Mùa xuân bình yên: BÀI 53. Món ăn, bài thuốc từ cá chạch

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

BÀI 53. Món ăn, bài thuốc từ cá chạch

Cá chạch còn có tên khác là chạch đồng, chạch bùn, xuân ngư, thu ngư, trường xuân ngư.  là loài cá nước ngọt da trơn sống ở các các ao, hồ, sông, suối. Thân tròn, dẹt hai bên, nhất là gần đuôi, dài khoảng 15cm.



Cá chạch có tác dụng bổ khí huyết, thanh nhiệt, tiêu khát,... Ảnh minh họa

 Đầu nhỏ, hơi tròn, mắt bé, miệng thấp có râu. Da mỏng, dưới da có nhiều tuyến tiết chất nhờn, nên rất trơn nhẵn. Vảy nhỏ, lẫn sâu dưới da nên khó thấy. Vây lưng không có gai cứng, vây ngực và vây bụng ngắn, vây đuôi rộng. Cá có màu vàng, nâu hoặc xám đen. Lưng sẫm hơn bụng. Trên thân có nhiều chấm, mỗi chấm do rất nhiều chấm nhỏ hợp thành. Ở gốc vây đuôi, có một chấm to màu đen, trên vây có nhiều sọc đen.

 Theo y học cổ truyền, cá chạch với tên thuốc là thu ngư, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, tiêu khát, chữa nóng trong,….

 53.1 Cá chạch - vị thuốc bổ với trẻ em

 Những món ăn được chế biến từ cá chạch rất ngon, bổ dưỡng và có tác dụng chữa một số bệnh như sau:

 - Thanh nhiệt giải độc, chữa mẩn ngứa: Cá chạch 30g, đại táo 15g, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn ngày một lần. Ăn 7- 10  ngày.

- Chữa suy nhược, thiếu máu, suy dinh dưỡng ở trẻ: Cá chạch 250g, thịt lợn nạc 50g, lạc nhân 100g, gừng 5g, hạt tiêu xay 5g, nước 200 ml. Cách làm: Cá chạch rán qua, cho nước, thịt, gừng đun to lửa 10 phút rồi hầm nhừ thịt đến khi nước còn 100ml. Cho thêm gia vị là ăn được. Ăn ngày 1 lần. Ăn trong 1 tuần. Nghỉ 1 tuần lại tiếp tục. Dùng trong 3 tháng

 Hoặc: Cá chạch 120g rán vàng, hoàng kỳ 15g, đẳng sâm 15g, hoài sơn 30g, đại táo 15g, gừng tươi 5g. Tất cả đem sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng bổ tỳ vị, bổ huyết, dùng thích hợp cho những người suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng...

 - Chữa vàng da do viêm gan: Cá chạch 250g, đậu phụ 500g. Cá chạch làm sạch bỏ đầu đuôi, đậu phụ sxắt miếng đem nấu chín rồi cho cá chạch vào, đun sôi một lát là được, chế thêm hành, gừng tươi và gia vị, dùng làm canh ăn. Công dụng bổ tỳ vị, trừ thấp, dùng thích hợp cho người bị viêm gan vàng da, tiểu tiện không thông.

- Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính: Cá chạch 150g (mổ bỏ ruột, xương) thái mỏng. Mộc nhĩ đen 2,5 g, rau kim châm 15g. Tất cả nấu chín. Ăn nóng chia 2 lần trong ngày. 

- Tăng cường sức khỏe: Cá chạch 500g, lạc nhân 100g, gạo tẻ 300g, dầu ăn, muối, xì dầu, đường, hành, rau thơm… vừa đủ. Cách làm: Đãi sạch gạo, cho thêm ít muối vào rồi trộn đều. Đun nước sôi, cho gạo vào nấu cháo. Mổ chạch, lọc bỏ xương sống, rửa sạch, để khô rồi cho dầu lạc, muối, xì dầu và đường vào đảo đều. Khi cháo sắp được, cho chạch vào nấu chín là được. Khi ăn cho thêm hành và rau thơm. Ăn thường xuyên món này có tác dụng rất tốt cho những người sức khỏe yếu, yếu sinh lý…

- Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Cá chạch 100g, gạo 50g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng, đuôi, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp bột gia vị, xào với dầu ăn. Xương cá chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc xương chạch quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho thịt chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được. Ăn một lần trong ngày lúc đói. Ăn liền 5 ngày.   

                                                                                               Theo Bác sĩ Thu Vân/SKĐS

53.2 Kho thuốc cho cánh mày râu

1. Cá chạch kho hạt hẹ chữa liệt dương

Nguyên liệu cần có:

250 gram cá chạch cơm

50 gram hạt hẹ

Cách thực hiện:

Cá chạch cần làm sạch nhớt và mùi tanh bằng muối và chanh, cắt bỏ phần ruột rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, sau đó vớt ra để ráo nước.

Hạt hẹ rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ tạp chất và cặn bã. Sau đó, cho hạt hẹ vào một miếng vải mỏng và bọc lại.

Cho cá chạch và hạt hẹ vào trong nồi cùng với 500 ml nước và một ít gia vị vừa đủ ăn.

Bắt lên bếp để đun nhỏ lửa đến khi cạn nước.

Bỏ túi hạt hẹ.

Dùng cá khi còn nóng và ngon hơn khi dùng cùng với cơm trắng.

Dùng món cá chạch khi hạt hẹ ngày cách ngày. Sử dụng liên tục trong 20 ngày sẽ có tác dụng chữa bệnh.

2. Cá chạch chữa suy giảm ham muốn

Nguyên liệu cần có:

5 – 6 con cá chạch

Củ gừng tươi

Cách thực hiện:

Đem những con cá chạch rửa sạch, tốt nhất nên rửa bằng muối để khử mùi tanh và lớp nhớt trên cá, cắt bỏ phần ruột. Sau đó, rửa lại nhiều lần với nước và vớt ra để ráo.

Bắt lên bếp một chảo dầu vừa đủ. Khi dầu sôi, cho cá vào và rán cho vàng và thịt mềm ra.

Cho 300 ml rượu trắng hoặc 600 ml nước lọc vào chảo cá đang chín cùng với vài lát gừng tươi và tiếp tục đun sôi đến khi nước cạn dần.

Nêm nếm một ít gia vị cho vừa ăn, một ít hành ngò để tăng mùi vị.

Có thể dùng cá cùng với một chén cơm trắng và mời gia đình cùng thưởng thức.

Phần thịt cá chạch chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như chất đạm, chất béo và các loại axit amin khác

3. Món cá chạch chữa xuất tinh sớm

Nguyên liệu cần có:

5 – 6 cá chạch

300 ml rượu trắng

Cách thực hiện:

Cá chạch cần được làm sạch nhiều lần với muối và nước lọc. Cạo sạch chất nhờn trên thân, cắt bỏ lớp ruột và rửa qua nhiều lần với nước.

Bắt lên bếp một nồi đất, cho vào một lượng dầu ăn.

Khi dầu sôi cho một ít cá và ran cho cá săn lại.

Tiếp tục cho một ít rượu ngang mặt cá và tiếp tục đun trên ngọn lửa nhỏ khoảng 25 – 30 phút.

Nêm nếm một ít gia vị rồi tắt bếp.

Dùng khi thức ăn còn nóng, có thể dùng cùng với cơm trắng hoặc bánh mì tùy vào sở thích cá nhân.

Sử dụng thức ăn trong khoảng 1 tuần, bệnh tình dần cải thiện.

4. Bồi bổ cơ thể bằng cháo cá chạch

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

300 – 500 gram cá chạch

100 gram lạc nhân

300 gram gạo tẻ

Gia vị cần có

Cách thực hiện:

Vo gạo nhiều lần bằng nước lọc. Sau đó, cho ít muối vào đảo đều và bắt lên bếp đun cho báo nhừ dần.

Cá chạch đem đi làm sạch bằng cách khử mùi tanh, lớp nhờn trên da, bỏ nội tạng, tốt nhất nên rửa nhiều lần qua muối và rửa lại hai ba nước lọc.

Bắt lên bếp một chảo nhỏ. Khi chảo nóng, cho một ít dầu vào trong chảo và tiếp tục cho cá chạch cùng với các loại gia vị khác và đảo đều tay. Tắt bếp khi cá đã chín vàng.

Khi cháo sắp chín tới, cho phần cá chạch được làm chín vào cùng. Khuấy đều tay cho cá hòa đều. Nêm nếm một ít gia vị đủ dùng, một ít hành ngò để tăng mùi vị. Tắt bếp khi cháo đã chín tới.

Dùng khi cháo còn nóng. Dùng cháo đặc hay lỏng tùy theo sở thích cá nhân.


Tô cháo cá chạch giúp bồi bổ sức khỏe, cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là những cánh mày râu

Với những công dụng hữu ích của mình, cá chạch được mệnh danh là nhân sâm nước, bởi nguồn dinh dưỡng lớn có ích cho sức khỏe cũng như công dụng chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên, món ăn từ cá chạch chỉ có tác dụng điều trị cho những trường hợp nhẹ và trung bình, trường hợp mới phát hiện bệnh. Những trường hợp nặng, người bệnh nên thăm khám để biết chính xác bệnh lý và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Chạch chấu (chạch sông) có kích thước lớn hơn, có thể lớn tới 0.2Kg, cũng có tác dụng như chạch đồng. Nghiên cứu của các chuyên gia y học Trung Quốc cho thấy, cá chạch sông (chạch chấu) có tác dụng rất tốt đối với những người mặc bệnh gan, đái tháo đường, liệt dương, bệnh đường tiết niệu... Món này cũng giúp bổ thận, tráng dương.

Hiện nay, chạch chấu tự nhiên ngày càng được khai thác nên để nhân giống và duy trì, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 tại Yên Bái, Tuyên Quang đã nghiên cứu thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá chạch để sản xuất giống. Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chạch trong bể xi măng tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc (Hải Dương) cho thấy, sau một năm nuôi kích cỡ cá có thể đạt 132–186 gram. 

Chạch chấu là loài thủy đặc sản có hình dạng giống chạch đồng nhưng to dài hơn rất nhiều và đặc biệt có hàng sống lưng gai góc tựa cá rô. Hiện chạch chấu gần như đã ở trong tình trạng báo động đỏ trong tự nhiên do nạn đánh bắt tận diệt và ô nhiễm môi trường. Đường liên kết của video:

https://youtu.be/ekI9Je2y4TM


 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét