Mùa xuân bình yên: tháng 2 2023

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2023

TRIỆT SẢN

 

Kính mời vào xem Nhà Tôi trên YouTube

Xả kho SƯU TẦM TRUYỀN KỲ TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 1

https://youtu.be/82b2VzRdXvk

Xả Kho TRUYỀN KỲ TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 2

https://youtu.be/wMGyDhrB464

Xả kho sưu tầm TUYỂN TẬP TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 3


Đường liên kết của video Phần 4

Xả kho TRUYỀN KỲ TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 5

XẢ KHO SƯU TẦM TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 6


Đường liên kết của video 7


XẢ KHO SƯU TẦM TRUYỆN ÔNG NGẠN Phần 8

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2023

5 loại rau chứa nhiều purin, người bị bệnh gout nên ăn ít

 

5 loại rau chứa nhiều purin, người bị bệnh gout nên ăn ít© Getty

Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất purin, nếu ăn nhiều trong thời gian dài cơ thể chuyển hóa không bình thường dễ khiến chỉ số axit uric dao động. Dưới đây là 5 loại rau chứa nhiều purin, người bị bệnh gout nên ăn ít.

1. Giá đỗ

Giá đỗ là thực phẩm vừa rẻ, vừa ngon, lại có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên giá đỗ rất giàu chất purin, ăn nhiều trong thời gian dài sẽ gây một lượng lớn axit uric, không thể đào thải ra ngoài một cách bình thường sẽ đẩy nhanh sự xuất hiện của bệnh gout. Vì lợi ích của sức khỏe, loại rau này nên được ăn một cách hạn chế.

2. Măng tây

Hầu hết các loại rau có thể cung cấp cho cơ thể con người lượng chất xơ và vitamin dồi dào, có ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, tránh ăn quá nhiều loại rau giàu purin, chẳng hạn như măng tây.

Măng tây có vị rất giòn, chủ yếu là do chứa nhiều chất xơ, chất này có thể thúc đẩy nhu động ruột và đẩy nhanh quá trình bài tiết.

Nó cũng có thể cung cấp các nguyên tố vi lượng và vitamin phong phú, có chức năng điều hòa lipid máu và làm mềm mạch máu. 

Tuy nhiên, vì măng tây là loại thực phẩm chứa nhiều purin nên khi chỉ số có axit uric cao và gây ra hậu quả xấu nếu bệnh nhân gout ăn quá nhiều.

3. Cải bó xôi

Cải bó xôi rất giàu chất dinh dưỡng và có thể cải thiện khả năng miễn dịch và đẩy nhanh quá trình đào thải phân.

Tuy nhiên, cải bó xôi là loại rau có hàm lượng purin cao, đồng nghĩa với việc chứa nhiều chất purin, sau khi ăn vào cơ thể không thể chuyển hóa bình thường, lâu dần sẽ tích tụ lại, từ đó mất cân bằng và sinh bệnh. 

4. Nấm

Mặc dù nấm rất ngon, có thể cung cấp nhiều axit amin, protein và vitamin nhưng người bệnh gout không thể ăn khi nồng độ axit uric trong cơ thể cao.

Nhiều người cho thêm nấm đông cô vào trong quá trình chế biến món ăn có thể làm tăng hương vị món ăn, nhưng nấm đông cô là loại thực phẩm chứa nhiều purin. Việc thu nhận quá nhiều chất purin, trong quá trình chuyển hóa sinh ra một lượng lớn axit uric và sẽ kích thích các khớp, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

5. Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại rau được nhiều người yêu thích, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin, chất xơ và các nguyên tố vi lượng, có vai trò tăng cường miễn dịch, cải thiện khả năng chống ung thư.

Ngoài ra, loại rau không chứa nhiều calo, có lợi cho việc kiểm soát cân nặng nên nhiều người ăn súp lơ xanh mỗi ngày. 

Tuy nhiên, bông cải xanh cũng rất giàu chất purin, có hàm lượng axit uric cao hoặc gây ra bệnh gout, không nên ăn quá nhiều bông cải xanh.

                 HẠ MÂY (Theo aboluowang)-VNExpress

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2023

5 loại trái cây giúp ổn định lượng đường trong máu

 Khi người bệnh nhận thấy rằng lượng đường trong máu của mình cao, thì có thể ăn trái cây dưới đây để giúp giảm lượng đường trong máu và duy trì ở mức ổn định.

Quả táo

Táo là một loại trái cây rất tốt, người có lượng đường trong máu cao cũng có thể ăn được. Táo rất giàu pectin và chất xơ, có tác dụng hạ cholesterol và duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường cho người bệnh. 

Nó có thể điều chỉnh lượng đường trong máu của người bệnh, vì vậy những người có lượng đường trong máu cao có thể ăn nó thường xuyên.

Cam

Các loại vitamin có trong cam có tác dụng loại bỏ độc tố trong dạ dày rất tốt. Đồng thời, vì cam có lượng đường tương đối thấp nên nó cũng hoạt động như một chất làm giảm đường huyết.

Quả lựu

Lựu rất giàu vitamin B, chất xơ hòa tan trong nước, vitamin C, vitamin D, protein. 8 loại axit amin và 33 loại nguyên tố vi lượng, là những chỉ số lâm sàng chính để thúc đẩy hoạt động của các cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể.

Lựu rất giàu chất dinh dưỡng, có thể mở rộng tính đàn hồi của mạch máu, đạt được sự vận chuyển biến động nhất định và hỗ trợ cơ thể giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Bưởi

Bưởi có tính lạnh, có tác dụng tăng cường sinh lực cho dạ dày và tiêu hóa thức ăn, làm dịu cổ họng, giảm viêm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bưởi có tác dụng chống viêm, có thể giúp cơ thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi rút.

Ngoài ra, bưởi còn chứa insulin có thể giúp bệnh nhân tiểu đường hạ đường huyết, bảo vệ tim mạch và mạch máu não. Đối với bệnh nhân tiểu đường béo phì, có thể ăn một ít bưởi thường xuyên.

Dứa

Các thành phần trong dứa có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu sau bữa ăn và cũng có thể làm giảm sự phụ thuộc của bệnh nhân tiểu đường vào insulin, thuốc. 

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2023

5 cách giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch

 Bỏ thuốc lá, thay đổi chế độ ăn uống, kiểm tra sức khỏe định kỳ… giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch.

Xơ vữa động mạch xảy ra khi cholesterol, chất béo tích tụ ở thành trong của các mạch máu bị tổn thương. Sự tích tụ này dẫn đến hình thành các mảng bám. Xơ vữa động mạch thường không có triệu chứng rõ nhưng có thể khiến hệ tuần hoàn bị tổn thương, dẫn đến đau tim, bệnh mạch máu ngoại vi.

Bạn có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách cân bằng cholesterol và giảm lượng chất béo trung tính cao trong cơ thể. Các yếu tố này có thể được kiểm soát bằng nhiều biện pháp tự nhiên như: thay đổi lối sống, hạn chế rượu, thuốc lá, tập thể dục thường xuyên...

Thay đổi chế độ ăn uống: Thay đổi trong chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa, làm chậm sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch, đồng thời giúp kiểm soát mức cholesterol. Người có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch nên giảm tiêu thụ chất béo bão hòa, tránh thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa thường có trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, khoai tây chiên. Bạn nên hạn chế tiêu thụ đường tinh luyện có trong các loại bánh ngọt, kẹo vì chúng có thể làm tăng chất béo trung tính, giảm cholesterol tốt (HDL) thúc đẩy sự hình thành xơ vữa động mạch. Thay vào đó, mỗi người nên tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất béo không bão hòa như quả hạch, ô liu, cá béo, ngũ cốc nguyên hạt; ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp giảm lipid và giảm viêm.

         Các loại hạt có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ảnh: Freepik

Uống rượu vừa phải: Rượu gây hại cho sức khỏe tim mạch, làm giảm mức cholesterol tốt (HDL). Bạn chỉ nên uống hai ly mỗi ngày nếu là nam và một ly mỗi ngày nếu là nữ. Bạn có thể chọn rượu vang để nhấm nháp vì có chứa các polyphenol khá thân thiện với tim.

Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm tăng mức cholesterol, gây kích ứng lớp niêm mạc bên trong hoặc nội mạc của mạch máu, đẩy nhanh sự hình thành các mảng bám trong động mạch. Nhiều nghiên cứu chứng minh ngừng hút thuốc có thể giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, giảm nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch.

Tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể ngăn ngừa tử vong do xơ vữa động mạch bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, đều đặn mỗi tuần. Tập luyện giúp giảm mức cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, giảm cân, tất cả đều có thể làm giảm nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch. Hầu hết các môn thể thao đều có lợi cho sức khỏe cho bạn lựa chọn như: đạp xe, chạy bộ, bơi lội, yoga...

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Các bệnh như tiểu đường, béo phì, suy giáp, huyết áp cao... có thể đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Do vậy, mỗi người nên lên lịch khám sức khỏe định kỳ và duy trì cân nặng ổn định.

        Anh Chi (Theo Very Well Health)-VnExpress

 

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

Nguy hiểm khi lạm dụng thuốc giảm đau paracetamol

 Thuốc giảm đau acetaminophen tại Mỹ. Ảnh: AP© Được VnExpress cung cấp

Chuyên gia dược học Nguyễn Hữu Đức, từng là giảng viên chính bộ môn Dược, Đại học Y dược TP HCM, cho biết paracetamol (còn gọi acetaminophen) là hoạt chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận, có tác dụng hạ sốt, giảm đau, ít phản ứng phụ và ít tương tác với các thuốc khác. Hiện có nhiều nhãn hiệu thuốc giảm đau chứa hoạt chất paracetamol. Bác sĩ khuyến cáo người dùng chọn nhãn hiệu thuốc có uy tín, quy cách đóng gói bao bì đạt chuẩn, giúp bảo quản và đảm bảo chất lượng viên thuốc.

"Mặt khác, cần lưu ý hạn sử dụng và dùng theo đúng liều lượng cho phép", bác sĩ Đức nhắc nhở. Người bệnh về gan hay thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra, mọi người cần thận trọng khi dùng chung các loại thuốc khác cùng có thành phần paracetamol, tránh nguy cơ dẫn đến quá liều, có thể nguy hiểm tính mạng.

Tháng 8/2021, khi hai F0 điều trị tại nhà bị ngộ độc paracetamol do dùng quá liều, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng, khuyến cáo triệu chứng chung của người ngộ độc paracetamol là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn nhiều; đau bụng hạ sườn bên phải; da vàng, mắt vàng; tê bì, xuất hiện đám mảng bầm tụ máu (xuất huyết) dưới da dù không có tiền sử chấn thương... Nặng hơn là có dấu hiệu rối loạn ý thức như chậm chạp, li bì, hôn mê...

Dược sĩ Tạ Thanh Sơn, tốt nghiệp tiến sĩ tại Viện công nghệ dược sinh học, Đại học Marburg (Đức), nói rằng thuốc giảm đau không phải lúc nào cũng có tác dụng tốt. Uống thuốc giảm đau thường xuyên, không kiểm soát có thể dẫn đến tổn thương gan, thận và nhiều tác dụng phụ khác. Ngoài ra, loại thuốc này có thể khiến bệnh nhân bị phụ thuộc.

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc giảm đau vô tội vạ có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng, loét dạ dày, các vấn đề về thận, gan hoặc tim mạch... Các chuyên gia ước tính trên 10% trường hợp bệnh nhân có vấn đề về thận và phải lọc máu là do sử dụng thuốc giảm đau không phù hợp. Thậm chí, sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên còn gây ra những cơn đau mạn tính, như đau đầu do thuốc giảm đau - được cho là nguyên nhân của hơn 5% tổng số cơn đau đầu.

Dược sĩ Sơn khuyến cáo lưu ý uống thuốc theo đúng chỉ định. Trong mọi trường hợp, không nên thay đổi liều lượng hoặc khoảng cách giữa các liều lượng mà không có bác sĩ tư vấn. "Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài nếu nó giảm được ít nhất 1/3 cơn đau của bạn, và hãy thảo luận với bác sĩ điều trị nếu thuốc không giúp kiểm soát hiệu quả cơn đau", dược sĩ Sơn khuyên.

Thay vì lạm dụng thuốc giảm đau, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên ăn uống lành mạnh, biết cách đối phó với căng thẳng, vận động và tập thể dục đầy đủ, duy trì các mối quan hệ xã hội để giảm nguy cơ phụ thuộc thuốc và nâng cao chất lượng cuộc sống

Mỹ Ý  VnExpress