Mùa xuân bình yên

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

BÀI THUỐC SỐ 17 – CAY MẬT GẤU


Cây mật gấu là thảo mộc được gọi với nhiều tên như: Hoàng liên ô rô, Mã hồ, hoàng chấp thảo, cỏ mật gấu, khê hoàng thảo, hùng đởm thảo, sơn hùng đảm, nhị rối vằn, đằng nha sọc, phong huyết thảo,… Tên khoa học của cây mật gấu là Isodon lophanthoides (D. Don) Hara, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Cây có tên là Cây mật gấu bởi vì khi sắc nước uống, nước sắc cây mật gấu có màu vàng óng giống như màu vàng của mật gấu.
Lá cây mật gấu thân mềm, nhỏ, thuộc dạng bụi, để phân biệt với cây mật gấu miền Bắc, là thân gỗ. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cây Săm gan, kim thất tai, cây lá đắng. Dược tính của của cây rất khả quan, tuy đắng nhưng hậu ngọt rất dễ chịu.
Lá cây mật gấu khi ăn rất đắng từ đó nhiều người cũng gọi là cây lá đắng, nhưng khi nuốt xong 1 lát thấy ngọt, uống nước thấy ngọt và rất mát, có nhiều ở các tỉnh miền Tây như: Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, … Cây vốn ưa ẩm nhưng không chịu được úng.
 Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh:
Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.
Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.
Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.
Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…
Cây mật gấu là một đặc sản của vùng núi Tây Bắc, vùng núi Hòa Bình. Đây là loại dược liệu quý rất tốt cho Gan, cây có tác dụng tăng cường chức năng Gan, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, viêm gan C và hạ men gan vô cùng hiệu quả. Đã có hàng trăm bệnh nhân khỏi bệnh gan nhờ cây thuốc này. Ở quê tôi, cây này gọi là cây lá gan, nó rất dễ trồng, chỉ cần dâm cành, thân vào bất cứ đâu có đất là nó sinh sống được. Nơi bờ tre, gốc dứa, bờ dậu, bờ ao, cạnh vườn, cạnh bể, chum vại đựng nước, cây đều sống tốt. Không loại cây nào lại có sức sống mãnh liệt đến vậy! Chỉ cần cây phát triển bằng ngón tay cái, chúng ta đã có những chiếc lá sử dụng được rồi, nhưng nếu lấy thân để ngâm rượu, cần đến 5 năm cho cây phát triển.
Đối với đông y, cây mật gấu có tính quy hàn vị đắng, gỗ và thân có màu vàng óng thường dùng sắt lát ngâm rượu hoặc sắc thuốc. Cây mật gấu có nhiều công dụng rất tuyệt vời trong cuộc sống con người, là một vị thuốc quý mà từ xa xưa cha ông ta đã biết đến những tác dụng của nó trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Người ta thường dùng rễ thân sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác để chữa kiết lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ, dùng lá hay quả sắc uống. Nó còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, chóng mặt, ù tai, mất ngủ…
Không chỉ vậy, cây mật gấu còn biết đến với nhiều tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh đau dạ dày, đường ruột, rối loạn tiêu hóa, tê thấp, nhức xương, phòng chữa sỏi mật, mát gan, giảm đau lưng, tăng cường sức khỏe, tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu béo phì.
NHỮNG CÔNG DỤNG
1. Cây mật gấu giúp Giảm sốt
2. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
3. Ôn định và điều hòa huyết áp
4. Tăng sức bền, sức đề kháng
5. Điều trị bệnh sốt rét
6. Trị ngứa ngáy
7. Tốt cho bệnh sốt phát ban
8. Trị viêm ruột thừa
9. Trị tiêu chảy
10. Điều trị sỏi mật
11. Điều trị bệnh lỵ Bacillary
Những đối tượng nên dùng cây mật gấu
– Bệnh nhân men gan cao, xơ gan, viêm gan B, viêm gan C.
– Người thường xuyên phải tiếp xúc với bia, rượu.
– Người bệnh sỏi mật.
– Người bị đau lưng do thoái hóa xương khớp, sưng đau khớp.
– Người bị bệnh béo phì.
– Người tiêu hóa kém, bệnh nhân bị viêm đại tràng.
– Người bị ho lao, khạc ra máu.
– Người hay bị mất ngủ, đau nhức nửa đêm.
– Người hay bị đi ngoài, viêm da dị ứng, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ. Người bị mụn trứng cá, mụn nhọt.
Cách sử dụng cây mật gấu chữa bệnh hiệu quả
– Cây mật gấu được dùng nhiều trong các vị thuốc dân gian như bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức: Bài thuốc điều trị Viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội. Vỏ cây Vàng kiêng hay cây Mật gấu (Hùng đởm thụ) 30g sắc uống. Hoặc uống Mật gấu, mỗi lần bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 – 3 lần (cấm rượu).
– Sắc nước uống: Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày, hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.
– Ngâm rượu: Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là được (bằng ngón tay), phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất, rượu ngâm và rượu rửa phải cùng loại, rượu ngâm sau 1 thời gian chuyển dần sang màu vàng, tùy đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào, tùy độ đặc mà  khi rót rượu từ bình ra để uống, có thể pha thêm rượu ở ngoài. Rượu ngâm cây mật gấu điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, tê thấp…

Cách ngâm rượu cây mật gấu

– Chuẩn bị: tỷ lệ 2 lít rượu ngâm với 0.2 kg rễ (hoặc thân) cây mật gấu
– Cách thực hiện:
Bước 1: Rễ (thân) cây mật gấu được rửa sạch, chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu, đem phơi khô.
Bước 2: Trước khi ngâm, nên rửa cây mật gấu lại bằng chính rượu ngâm. Cho rượu và rễ (thân) cây mật gấu vào trong bình ngâm, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng là có thể đem ra dùng được. Rượu có màu vàng rất đẹp, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào số tỷ lệ cây mật gấu trên số lượng rượu dùng để ngâm. Rượu uống có vị đắng, nhưng uống quen rất thích. Nếu rượu đậm quá có thể pha thêm rượu để dùng.
Lưu ý: Khi sử dụng rượu cây mật gấu, nếu thấy rượu quá đặc bạn nên pha thêm chút rượu trắng. Rượu mật gấu rất tốt cho xương khớp, tiêu hóa, xong không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây cồn ruột.
Nấu nước cây mật gấu: Người ta thường dùng 10 – 20gr rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt. Dùng lá hay quả (8 – 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa…

Một số bài thuốc từ cây mật gấu
1/ Chữa viêm gan cấp tính kèm theo vàng da: Dùng cây mật gấu tươi 40-100 gram hoặc 20 – 50 gram khô, sắc nước uống thay trà trong ngày. Hoặc có thể phối hợp thêm diệp hạ châu ( cây chó đẻ) 12 gram, cỏ gà 15 gram cùng sắc nước uống.
2/ Chữa viêm túi mật cấp tính:  Dùng cây mật gấu tươi 40-100 gram hoặc 20 – 50 gram khô, có thể phối hợp thêm mộc thông 20 gram, chi tử (dành dành) 10 gram, nhân trần 8 gram cùng sắc nước uống.
3/ Chữa bệnh lỵ: Dùng cây mật gấu tươi giã nát, chế thêm nước đã đun sôi, chắt lấy nước cốt, uống 2-3 lần trong ngày. Hoặc có thể dùng lá cây mật gấu, lá mua mỗi thứ 20 gram sắc lấy nước uống.
4/ Chữa bí đái: Dùng lá cây mật gấu, xa tiền thảo (cỏ mã đề) mỗi thứ 15- 20 gram sắc lấy nước uống.
PHÂN TÍCH RÕ HƠN VỀ CÂY MẬT GẤU
Cây mật gấu phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Phi.
Cây mật gấu cũng có phân bố tại Việt Nam. Cây dễ trồng và mọc hoang ở khu vực Nam bộ. Cách gọi “cây mật gấu Nam” là để khoanh vùng sinh sống của loại cây này và cũng là để phân biệt với một loại cây khác cũng mang trùng tên là “mật gấu” (cây hoàng liên ô rô, mọc ở miền Bắc).
1. Bộ phận dùng
Bộ phận thường dùng của cây mật gấu là thân cây, lá cây.
2. Thu hái và sơ chế
Thu hại cây mật gấu quanh năm. Chọn hái những cây vừa trưởng thành, không quá già. Không chọn hái những cây còn non.
Cách sơ chế:
  • Bước 1: Sau khi thu hoạch, rửa sạch thân và lá, để cho ráo nước;
  • Bước 2: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng trước khi dùng.
3. Bảo quản
Bảo quản dược liệu cây mật gấu ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm thấp.
4. Thành phần hóa học
Những thành phần chính có chứa trong thân cây và lá của cây mật gấu Nam là:
  • Xanthone;
  • Vitamin B1;
  • Vitamin B2;
  • Vitamin A;
  • Vitamin E;
  • Vitamin C;
  • Terpene;
  • Steroid;
  • Tannin;
  • Flavonoid;
  • Axit phenolic;
  • Các loại vi khoáng như: kẽm, sắt, đồng,…
  • Nước;
  • Magie;
  • Selenium.
5. Vị thuốc cây mật gấu
Cây mật gấu có tính bình, lá có vị đắng.
Cây mật gấu không có chứa chất độc, không gây ra tử vong cho động vật.
Cây mật gấu là loài cây thân thảo, mép có răng cưa. Lá cây có vị đắng.
Thân và lá của cây mật gấu có thể dùng để nấu món canh hầm (người Châu Phi), ngâm rượu hoặc làm thuốc.
Trong trường hợp dùng để làm thuốc, người dùng có thể phơi khô, sao vàng, sau đó sắc uống hoặc kết hợp sắc với những vị thuốc khác.
Về liều dùng, các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ dùng khoảng 10g cây mật gấu/ngày. Tuy nhiên, liều dùng của vị thuốc này còn tùy thuốc vào bài thuốc chữa bệnh. Liều lượng dùng có thể gia giảm cho phù hợp với công thức của bài thuốc.
Bài thuốc sử dụng cây mật gấu
 Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau:
Đái tháo đường type 2,
Rối loạn lipid máu,
Tăng huyết áp,
Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…
Cách sử dụng cây mật gấu chữa bệnh hiệu quả
– Cây mật gấu được dùng nhiều trong các vị thuốc dân gian như bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức: Bài thuốc điều trị Viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội. Vỏ cây Vàng kiêng hay cây Mật gấu (Hùng đởm thụ) 30g sắc uống. Hoặc uống Mật gấu, mỗi lần bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 – 3 lần (cấm rượu).
Sắc nước uống: Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.
Ngâm rượu: Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là được (bằng ngón tay), phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất, rượu ngâm sau 1 thời gian chuyển sang màu vàng tùy đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào, tùy độ đặc mà người uống khi rót rượu từ bình ra khi uống có thể pha thêm rượu ở ngoài, điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, tê thấp, ngâm với rượu có tác dụng rất tốt.
Một số lưu ý khi dùng cây mật gấu
Khi dùng cây mật gấu để điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:
  • Trước khi áp dụng những bài thuốc từ cây mật gấu để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh, người dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dùng cây mật gấu với số lượng lớn có thể gây ra những triệu chứng như hạ huyết áp, táo bón, hạ đường huyết,… Để xử lý tình trạng dùng quá liều, hãy giảm liều dùng hoặc tạm ngưng dùng thuốc. Nếu các triệu chứng trên vẫn chưa biến mất, hãy đến gặp bác sĩ để được giải quyết.
  • Người có huyết áp thấp không nên dùng cây mật gấu.
  • Không nên bỏ thuốc tây khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Các bài thuốc từ cây mật gấu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc tây đặc trị.
  • Trường hợp phụ nữ có thai không được dùng lá mật gấu. Loại dược liệu này có khả năng gây ra sẩy thai rất cao.
  • Trong quá trình dùng các bài thuốc từ cây mật gấu để trị bệnh, người bệnh cần kết hợp với việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ngủ đủ giấc, duy trì lối sống làm mạnh, rèn luyện sức khỏe hàng ngày, tránh xa chất kích thích,… để bệnh mau chóng được đẩy lùi, sức khỏe phục hồi.
Tóm lại, cây mật gấu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như tiêu độc, chống ung thư, kháng viêm, kiểm soát đường huyết, hạ sốt,… Do đó, cây mật gấu (hay còn có tên là cây lá đắng) được ứng dụng trong Đông y để chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, ho có đờm, ho lâu ngày, rối loạn tiêu hóa,…

Cây mật gấu có hai loại. Khi sử dụng chúng ta cần tìm hiểu kỹ vì 2 loại này hoàn toàn khác nhau, công dụng của chúng khác nhau tùy theo từng bệnh mà sử dụng cho phù hợp.
1.     Cây mật gấu nam có tác dụng ổn định đường huyết, TIỂU ĐƯỜNG, chữa ung bướu, viêm gan, cao huyết áp, biến trứng của bệnh đường huyết...
2.     Cây mật gấu bắc chữa đau nhức, rượu xoa bóp, thông kinh mạch, chữa viêm gan.
Cách sử dụng cây mật gấu nam để chữa bệnh đường huyết , cao huyết áp, biến trứng bệnh đường huyết, cao huyết áp dùng 20 - 50 g sắc nước uống
Cách dùng để chữa bệnh ung bướu hạch di căn dùng 50g cây mật gấu nam và 20 g nấm linh chi sắc nước uống.
Cây mật gấu hay lá cây mật gấu được phơi khô để sử dụng để chữa bệnh xong nhiều người chưa biết cách sử dụng gây tác dụng sấu không tốt cho tim mạch và huyết áp.
Cây mật gấu theo kinh nghiêm dân gian thì mỗi lần sử dụng 7-9 lá tươi để pha trà uống còn lá khô dùng 10 -12 lá khô là đủ.
Cây mật gấu có tác dụng chữa cao huyết áp rất hiệu quả chính vì vậy chúng cũng làm hạ huyết áp ở người bình thường.
Một số bài báo gần đây viết về tác dụng phụ của cây mật gấu không tốt cho cơ thể.
Cây mật gấu thật sự rất tốt đối với tiểu đường và huyết áp, những người không có bệnh thì không nên sử dụng, bởi người bình thường huyết áp ổn định khi sử dụng lâu dài có thể làm hạ huyết áp, suy tim.
Người có bệnh sử dụng theo đúng liều lượng trên thì không ảnh hưởng.
Rễ cây mật gấu bắc thường sử dụng chữa đau nhức.
Cây mật gấu Nam (Cây kim thất tai)
          Tên gọi khác: cây lá đắng, săm gan, mật gấu nam bộ, cây cơm kìa, cây bầu đất, thiên đắc địa hồng… Trung Quốc còn gọi là Nam Phi Diệp.
          Đặc điểm nhận biết: cây nhỏ thân thảo, mềm giống như cây dâu tằm, dạng bụi, cao từ 1 – 2 m, cành thẳng, gốc phân nhánh. Lá kim thất tai có đường kính khoảng 2 – 4cm, mềm mại, có lông tơ, phiến lá dày răng cưa, đầu lá nhọn, to và hơi tù, cuống lá dài khoảng 2cm, khi già lá nhẵn bóng. Hoa kim thất tai mọc ở đầu cành thành từng chùm.
Cây lá đắng (kim thất tai)
          Bộ phận sử dụng: Lá cây. Lá cây kim thất tai có vị đắng nên thường được gọi là cây lá đắng. Dân gian thường dùng lá cây để nhai sống chữa bệnh, nấu canh hoặc pha trà uống. Vì thuộc họ Cúc nên lá kim thất tai có tác dụng tiêu viêm, phong ngứa, tiêu thũng, bình nhiệt…
          Hỗ trợ chữa bệnh: đau nhức buốt lưng, sưng đau do trật đả, đau thần kinh do phong thấp, sưng đau, đau vai gáy, bệnh trĩ, viêm gan, mát gan, viêm phổi, mỡ máu, giã rượu, mẩm ngứa… Nhiều người truyền tai nhau hình ảnh tờ báo nói cây lá đắng trị tiểu đường, nhưng thực tế chưa có nhà nghiên cứu nào chứng minh công dụng này, vì thế tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh để lại tác hại không may.
Cây mật gấu Bắc (Hoàng liên ô rô)
Cây mật gấu Bắc hay còn gọi hoàng liên ô rô, được đoàn điều tra dược liệu của tỉnh Lào Cai phát hiện ở vùng núi cao huyện Bát Xát vào năm 1967. Dưới sự giúp sức về mặt chuyên môn của Trường Đại học Dược. Trước khi được các nhà khoa học khai quật về công dụng, nhân dân ở đây đã dùng cây này như một vị thuốc chữa bệnh, tương tự như vị hoàng bá, hoàng liên. Hiện nay, mật gấu Bắc chủ yếu được tìm thấy và trồng tại các vùng núi cao của phía Bắc như Lai Châu, Sơn La và một số viện dược liệu Hà Giang, Cao Bằng.
          → Tên gọi: vì có tác dụng như vị hoàng liên, lá lại răng cưa như ô rô nên các nhà nghiên cứu đã đặt tên loài cây này là Hoàng liên ô rô, nhưng dân gian quen gọi với cái tên mật gấu Bắc. Tên khoa học là Mahania annamica Gagne.
          → Miêu tả: là loài cây thân nhỏ, cao khoảng 3 – 4m, thân gỗ màu vàng, cành không có gai. Lá cây mật gấu Bắc rất dễ nhận biết, dạng kép hình lồng chim sẻ, mọc so le dài 20 – 40cm, đầu sắc nhọn, có 2 gai ở phía cuống lá, cuống tròn rộng 25 – 40mm, dài khoảng 7 – 10cm, mỗi bên có khoảng 4-8 răng… Hoa mọc thành cụm, màu vàng nhạt, phân cành phía dưới. Quả mọng màu xanh, hình cầu.

Hoa của cây mật gấu Bắc
          › Dược tính: Theo nghiên cứu thì một cây hoàng liên ô rô có khoảng 0,3% ancaloit (bao gồm becbamin, oxyacanthin, magnoflorin, jatrorrhizin, panmatin, becberin…). Quả cũng chứa jatrorrhhizin và berberin. Rễ chứa neprotin và umbellatin. Riêng thân cây có 0,35 – 2,5% becberin, chính vì thế thân cây đem lại nhiều dược tính có lợi và thường được sử dụng nhất.
          › Bộ phận sử dụng: khác với kim thất tai, mật gấu Bắc sử dụng thân cây là chủ yếu. Tính đắng và mát của hoàng liên ô rô sẽ công vào 4 kinh thận, can, phế, vị… giúp thanh nhiệt, giải độc, làm se, tiêu viêm.
Cây mật gấu Bắc sử dụng thân cây để chữa bệnh là chủ yếu
Như vậy có nghĩa kim thất tai và mật gấu không phải là một, mỗi loại lại cho công dụng riêng. Nói thế không có nghĩa cây kim thất tai mà mọi người hay gọi là cây mật gấu Nam không tốt, ngược lại nó cho hiệu quả chữa bệnh đáng nể. Tuy nhiên, việc phân biệt là vô cùng cần thiết, chúng ta nên gọi cho chính xác để tìm mua và sử dụng đúng cách.
Tác dụng của cây mật gấu Bắc
Thực tế, cây mật gấu Bắc có nhiều công dụng nhưng hầu hết vẫn chưa được chúng ta khai phá hết. Không giống như kim thất tai, lá của cây mật gấu Bắc ít cho công dụng hơn, ngược lại thì thân cây hoàng liên ô rô lại là nguồn dược liệu cực tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng chữa bệnh của loài cây này:
          × Chữa đau sưng mắt đỏ, viêm gan vàng da, men gan cao, xơ gan…
          × Tiêu chảy, viêm ruột, kiết lỵ, viêm đại tràng, các bệnh về đường ruột.
          × Đau thắt lưng, đau khớp, ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.
          × Ho lao, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, lưng gối yếu mỏi, khạc ra máu, ho lao, chữa sốt cơn.
          × Cây mật gấu giảm cân, trị mụn, viêm da dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt, trứng cá, lở loét, lợi tiểu.
          × Hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh sỏi thận.
          × Chữa động kinh, suy nhược, ngất xỉu, tâm thần bị kích động.
          × Các vết thương bị sưng tím hay bầm đập, các vết thương mổ, các bộ phận đau sức chỉ cần bôi rượu mật gấu là khỏi.
          × Tăng cường sức khỏe, điều trị suy kiệt cơ thể, chán ăn, nâng cao tình dục cho cả nam và nữ.
          × Giúp cơ thể chống lão hóa.
          × Góp phần ngăn ngừa tế bào gây ung thư và hỗ trợ kéo dài sự sống hơn.
          × Tiêu mỡ, giảm béo.
Cách dùng cây mật gấu Bắc (Hoàng liên ô rô)
Như đã nói ở trên, thân cây mật gấu Bắc chính là nguồn dược liệu quý chứa lượng becberin dồi dào, chính vì thế để hỗ trợ cũng như điều trị bệnh, nhất thiết chúng ta phải tìm mua được thân gỗ cây tốt để sử dụng. Thông thường, có 2 cách sử dụng thân cây hoàng liên ô rô.
Ngâm rượu thân cây mật gấu rất có lợi cho sức khỏe
Để lấy hết hoạt chất cũng như tiện cho quá trình sử dụng, người ta thường ngâm rượu thân cây mật gấu. Thân cây mật gấu sau khi được thu hái sẽ đem ra phơi khô, chẻ nhỏ cỡ ngón tay rồi cho vào bình ngâm với rượu. Nếu có điều kiện, rửa qua thân cây đã chẻ bằng rượu rồi mới ngâm, chọn đúng nguyên liệu chuẩn thì màu của rượu mật gấu sẽ dần ngả màu vàng óng như mật. Thường thì tùy vào ý chủ nhân mà tỉ lệ rượu: thân cây sẽ nhiều hoặc ít, tuy nhiên nên áp dụng theo công thức này:
          0,5kg rễ ngâm với 5 lít rượu trắng loại ngon.
          Thời gian ngâm: 15 – 30 ngày là dùng được, càng để lâu càng tốt.
          Ngày uống 3 lần, mỗi lần ½ chén nhỏ.
          Rượu có vị đắng, nếu chưa quen pha thêm rượu cho nhạt bớt, uống lâu sẽ cảm thấy rất thích.
Thay vì cứ uống các loại rượu linh tinh, tại sao bạn không dùng rượu cây mật gấu nhỉ, đó sẽ là lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe. Nhưng nhớ uống đúng điều lượng như trên nhé, đừng lạm dụng quá, bởi rượu chỉ tốt khi uống vừa đủ mà thôi. Điều quan trọng nhất phải tìm được thân cây mật gấu chuẩn và chất lượng nhất, tránh mua phải hàng giả, bị pha trộn hoặc không đảm bảo.
Sắc nước uống
Nếu không uống được rượu muốn rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể sắc thân cây mật nhân với nước uống như bình thường. Cắt khoảng 20g thân cây thành lát nhỏ rồi cho nước vào đun sôi khoảng 20 phút lấy, để nguội bớt rồi uống hàng ngày. Có điều kiện uống thay nước lọc hàng ngày sẽ vô cùng có lợi cho sức khỏe.
Chẻ nhỏ cây mật gấu ra rồi sắc với nước uống hàng ngày
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thân cây hoặc rễ cây mật gấu nấu với nhiều nước hơn để tắm giúp chữa mụn nhọt, lở ngứa, viêm da dị ứng… vô cùng hiệu quả.
Bỏ túi một vài cách chữa bệnh bằng cây mật gấu (cả 2 loại)
Chữa bệnh viêm túi mật cấp tính
Nguyên liệu:
          χ Thân cây mật gấu khô 20 – 50g hoặc tươi 40 – 70g.
          χ 20g mộc thông.
          χ Chi tử 10g.
          χ 8g nhân trần
Cách dùng: Tất cả nguyên liệu sắc với 1,5 lít nước, đun cho tới khi còn 1/3 thì tắt bếp, để nguội bớt rồi uống hàng ngày.
Vàng da do viêm gan cấp tính
Nguyên liệu:
          χ Cỏ gà 15g
          χ Cây chó đẻ 12g.
          χ Mật gấu 20g khô
Cách dùng: Sắc nước uống hàng ngày, chỉ uống trong ngày, hôm sau phải thay nguyên liệu mới.
Chữa bí tiểu
Nguyên liệu:
          χ Cây mật gấu 20g.
          χ Cỏ mã đề 20g.
Cách dùng: Đem tất cả vị thuốc trên sắc với nước uống thay nước lọc, sử dụng khoảng 5 ngày sẽ thấy hiệu nghiệm.
Trên đây là những phân tích về 2 loại cây mật gấu. Tất cả, chúng đều có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của bạn. Kinh nghiệm dân gian phòng bệnh, người tập hợp cũng phải có trách nhiệm với cộng đồng, vì đây là thuốc, lại có tính kháng sinh rất cao, nên độc giả hãy cân nhắc, lựa chọn cho mình phương thuốc thích hợp. Và nên nhớ rằng, liều lượng vừa đủ để bài thuốc phát huy tác dụng. Lạm dụng rượu thuốc, thái quá số lượng, đôi khi, lợi bất cập hại. Kính chúc độc giả sức khỏe.
Mời xem Clip


https://bom.to/F59gxj

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

BÀI THUỐC 15 --- GIẢI ĐỘC RẮN CẮN


Mùa hè là mùa rắn đi tìm thức ăn, do đó các ca ngộ độc do bị rắn cắn cũng tăng hơn trong thời gian này. Lời khuyên của bác sĩ đối với người bị rắn cắn là bệnh nhân cần được sơ cứu ngay trước khi vận chuyển đến cơ sở y tế. Mục đích chính của sơ cứu là để làm chậm sự hấp thu của nọc độc vào hệ thống tuần hoàn, giúp nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc. Mục đích thứ 2 là loại bỏ bớt độc chất được chút nào hay chút ấy.
Trong mọi hoàn cảnh, bệnh nhân cn phải đến được ngay cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.

15.1 GIẢI ĐỘC RẮN CẮN BẰNG HẠT CHANH - AI CŨNG NÊN TẬN DỤNG
Thông thường chúng ta vẫn bỏ hạt chanh đi vì không hề biết đến công dụng GIẢI ĐỘC RẮN CẮN tuyệt vời từ loại hạt này.
Theo lương y Cù Văn Huynh (Hội Đông y tỉnh Thái Nguyên), các hoạt chất trong hạt chanh có công dụng hút độc tố rất nhanh, áp dụng trong trường hợp bị rắn cắn.
Cách sử dụng rất đơn giản như sau:
- Ngay sau khi bị rắn cắn: Bình tĩnh rửa vết rắn cắn bằng nước muối. Sau đó lấy 20g hạt chanh tươi hoặc khô cho người bị rắn cắn nhai, nuốt lấy phần nước còn phẫn bã bỏ ra đắp lên vùng rắn cắn để giải độc.
Trường hợp nạn nhân bị hôn mê thì lấy bột hạt chanh hòa tan với nước đổ vào miệng, khi hạt chanh vào ruột bệnh nhân sẽ tỉnh.
📛 Chú ý: Bài thuốc áp dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau. Ngay sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nơi thường trú.
Cả nhà lưu ngay mẹo chữa rắn cắn từ hạt chanh này lại để áp dụng nhé! Hãy chia sẻ đến bạn bè, người thân để cùng nhau bảo vệ sức khỏe.

15.2. CÂY LƯỠI HỔ (LƯỠI BEO) - RẮN ĐỘC CỠ NÀO CŨNG CHỮA ĐƯỢC
Địa Chỉ: Thôn Yên Khánh, Xã Cẩm Vịnh, Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Thấy có những ca rắn độc cắn lở loét hết, đi bệnh viện họ giải độc nhưng không xử lý được hậu quả gây hoại tử... và vẫn thiệt mạng như thường... bài thuốc này để lúc thập tử nhất sinh có người ta mà giúp đời.
Lúc bị rắn độc cắn kể cả hổ chúa không nên hoảng sợ và vận động nhiều lúc đó sẽ làm máu lưu thông nhanh hơn.
Dùng dây buộc phía trên vùng bị cắn.
Lấy 2-4 lá lưỡi hổ vò nát cho vào khoảng 1-2 lít nước lọc hoặc nước sôi để nguội cho lá đã vò nát vào tiếp tục vò cho ra hết nước.
 Cho người bị rắn cắn uống no thì thôi. Uống liên tục, cách 15 - 30 phút lại cho uống tiếp, gọi là uống thay ăn.
Lúc đói có thể uống nước đường hoặc sữa và không ăn gì nữa. Lúc nào thấy khỏe rồi thì ăn uống bình thường và tiếp tục uống tiếp khoảng 5 - 10 ngày nữa .
Nên nhớ lúc bị cắn mới uống lần đầu, vò càng đặc nước càng tốt .
Và lấy bã đó đắp vào vết cắn.
Lưu ý: Những trường hợp không mở miệng nữa, sùi bọt mép thì phải cạy răng ra đổ thuốc vào. Uống xong nước này yên tâm sẽ khỏi rồi đưa ngay đi cấp cứu vẫn kịp thời.
Đây là bài thuốc rất hữu ích cho những ai ở xa trạm xá cần điều trị nhanh chóng. Đặc biệt công thức này áp dụng hiệu quả đã được kiếm chứng nên bà con hoàn toàn yên tâm. Bài thuốc góp phần Cứu người khỏi cơn nguy kịch.
15.3 Mã đề
Theo lương y Âu Văn Định (Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang) thì cây mã đề có tác dụng rất tốt trong việc hút độc ở các vết thương do rắn cắn, chó dại cắn.
Mã đề, còn gọi mà mã đề thảo, xa tiền, nhà én, su ma… có tên khoa học là Plantago asiatica L.(Plantago major L. var. asiatica Decaissne). Cây thuộc họ Mã đề. Sở dĩ có tên là mã đề, xa tiền là vì người ta cho rằng loại cây này mọc ở vết chân ngựa kéo xe
Mã đề là loại cây sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở gọn và gốc lá.
Hoa mã đề mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi dính nhau ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá dài.
Theo các nghiên cứu hiện đại, mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ. Trong lá và thân mã đề có chứa một loại chất hóa học có tên là aucubin được chứng minh là có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.
Chính vì vậy, mã đề thường được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ khỏi da. Loại lá này cũng được sử dụng để làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc.

Cây mã đề có tác dụng hút độc trong các vết thương
Cách dùng đơn giản như sau:
Ngay khi bị rắn cắn hoặc chó dại cắn, hãy lấy khoảng 10 lá cây mã đề (bao gồm cả lá và cuống lá) cho người bị rắn cắn nhai kỹ trong miệng và nuốt phần nước, phần bã của mã đề sẽ dùng để đắp vào vết cắn để cấp cứu giải độc.
Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh thì dùng lá mã đề giã nát, chắt phần nước đổ vào miệng nạn nhân, phần bã dùng để đắp vào vết thương.
Chất aucubin trong mã đề sẽ hút sạch độc tố nhanh chóng và hiệu nghiệm.
Chú ý: Bài thuốc áp dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau. Ngay sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nơi thường trú.
 Trứng gà
Sau khi nặn hoặc hút hết nọc độc ở vết cắn có thể dùng bài thuốc từ trứng gà sống như sau: Đục lỗ quả trứng gà, đặt lỗ thủng vào vết thương và ấn chặt; khi trứng biến thành màu đen thì thay quả khác, liên tục cho đến khi hết sưng tấy, trứng không đen thì thôi.
 Phèn chua
Theo cuốn Tập nghiệm bối thư phương của tác giả Lý Tấn đời Tống, khi bị rắn cắn có thể lấy phèn chua đun tới khi tan chảy thì bắc ra để nguội và nhỏ vào vết thương sẽ lập tức giảm đau và thải bỏ độc khí ra ngoài.
Ngoài ra, để chữa vết rắn cắn bạn cũng có thể sử dụng cây Kim vàng và phèn chua. Sau khi nặn hết máu độc ra, lấy 20g lá Kim vàng đã được giã nhỏ cùng 5g phèn chua và lọc lấy nước cho nạn nhân uống. Cứ 15 đến 30 phút thì cho bệnh nhân uống 1 lần, thực hiện liên tục trong vòng 2 ngày tình trạng sẽ dần ổn định.
15.4 Bòn bọt chữa độc rắn:
Bòn bọt còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ. Loại cây này được dùng để chữa rắn độc cắn, bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…
15.5. Sắn dây chữa rắn độc cắn:
Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống. Hoặc dùng bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống. Hay lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

15.6 Đu đủ non
Theo Đông y, dùng đu đủ non để sơ cứu tại chỗ có thể tăng khả năng giữ tính mạng cho nạn nhân. Sau khi nặn hết máu độc, dùng dao đâm vào trái đu đủ non cho mủ ra thì lấy bông thấm mủ sau đó đắp lên vị trí bị rắn cắn. Để không mất thời gian có thể dùng một chiếc garo để cố định những miếng bông trên vết cắn.
Sau đó lấy quả đu đủ bổ nhỏ rồi giã nát cả vỏ lẫn hạt. Lấy thêm một chén nước, cho đu đủ vào khuấy đều lên và cho người bị rắn cắn uống cứ 15 phút một lần, mỗi lần 3 muỗng canh cho tới khi muốn đi đại tiện.
15.7 Bạch chỉ
Cây bạch chỉ thường được trồng ở vùng núi cao, thời tiết lạnh như Sapa, Tam Đảo. Cây cao tầm hơn 1 mét, là loại cây sống lâu năm, rễ cây thường được thu hái, phơi khô để làm thuốc. Theo Đông y, bạch chỉ có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, giải cảm cho ra mồ hôi, chữa nhức đầu, đau buốt xương khớp, mụn nhọt chảy mủ….
Theo sách Trung dược lâm sàng do Dương Hữu Nam biên dịch, bài thuốc trị rắn cắn từ Bạch chỉ gồm: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau, uống với rượu ấm (Bạch Chỉ Hộ Tâm Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Hoặc có thể dùng: Bạch chỉ, Bối mẫu, Liên kiều, Qua lâu, Tử hoa địa đinh, mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc uống.