Tây Du Ký (phồn thể: 西遊記; giản thể: 西游记; bính âm: Xī Yóu Jì; Wade-Giles: Hsi Yu Chi), là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của tác giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) đi lấy kinh.
Với 100 hồi, tiểu thuyết châm
biếm sự suy yếu của chính quyền phong kiến
Trung Hoa thời đó. Nó là tác phẩm văn học với
chất lượng đạt tới đỉnh cao, đứng trong 4 tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học cổ
điển Trung Hoa (cùng với Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Thủy hử của Thi
Nại Am và Tam quốc diễn
nghĩa của La Quán Trung).
Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận khác cho rằng hình ảnh kết hợp của thầy trò Tam Tạng lại ẩn giấu một khái niệm sâu sắc hơn nhiều, đó là về "tâm" (bản chất con người). Từ Đường Tam Tạng đến con ngựa đều biểu trưng cho một đặc tính thường thấy của "tâm", 5 thầy trò chính là 5 yếu tố cấu thành bản chất con người:
Tây du ký (tiếng Trung: 西游记, bính âm: Xī Yóu Jì; tiếng Anh: Journey to the West; tiếng
Việt sát nghĩa: Chuyến
đi về phía Tây) là một bộ phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân. Phim do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và Cục Đường sắt Trung Quốc phối
hợp sản xuất, kể về một nhà sư thời vua Đường Thái Tông tên Huyền Trang đã trải qua 81 kiếp nạn thử thách để lấy được kinh Phật
trở về truyền bá ở quê hương. Phim được thực hiện trong 6 năm bắt đầu từ năm
1982 và kết thúc vào năm 1988. Năm 1986, CCTV đã chính thức công chiếu 11 tập
đầu tiên được quay từ trước và lấy năm phát sóng đầu làm năm phát hành gốc, vì
thế phiên bản này thường có tên là Tây du ký 1986.[1] Cũng sau đó một phần phim tiếp theo của
bộ phim gồm 16 tập đã được sản xuất vào năm 1998 và phát hành vào năm 1999.
Ở thời điểm phát sóng
gốc, phim đã đạt tỷ suất khán giả trung bình là 89,4%, trong đó đối tượng có
trình độ đại học tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không
tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100%.[3] Vào năm 2008, phim đã được bình chọn là
một trong 30 bộ phim truyền hình có sức ảnh hưởng lớn nhất trong suốt 30 năm
phim truyền hình Trung Quốc.[4] Cũng theo một thống kê chưa đầy đủ, đến
năm 2014, bộ phim đã được chiếu lại hơn 3.000 lần bởi các đài truyền hình tại Trung Quốc (chưa kể những lần phát lại ở các quốc gia
khác).
Tại Việt Nam, bộ phim được trình chiếu từ đầu những năm 1990 và cho tới nay đã chiếu lại hàng trăm lần trên nhiều kênh truyền hình khác nhau. Cũng đã có những bộ phim nối tiếp hoặc làm lại sau đó, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng Tây du ký 1986 vẫn được coi là bản phim xuất sắc nhất.
Tây du ký có nội dung dựa trên một câu chuyện có thật về nhà sư đời
Đường Thái Tông tên là Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ để tìm thầy học đạo. Phim kể về chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng phò Đường Tăng sang Tây Trúc (Ấn Độ). Tuy đường đi gặp
bao lần gian nan trắc trở với 81 kiếp nạn, nhưng cuối cùng họ đều vượt qua đến
được xứ sở của Phật tổ (Ấn Độ), mang kinh Phật về để
truyền bá ở phương Đông.
Mời các bạn xem V-Clip của bộ phim này
1. https://youtu.be/PMJ_yPjv97Q
2. https://youtu.be/SdjlAA_Fz0A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét