Tăng huyết áp là căn bệnh thời đại, đe dọa tính mạng
người bệnh. Bên cạnh thuốc men, tập luyện thì ăn uống giữ vai trò quan trọng
không kém trong điều trị và phòng bệnh.
20.8
Chế độ ăn cần tuân thủ như sau:
1. Chế độ ăn giảm muối: Lượng muối tối đa là 6g muối/một
ngày. Đồng thời tránh những thức ăn chứa nhiều muối natri như: thịt hun khói, đồ
hộp, phó mát, bánh bích quy… (Nhưng bánh quy mặn, bánh bích quy tách đường, bơ
lại rất tốt cho người già)
2. Chế biến thức ăn theo kiểu hấp, luộc, tránh chiên
xào với những loại chất béo no (mỡ). Thức ăn chiên xào nên sử dụng dầu thực vật.
Không nên ăn bơ, dầu mỡ động vật.
3. Thịt cá: Nên ăn cá và thịt nạc, thịt gia cầm. Hạn
chế thịt heo, thịt bò.
4. Cần ăn uống nhiều rau quả tươi để tránh táo bón.
Táo bón thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến huyết áp.
5. Tránh xa rượu bia và các loại thức uống có cồn
khác.
6. Thường xuyên chú ý chế độ dinh dưỡng, kiểm tra cân
nặng để tránh béo phì.
Cân nặng
tiêu chuẩn (Kg) = (Chiều cao (tính theo cm) – 100) x 0.9
7.
Chú ý một số loại thức ăn trong đời sống hằng ngày:
- Nước rau cần: 200g rau cần tươi, rửa sạch, nhúng vào
nước sôi trong hai phút, vắt lấy nước. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần một ly.
Điều trị các chứng tăng huyết áp thể can hỏa vượng (nhức đầu, hoa mắt, mặt đỏ,
huyết áp tăng).
- Cháo hà thủ ô: 50g hà thủ ô, sắc lấy nước bỏ bã. Lấy
nước hà thủ ô nấu cháo, cho vào một ít đường phèn, vài trái táo đỏ. Điều trị chứng
tăng huyết áp thể âm hư dương vượng (triệu chứng người nóng, bứt rứt, nhức đầu,
hoa mắt, huyết áp tăng).
- Cải cúc (tần ô): Ăn sống hay nấu canh hoặc ép lấy nước
cốt uống, liều: 25ml x 2 lần/một ngày. Dùng trong trường hợp tăng huyết áp có
kèm theo đau và nặng đầu.
- Nước thay cho trà: Hoa cúc 10g, sơn tra tươi 16g, thảo
quyết minh 15g giã nát, sắc lấy nước uống. Có thể cho thêm vào một ít đường. Loại
nước giải khát này có tác dụng trị huyết áp cao, táo bón, bệnh mạch vành.
- Nước râu bắp: Dùng 100g râu bắp (râu ngô), sắc lấy
nước, uống chia làm ba lần trong ngày. Chú ý: có tác dụng hạ huyết áp, không
nên dùng trong thời gian dài.
- Nước ép cà rốt, sinh tố cà rốt: Đây là loại nước giải
khát nên sử dụng cho người tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt.
- Nước ép, sinh tố cà chua: Giàu vitamin C và P. Uống
một ly mỗi ngày có khả năng phòng chống tăng huyết áp.
- Trái lê: Tác dụng thanh nhiệt, hạ áp, có lợi cho người
bị tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, đánh trống ngực. Nên dùng
một-hai trái/một ngày, xay sinh tố hay ép lấy nước cốt uống.
- Táo: Táo chứa nhiều kali, có thể kết hợp với lượng
natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình
thường. Nên ăn một trái táo mỗi ngày, xay sinh tố hay ép lấy nước cốt uống.
- Nho: Tốt cho người bị tăng huyết áp vì trong thành
phần của nho có chứa nhiều muối kali nên có công dụng hạ áp, lợi tiểu và bồi đắp
lượng kali mất do thuốc lợi tiểu gây ra.
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng
Ninh
https://tuoitre.vn/thuc-an-phong-chong-tang-huyet-ap-20171226153724845.htm
20.9
- 10 loại thực phẩm giúp giảm huyết áp hiệu quả
Rau
xanh
Nhiều loại rau lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt có
chứa kali và magiê là những khoáng chất quan trọng để kiểm soát huyết áp, theo
Đại học Y Harvard (Mỹ).
Sữa
ít béo
Một ly sữa lạnh cung cấp một lượng lớn cả canxi và
vitamin D, các chất dinh dưỡng này giúp giảm huyết áp từ 3 đến 10%, theo trang
web của Bauer. Những con số này nghe có vẻ không ấn tượng, nhưng chúng có thể
giúp giảm 15% nguy cơ mắc bệnh tim.
Một nghiên cứu khác cho thấy những người có lượng
canxi thấp có nguy cơ cao huyết áp cao hơn.
Trứng
Bông
cải xanh
Loại rau họ cải này là một nguồn tốt khoáng chất điều
hòa huyết áp như magiê, canxi và kali. Trên thực tế, một lượng lớn ba loại
khoáng chất này là dấu hiệu nhận biết nhiều loại thực phẩm để giảm huyết áp.
Nghiên cứu trước đây trên động vật đã phát hiện ra rằng
chế độ ăn nhiều bông cải xanh có thể giúp giảm huyết áp, bệnh tim mạch và đột
quỵ. Mầm bông cải xanh có nhiều hợp chất có thể giúp giảm thiệt hại cho động mạch,
có thể đóng vai trò trong huyết áp cao.
Củ cải
đường
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 4.2013 trên
tạp chí Hypertension của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, những người bị huyết áp cao đã uống
khoảng 250 ml nước ép củ cải đường đã giảm huyết áp khoảng 10 mm Hg. Thành phần
kỳ diệu của nó là gì? Nitrate, biến thành oxit nitric, một loại khí làm mở rộng
các mạch máu và hỗ trợ lưu lượng máu.
Một ly củ cải đường mỗi ngày có thể giúp duy trì huyết
áp ở mức thấp hơn, khỏe mạnh hơn.
Chuối
Chuối giúp làm giảm huyết áp do có nhiều kali và các
chất dinh dưỡng. Nổi tiếng giàu kali hạ huyết áp, một quả chuối chứa khoảng 420
miligam, hoặc 11% trong số 4.700 miligam mà Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi
người nên ăn hằng ngày.
Sô
cô la đen
Sô cô la đen đứng đầu danh sách thực phẩm tốt cho huyết
áp cao. Thực phẩm có vị đắng này rất giàu chất chống ô xy hóa flavanol, làm cho
các mạch máu đàn hồi hơn, theo Prevention.com.
Lựu
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy khi những người trưởng
thành khỏe mạnh uống 330 ml nước ép lựu mỗi ngày trong bốn tuần, cả huyết áp
tâm thu và tâm trương đều giảm. Vì vậy, bạn có thể đổi nước cam buổi sáng thành
nước ép quả lựu để tốt cho tim.
Thức
ăn lên men
Ăn thực phẩm giàu chế phẩm sinh học có tác dụng khiêm
tốn đối với huyết áp cao, theo đánh giá của 9 nghiên cứu. Những người tham gia
nghiên cứu đã thấy tác động tích cực đến huyết áp khi có nhiều loài vi khuẩn
sinh học thường xuyên trong hơn 8 tuần. Để tăng lượng probiotic, hãy thử thêm
kim chi, kombucha vào chế độ ăn uống của bạn.
Tỏi
và thảo mộc
Tỏi được ca ngợi trong y học tự nhiên và có liên quan
đến việc giảm cholesterol và huyết áp cao, theo Healthline. Loại kháng sinh tự
nhiên này có thành phần hoạt chất allicin tốt cho huyết áp. Thêm vào đó, nhiều
nghiên cứu cho thấy ăn tỏi làm thay đổi cách các mạch máu giãn ra, dẫn đến huyết
áp cũng thay đổi.
20.10
Thức uống kèm theo. Nước ép trái cây, hoa quả
Quý vị có thể
luân phiên thực đơn đồ uống gồm 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe huyết áp sau
đây:
1/ Nước ép cà chua
2/ Nước ép đu đủ
3/ Nước ép bưởi
4/ Nước ép ổi
5/ Nước ép táo
6/ Nước ép nho
7/ Nước ép dưa hấu
8/ Nước ép cam
9/ Nước ép thơm (dứa)
10/ Nước ép cà rốt
Về cơ bản,
đây là những loại thực phẩm giúp hạ từ 5-10 chỉ số huyết áp, và tốt cho sức khỏe
tim mạch tổng thể. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn như trên trong vòng 1-2
tháng.
Nên hạn chế
ăn các loại thức ăn có vị mặn, nhiều muối, hoặc chứa nhiều chất bảo quản, chất
phụ gia, không tốt cho người cao huyết áp. Nên tránh những thức uống chứa cồn
hoặc chất hóa học có vị ngọt trong thời gian điều trị bệnh. Không được nhịn ăn
sáng. Đồng thời, các loại thịt, cá, hải sản cũng không nên ăn quá nhiều vào buổi
tối.
20.11 Những thực phẩm giúp hạ huyết áp.
Cà rốt. Cần
tây. Tỏi. Hành tây. Đậu. Sữa đậu nành. Táo. Lê. Dưa chuột.
Nho. Cà chua. Gia vị….
Tùy món ăn, hãy chú ý lựa chọn loại thực phẩm
và chế biến để vừa hợp khẩu vị lại vừa hạ huyết áp, có lợi nhất cho sức khỏe tim
mạch.
Ngoài ra, các
chuyên gia khuyến cáo người bị huyết áp cao nên tập luyện thường xuyên, không
hút thuốc, nói không với rượu, bia, hạn chế cà phê, giảm stress, uống nhiều nước…
Thư giãn một
chút. Chắc chúng ta còn nhớ bài thơ Vàm Cỏ Đông của nhà thơ Hoài Vũ.
Ở tận sông Hồng,
em có biết
Quê hương anh
cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với
lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông!
Ơi Vàm Cỏ Đông!
Đây con sông
xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng
mảnh mây trời
Từng ngọn dừa
gió đưa phe phẩy
Bóng lồng
trên sóng nước chơi vơi...
Bài thơ được
nâng cánh bay cao và xa hơn bởi Trương Quang Lục phổ nhạc cho nó. Thế là cả thơ
và bài hát thành bài ca Cách mạng, nên thơ cho bao tâm hồn mơ mộng. Sông nước
quê tôi thành nàng thơ, nên tranh Thủy Mạc tuyệt vời.
(Trích thơ
Vàm Cỏ Đông, tác giả Hoài Vũ) - Trương Quang Lục phổ nhạc. NSUT Thanh Thúy
trình bày. Mời xem V-Clip
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét