Mùa xuân bình yên

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

HẬU KỲ VFF CUP

 Hien Le 11 giờ  · 

Tôi không biết gì về bóng đá.

Nhưng tôi biết nhiều điều rất thực tế của Thái Lan.

Tôi sang công tác và làm việc ơ Thái Lan rất thường xuyên cuối những năm 2000's.

Trong đó, có những cuôc họp thường niên, nghe national economic reports (là những bài trình bày của Exec. Manager thành viên từng nước thuộc Bắc Á North ASEAN, nói về phát triển kinh tế xã hội của nước họ).

Khi ta vẫn đang loay hoay "trồng cây gì, nuôi con gì" thì từ mấy chục năm trước, công nghệ gen với sự ủng hộ hết mình của vua Thái, đã thay đổi hoàn toàn sắc diện nền nông nghiệp Thái Lan, nông sản của họ có 1 chất lượng cạnh tranh rất mạnh mẽ. Malaysia tự hào có loại Sầu Riêng Penang ngon nhất. Thái Lan đánh bạt chỉ trong vài nốt nhạc.

Khi ta vẫn kêu ca kẹt xe thì Vọng Các (Bangkok), nơi đã từng kẹt xe khủng khiếp hơn TP HCM và Hà Nội gấp 10 lần (ai từng bị kẹt xe ở Bangkok mới hiểu), đã thông thoáng với các đường cao tốc trên cao nối từ trung tâm Bangkok ra các vùng phụ cận (ví dụ, tôi đi xe 4 bánh từ Bangkok ra Khu công nghiệp Bangpoo, trước mất 2 tiếng, nay chỉ mất 20 phút).

Khi ta "thẩm du" với vang Đà Lạt, cái loại rượu mà thằng nghiện ngập bệnh hoạn như tôi cũng không uống nổi, chỉ có thể cho vào nấu thịt thỏ, thịt chó, nếu có ăn thỏ ăn chó, thì Thái Lan đã có những trang trại vinery , những hầm ủ rượu không bán ra ngoài, chỉ bán trong khu du lịch của họ với giá trên trời.

Riêng ngành PU, ngành tôi đắm chìm, thì khi VN đang nhập các hệ PU (customized PU systems) từ nước ngoài thì họ đã có nhà máy tự trộn các hệ đó bán cho ta.

Hãy tưởng tượng thế này cho dễ hiểu. Ta muốn nấu phở, nhưng phải nhập nước Dùng và sợi phở từ họ.

Trước đó, các chuyên gia kỹ thuật PU đều từ Đức, hoặc chuyên gia Đức ở Singapore, Taiwan, Shanghai... sang Vietnam.

Sau này, 100% chuyên gia kỹ thuật là người Thái.

Khi bọn trẻ Saigon và Hanoi tắt nến để hưởng ứng ngày Trái Đất một cách phong trào nhố nhăng, thì Saigon và Hanoi chặt cây không thương tiếc. Không ai biết rằng, Bangkok đã kịp trồng những cánh rừng quanh Bangkok để tạo lá phổi và cảnh quan du lịch. Khu rừng Khao Dai phía Nam Bangkok là 1 ví dụ.

Khi ta bắt đầu nói tới sân bay Long Thành thì Thái Lan đã chuyển sân bay quốc tế cố cựu Dong Mueang sang sân bay mới tinh cáu cạnh Suvarnabhumi.

Khi ta chưa làm được con ốc vít thì chiếc Dream Thái đã là mơ ước của vạn người Nam, và Thái Lan từ lâu đã là một trong những hubs (trung tâm, tiếng lóng) chế tạo linh kiện ô tô xe máy.

Nước Mắm thì Thái Lan đã soán ngôi thị trường Mỹ. MegaChef ( 1 thương hiệu nước mắm nổi tiếng của Thái giống như Phú Quốc VN) giá gần 8 đồng, hơn cả "3 Cua" lừng lẫy của Hong Kong. Mà biết sao không? Họ mua nước mắm của mình mang về Thái, đóng chai rồi xuất khẩu với nhãn hiệu của họ.

Vì ta đã quá bèo bọt trên trận địa xuất khẩu này. Vụ Thương Mại của Bộ Công Thương chỉ ngồi phòng lạnh và tìm kiếm màu mè trong khi người Thái họ xông pha và tìm đường tiếp thị và xuất khẩu.

Tương tự với gạo. Ra bất kỳ chợ Châu Á nào, gạo Thái Lan là ưu thế nhất.

Tương tự với đồ hộp.

Tương tự với nhiều thứ mà không thể kể hết

LẼ RA PHẢI NGƯỢC LẠI.

Đừng buồn hay khóc vì thua 1 trận bóng. Việt Nam dưới chân Thái Lan rất nhiều.

Tóm lại, Việt Nam bây giờ, không là gì với Thái Lan cả. Chứ đừng nói bóng đá vớ vẩn.

Thái Vũ

SAPPHIRE

www.congtysapphire.vn

www.daquyphongthuysapphire.vn

Đây là bình luận của tôi: Hung Dmanh

Rất nhiều ổ cứng máy tính (HDD) Made in Thailan rất tồi-hết Bảo hành chết. Thailan cơ hội Chính trị. Khi chúng ta bị Pháp chiếm đóng, TL đi với Anh. Khi Mỹ vào Miền Nam VN, TL đi với Mỹ, cho Mỹ mượn các sân bay hạ cánh B52 đánh VN. Chúng tôi rất lộn ruột khi B52 rải thảm bom xuống đầu rồi thanh thản bay về ThaiLan hạ cánh. Họ nợ chúng ta lời xin lỗi! Riêng bóng đá, chúng ta học tập họ. Từ chỗ sợ họ, tiến lên ngang hàng với họ. Giờ đây, xem VFF, dù ta thua họ, nhưng đã áp đặt lối chơi, họ co cụm, run sợ trước đội bòng chúng ta. Nếu trọng tài công tâm, trình độ chuyên môn giỏi thì đâu có bất công như vừa qua?

Chúng ta đã có những trận cầu đẹp. Trở thành Cựu Vương VFF Suduky Cup! Chỉ khi nào đào tạo, nhân đôi, nhân ba…các cặp đôi Quang Hải, Công Phượng; Tiến Linh, Đức Chinh; Hồng Duy, Văn Toàn…mới giữ được CUP vàng lâu hơn.

Tiến lên Việt Nam. Thày Pack đáng kính!

 

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

GIÁNG SINH AN LÀNH (Câu chuyện cảm động)

3 lính Mỹ bất ngờ chạm trán 4 binh sĩ Đức giữa những ngày đối đầu ác liệt nhất trong thế chiến II. Không ai dám nghĩ đến một kết cục tốt đẹp trong bối cảnh đó...

Câu chuyện diễn ra vào một đêm giáng sinh năm 1944. Vào thời điểm đó, tình hình chiến sự ở châu Âu đã đảo chiều. Quân đội Đức ngày càng rơi vào trạng thái bất lợi, quân đồng minh đổ bộ vào đất liền qua Normandie, tiến hành phản công.

Tuy nhiên, Hitler không cam tâm. Vào ngày 16/12 – 8 ngày trước lễ giáng sinh năm đó, ông ta đã mệnh lệnh cho quân Đức đóng tại khu vực Ardennes của Bỉ phát động một chiến dịch, bất ngờ tấn công quân đồng minh, cắt đứt mạch cung ứng của đối thủ, ép quân đồng minh phải giảng hòa.

Đây là chiến dịch đẫm máu nhất trong thế chiến II. Cả chiến dịch kéo dài hơn 1 tháng với số lượng người thương vong quá lớn, gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên.

Tại một nơi sâu hun hút trong khu rừng Hürtgen, một phụ nữ Đức tên Elisabeth Vincken dẫn theo cậu con trai 12 tuổi Frisbey lánh đến đây dựng một căn nhà gỗ ở tạm, bởi tiệm bánh của họ trong thành phố đã bị những trận oanh tạc trên không của quân đồng minh phá hủy tan tành.

Đêm giáng sinh, hai mẹ con Frisbey rất mong chồng và cha của họ đang làm việc trên thị trấn về nhà đoàn tụ, cùng đón Chúa sinh ra đời. Thế nhưng hôm đó tuyết rơi nhiều bao trùm cả ngọn núi nên có thể bố của Frisbey khó trở về nhà.

Đột nhiên, tiếng gõ cửa dồn dập vang lên. Cậu bé Frisbey ngỡ rằng cha về, vội chạy ra mở cửa song mẹ cậu đã nhanh hơn. Elisabeth vừa hé cửa thì thấy có 2 binh sĩ đội mũ cối sắt đứng ngoài, còn 1 người khác đang nằm trên tuyết nhìn như đã chết.

Elisabeth ý thức ngay được rằng đó là lính Mỹ - đối thủ không đội trời chung của quân Đức thời điểm đó.

Họ thuộc sư đoàn 8 binh đoàn bộ binh 121, bị lạc mất đội và loanh quanh trong rừng sâu suốt 3 ngày, vừa phải tìm cách tránh quân Đức, vừa phải tìm lối thoát. Vừa đói vừa rét, người họ thâm tím, trong đó 1 người bị trúng đạn ở chân, mất rất nhiều máu, có thể sống được hay không chẳng ai có thể nói được vào lúc đó.

Mặc dù có súng trong tay song họ vẫn gõ cửa nhà Elisabeth một cách lịch sự.

Người mẹ dù không hiểu họ nói gì những cô hiểu ý của những binh sĩ Mỹ. Trầm ngâm một lúc, cô mời họ vào nhà và đưa người bị thương lên giường của Frisbey nghỉ ngơi, giúp anh ta làm ấm tay, đồng thời sai con đi bắt gà, lấy thêm vài củ khoai tây để làm cơm giáng sinh.

Không lâu sau, mùi gà nướng thơm phức đã bay ngào ngạt khắp nhà. Cùng lúc đó, Elisabeth nhận ra cô có thể nói chuyện với một lính mỹ bằng tiếng Pháp, không khí căng thẳng trong nhà lập tức giảm đi rất nhiều.

Một lúc sau, lại có tiếng gõ cửa dồn dập vang lên. Frisbey chạy ra mở cửa. Thấy 4 lính Đức đứng ngay trước cửa, cậu bé quá đỗi sợ hãy, người như bị đóng băng. Dù là trẻ con, Frisbey cũng biết rõ quy định của Đức quốc xã khi đó, rằng cứ chứa chấp quân địch là giết ngay, không cần giải thích.

Elisabeth điềm tĩnh bước ra, nói với viên sĩ quan chỉ huy trong nhóm: "Giáng sinh an lành!"

Viên sĩ quan nói anh ta và cấp dưới của mình bị lạc đường, muốn ở nhờ trong nhà Elisabeth một đêm.

Người phụ nữ này vẫn bình tĩnh trả lời: "Mời các anh vào nhà cho ấm, và cũng mời các anh ăn cơm giáng sinh với chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có những vị khách khác, họ không phải là bạn của các anh, hi vọng các anh có thể chấp nhận họ."

Viên sĩ quan người Đức lập tức cảnh giác và hỏi dồn: "Ở trong nhà có người? Chúng là người Mỹ?"

Elisabeth đáp: "Vâng, hôm nay là đêm giáng sinh, không ai được phép động thủ, mời các anh để vũ khí ở bên ngoài."

Viên sĩ quan Đức nhìn Elisabeth một cái, rồi ra hiệu cho những người khác để vũ khí ngoài cửa trước khi bước vào nhà.

Những viên lính Mỹ trong phòng bỗng chốc trở lên căng thẳng, vội vã cầm chắc súng trong tay. Một người thậm chí còn rút súng lục, chuẩn bị bắn lính Đức đang tiến vào. Thế nhưng Elisabeth đã ngăn cản anh ta và lặp lại những câu nói mà cô vừa nói với lính Đức: "Hôm nay là đêm giáng sinh, không được phép tàn sát, hãy đưa súng cho tôi."

Và như thế, người phụ nữ thu hồi cây súng trong tay viên lính Mỹ đang lo lắng hơn là chủ động.

Elisabeth sắp xếp để khách ngồi quanh một cái bàn. Vì ngôi nhà khá chật hẹp nên lính Mỹ, lính Đức phải ngồi sát cạnh nhau, không khí rất căng thẳng. Hai bên, ai cũng nâng cao cảnh giác, đề phòng vì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Chỉ có nữ chủ nhà là vừa cười nói, vừa bận rộn chuẩn bị bữa tối giáng sinh.

Vài phút sau, mùi thức ăn hấp dẫn cộng thêm thái độ nhiệt tình của chủ nhà nên trạng thái căng thẳng dần dần được thả lỏng.

Một lính Mỹ lấy ra một hộp thuốc lá mời những viên lính Đức, trong khi một viên lính Đức lại rút ra một bình rượu vang và một cái bánh mỳ trong chiếc ba lô trên lưng ra chia cho mọi người. Một viên lính Đức thậm chí khi thấy viên lính Mỹ bị thương còn lại gần kiểm tra vết và xử lý lại vết thương cho người mà nếu ở chỗ khác, anh ta sẽ là kẻ thù không đội trời chung.

Vì được học qua trường y nên viên lính này có chút kinh nghiệm về y tế, lại có thể nói được tiếng Anh nên anh ta nói với viên lính Mỹ rằng vì trời lạnh, vết thương không bị nhiễm trùng nên không nguy hiểm đến tính mạng.

Đến lúc này, sự hoài nghi lẫn nhau giữa hai nhóm lính mới bắt đầu tan biến.

Đồ ăn được đưa ra bàn. Elisabeth bắt đầu cầu nguyện trước bữa ăn. Cô cầu nguyện trong nước mắt:

"Cảm ơn Chúa đã ban ơn để mọi người có thể ngồi ăn chung một bữa trong trận chiến khủng khiếp này. Trong đêm giáng sinh hôm nay, chúng con đã hứa sẽ không coi nhau là kẻ thù mà sẽ đối xử hữu hảo với nhau, cùng thưởng thức bữa cơm giáng sinh đơn giản; chúng con cầu mong cuộc chiến đáng sợ này sẽ kết thúc trong thời gian sớm nhất để mọi người có thể bình an trở về quê hương của mình."

Elisabeth nói xong cũng là lúc nước mắt lăn dài trên má những người lính. Họ bị những lời cầu nguyện của nữ chủ nhà lay động, thù hận trên chiến trường bỗng chốc tiêu tan, lòng họ hướng về quê nhà, về người thân, ai nấy cũng đang mong hòa bình sẽ lập lại.

Dùng xong bữa tối cũng là 12h đêm, mọi người ra ngoài đi dạo. Lúc này, tuyết ngừng rơi và gió cũng đã ngừng thổi, trên trời sao sáng lấp lánh.

Sau đó, 7 viên lính vốn không đội trời chung vào nhà cùng ngủ một giấc thoải mái cho đến sáng hôm sau.

Chủ nhà làm một ít canh trứng gà cho viên lính Mỹ bị thương. Viên sĩ quan Đức thì lấy bản đồ ra chỉ cho lính Mỹ sơ đồ trận mạc và nhắc họ những nơi không nên đi tới. Thậm chí những viên lính Đức còn làm tặng cho viên lính Mỹ bị thương một cái cáng.

Hai bên cảm kích chào tạm biệt mẹ con Elisabeth rồi đường ai nấy đi.

Vào năm 1958, cậu bé Frisbey đã 26 tuổi, sau khi kết hôn và di dân sang Mỹ, anh đã cư trú tại Hawaii và mở một tiệm bánh Pizza. Nhờ có bạn bè cổ vũ động viên, Frisbey đã viết lại câu chuyện trên và gửi cho nhà xuất bản "Reader’s Digest".

Năm 1995, chương trình truyền hình "Unsolved mysteries" đã đem câu chuyện của Frisbey quay thành phim.

Không lâu sau, một nhân viên dưỡng lão viện ở thị trấn vùng Maryland gọi điện thoại cho người phụ trách tiết mục, nói rằng ở chỗ họ có một người lính già hay kể chuyện hệt như vậy.

Người lính đó là một trong ba người lính Mỹ đêm hôm đó, ông tên là Ralph. Rất nhanh, họ bố trí cho hai người gặp mặt.

Sau 52 năm xa cách, vào năm 1996, Frisbey và Ralph lại gặp nhau, hai người ôm nhau cảm động đến phát khóc. Ralph nức nở:" Mẹ cậu đã cứu sống chúng tôi".

Về sau, Frisbey lại tìm được thêm một người lính Mỹ, nhưng chưa tìm lại được ai trong số những lính Đức năm xưa.

Năm 2002, Frisbey qua đời, cùng năm ấy, Hollywood đã sản xuất bộ phim có tên "The Silent Night" dựa trên chính câu chuyên đầy chất nhân văn này.

Cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã dùng câu chuyện trên để tổng kết lại những gì ông có thể cảm nhận từ thế chiến thứ II, rằng "Cái thiện nhất định sẽ đẩy lùi cái ác, tự do nhất định sẽ đẩy lùi bá quyền!". Câu nói cho đến nay vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa và giá trị của nó.

Con người chúng ta ai cũng lấy thiện làm gốc, để đẩy lùi hiểm ác, để người hiểm ác trở lại với bản tính lương thiện của mình, để người trong thiên hạ có tự do, để không phải chịu đựng sự bạo ngược, chiến loạn và sự sợ hãi./.

(Theo fb Lann Lê) 

Quê tôi đón Giáng Sinh, quê bạn có vậy không?



Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

SỐNG ĐỜI RỰC RỠ

 Hãy học cách chấp nhận mọi bất hạnh trong cuộc sống, tin tưởng vào bản thân, đừng vì “cơm đời” khó ăn mà không dám nấu. Bạn phải nếm trải đau khổ mới có thể trưởng thành.

Khi bạn trưởng thành, gặp qua nhiều người, trải qua nhiều điều, bạn nhất định sẽ hiểu ra, thứ bản thân cần nắm chặt là gì, cũng như thứ bản thân cần buông bỏ là gì.

Thế giới này quá rộng lớn, cuộc đời lại ngắn ngủi, nếu không thể làm hài lòng tất cả mọi người, trước tiên hãy làm hài lòng chính mình.

Một vài ước mơ, một đời kiên trì, tạo nên những ngày sống trọn vẹn.

Cre: Hạnh phúc quanh ta

SỐNG ĐỜI RỰC RỠ   https://youtu.be/_fvAd6y6fTI

 


Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

Tỷ phú giàu nhất lịch sử dặn con

Có 1 thứ PHẢI GIẤU, đừng để cho thiên hạ biết, càng khoe cuộc đời càng gặp lắm sóng gió "So với phô bày trí thông minh, giả ngu ngốc có rất nhiều lợi ích. Quan trọng nhất là để cho người khác thả lỏng cảnh giác. Sau đó bạn tóm lấy cơ hội, lặng lẽ đứng đầu và khiến mọi người kinh ngạc". Tại Mỹ, trải qua hơn 100 năm, gia tộc Rockefeller đã giàu tới 6 đời. Bước sang thế hệ thứ 7 với 174 người thừa kế, gia tộc này vẫn duy trì khối tài sản kếch xù với hơn 11 tỷ USD vào năm 2019. Được biết, người đầu tiên mang lại vinh quang, tiền tài cho gia tộc chính là ông John Davison Rockefeller Sr. (8/7/1839 – 23/5/1937) - trùm kinh doanh và nhà từ thiện, người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại. Ông John Davison Rockefeller Sr. chính là người sáng lập nên đế chế dầu mỏ lừng lẫy - tập đoàn Standard Oil và có biệt danh là "Vua dầu mỏ". Năm 1916, khối tài sản của Rockefeller Sr. chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia, và nếu được điều chỉnh theo lạm phát thì ngày nay tài sản của ông sẽ có giá trị khoảng 418 tỷ USD
Nói thêm về lý do người khôn ngoan nên học cách che giấu trí thông minh của mình, Rockefeller giải thích cho con: Bản chất con người là điều khó lường nhất. Có những kẻ chỉ cần thấy người khác tài giỏi, sống tốt hơn mình thì liền nảy sinh lòng đố kỵ, bày mưu hãm hại. Vậy nên không phô trương sự thông minh là tốt nhất. Càng phô trương, càng dễ thu hút rắc rối, sóng gió. Con sẽ bị cạnh tranh gay gắt, tiêu cực hơn. Càng biết cách giả ngu ngốc, càng nhận được nhiều lợi ích. Thực tế những người thông minh thực sự đều đang âm thầm cải thiện bản thân để trở nên mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn, thay vì khoe khoang về bản thân.
TỶ PHÚ Rockefeller DẶN CON Đường liên kết của video https://youtu.be/qXR-ZB1hu6A

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

BÀI 86 - NHỮNG BÀI THUỐC LIÊN QUAN SỐ 8

 86.II - 8 món ăn hàng ngày cực tốt cho người bệnh cao huyết áp

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Vì vậy, bằng cách dùng thực phẩm phù hợp sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tăng huyết áp.

Nguyên nhân cao huyết áp chủ yếu do âm hư cũng như lạm dụng nhiều dầu mỡ khó tiêu hoặc lo nghĩ phiền uất thái quá. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, nên chọn bổ dưỡng ngũ tạng, giáng hỏa, kiện tỳ hóa đàm.

1. Cà tím om đậu

Cà tím 150g, thịt ốc nhồi 50g, đậu phụ 50g, lá lốt, gia vị vừa đủ om ăn.

Tác dụng mát gan, lợi mật, nhuận tràng,… Món này rất tốt cho người cao huyết áp có biểu hiện đau đầu, hoa mắt, tai ù, mặt đỏ, hay cáu gắt, họng khô ít ngủ, miệng đắng, nước tiểu đỏ.

                                  Cà tím om đậu

2. Cần tây xào thịt

Rau cần tây 100g, thịt lợn hoặc thịt bò 30g, dầu ăn, tỏi gia vị vừa đủ.

Tác dụng thanh nhiệt trừ phong, lợi thấp, giảm ho, sáng mắt, hạ huyết áp,… Chữa cao huyết áp âm huyết hư đau đầu chóng mặt, miệng khô.

3. Bí đao nấu canh

Bí đao 150g, thịt vịt hoặc thịt ngan 50g, hành, gia vị vừa đủ hầm nấu canh.

Tác dụng giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, thông tiểu tiện, hạ áp,… Thích hợp cho người cao huyết áp miệng khô, khó ngủ.

4. Rau cải cúc (tần ô) nấu canh cá

Rau cải cúc (tần ô) 150g, cá thát lát 100g, gia vị vừa đủ.

Tác dụng kiện tỳ vị, tiêu đàm, giáng hỏa, hạ áp,… Chữa cao huyết áp do âm huyết hư, ho tức ngực.

5. Rau diếp sốt cà chua

Rau diếp (xà lách) 150g, cà chua 50g, thịt lợn băm, dầu ăn làm sốt chấm rau. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, an thần, nhuận trường, lợi sữa… Chữa cao huyết áp, khó ngủ, đại tiểu tiện không thông hoạt.

6. Rau má nấu canh

Rau má 100g, thịt lợn băm hoặc cá 100g, gia vị vừa đủ

Tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu… Chữa cao huyết áp, khó ngủ, miệng khô.


7. Rau đay nấu canh cua

Rau đay 100g, mướp hương 60g, thịt cua 100g, gia vị vừa đủ.

Tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, tiêu đàm, thông kinh… Chữa cao huyết áp, tim hồi hộp, nóng, bứt rứt, khó ngủ, tiểu ít, phù thũng.

8. Khổ qua dồn thịt

Khổ qua (mướp đắng) 1 - 2 quả, đậu hũ, nấm mèo, thịt lợn băm, hành mùi, tiêu, gia vị vừa đủ. Các vị băm nhỏ nhồi vào quả mướp hầm nhừ.

Tác dụng trừ tạng nhiệt, sáng mắt, mát tim… Thích hợp cho người huyết áp cao, miệng khô đắng, khát nước…


Nguồn: http://phunumoi.net.vn/8-mon-an-hang-ngay-cuc-tot-cho-n... 

Theo Mộc Miên/Phụ nữ Mới

BÀI 86-NHỮNG BÀI THUỐC LIÊN QUAN SỐ 8  https://youtu.be/pdwZUqj4nwE

     



Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

Tưởng niệm Phú Quang, nhớ về 'Em ơi, Hà Nội phố'

 

Nhạc sỹ Phú Quang (Sinh 13/10/1949 tại Phú Thọ) đã có nhiều sáng tác về Hà Nội, một trong số đó “Em ơi – Hà Nội phố”. Người Hà Nội thương nhớ ông. Trước đó, đồng nghiệp

Nguyễn Lệ Thu ra CD 'Em ơi, Hà Nội phố'.

Nguyễn Lệ Thu - người đầu tiên hát "Em ơi, Hà Nội phố" - ra mắt CD nhạc Phú Quang, thu âm ở Pháp.

Số tiền bán CD giúp ông chữa bệnh, nhưng ông không qua khỏi. Nhạc sỹ trút hơi thở cuối cùng ngày 8/12/2021, thọ 72 tuổi.

Ca khúc Em ơi, Hà Nội phố đến với khán giả lần đầu qua tiếng hát Lệ Thu, phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1987. Nhạc sĩ Phú Quang từng nói Lệ Thu giúp ca khúc nổi tiếng và ngược lại, bài hát cũng giúp tên tuổi ca sĩ được "hâm nóng" sau một thời gian im ắng. Sau này, nhiều ca sĩ như Thanh Lam, Bằng Kiều, Tấn Minh, Tùng Dương... từng thể hiện bài hát nhưng nhiều khán giả vẫn xúc động khi nghe lại bản thu của Lệ Thu.

Lệ Thu hát "Em ơi, Hà Nội phố", bản thu mới do Trần Minh Tuấn hòa âm. Video: Youtube Lệ Thu Nguyễn.

Nhạc phẩm ra đời năm 1986, lấy ý từ thơ Phan Vũ. Khi vào Sài Gòn sống được nửa năm, Phú Quang nhớ Hà Nội da diết. Trong buổi trà chiều, Phan Vũ đọc cho ông nghe Em ơi, Hà Nội phố - trường ca dài 443 câu thơ, chia làm 24 khổ. Nghe xong, Phú Quang xúc động và nói với Phan Vũ chắc chắn có một bài hát hay. Ông đã chọn 21 câu thơ trong sáng tác của Phan Vũ, kết hợp cảm xúc của mình làm nên Em ơi, Hà Nội phố.

                        Ca sĩ Nguyễn Lệ Thu. Ảnh: Facebook Lệ Thu Imbert.

CD mới của Lệ Thu còn có chín ca khúc khác của Phú Quang: Hà Nội ngày trở về, Im lặng đêm Hà Nội, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm, Nỗi nhớ mùa đông, Khúc mưa, Biển của một thời, Biển, nỗi nhớ và em, Chiều đông Moskva. Các nhạc phẩm được Trần Minh Tuấn, Sỹ Đan, Duy Cường, Phương Nam, Olivier Renoir hòa âm.

Nguyễn Lệ Thu sinh năm 1959 ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Thập niên 1980, 1990, chị nổi tiếng qua các ca khúc Từ một cánh hoa sim (Linh Giang), Mùa thu còn đó (Châu Kỳ), Mùa xuân bên cửa sổ (Xuân Hồng)... và nhiều ca khúc nhạc Pháp như Mambo Italiano, Je ne t’aime plus, Paroles, Comme toi... Từ năm 1995, Lệ Thu sang Pháp học ngành thiết kế thời trang. Chị đổi nghệ danh là Lệ Thu Paris để tránh bị nhầm với danh ca Lệ Thu (1943-2021).

Lê Thu Imbert

Lần cuối gặp anh Phú Quang nhân một lần ghé qua Hà Nội năm 2007, anh đề nghị Lệ Thu thâu một CD 10 bài nhưng thời gian không cho phép Lệ Thu thực hiện ý định này. Ý định ấy cứ âm ỷ trong lòng bao nhiêu năm qua...Nghe tin anh ngã bệnh, được sự đồng ý của anh và Anh Thư và sự khích lệ của một người chị dấu tên, Lệ Thu quyết định ra CD này, mong gởi đến anh và gia đình niềm yêu thương, nỗi tri ân người nghệ sĩ tài hoa. Cầu mong cho anh được mọi sự an lành. Lệ Thu là người đầu tiên đưa bài hát này đến công chúng khoảng năm 1987, vậy mà đã hơn 30 năm rồi, hôm nay thâu lại vẫn bồi hồi cảm xúc.với bài hoà âm tuyệt vời của Trần Minh Tuấn Cám ơn Trần Minh Tuấn, cậu em thương mến. Cám ơn anh Duy Cường, Sỹ Đan, Nguyễn Công Phương Nam và Olivier Renoir đã giúp Lệ Thu trong phần hoà âm. Cám ơn anh Ngô Minh Khánh và tiếng đàn guitare réo rắt. Cám ơn Trí Lữ Gia và Tiến Doãn đã tặng chị chiếc áo dài xinh đẹp. Lệ Thu xin phép được sử dụng những hình ảnh tìm thấy trên Internet. Cám ơn tất cả những người vẫn còn nhớ và yêu thương tiếng hát Lệ Thu Nguyễn, xin hãy chia sẻ và ghi danh thật nhiều 😘😘😘Mời xem Video - Clip

https://www.youtube.com/watch?v=2cKqFEX35oo

Tổng hợp từ các bạn Facebook