Mùa xuân bình yên

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

XƯƠNG RỒNG CHỮA GAI CỘT SỐNG

 
Bất ngờ món ăn đơn giản này không những chữa gai cột sống lại còn phòng ngừa ung thư cực hiệu quả!

Nhiều người cứ nghĩ trời kêu ai nấy dạ, bệnh tật là lẽ thường tình thế nên có bệnh thì nhận chứ phòng với tránh chi cho mất công, thế mới có chuyện bệnh viện ung bướu lúc nào cũng chật kín người, còn các cây thuốc quanh mình thì bị bỏ quên ngó lơ.

Có lần có dịp tôi nói chuyện với 1 người bạn ở nước ngoài, bạn ấy đang làm trong ngành dược, chúng tôi có trao đổi email qua lại. Bạn ấy hỏi bên Việt Nam có nhiều cây xương rồng không, tôi bảo nhiều vô số. Bạn nói chúng tôi đang nghiên cứu 1 loại thuốc chữa viêm khớp, mà trong cây xương rồng có chất này để chữa bệnh rất hiệu quả.

Lúc đó tôi mới ồ lên, vậy mà dân mình đâu ai biết, đâu ai quan tâm. Nếu nhớ không nhầm có lần đi Phan Rang chơi, tôi thấy ở đây xương rồng nhiều vô số kể, mọc hoang dại khắp các nẻo đường, giống như biểu tượng của vùng đất quanh năm chỉ có 7 ngày mưa, nhưng hầu như không ai biết loại cây này dùng để chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả và chữa bằng cách nào.

Lúc đó bản thân tôi cũng không biết cho đến lần tôi có dấu hiệu bị xương khớp, khớp gối đau nhức kinh khủng, tôi nhớ lại có lần bạn tôi nói cây xương rồng có chất chữa khớp kỳ diệu lắm, vậy là tôi mạnh dạn email cho bạn, rồi được bạn hướng dẫn thế này, dù thuốc chữa khớp vẫn đang trong quá trình bào chế nhưng bạn có thể chữa tạm thời bằng cách này hiệu quả lắm.

Cứ lấy khoảng 3 đọt non xương rồng 3 chia, dài chừng 10cm, loại thường dùng để trồng hàng rào, nhớ lựa đọt non còn tươi xanh và một con cá lóc ruộng khoảng 250g.

Cách thực hiện:

Bước 1: Xương rồng mua về thì đem tỉa hết gai ở các cạnh, rửa sạch rồi bào hoặc xắt thành từng lát mỏng.

Bước 2: Cho một lượng muối vào xương rồng rồi bóp nhẹ cho ra mủ xương rồng, đem xả với nước cho hết muối rồi lại cho tiếp một lượng muối vào xương rồng và bóp tiếp. Xả xương rồng lại lần cuối với nước sạch sao cho ra hết mủ.

Bước 3: Đem cá lóc làm sạch, bỏ hết nội tạng cá.

Bước 4: Cho xương rồng và cá lóc đã sơ chế vào nồi, kèm theo một chén nước. Nấu trên lửa nhỏ liu riu cho đến khi thấy nước gần cạn, cá lóc vừa chín thì tắt bếp. Ăn cá lóc xương rồng trong ngày và ăn trong 5 ngày liên tiếp để xua tan những cơn đau nhức.

Ngoài cách trên thì chúng ta có thể áp dụng cách khác dễ hơn đó là uống nước ép xương rồng vừa đơn giản, vừa chữa được rất nhiều căn bệnh chỉ với 1 ly mỗi ngày.

Vậy đó mà dần dần tôi đã khỏi. Tôi cũng đem cách này chỉ cho bố của 1 người bạn bị đau cột sống, đi khám thì bác sĩ Bảo là gai cột sống, mặc dù đã chạy chữa khá nhiều nhưng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Uống thuốc Tây y không thấy khả quan mà quá tốn kém nên tôi chỉ lại cách chữa bệnh bằng xương rồng rồi cũng khỏi. Vậy đó nếu nhà nào có người bệnh đau nhức xương khớp thì dùng thử nha, biết đâu phước chủ may thầy.

Ngoài ra theo nghiên cứu y khoa tôi đọc được từ các tài liệu cho rằng xương rồng có thể tốt với 1 số trường hợp sau:

Làm dịu chứng viêm khớp: Ức chế sự di chuyển bạch cầu, hoạt động như một chất xúc tác trong sự phát triển của các bệnh viêm. Nó chứa Vitamin A, B2 và C, rất có lợi cho những người bị viêm khớp dạng thấp, giảm đau và chống viêm…

Tốt cho đường ruột: Giống như một chất khử độc tự nhiên, nó có thể được sử dụng trong điều trị viêm túi mật và viêm đại tràng và hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn tốt trong ruột. Ngoài ra, tính chất chống viêm của nước ép này giúp giảm viêm ở niệu đạo và bàng quang, đặc biệt là trong trường hợp sỏi mật và nhiễm trùng bàng quang, đường tiết niệu.

Tăng cường hệ miễn dịch: Uống nước ép xương rồng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các loại virut gây hại trong cơ thể nên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, hàm lượng phytochemical cao trong cây xương rồng ngăn chặn các khối u và tăng phản ứng miễn dịch trong cơ thể.

Tốt cho phụ nữ: Đối với các chị em phụ nữ đang bị đau bụng kinh, bị chuột rút sẽ rất hiệu quả. Ngoài ra cũng hỗ trợ rất tốt trong việc kiểm soát buồn nôn.

Giảm mỡ máu: Nước ép xương rồng rất giàu chất xơ hòa tan, làm giảm mức cholesterol LDL trong cơ thể. Nó cũng làm giảm quá trình oxy hóa chất béo, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.

Ngăn ngừa ung thư: Một công dụng khác của nước ép xương rồng chính là khả năng ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của tế bào xấu. Nó có chứa chất chống oxy hoá betalain cao, các chất chống bệnh này tự nhiên – được sử dụng thay thế cho hóa trị.

Giảm nguy cơ thoái hóa: Khi kết hợp nước ép xương rồng với một loại trái cây giàu vitamin C sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ tổng thể cho sức khỏe. Vì vậy, tiêu thụ thường xuyên nước ép xương rồng có thể làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa và ngăn ngừa lão hóa.

Duy trì lượng đường trong máu: Việc tiêu thụ thường xuyên nước cây xương rồng có thể giúp duy trì lượng đường trong máu. Pectin – chất xơ hòa tan có trong nước trái cây này làm chậm tốc độ hấp thụ đường của cơ thể người.

                       https://phunugiadinh.vn/

 

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023

Ba điều cần tránh giúp bạn sống thọ và khoẻ mạnh

 Không nóng giận, không ăn quá nhiều và không ngủ muộn giúp bản thân sống thọ, khoẻ mạnh, giảm gánh nặng thăm khám, chữa bệnh và giúp bạn có cuộc sống vui vẻ.

Tâm trạng vui vẻ góp phần giúp các cơ quan nội tạng khỏe mạnh. Ảnh minh họa: Peraltaortho© Được Thế giới & Việt Nam cung cấp

Để sống lâu hơn, mỗi người phải bình tĩnh đối phó với những chuyện nhỏ trong cuộc sống, bớt giận dữ và cười nhiều hơn. (Nguồn: Peraltaortho)

Không nóng giận

Theo y học cổ truyền, “vui nhiều hại gan, buồn nhiều hại phổi, giận nhiều hại gan, nghĩ nhiều hại tỳ, sợ nhiều hại thận”. Mặc dù những người hay tức giận sẽ bộc lộ cảm xúc và giải tỏa áp lực vào lúc căng thẳng nhưng mọi tổn thương vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Khi tâm trạng thay đổi thất thường, cơ thể sẽ tiết chất catecholamine làm tăng lượng đường trong máu. Độc tố trong máu và tế bào gan cũng tăng lên theo, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.

Vì vậy, những người có tâm trạng không tốt thường có chức năng gan yếu, lách và phổi tổn thương. Theo thời gian, nước da của con người sẽ trở nên xỉn màu, không còn sức sống tươi trẻ nữa. Để sống lâu hơn, mỗi người phải bình tĩnh đối phó với những chuyện nhỏ trong cuộc sống, bớt giận dữ và cười nhiều hơn. Bất kể chuyện gì xảy ra, chúng ta nên bình tĩnh đối mặt và học cách buông bỏ.

Không ăn quá nhiều

Ăn uống là điều tất cả chúng ta làm hằng ngày. Có người ăn rất ít nhưng có người ăn tới mức no căng để không lãng phí nhưng thói quen như vậy gây ra tác hại tiềm ẩn rất lớn. Ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến béo phì. Trong trường hợp nghiêm trọng, điều đó sẽ tạo gánh nặng cho gan và dạ dày, gây bệnh kể cả ung thư. Bởi vậy, dùng thức ăn cũng như uống thuốc, không được quá mức.

Cuộc sống hiện đại luôn áp lực, nhất là khi con người bước vào độ tuổi trung niên. Việc giao lưu, ăn nhậu là điều không thể tránh khỏi. Vì lợi ích của sức khỏe, chúng ta nên dành hai ngày một tuần để ăn thanh đạm. Điều này khiến cho cơ thể có cảm giác đói nhất định, giữ cho các tế bào hoạt động tốt và khiến chúng ta sống lâu hơn.

Không ngủ muộn

Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, các sản phẩm điện tử đã đi vào các hộ gia đình. Các video ngắn, chương trình phát sóng trực tiếp và nhịp sống nhanh khiến vô số thông tin tràn vào cuộc sống của chúng ta.

Đặc biệt là càng lớn tuổi, mọi người càng không muốn lạc lõng với thế giới. Vì vậy, họ thường liên tục lướt điện thoại để lọc ra những thông tin liên quan đến cuộc sống. Nhiều người thường sử dụng điện thoại di động khi đi trên đường, ngồi trong nhà hàng, thậm chí khi nói chuyện với người khác.

Kết quả là mọi người ngày càng thức khuya, mắt ngày càng mờ, tinh thần sa sút. Thói quen này đang âm thầm hủy hoại cơ thể chúng ta.

Khi một người đến tuổi trung niên, cơ thể không còn so sánh được với thời trẻ nữa. Mỗi lần đi ngủ muộn là một thử thách đối với cơ thể. Vì vậy, để duy trì thể chất khỏe mạnh, buổi tối khi đi ngủ, bạn nên đặt điện thoại cách xa giường, hoặc tắt nguồn. Học cách nói “không” với các sản phẩm điện tử, có lịch trình sinh hoạt đều đặn.

                                https://baoquocte.vn/

.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

RƯỢU BIA CÓ CHỪNG CÓ MỰC TỐT LẮM ĐÓ

 Rượu bia có thể ảnh hưởng không tốt tới thận, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nếu sử dụng quá mức khuyến cáo.

Với người có thói quen uống rượu, hãy hạn chế uống, không uống quá hai ly rượu mỗi ngày đối với nam và một ly đối với nữ. Các đồ uống được khuyến cáo có thể sử dụng với nồng độ là: khoảng 340 ml với bia, 142 ml với rượu vang hoặc 43 ml rượu mạnh chưng cất khoảng 80 độ.

Nghiên cứu thực hiện trên 11.000 người đàn ông khỏe mạnh trong 14 năm và phát hiện những người uống trung bình ít nhất 7 ly rượu theo nồng độ khuyến cáo mỗi tuần giúp giảm 30% nguy cơ tăng creatinine trong máu so với người uống nhiều hơn. Tăng creatinine trong máu là một dấu hiệu của rối loạn chức năng thận, có thể dẫn tới nhiều bệnh lý.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng tìm ra lợi ích của việc uống rượu vừa phải ở những người khoẻ mạnh là duy trì tốc độ lọc cầu thận (GFR) ở mức bình thường. Nếu đang mắc bệnh về thận và muốn uống rượu, hãy tham khảo lời khuyên cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.                                                       VnExpress

Không có rượu thì sao có bài thuốc này?

B Lit Nửa Ng­ười

-         Cha  b liệt na ngưi, co cng, dùng ph t 40g - ngâm r­ưu 7 ngày cho ung (Hành gim trân nhu) - hoc sc nóng ung dần.

-         Cha bnh nng hư­ hoạt quyết linh (huyếáp, trụy tim mạch); ph t cho 20g, Sâm Caoly hay cam tho n­ưng 12g sc ung.

 Sách tham kho: Tự chữa tăng huyết áp - NXB HaNoi 1/1998,

Ông Trn Văn Th­ưng 182 Bch Mai cung cp.

 


Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

MÓN ĂN TỐT CHO NGƯỜI HỤT HƠI

 Chuyên gia mách 9 món ăn tốt cho người bị hụt hơi, khó thở: F0 âm tính chăm ăn để bồi bổ khí huyết

 16:11, Thứ sáu 01/04/2022

( PHUNUTODAY ) - Để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể sớm hồi phục, F0 nên ăn uống đa dạng chất, ăn những món dễ tiêu hóa và có thể bổ sung thêm các loại thảo dược.

 Trong quá trình chiến đấu với virus, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi. Lúc này, cơ thể cần nạp đủ năng lượng bằng cách ăn uống da dạng chất, tăng cường đạm động vật. Người bệnh nên chia nhỏ lượng thực phẩm, có thể tăng số bữa ăn lên thành 5-6 bữa/ngày; không nên ăn quá no và cũng không để quá đói. Nên chế biến các món ăn dễ tiêu hóa, thái nhỏ thức ăn, hầm mềm.

Ngoài ra, F0 có thể bổ sung cá loại thảo dược, thực phẩm bổ dưỡng vào thực đơn như táo đỏ, nhân sâm, hoàng kỳ, hạt sen, củ sen, đậu đỏ, thịt bò, trứng...

Chia sẻ trên VnExpress, Đông y sĩ Mộc Nguyên, Hội Đông y quận Phú Nhuận, TP HCM, đưa ra gợi ý về 9 món ăn bồi bổ sức khỏe cho F0.

1. Trứng gà xào hẹ

Nguyên liệu: 100 gram rau hẹ tươi, hai quả trứng gà ta.

Cách làm:

Rửa sạch hẹ, thái nhỏ, cho vào bát, đập trứng gà, thêm ít muối, dầu ăn vào trộn đều. Bắc chảo lên bếp, cho trứng hẹ vào xào chín, tắt bếp và rắc thêm ít tiêu.

Món này ăn nóng cùng cơm.

Trứng gà xào hẹ có tác dụng bổ khí, thông khí, bổ phổi, dễ thở.

2. Canh bó xôi gan heo

Nguyên liệu: 100 gram gan heo (lợn), 30 gram cải bó xôi, gừng, hành, nước hầm xương (nếu có), gia vị.

Cách làm:

Gan heo rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Rau bó xôi cắt khúc vừa ăn.

Cho hành, gừng vào nước hầm xương nấu sôi. Sau đó, bỏ gan heo vào nấu chín. Tiếp đó, thả cải bó xôi vào, nấu sôi lên rồi tắt bếp. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Món canh này có công dụng bổ máu, thích hợp cho người bị suy nhược cơ thể sau bệnh.

3. Chè nấm trùng thảo

Loại nấm này hiện được nuôi cấy và bán rộng rãi. Bạn có thể dễ dàng mua được ở các siêu thị, cửa hàng thực phẩm. Nấm trùng thảo có tác dụng bổ khí, tăng cường sức đề kháng.

Mùi và vị của nấm khá nhẹ nên dễ dàng kết hợp trong nhiều món ăn. Bạn có thể dùng nấm này để nấu cùng với chè đậu đỏ, chè đậu thập cẩm, sâm bổ lượng... Mỗi người có thể dùng 0,5-0,7 gram nấm khố/ngày. Chỉ cần cho nấm vào khoảng 5-10 phút cuối khi món ăn đã gần hoàn thiện.

Lưu ý, nấm trùng thảo không thích hợp với người đang có triệu chứng nóng, nhiệt, sốt.

4. Canh nấm trùng thảo

Nguyên liệu: 0,5-0,7 gram nấm trùng thảo khô, 5 gram long nhãn, 20 gram hoài sơn, 15 gram khiếm thực (hoặc hạt sen), 100-150 gram thịt thăn heo.

Cách làm:

Rửa sạch các nguyên liệu và cho vào nồi (trừ nấm), đổ ngập nước, thêm vài hạt muối và hầm lửa nhỏ. Khi các nguyên liệu chín mềm thì bỏ nấm vào nấu thêm 5-10 phút, tắt bếp và nêm lại gia vị cho vừa miệng.

Món canh này có tác dụng làm ấm người, bồi bổ khí huyết, tăng năng lượng, tăng sức đề kháng, tốt cho tiêu hóa tiêu hóa.

5. Trà nấm trùng thảo, táo đỏ, kỷ tử

Nguyên liệu: Khoảng 0,5-0,7 gram nấm trùng thảo khô, 12 gram táo đỏ, 5-10 gram kỷ tử.

Cách làm:

Rửa sạch nguyên liệu, cắt táo đỏ làm 3-4 phần.

Cho các nguyên liệu vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi để hãm lấy nước uống. Chia làm nhiều lần uống trong ngày, có thể ăn cả phần cái nếu thích.

Loại trà này có thể dùng thường xuyên, tác dụng bồi bổ khí huyết, sinh âm dịch, tăng năng lượng, tăng sức đề kháng.

6. Cháo sâm khương

Nguyên liệu: 6 gram bột nhân sâm (hoặc 15-20g bột đảng sâm), 10 gram gừng tươi, 100 gram gạo tẻ.

Cách làm:

Gạo vo sạch cho vào nồi, bỏ thêm gừng cắt lát, thêm nước và nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín, cho bột nhân sâm vào khuấy đều, nấu sôi thêm 5 phút. Nêm gia vị (muối hoặc đường) cho vừa ăn.

Ăn nóng, 1-2 lần/ngày, ăn trong 7-10 ngày.

Món này có tác dụng bồi bổ khí huyết.

7. Cháo sâm táo

Nguyên liệu: 10 gram đảng sâm, 12 gram táo đỏ, 100 gram gạo nếp, đường trắng vừa đủ.

Cách làm:

Rửa sạch các nguyên liệu. Táo đỏ cắt đôi, bỏ hạt, ngâm nước 15 phút rồi cho vào nồi cùng đảng sâm sắc lấy nước, bỏ bã.

Gạo nếp nấu thành cháo rồi hòa với nước thuốc, thêm đường cho vừa ăn.

Hoặc có thể cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu nhừ thành cáo, thêm đường vừa ăn.

Ăn cháo khi còn nóng. Ngày ăn 1-2 lần. Mỗi đợt có thể ăn 5-7 ngày.

Món cháo này có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng.

8. Canh đương quy, thịt dê

Nguyên liệu: 150-200 gram thịt thăn hoặc sườn dê, 10 gram đương quy, 10 gram táo đỏ, 10 gram long nhãn, 5 gram kỷ tử, 3 lát gừng.

Cách làm:

Sườn/thịt dê cắt miếng vừa ăn, luộc sơ bỏ nước.

Táo đỏ cắt đôi, bỏ hạt.

Rửa sạch các nguyên liệu còn lại.

Cho các nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước, thêm một chút muối hạt. Nấu sôi rồi vặn lửa liu riu, hầm cho tới khi thịt chín nhừ. Nêm nếm lại cho vừa miệng.

Món này ăn nóng với cơm. Mỗi đợt có thể ăn 7-10 ngày.

Món canh thịt dê này có công dụng bồi bổ khí huyết, tân dịch, an thần. Lưu ý, tránh dùng cho người thể trạng nhiệt.

9. Cháo kỳ quy

Nguyên liệu: 20 gram hoàng kỳ sống, 10 gram đương quy, 100 gram gạo tẻ, đường cát.

Cách làm:

Rửa sạch thuốc, sắc nhỏ lấy nước, bỏ bã.

Cho gạo vào nước nấu nhừ thành cháo, thêm đường cho vừa ăn.

Món ăn này có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường đề kháng.

 

HẬU COVID-19

 Bài thuốc chữa chứng mệt mỏi, hụt hơi hậu COVID-19

Thứ Ba, ngày 08/03/2022 21:00 PM (GMT+7)

Rất nhiều người sau khi khỏi COVID-19 thường gặp phải các tình trạng như mệt mỏi, hụt hơi dù lao động nhẹ, làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập. Vậy khắc phục tình trạng này bằng Đông y như thế nào?

1. Nguyên nhân hậu COVID-19 theo Đông y

Theo các nghiên cứu hiện đại thì SARS-CoV-2 tấn công hầu hết các cơ quan nội tạng của cơ thể như: Phổi, tim mạch, tiêu hóa, mắt, thần kinh, gan, thận, hệ miễn dịch…

Tuy nhiên, đối với các triệu chứng hậu COVID-19 như mệt mỏi, hụt hơi… thì xếp vào chứng khí hư trong y học cổ truyền.

Các chứng này thuộc vào phạm trù chứng hư lao đã được nêu trong các sách y văn kinh điển của nhà y như Nội kinh, Kim quỹ yếu lược từ rất sớm. Vậy khí là gì? Có mấy loại khí? Khí ở đâu ra và trong cơ thể con người thì tạng nào chi phối Khí ?

Chúng ta thường hay nghe nói muốn khỏe thì Âm-Dương phải cân bằng, hài hòa. Nhưng đó là khái niệm chung chung, trừu tượng, vậy cụ thể là cái gì cần cân bằng trong trường hợp hậu COVID-19 này?

Người xưa cho rằng, cơ thể con người gồm lục phủ ngũ tạng

- Có 5 tạng: Tâm (tim), tỳ (lách), phế (phổi), can (gan), thận (cật)

- Và 6 phủ: Tiểu trường (ruột non), đởm (mật), vị (dạ dày), đại trường (ruột già), bàng quan (bọng đái) và tam tiêu.

Mỗi tạng phủ đều có tính âm dương của nó. Tuy nhiên để tạng phủ hoạt động được phải nhờ vào sự vận hóa của tinh - khí huyết – tân dịch, thông qua hệ thống kinh lạc mà phân bố đi khắp toàn thân để nuôi dưỡng cơ thể.

 Nhiều người bị mệt mỏi, hụt hơi sau mắc COVID-19.

Trong đó, Khí là vật chất vô hình hoạt động liên tục trong cơ thể, duy trì và điều tiết chuyển hóa trao đổi chất của cơ thể, duy trì các hoạt động sống của cơ thể, vận động của khí dừng có nghĩa là sự sống chấm dứt.

Thông qua hoạt động cơ năng của tạng phủ mà phản ánh ra: Tâm khí, phế khí, tỳ khí…

Khí bao gồm:

- Nguyên khí (do khí của cha mẹ sinh ra)

- Tông khí (do phế hô hấp khí tự nhiên kết hợp với "tinh khí thủy cốc" do tỳ vị hóa sinh tạo thành)

- Dinh khí (phần tinh trong đồ ăn thức uống được tỳ vận hóa tạo thành)

- Vệ khí, là do chất tinh của đồ ăn uống hóa sinh nên, là một bộ phận dương khí của cơ thể; vận chuyển nhanh, đi ngoài thành mạch, phân bố khắp toàn thân. Sở dĩ gọi là vệ khí vì nó có tác dụng phòng ngừa sự xâm nhập của ngoại tà.

Trong cơ thể con người thì hai tạng liên quan tới Khí nhiều nhất là Phế (chủ khí) và Tỳ (sinh khí) ứng với ngũ hành Tỳ Thổ sinh Phế Kim nghĩa là như vậy.

Qua lâm sàng, người ta thấy những người có biểu hiện của khí hư gồm một trong các triệu chứng như: Người mệt mỏi, tay chân yếu, ngại nói, thở ngắn gấp, tự ra mồ hôi, ăn kém, ngủ kém, sắc mặt trắng, chất lưỡi đạm, mạch yếu, vô lực hay kết đại.

2. Biểu hiện như thế nào?

Người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh thường có các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, sức lao động giảm, đi lên cầu thang hoặc gắng sức một chút thấy mệt, hụt hơi, đánh trống ngực, chóng mặt… người có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt.

Mạch: Trầm nhược hoặc vi, tế.

3. Bài thuốc điều trị mệt mỏi, hụt hơi

                        Ảnh minh họa.

Trong thực tế lâm sàng có rất nhiều trường hợp tuy cùng bệnh nhưng phương thuốc điều trị khác nhau, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người. Ví dụ như khí hư kèm theo dương hư, huyết hư thì phải gia giảm cho phù hợp.

Đối với chứng bệnh giới thiệu ở đây thuộc khí hư, bệnh phần nhiều tại Phế, nhưng các tạng khác như Tâm, Can, Tỳ, Thận cũng bị hao hư theo. Do đó, phương pháp điều trị và phương thuốc như sau:

Phương pháp chữa: Đại bổ khí huyết

Phương dược: Nhân sâm dưỡng vinh thang gia giảm.

Thành phần gồm: Nhân sâm 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, thục địa 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, quế tâm 4g, sinh hoàng kỳ 12g, trần bì 6g, viễn chí (bỏ lõi) 6g, ngũ vị tử 6g, đại táo 5 quả, sinh khương 3 lát, cam thảo 6g, hạt sen 15g, đông trùng hạ thảo 12g.

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, uống sau ăn 30 phút.

4. Giải thích bài thuốc

Bài thuốc này được lập phương dựa trên bài Thập Toàn Đại Bổ và có gia giảm cho phù hợp với thực tế. Trong đó công dụng của bài thuốc này nhằm mục đích bổ khí huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần. Khí huyết chủ yếu do hai tạng Tỳ và Phế chi phối, vì vậy các vị thuốc trong bài này được đưa vào cũng nhằm mục đích trên, cụ thể:

- Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, là chủ dược. Con người ta khí dư đầy thì khỏe mạnh, khí hư thì mệt mỏi, đoản hơi, không có sức lực… nhân sâm kết hợp thêm với hoàng kỳ (ích khí cố biểu) làm tăng thêm khí.

- Đương quy, bạch thược, thục địa bổ huyết, bổ âm; mà khí huyết lại không thể tách rời nhau. Nội kinh có câu "Dương sinh Âm trưởng". Do đó, việc kết hợp với các vị thuốc bổ khí sẽ làm sinh huyết tốt hơn là nghĩa như vậy.

- Trần bì, quế tâm có tác dụng ôn kinh, thông kinh lạc để khí huyết được vận hành thông sướng, đi tới lục phủ ngũ tạng, cơ nhục mà nuôi dưỡng toàn thân.

- Bạch truật, phục linh, cam thảo có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, làm cho hệ tiêu hóa khỏe hơn.

- Viễn chí (bỏ lõi), hạt sen có tác dụng dưỡng tâm an tâm, ninh tâm định chí, các vị thuốc bổ khí huyết giúp khí huyết đầy đủ, tâm tỳ được nuôi dưỡng, ngũ tạng được dưỡng vinh.

- Đông trùng hạ thảo bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ người bị suy nhược, mệt mỏi…

Trong cách lập phương của người xưa, chúng ta không nên hiểu theo mỗi khía cạnh dược tính của mỗi vị thuốc riêng lẻ như bên tây y, mà phải hiểu theo sự vận hóa của âm dương ngũ hành trong cơ thể con người, phải thấy tổng thể để thấy được cái nào hư, cái nào thực rồi từ đó mới đưa thuốc vào để lập lại cân bằng. Khi âm dương, khí huyết hài hòa thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, các chứng hậu của COVID-19 cũng từ đó mà khỏi.

                Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

GIÚP NÃO LÃO HÓA CHẬM HƠN

 8 cách giúp não lão hóa chậm hơn

Bổ sung vitamin D, omega-3, hạn chế muối, hạn chế thịt đỏ, tăng cường vận động có thể giúp bạn tăng cường nhận thức, chống lão hóa não.

Tuổi càng cao khiến nhiều người suy giảm khả năng nhớ, dễ mất tập trung, có thể mất trí nhớ. Bạn không thể ngăn ngừa lão hóa não nhưng có nhiều cách giúp não lão hóa chậm hơn.

1. Duy trì huyết áp và mức cholesterol ở ngưỡng an toàn: Cholesterol và huyết áp có mối liên hệ với bệnh Alzheimer. Hệ thống mạch máu cung cấp máu cho não, suy giảm lưu lượng máu dẫn đến tổn thương mô não. Trong khi đó, các động mạch nhỏ của não khá nhạy cảm với sự gia tăng huyết áp. Ngược lại, tăng huyết áp trong thời gian dài có thể làm tổn thương động mạch. Huyết áp cao khiến hiệu suất nhận thức kém, tăng nguy cơ tổn thương mô não.

Cholesterol đóng vai trò trong việc hình thành các mảng amyloid-beta, tổn thương đặc trưng của bệnh Alzheimer, mức cholesterol tăng cao làm tăng sản xuất các mảng amyloid-beta.

2. Ăn nhiều thực vật, quả mọng: Chế độ ăn nhiều thực phẩm từ thực vật lành mạnh gồm rau, trái cây, các loại đậu, quả hạch hạt... có thể giúp giảm 36% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Quả mọng giàu chất phytochemical, giúp giảm bớt căng thẳng oxy hóa và chứng viêm trong não, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, hỗ trợ bảo vệ não bộ. Một số loại quả mọng như việt quất, dâu tây, nho còn có tác dụng làm chậm hoặc đảo ngược sự suy giảm chức năng não do tuổi tác, giúp cải thiện trí nhớ ở người lớn tuổi.

Quả mọng như việt quất giúp cải thiện trí nhớ. Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp

3. Kiểm tra mức vitamin D: Vitamin D tham gia vào quá trình hình thành trí nhớ. Tình trạng thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức cũng như chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Ngoài ra, vitamin này còn liên quan đến quá trình điều chỉnh vận chuyển glucose và canxi đến não. Vi chất này còn có vai trò giảm viêm, tăng khả năng cung cấp chất dẫn truyền thần kinh để góp phần bảo vệ não.

4. Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ: Thịt đỏ giàu đồng và sắt, những khoáng chất này nếu tích tụ trong cơ thể quá lâu ngày có xu hướng gây hại cho não. Dư thừa đồng và sắt còn góp phần gây ra stress oxy hóa trong não, liên quan đến sự hình thành mảng bám amyloid-beta trong não. Sắt trong các loại thực phẩm như vừng, hạt bí ngô, đậu an toàn hơn sắt trong thịt đỏ. Bạn có thể chọn các loại thực phẩm này để bổ sung sắt nếu cơ thể có nhu cầu.

5. Chọn nguồn chất béo lành mạnh: Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ hạt, nhất là quả óc chó có lợi cho chức năng não. Quả óc chó giàu axit béo omega-3 giúp trí nhớ hoạt động tốt hơn. Tổng lượng tiêu thụ hạt càng cao chức năng nhận thức tổng thể càng tốt.

6. Tránh xa các loại đường bổ sung: Lượng đường dư thừa trong cơ thể làm giảm khả năng nhận thức. Nó cũng là một nguyên nhân gây tăng huyết áp. Lượng đường cao khiến glucose trong máu tăng theo, dẫn đến tổn thương mạch máu góp phần gây suy giảm dần chức năng não. Ngoài ra, lượng glucose cao có liên quan đến tình trạng co rút não.

Hạn chế sử dụng đường trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe não bộ. Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp

7. Giảm muối: Ăn nhiều muối làm cứng động mạch, tăng huyết áp, làm hỏng các mạch máu mỏng manh trong não, suy giảm lưu lượng máu trong mô não và tăng nguy cơ suy giảm nhận thức.

8. Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên có những tác động thuận lợi đến não ở, dù là trẻ em hay người lớn tuổi. Trong quá trình hoạt động thể chất, lưu lượng máu đến não được tăng cường, các mạch máu khỏe mạnh hơn. Tập thể dục còn giúp mô não sản xuất nhiều ti thể hơn, mức độ hoạt động thể chất cao giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

                      Anh Chi (Theo Very Well Mind)

 

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

Các yếu tố làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

 Người có tiền sử gia đình mắc sa sút trí tuệ, tiểu đường, béo phì hoặc tiếp xúc với chất độc trong không khí có khả năng mắc chứng sa sút trí tuệ.

Sa sút trí tuệ là tình trạng suy giảm về chức năng nhận thức gồm suy giảm khả năng suy nghĩ, ghi nhớ, suy luận và đưa ra quyết định. Ảnh hưởng của chứng sa sút trí tuệ làm giảm mức độ nhận thức và cản trở khả năng hoàn thành các hoạt động hàng ngày. Sa sút trí tuệ là một phần bình thường của quá trình lão hóa, phổ biến hơn ở người từ 65 tuổi trở lên, tuy nhiên nhiều người trẻ cũng có thể mắc chứng bệnh này.

Chứng sa sút trí tuệ là do sự kết hợp của nhiều yếu tố góp phần làm chết các tế bào não. Tế bào não suy thoái, tổn thương và chết làm giảm khả năng hoạt động bình thường của não. Các tế bào não trong vùng trí nhớ, chuyển động và phán đoán không thể giao tiếp với nhau đúng cách, mọi người có thể gặp vấn đề về hành vi, suy nghĩ và trí nhớ. Dưới đây là các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ.

Di truyền: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người có tiền sử gia đình mắc chứng sa sút trí tuệ tăng khả năng mắc bệnh này. Người có người thân cấp một (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái ruột) mắc bệnh Alzheimer tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ 10-30%. Ngoài ra, người có gene apolipoprotein E (APOE) có thể tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Bệnh lý và lối sống: Nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) chỉ ra, huyết áp cao, tiểu đường và béo phì, hút thuốc, uống rượu ở tuổi thanh niên và trung niên có thể làm cho khối lượng não thấp hơn và suy giảm chức năng nhận thức. Các tình trạng này tác động tiêu cực đến sức khỏe mạch máu như thu hẹp động mạch, giảm lưu lượng máu và tạo ra chứng viêm dẫn đến sa sút trí tuệ.

Sức khỏe mạch máu tốt hơn, nhất là ở tuổi trung niên, có tác dụng bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức. Tập thể dục thường xuyên; có chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và ít muối; không hút thuốc giúp cải thiện sức khỏe mạch máu, qua đó giảm sa sút trí tuệ.

Hóa chất môi trường: Các nhà nghiên cứu của Đại học Edinburgh (Anh) phát hiện ra rằng, tiếp xúc với các chất độc trong không khí (khói, carbon monoxide, nitơ oxit), nhôm trong nước uống, thuốc trừ sâu, điện trường và từ trường có thể làm suy giảm nhận thức. Người có hàm lượng vitamin D thấp cũng có thể bị sa sút trí tuệ.

 
Chứng sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng cả đến những người trẻ tuổi. Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp

Điều trị chứng sa sút trí tuệ phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hiện tại, không có cách chữa trị khỏi nhưng có những loại thuốc có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Các phương pháp như thiền định, tập thể dục và chế độ dinh dưỡng chuyên biệt có thể áp dụng trong điều trị sa sút trí tuệ. Trước khi bắt đầu bất kỳ liệu pháp thay thế nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo Đại học Edinburgh, khoảng 1/3 các trường hợp mắc bệnh Alzheimer có thể do bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và béo phì ở tuổi trung niên, hút thuốc, trầm cảm, không hoạt động nhận thức và trình độ học vấn thấp. Do đó, tập thể dục thường xuyên, ăn uống bổ dưỡng và lành mạnh, tránh hút thuốc và uống rượu, tăng tham gia vào các hoạt động kích thích nhận thức có thể làm việc giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Những cách này có thể cải thiện sức khỏe mạch máu và ảnh sức khỏe não bộ, phòng ngừa suy giảm nhận thức.

                         Mai Cat  (Theo Very Well Health)