Loãng xương là căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở người cao tuổi, là sát thủ số một của con người, nếu
đã để tình trạng trở nên nghiêm trọng thì rất khó điều trị, nhất là khi bệnh
loãng xương đã để lại hậu quả nặng nề là gẫy xương, thoái hóa xương khớp….
Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng gì đặc
biệt, cho nên rất khó phát hiện. Thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hoặc
có biến chứng gãy xương. Lúc này việc điều trị chủ yếu là điều trị biến chứng
và điều trị hậu quả do loãng xương gây ra, việc điều trị cũng chỉ góp phần làm
giảm sự phát triển của bệnh.
Việc tìm hiểu bệnh loãng xương từ đó có các biện pháp dự phòng loãng
xương là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó phát hiện và điều trị sớm cũng có tác
dụng làm giảm biến chứng của loãng xương.
Loãng xương thực chất chính là hậu quả của sự rối loạn trong cân bằng
tạo và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Hậu quả nặng nhất
của loãng xương là gãy xương. Tuổi thọ trung bình càng cao, số người mắc bệnh ngày
càng nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh loãng
xương
Nguyên nhân chính gây loãng xương là do thiếu hụt canxi cùng các
khoáng chất và protein trong xương. Nói cách khác, trong cơ thể chúng ta luôn
diễn ra hai quá trình tạo cốt bào và hủy cốt bào, khi hiện tượng hủy cốt bào diễn
ra mạnh mẽ hơn thì sẽ dẫn tới bệnh loãng xương chúng ta hay gặp.
Nguyên nhân của hiện tượng loãng xương có thể là do:
Vấn đề tuổi tác: Ở trẻ suy
dinh dưỡng còi xương từ lúc nhỏ lớn lên có nguy cơ bị loãng xương cao; Còn ở
người lớn tuổi thường ít vận động, hấp thụ kém, thiếu vitaminD, suy giảm các chức
năng gây ra loãng xương.
Di truyền: Khi ông bà, bố mẹ
mắc bệnh loãng xương thì tỉ lệ con cái mắc bệnh loãng xương cao hơn người bình
thường.
Suy giảm hormone sinh dục nữ: Estrogen là một trong những hormone ở phụ
nữ đóng góp vai trò trong việc tổng hợp canxi cho xương và giúp tăng cường tạo
xương chắc khỏe. Khi lượng estrogen bị suy giảm (thường gặp ở phụ nữ trước và
sau thời kỳ tiền mãn kinh) sẽ dễ dàng mắc bệnh loãng xương nếu không cung cấp đầy
đủ cho cơ thể.
Thiếu dinh dưỡng: Calci
carbonat, magnesi, kẽm, boron và các nguyên tố khác cũng góp phần gây bệnh
loãng xương.
Suy giảm miễn dịch: suy thận, chạy thận nhân tạo, thải nhiều calci,
suy tuyến sinh dục…cũng góp phần gây chứng loãng xương.
Triệu chứng bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương diễn biến âm thầm theo năm tháng nên không có triệu
chứng đặc lâm sàng đặc trưng, chỉ xuất hiện khi đã có biến chứng như:
Đau xương: người bệnh thường
đau ở cột sống do xẹp các đốt sống hoặc rối loạn tư thế cột sống. Biểu hiện như
khó thực hiện được các động tác như cúi, ngửa, quay lưng…
Tái phát từng đợt, thường đau khi thay đổi thời tiết, sau khi vận động
nhiều hoặc chấn thương nhẹ.
Giảm dần chiều cao cột sống, biến dạng đường cong sinh lý dẫn đến gù
vùng lưng hay thắt lưng, chiều cao cơ thể giảm đi rõ rệt so với hồi còn trẻ.
Chẩn đoán loãng xương
Chuẩn đoán loãng xương khi mật độ xương theo chỉ số T-score được đo bằng
phương pháp DEXA ≤ -2,5. Theo tổ chức Y tế thế giới.
Xương bình thường: T-score ≥ -1
SD
Thiếu xương (Osteopenia): -2,5SD <T-score < -1 SD
Loãng xương (Osteoporosis): T-score ≤ -2,5 SD
Loãng xương nặng : T-score ≤ -2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gãy
xương.
Biến chứng và hậu quả của bệnh loãng xương
Biến chứng của loãng xương
Đau kéo dài do chèn ép thần kinh
Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực…
Gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi
Giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của
người có tuổi.
Hậu quả của gẫy xương do loãng
xương
Đau tái phát từng đợt, khi tăng khi giảm, đau dữ dội sau khi hoạt động
nhiều, thay đổi thời tiết hoặc chấn thương nhẹ. Biến dạng cột sống như còng
lưng, gù lưng, chiều cao giảm đi so hồi còn trẻ.
Hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương là gãy xương: Người bị loãng
xương rất dễ bị gãy xương, chỉ một chấn thương nhẹ cũng có thể bị gãy xương như
xương cẳng tay, chân, cột sống bị xẹp lún chèn ép lên dây thần kinh gây đau dữ
dội, kéo dài hoặc âm ỉ, đi lại rất khó khăn.
Phương pháp điều trị loãng
xương hiện nay
* Thuốc điều trị loãng xương hiện
nay như:
Nhóm thuốc có tác dụng giảm hủy xương. Đang được coi là nhóm hàng đầu
trong điều trị loãng xương.
Nhóm thuốc ức chế tiêu xương được dùng trong trường hợp gãy xương và
không áp dụng điều trị lâu dài.
Các thuốc giảm đau được dùng trong trường hợp cần thiết.
Các liệu pháp hormone thay thế (dùng cho phụ nữ mãn kinh).
* Tuy nhiên, những thuốc này có
khá nhiều chống chỉ định, nhiều tác dụng phụ và không dùng điều trị lâu dài được.
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương, nên dùng thêm các thực
phẩm bổ sung để dự phòng từ sớm và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Những loại thực phẩm
bổ sung phải cung cấp đầy đủ hàm lượng canxi và các chất khoáng thiết yếu vào
cơ thể giúp cho xương cứng và dày đặc. Nguyên tắc khi bổ sung canxi để điều trị
loãng xương hay chăm sóc sức khỏe xương đều phải đi kèm dẫn chất vitamin D3
Sữa thì sao?
Hiện nay các loại sữa được quảng cáo tràn lan trên tivi có chứa nhiều
canxi giúp ngằn ngừa được bệnh loãng xương nên đa số mọi người đều tin rằng chỉ
cần uống nhiều sữa như Anlene Gold là có thể phòng chống loãng xương hữu hiệu.
Điều này đúng nhưng chưa đủ, vì dù bạn có uống sữa nhiều đi nữa mà chất vôi
không ngấm được vào máu thì canxi cũng khó hấp thụ vào xương. Vì vậy người bệnh
loãng xương cần phải kết hợp với các món ăn khác theo một chế độ dinh dưỡng hợp
lý để phòng ngừa được bệnh loãng xương một cách triệt để. Người bị loãng xương
nên ăn gì và nên tránh những món ăn nào? Tất cả sẽ có trong phần viết dưới đây:
1. Người bị loãng xương nên ăn
gì
- Xương ống động vật: Câu “ăn gì bổ nấy“ rất đúng trong trường hợp
này. Các loại xương động vật cung cấp nhiều canxi để giúp bạn chống lại bệnh
loãng xương rất tốt.
- Các thực phẩm làm từ đậu nành: Trong đậu nành có chứa
phyto-oestrogen và đặc biệt là isoflavon sẽ giúp làm giảm quá trình loãng xương
ở phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh.
- Các loại cá nhỏ, cua: Các món ăn được chế biến từ cá rất giàu canxi,
tuy nhiên mỗi một loại cá lại chứa một lượng canxi khác nhau, nhiều nhất là cá
hồi và cá mòi.
- Đậu phộng, khoai lang, dầu mè
- Trứng: Trong trứng có rất nhiều selen, vitamin, folate và canxi, đây
đều là những thành phần hỗ trợ rất tốt cho xương, các protein tự nhiên còn giúp
ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
- Chè xanh: Theo một thống kê gần đây thì những người uống chè xanh có
xương dầy và chắc khỏe hơn những người không uống. Đó là vì hàm lượng flavonoi
của lá chè giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên trong chè có chất kích
thích có tên là théin có thể gây thở gấp, đau đầu, khó khăn về tiêu hóa hay bị
rối loạn tầm nhìn nên bạn tránh uống quá 3 chén mỗi ngày.
- Chuối: là loại hoa quả có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường, ung
thư và các bệnh trầm cảm.Không những vậy nó còn giúp hấp thụ canxi và nhiều chất
dinh dưỡng khác.
- Sữa: Nhiều người được hỏi “ người bị loãng xương nên ăn gì “ thì đa
số đều nghĩ đến sữa đầu tiên. Sữa chứa nhiều protein, canxi, vitamin và
carbohydrate có tác dụng ngăn ngừa lão hóa rất tốt. Không những vậy nó còn tẩy
tế bào chết rất tốt.
- Đậu: Đây là thực phẩm giàu chất xơ, canxi và chất chống oxy hóa.
Không những vậy nó còn chứa rất nhiều folate – chất quan trọng sự phát triển của
tế bào máu đỏ. Đậu lăng và đậu là 2 món được bác sĩ khuyên người bị loãng xương
nên ăn nhiều nhất.
- Bắp cải: Vào mùa hè hay đông đều mát, có lợi cho sức khỏe. Nó có
vitamin K giúp tăng khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer và tăng quá trình chuyển
hóa xương. Hơn nữa nó có chứa nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất như sắt,
mangan và magie rất tốt cho xương. Ngoài ra bạn cũng nên ăn các loại rau khác
có chứa nhiều vitamin K.
- Các loại ngũ cốc: Nó có chứa hàm lượng vitamin D và lượng canxi cao.
Những người từ 40 tuổi trở lên nên ăn ngũ cốc hàng ngày để bổ sung 25% lượng
canxi còn thiếu.
- Quả hạnh nhân: Nó cũng chứa chất xơ, các loại vitamin và một lượng
canxi không nhỏ cho cơ thể.
- Nước cam có chứa nhiều vitamin C và D giúp cho da phụ nữ đẹp hơn, và
dĩ nhiên nó cũng chứa nhiều canxi.
- Hạt mè: Phụ nữ sau khi mãn kinh vẫn nên ăn hạt mè vì nó giúp điều
hòa kinh nguyệt rất tốt, hơn nữa nó cũng chứa canxi tốt cho xương của bạn.
- Rau bina: Với những người không có nhiều tiền mua thuốc bổ canxi hay
ăn cá hồi, cá ngừ đại dương thì có thể chọn loại thực phẩm này để bổ sung
canxi. Bạn chỉ cần ăn từ 100g-200g rau bina mỗi ngày là có thể bổ sung được 25%
lượng canxi đã mất cho cơ thể.
2. Người loãng xương kiêng những
thực phẩm nào
- Các loại rau như củ dền, bạc hà, rau muống phải loại bỏ dần trong bữa
ăn hàng ngày vì nó có chứa oxalat. Đây là chất kết dính với mangan, canxi hay
các khoáng chất cần thiết khác.
- Tuyệt đối không được ăn bánh mì vì thành phần phytate rút magie và
canxi rất nhanh.
- Không nên ăn các loại đồ ăn sẵn như thịt nguội, đồ ăn đóng hộp, cá
xông khói…vì có lượng muối natri cao phản tác dụng với canxi.
- Các loại đồ ăn có nhiều acid như: bánh quy, bột mỳ, trứng gà, ngô,
các loại thịt, lạc cần phải tránh. Bởi vì chúng ngoài có nhiều acid ra còn chứa
nhiều chất khác như lưu huỳnh, clo, phốt pho…không có lợi cho xương. Nếu bệnh
nhân vẫn cố ăn những thực phẩm này thì có thể bị thêm 1 số bệnh như đau đầu,
thiếu tập trung, nhức mỏi gân cốt…
Đồ uống:
- Các loại đồ uống như trà, cà phê, bia hay các loại chất kích thích
khác cần phải tránh tối đa vì nó sẽ loại bỏ canxi trong cơ thể.
Kể cả đồ uống có gas như coca, pepsi, 7 up người bệnh cũng không được
uống vì nó không chỉ đào thải canxi và các khoáng chất ra ngoài mà còn ăn mòn
men răng.
Mọi thắc mắc về người bị loãng xương nên ăn gì đã được giải đáp khá đầy
đủ ở trên, vì vậy bạn không nên ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc hay ăn uống
tùy ý mà không để ý đến dinh dưỡng bên trong. Nói chung, bạn nên thực hiện chế
độ ăn này cho con em mình ngay từ nhỏ đến khi trưởng thành và có thể duy trì cả
về sau để phòng ngừa loãng xương một cách tối đa. Ở phụ nữ thì có thể dùng thêm
phương pháp hormon thay thế nữa nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng
nên lưu ý ngoài ăn uống các món ở trên ra thì còn phải vận động thường xuyên
thì các cơ xương khớp mới khỏe mạnh.
Những bài thuốc nam trị bệnh
loãng xương hiệu quả nhất
1. Loãng xương thể thận dương
hư
Biểu hiện: Người bệnh cảm thấy
lưng, gối mỏi, cơ thể luôn mệt, ốm yếu,
chân tay không có lực, lưng và chân tay thường bị lạnh, chóng mặt, hoa mắt, liệt dương, tiểu đêm nhiều lần, đi tiêu phân
lỏng...
Cách trị: Bồi bổ thận dương, cường kiện gân cốt.
Sử dụng bài thuốc: Ngưu tất 16g, ngũ gia bì 16g, nam tục đoạn 16g,
tang ký sinh 12g, cẩu tích 12g, tần giao 12g, đỗ trọng 10g, quế 6g, kiện 10g,
thục địa (sao khô) 12g, đại táo 10g, dâm dương hoắc 10g, cam thảo 12g.
Người bệnh dùng bài thuốc trên mỗi ngày sắc 1 thang uống 3 lần, sử dụng
đều đặn sẽ thấy kết quả tốt.
2. Loãng xương thể thận âm suy tổn
Biểu hiện: Người bệnh cảm thấy hoa mắt, đau lưng, mỏi gối, vận động chậm
chạp, mắt kém, tai ù, tâm phiền, đau răng, đại tiện táo kết, lợi sưng, rụng
tóc, tinh thần mệt mỏi.
Cách trị: Bồi bổ thận âm, dưỡng tinh tủy.
Sử dụng bài thuốc: Hoài sơn 10g, trạch tả 12g, sơn thù 12g, thục địa
12g, đan bì 10g, bạch linh 10g, quy bản (sao) 12g, đương quy 12g, cam thảo 12g,
đỗ trọng 10g, viễn chí 10g, khởi tử 12g,
đại táo 10g, hắc táo nhân 16g.
Người bệnh sắc uống mỗi ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
3. Loãng xương thể tỳ hư
Biểu hiện: Cơ thể người bệnh gầy xanh, chân tay yếu mềm, ăn không ngon
miệng, ngủ không ngon giấc, bụng hay bị lạnh, phân lỏng, cơ thể nặng nề, ngại vận
động, da niêm lưỡi nhợt, mạch trầm tế.
Sử dụng bài thuốc: bạch truật 12g, phòng sâm 12g lá lốt 12g, thần khúc
12g, hậu phác 12g, sơn tra 10g, bán hạ 10g, cao lương khương 10g, sa nhân 10g,
bạch linh 10g, chích thảo 10g.
Người bệnh sử dụng thang thuốc trên sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3
lần.
4. Loãng xương thể huyết ứ
Biểu hiện: Các khớp đau nhức, da bị sạm, cơ thể mỏi mệtchất lưỡi tía,
có thể xuất hiện những điểm xuất huyết.
Cách trị: Hoạt huyết, hóa ứ, tán kết, giảm đau.
Sử dụng bài thuốc: tô mộc 20g, hoàng kỳ 16g, xuyên khung 12g, hồng hoa 10g, ngải diệp 10g,
tục đoạn 12g, huyết đằng 12g, phòng sâm
12g, hương phụ tử chế 12g, bạch truật
12g, xa tiền 12g, trần bì 10g, uất kim 10g, cam thảo 12g.
Người bệnh sử dụng bài thuốc trên sắc uống mỗi ngày 1 thang.
5. Bài thuốc Đông y ‘Lục vị địa hoàng’ chữa
loãng xương
Chuẩn bị nguyên liệu: Chuẩn bị các nguyên liệu sau mỗi thứ 7g, gồm thục
địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, bạch phục linh, trạch tả; đương quy, bạch thược,
đan sâm, tri mẫu, mạch môn, câu kỷ tử, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn, cẩu tích,
tang ký sinh, ngũ gia bì, cao ban long, cao quy bản.
Cách chế biến: Rửa sạch rồi cho tất cả vào sắc đặc (trừ hai vị cao ban
long, cao quy bản.) Nấu thuốc vừa chín thì cho ra bát để nguội và cho cao ban
long, cao quy bản xắt nhỏ vào, sau đó quậy đều cho tan hết để uống.
Vị thuốc này chữa đau lưng mỏi gối, mất ngủ, nóng xương, miệng khô họng
ráo, khát nước, chân tay mỏi yếu, vận động nhiều là đau các khớp xương, táo
bón, nước tiểu vàng.
6. Bài thuốc Đông y ‘Tả quy
hoàn’ chữa loãng xương nhẹ
Chuẩn bị nguyên liệu: thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, đương quy,
bạch thược, đan sâm, tri mẫu, mạch môn, câu kỷ tử, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn,
cẩu tích, tang ký sinh, ngũ gia bì, cao ban long, cao quy bản, câu kỷ tử, cam
thảo chích thì.
Cách chế biến: Đem rửa sạch sắc đặc còn khoảng 1/2 thì uống nóng.
Vị thuốc này có tác dụng chữa loãng xương tương tự như bài thuốc Đông
y Lục vị địa hoàng tuy nhiên tác dụng và công hiệu nhẹ hơn dành cho người bị
loãng xương nhẹ.
7. Bài thuốc Đông y ‘Bát vị quế’
phụ giúp kiện xương cốt
Chuẩn bị nguyên liệu: thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, bạch phục
linh, trạch tả, nhục quế, phụ tử mỗi loại 9g.
Gia thêm những vị thuốc khác gồm đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn, cẩu tích,
phá cố chỉ, tang ký sinh, ngũ gia bì; và cao xương động vật như: cao dê toàn
tính, cao rắn mỗi loại 5g.
Cách chế biến: Đem rửa sạch sắc đặc còn khoảng 1/2 thì uống nóng.
Bài thuốc này có tác dụng bổ thận, kiện gân cốt, chữa chứng thận dương
hư, bổi bổ cho người thường xuyên đau vùng thắt lưng, người xanh xao yếu mệt,
tinh thần uể oải, da lạnh, ăn ngủ kém, đại tiện phân lỏng, nước tiểu trong, tiểu
đêm nhiều lần, di tinh, liệt dương.
8. Bài thuốc Đông y từ thần
khúc, bạch truật
Chuẩn bị nguyên liệu: thần khúc, bạch truật, hậu phác, phòng sâm, lá lốt,
mỗi loại 12g; bán hạ, cao lương khương,
sơn trà, bạch linh, trích thảo, sa nhân mỗi loại 10g.
Cách chế biến: 1 thang thuốc với
liều lượng như trên đem sắc đủ uống 3 lần trong ngày. Mỗi ngày dùng một thang.
Bài thuốc này có tác dụng trị xương yếu, ăn kém, ngủ không ngon giấc,
da xanh, người gầy, ít vận động, mình mẩy uể oải, nặng nề, mạch trầm tế, lưỡi
tái.
9. Bài thuốc Đông y từ cam thảo,
lá lốt và bạch truật
Chuẩn bị nguyên liệu: cam thảo, cây lá lốt, bạch truật khởi tử, sơn
thù 12g mỗi vị; quế chi mỗi loại 6g; thiên niên kiện, cao lương khương, đỗ trọng
mỗi loại 10g; ba kích, cỏ xước, nam tục đoạn, hoài sơn, hy thiêm mỗi loại 16g.
Cách chế biến: 1 thang thuốc với liều lượng như trên đem sắc đủ uống 3
lần trong ngày. Mỗi ngày dùng một thang.
Bài thuốc này có tác dụng chữa chứng thận hư, nhức mỏi gối, đau mỏi
lưng, tay chân, hay đi tiểu đêm. Ngoài ra còn chữa được các chứng như sức yếu,
liệt dương, hoa mắt chóng mặt, chân tay buông mỏi.
10. Bài thuốc Đông y ‘Xa tiền’
trị bệnh loãng xương
Chuẩn bị nguyên liệu: cam thảo, xuyên khung, hương phụ tử, huyết đằng,
phòng sâm, tục đoạn, bạch truật 12g mỗi vị; hoàng kỳ 16g, uất kim, trần bì, ngải
diệp, hồng hoa 10g mỗi vị; tô mộc 20g. Một ngày dùng 1 thang thuốc.
Cách chế biến: Đem sắc đủ uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày dùng một
thang.
Bài thuốc này có tác dụng trị bệnh loãng xương do thể thận âm suy tổn
với các triệu chứng như đau mỏi đầu gối và lưng, tinh thần kém; cơ thể hoạt động
chậm chạp; sưng lợi, đau nhức răng; táo
bón, hoa mắt, mắt kém, tóc rụng nhiều.
Những bài thuốc Đông y trị bệnh loãng xương không quá khó tìm kiếm khi
đến các tiệm thuốc Bắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét