Mùa xuân bình yên: tháng 10 2024

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2024

TÂy DU KÝ - TÁC PHẨM VĂN HỌC CỔ ĐIỂN TRUNG HOA

 Tây Du Ký (phồn thể西遊記giản thể西游bính âmXī Yóu JìWade-GilesHsi Yu Chi), là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của tác giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) đi lấy kinh.

Với 100 hồi, tiểu thuyết châm biếm sự suy yếu của chính quyền phong kiến Trung Hoa thời đó. Nó là tác phẩm văn học với chất lượng đạt tới đỉnh cao, đứng trong 4 tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa (cùng với Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết CầnThủy hử của Thi Nại Am và Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung).

Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận khác cho rằng hình ảnh kết hợp của thầy trò Tam Tạng lại ẩn giấu một khái niệm sâu sắc hơn nhiều, đó là về "tâm" (bản chất con người). Từ Đường Tam Tạng đến con ngựa đều biểu trưng cho một đặc tính thường thấy của "tâm", 5 thầy trò chính là 5 yếu tố cấu thành bản chất con người:

Tây du ký (tiếng Trung: 西游bính âmXī Yóu Jìtiếng AnhJourney to the Westtiếng Việt sát nghĩa: Chuyến đi về phía Tây) là một bộ phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân. Phim do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và Cục Đường sắt Trung Quốc phối hợp sản xuất, kể về một nhà sư thời vua Đường Thái Tông tên Huyền Trang đã trải qua 81 kiếp nạn thử thách để lấy được kinh Phật trở về truyền bá ở quê hương. Phim được thực hiện trong 6 năm bắt đầu từ năm 1982 và kết thúc vào năm 1988. Năm 1986, CCTV đã chính thức công chiếu 11 tập đầu tiên được quay từ trước và lấy năm phát sóng đầu làm năm phát hành gốc, vì thế phiên bản này thường có tên là Tây du ký 1986.[1] Cũng sau đó một phần phim tiếp theo của bộ phim gồm 16 tập đã được sản xuất vào năm 1998 và phát hành vào năm 1999.

Ở thời điểm phát sóng gốc, phim đã đạt tỷ suất khán giả trung bình là 89,4%, trong đó đối tượng có trình độ đại học tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100%.[3] Vào năm 2008, phim đã được bình chọn là một trong 30 bộ phim truyền hình có sức ảnh hưởng lớn nhất trong suốt 30 năm phim truyền hình Trung Quốc.[4] Cũng theo một thống kê chưa đầy đủ, đến năm 2014, bộ phim đã được chiếu lại hơn 3.000 lần bởi các đài truyền hình tại Trung Quốc (chưa kể những lần phát lại ở các quốc gia khác).

Tại Việt Nam, bộ phim được trình chiếu từ đầu những năm 1990 và cho tới nay đã chiếu lại hàng trăm lần trên nhiều kênh truyền hình khác nhau. Cũng đã có những bộ phim nối tiếp hoặc làm lại sau đó, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng Tây du ký 1986 vẫn được coi là bản phim xuất sắc nhất.

Tây du ký có nội dung dựa trên một câu chuyện có thật về nhà sư đời Đường Thái Tông tên là Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ để tìm thầy học đạo. Phim kể về chuyện Tôn Ngộ KhôngTrư Bát Giới và Sa Tăng phò Đường Tăng sang Tây Trúc (Ấn Độ). Tuy đường đi gặp bao lần gian nan trắc trở với 81 kiếp nạn, nhưng cuối cùng họ đều vượt qua đến được xứ sở của Phật tổ (Ấn Độ), mang kinh Phật về để truyền bá ở phương Đông.

Mời các bạn xem V-Clip của bộ phim này

1. https://youtu.be/PMJ_yPjv97Q

 

2. https://youtu.be/SdjlAA_Fz0A

 

 

 

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

TẬP LUYỆN LINH HOẠT Ở TUỔI 80

 Lưu ý tập luyện quan trọng tăng sức mạnh và sự linh hoạt ở tuổi 80 trở lên

Thanh Thanh 

Trang Eat this not that đưa ra 3 lưu ý tập luyện quan trọng để tăng sức mạnh và sự linh hoạt ở tuổi 80 trở lên.

Lưu ý tập luyện quan trọng để tăng sức mạnh ở tuổi 80 trở lên. Đồ họa: Thanh Thanh

Vận động nhẹ nhàng vào buổi sáng

Bắt đầu ngày mới với thói quen giãn cơ nhẹ nhàng để khởi động cơ và khớp. Kéo giãn cơ nhẹ nhàng giúp tăng tính linh hoạt, cải thiện tuần hoàn và tạo tinh thần tích cực cho ngày mới. Chỉ cần thực hiện 5-10 phút giãn cơ hàng ngày.

Thử những động tác đơn giản như vươn tay lên trần nhà, chạm vào ngón chân, kéo giãn cơ cổ bên.

Đi bộ ngoài trời

Đi bộ là một trong những bài tập tốt nhất ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi 80. Đi bộ là bài tập tác động thấp, cải thiện sức khỏe tim mạch và giữ cho đôi chân khỏe mạnh. Ngoài ra, đây là cơ hội thích hợp để khám phá thiên nhiên hoặc gặp gỡ bạn bè.

Đặt mục tiêu dành ít nhất 30 phút mỗi ngày đi bộ. Bạn có thể chuyển đi bộ 30 phút này thành những chuyến đi ngắn hơn hàng ngày.

Tập luyện giữ thăng bằng

Thực hiện các bài tập giữ thăng bằng là cách thích hợp để ngăn ngừa té ngã. Đây có thể là mối quan tâm lớn khi bạn già đi. Tập đứng bằng 1 chân, đi bằng gót chân hoặc kết hợp các động tác yoga

Giữ mỗi tư thế giữ thăng bằng trong vài giây và tăng dần thời lượng khi bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bạn luyện tập càng nhiều thì khả năng giữ thăng bằng của bạn càng tốt, giảm nguy cơ té ngã và tăng cường khả năng vận động tổng thể.

 

 

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

HOT: VÌ SAO SAU 3 THÁNG CHƯA NHẬN TRỢ CẤP NGƯỜI CÓ CÔNG TĂNG THÊM?

 Vì sao sau 3 tháng người có công chưa nhận được mức trợ cấp ưu đãi mới?

6 giờ • 3 phút đọc

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có trả lời về lý do sau 3 tháng người có công chưa nhận được mức trợ cấp ưu đãi mới.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh - Ảnh: GIA HÂN

Ngày 7-10, báo cáo dân nguyện tháng 9-2024 trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu ý kiến phản ánh của cử tri về việc 3 tháng đã qua (từ 1-7) nhưng người có công vẫn chưa nhận được trợ cấp tăng thêm theo nghị định 77/2024 của Chính phủ.

Trước đó, nghị định 77/2024 của Chính phủ quy định điều chỉnh mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng (tăng 35,7%). Chính sách này có hiệu lực từ ngày 1-7-2024, nhưng đến nay người có công vẫn chưa nhận được mức trợ cấp mới.

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương sau đó đã đề nghị đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời về nội dung này.

Vì sao sau 3 tháng người có công chưa nhận được mức trợ cấp ưu đãi mới?

Trả lời nội dung này, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho hay việc điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đã có hiệu lực từ 1-7-2024.

Tuy vậy, ông Thanh nói vì đây theo Luật Ngân sách nên việc điều chỉnh này phải bố trí từ nguồn ngân sách trung ương.

"Vì là ngân sách, Chính phủ phải trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới. Hiện nay, Bộ Tài chính đã tổng hợp trình Chính phủ và Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 này.

Do vậy, sau khi Quốc hội thông qua, việc điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng sẽ được giải quyết ngay", ông Thanh nêu rõ.

Đọc bài gốc tại đây.

Cách đây 4 tháng, dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, tôi đã viết bài hân hoan chào đón tin vui:

https://youtu.be/JVXoGkIJD7U

Chờ đợi tháng nữa để có niềm vui trọn vẹn.

 

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2024

16 TÌNH KHÚC ĐỜI ĐẦU 8X.9X

 

1. Tình thôi xót xa - Lam Trường

 2. Phai dấu cuộc tình - Quang Vinh

3. Biệt khúc chờ nhau - Đan Trường & Triệu Vy

 4. Tôi không tin - Ưng Hoàng Phúc

 5. Mưa trên cuộc tình - Đan Trường

6. Khi giấc mơ về - Phương Thanh

7. Hết hy vọng - Đan Trường

8. Chuyện như chưa bắt đầu - Mỹ Tâm

 9. Biết Khi nào gặp lại - Mỹ Tâm

10. Bản tình ca đầu tiên - Duy Khoa

11. Anh phải làm sao - Đan Trường

12. Thà người đừng nói - Đan Trường

 13. Người tình mùa đông - Như Quỳnh

14. Người ta nói - Ưng Hoàng Phúc

15. Nếu em đi - Mỹ Tâm

16.Tiếng dương cầm trong đêm

Đường liên kết của video

 16 TÌNH KHÚC ĐỜI ĐẦU 8X 9X.wmv

https://youtu.be/YiXot50gUzE