hổ vò nát cho vào khoảng 1-2 lít nước lọc hoặc nước sôi để nguội cho lá đã vò nát vào tiếp tục vò cho ra hết nước.
 Cho người bị rắn cắn uống no thì thôi. Uống liên tục, cách 15 - 30 phút lại cho uống tiếp, gọi là uống thay ăn.
Lúc đói có thể uống nước đường hoặc sữa và không ăn gì nữa. Lúc nào thấy khỏe rồi thì ăn uống bình thường và tiếp tục uống tiếp khoảng 5 - 10 ngày nữa .
Nên nhớ lúc bị cắn mới uống lần đầu, vò càng đặc nước càng tốt .
Và lấy bã đó đắp vào vết cắn.
Lưu ý: Những trường hợp không mở miệng nữa, sùi bọt mép thì phải cạy răng ra đổ thuốc vào. Uống xong nước này yên tâm sẽ khỏi rồi đưa ngay đi cấp cứu vẫn kịp thời.
Đây là bài thuốc rất hữu ích cho những ai ở xa trạm xá cần điều trị nhanh chóng. Đặc biệt công thức này áp dụng hiệu quả đã được kiếm chứng nên bà con hoàn toàn yên tâm. Bài thuốc góp phần Cứu người khỏi cơn nguy kịch.
15.3 Mã đề
Theo lương y Âu Văn Định (Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang) thì cây mã đề có tác dụng rất tốt trong việc hút độc ở các vết thương do rắn cắn, chó dại cắn.
Mã đề, còn gọi mà mã đề thảo, xa tiền, nhà én, su ma… có tên khoa học là Plantago asiatica L.(Plantago major L. var. asiatica Decaissne). Cây thuộc họ Mã đề. Sở dĩ có tên là mã đề, xa tiền là vì người ta cho rằng loại cây này mọc ở vết chân ngựa kéo xe
Mã đề là loại cây sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở gọn và gốc lá.
Hoa mã đề mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi dính nhau ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá dài.
Theo các nghiên cứu hiện đại, mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ. Trong lá và thân mã đề có chứa một loại chất hóa học có tên là aucubin được chứng minh là có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.
Chính vì vậy, mã đề thường được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ khỏi da. Loại lá này cũng được sử dụng để làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc.

Cây mã đề có tác dụng hút độc trong các vết thương
Cách dùng đơn giản như sau:
Ngay khi bị rắn cắn hoặc chó dại cắn, hãy lấy khoảng 10 lá cây mã đề (bao gồm cả lá và cuống lá) cho người bị rắn cắn nhai kỹ trong miệng và nuốt phần nước, phần bã của mã đề sẽ dùng để đắp vào vết cắn để cấp cứu giải độc.
Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh thì dùng lá mã đề giã nát, chắt phần nước đổ vào miệng nạn nhân, phần bã dùng để đắp vào vết thương.
Chất aucubin trong mã đề sẽ hút sạch độc tố nhanh chóng và hiệu nghiệm.
Chú ý: Bài thuốc áp dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau. Ngay sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nơi thường trú.
 Trứng gà
Sau khi nặn hoặc hút hết nọc độc ở vết cắn có thể dùng bài thuốc từ trứng gà sống như sau: Đục lỗ quả trứng gà, đặt lỗ thủng vào vết thương và ấn chặt; khi trứng biến thành màu đen thì thay quả khác, liên tục cho đến khi hết sưng tấy, trứng không đen thì thôi.
 Phèn chua
Theo cuốn Tập nghiệm bối thư phương của tác giả Lý Tấn đời Tống, khi bị rắn cắn có thể lấy phèn chua đun tới khi tan chảy thì bắc ra để nguội và nhỏ vào vết thương sẽ lập tức giảm đau và thải bỏ độc khí ra ngoài.
Ngoài ra, để chữa vết rắn cắn bạn cũng có thể sử dụng cây Kim vàng và phèn chua. Sau khi nặn hết máu độc ra, lấy 20g lá Kim vàng đã được giã nhỏ cùng 5g phèn chua và lọc lấy nước cho nạn nhân uống. Cứ 15 đến 30 phút thì cho bệnh nhân uống 1 lần, thực hiện liên tục trong vòng 2 ngày tình trạng sẽ dần ổn định.
15.4 Bòn bọt chữa độc rắn:
Bòn bọt còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ. Loại cây này được dùng để chữa rắn độc cắn, bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…
15.5. Sắn dây chữa rắn độc cắn:
Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống. Hoặc dùng bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống. Hay lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

15.6 Đu đủ non
Theo Đông y, dùng đu đủ non để sơ cứu tại chỗ có thể tăng khả năng giữ tính mạng cho nạn nhân. Sau khi nặn hết máu độc, dùng dao đâm vào trái đu đủ non cho mủ ra thì lấy bông thấm mủ sau đó đắp lên vị trí bị rắn cắn. Để không mất thời gian có thể dùng một chiếc garo để cố định những miếng bông trên vết cắn.
Sau đó lấy quả đu đủ bổ nhỏ rồi giã nát cả vỏ lẫn hạt. Lấy thêm một chén nước, cho đu đủ vào khuấy đều lên và cho người bị rắn cắn uống cứ 15 phút một lần, mỗi lần 3 muỗng canh cho tới khi muốn đi đại tiện.
15.7 Bạch chỉ
Cây bạch chỉ thường được trồng ở vùng núi cao, thời tiết lạnh như Sapa, Tam Đảo. Cây cao tầm hơn 1 mét, là loại cây sống lâu năm, rễ cây thường được thu hái, phơi khô để làm thuốc. Theo Đông y, bạch chỉ có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, giải cảm cho ra mồ hôi, chữa nhức đầu, đau buốt xương khớp, mụn nhọt chảy mủ….
Theo sách Trung dược lâm sàng do Dương Hữu Nam biên dịch, bài thuốc trị rắn cắn từ Bạch chỉ gồm: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau, uống với rượu ấm (Bạch Chỉ Hộ Tâm Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Hoặc có thể dùng: Bạch chỉ, Bối mẫu, Liên kiều, Qua lâu, Tử hoa địa đinh, mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc uống.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét