Mùa xuân bình yên: CÁC LOẠI THUỐC TRỊ F0

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

CÁC LOẠI THUỐC TRỊ F0

 

Đại dịch CoViD-19 đã làm chao đảo cả thế giới. Ba năm nay, nó đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người, con số còn khủng khiếp khi chúng gây rất nhiều di chứng cho 4 lần người nhiễm bệnh. Hôm nay, tôi giới thiệu với các ban, những độc giả yêu quí của tôi, những bài thuốc điều trị F0 từ bác sỹ Huy Hoàng. Hy vọng có ích cho các bạn. Trân trọng cảm ơn.

1. Hoạt chất paracetamol, hoặc ibuprofen. Tên thì rất nhiều. Tác dụng hạ sốt, và giảm đau đầu, đau họng, đau cơ, đau khớp mức độ nhẹ.

2. Bù điện giải: Oresol, các loại bột hoặc viên pha nước bù điện giải, nước dừa, nước cháo, nước hoa quả,.. các loại nước Pocari, Revive, Aquarius...

3. Thuốc kháng virus: molnupiravir hoặc favipiravir.

Hiện đã có thể mua molnupiravir do Việt Nam sản xuất tại các nhà thuốc với giá cả hợp lý.

Nên uống sớm (trong vòng 5 ngày sau khi có triệu chứng) nếu có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ nặng (chưa tiêm đủ vaccine, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch...).

Chống chỉ định với trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan nặng, suy thận nặng. Nếu muốn cho con bú hay có em bé sau khi dùng thuốc, cần tham khảo ý kiến BS.

4. Chống dị ứng: 1 trong các hoạt chất loratadin, desloratadin, certirizin, fexofenadin. Đây là nhóm kháng histamin thế hệ mới, ko gây ngủ. Tác dụng giảm sổ mũi, hắt hơi và ngứa. Chỉ nên dùng 5 ngày.

Lưu ý: một số loại trị cảm cúm tổng hợp có thể có 2-3 thành phần vừa hạ sốt, vừa co mạch, giảm tiết dịch vừa chống dị ứng như Panadol Extra, Decolgen (xanh và vàng), Rhumenol, Tiffy, AmeFlu.

5. Mật ong, các loại bổ phế, giảm ho thảo dược. Tác dụng giảm đau họng, giảm ho. Có thể dùng khi ho khan hoặc ho có đờm đều được. Chanh, quất, gừng, tỏi khi kết hợp với mật ong cũng có tác dụng rất tốt trị ho, đau họng, khàn tiếng..

6. Thuốc trị ho khan: chọn (a) loại ức chế trung tâm hô hấp như codein, dextromethorphan hoặc (b) loại chống dị ứng thế hệ cũ gây ngủ như chlopheniramin, alimemazin, diphenhydramin.

7. Thuốc long đờm: chọn (a) kích thích tăng tiết đờm như guaiphenesin, terpin, natri benzoat hoặc (b) tiêu nhày, loãng đờm như acetyl-cystein, ambroxol, bromhexin, eprazinone.

8. Vitamin tổng hợp: nhìn chung chỉ cần mỗi ngày 1v vitamin tổng hợp là đủ. Rất nhiều loại để bạn lựa chọn. Nên chọn nhà SX uy tín.

Đơn thuốc cơ bản chỉ có thế. Lưu ý khi ho khan thì không dùng long đờm (mục 7), khi ho có đờm thì không dùng giảm ho (mục 6).

Tiếp theo, sẽ có một số vấn đề trên từng F0 cụ thể:

9. Nếu có đi lỏng: men tiêu hóa, Smecta, berberin, có thể thêm thuốc chống co thắt đường tiêu hóa. Bù đủ nước và điện giải.

10. Nếu đau họng, rát họng: NMSL + các dung dịch súc miệng, các loại mật ong, bổ phế, chanh, quất, gừng...

Có thể ngậm Dorithricin, Strepsils hoặc xịt Avinovag. Nếu đau nhiều có thể dùng giảm đau như paracetamol, ibuprofen.

11. Nếu có mất ngủ hoặc hồi hộp, trống ngực: melatonin và MagneB6, an thần thảo dược (Mimosa, Rotunda)

12. Nếu có khó chịu dạ dày, trào ngược: trung hòa acid (Kremil-S, Phosphalugel, Yumangel, Gaviscon), bảo vệ niêm mạc dạ dày (Gastropulgite, Pepsane, Trymo), giảm tiết acid (hoạt chất omeprazol, esomeprazol hoặc pantoprazol...)

13. Nếu có khó thở do co thắt đường hô hấp, hoặc bn hen phế quản: salbutamol (viên hoặc dạng xịt Ventolin), lọ xịt định liều có corticoid (rất nhiều loại).

14. Nếu có nhiễm khuẩn, cần hỏi ý kiến BS để dùng kháng sinh: thường là 1 trong 3 nhóm (a) marcrolid như azithromycine, clarithromycin; (b) nhóm beta-lactam như amoxicilin có hoặc ko clavulanic, cefadroxil, cefdinir, ceforuxim, cefixim và (c) nhóm quinolon khi tình trạng nhiễm khuẩn nặng như ciprofloxacine, levofloxacine, moxifloxacine. Lưu ý nhóm (c) chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi. Thường kèm thuốc long đờm (mục 7).

15. Nếu dùng kháng virus thì nên dùng thêm bổ gan thảo dược có thành phần silymarin, actiso,...

Các bài hướng dẫn của BS hiện khá đầy đủ, các bạn có thể tự nghiên cứu và áp dụng.

BS Huy Hoàng/ TT OXCA Việt Nga]

Link: https://bit.ly/donF0home

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét