Mùa xuân bình yên: tháng 4 2024

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2024

Nguyên nhân khiến bạn ho dai dẳng

 Ho dai dẳng có thể do mắc bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, trào ngược dạ dày axit hay ô nhiễm không khí, hút thuốc lá.

Có nhiều nguyên nhân khiến ho dai dẳng, có thể trở thành mạn tính, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Trào ngược axit: Tình trạng này khiến các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Thông thường, bệnh chủ yếu gây ợ chua nhưng một số trường hợp cũng có thể ho dai dẳng kèm theo thở khò khè. Các thành phần axit khi trào ngược lên sẽ đi qua thực quản, kích thích vùng cổ họng dẫn đến ho.

Nhiễm trùng đường hô hấp: Ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác gây cản trở nhịp thở bình thường. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, triệu chứng khác đi kèm với cảm lạnh, cúm gồm nghẹt mũi, sốt. Ho có thể kéo dài hơn các triệu chứng khác do đường dẫn khí trong phổi vẫn nhạy cảm và viêm.

Nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng hơn là viêm phổi, có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Trường hợp này, ho thường tiết ra chất nhầy màu xanh hoặc màu rỉ sét cùng với sốt, ớn lạnh, đau ngực, suy nhược, mệt mỏi; biểu hiện khác nhau tùy theo độ tuổi.

Ho sau khi nhiễm virus: Ho kéo dài sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus. Nguyên nhân là do đường hô hấp phản ứng quá mức với virus. Điều này cũng có thể do các mô cơ trơn lót đường thở giữ lại chất gây kích ứng cổ họng.

Ho kéo dài có thể do nhiễm trùng đường hô hấp. Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp

Dị ứng nặng: Các chất kích ứng có trong không khí gây dị ứng hô hấp theo mùa ở một số người có thể kèm theo ho dai dẳng. Tình trạng này phổ biến ở người bệnh hen suyễn và thường dùng steroid dạng hít để kiểm soát triệu chứng.

Ho gà: Đây là bệnh hô hấp rất dễ lây lan do vi khuẩn bordetella pertussis gây ra. Triệu chứng thường gặp bao gồm sốt nhẹ, sổ mũi, ho dữ dội gây khó thở. Ở giai đoạn đầu, người bệnh không sốt nhưng ho nhẹ, sau đó có thể kéo dài trong vài tuần. Tiêm vaccine có thể phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.

Chất lượng không khí kém: Người sống gần nơi ô nhiễm không khí, hệ hô hấp nhạy cảm với chất kích thích có thể ho dai dẳng. Trong những ngày không khí có chất lượng kém, người bệnh nên hạn chế ra ngoài, nhất vào sáng sớm khi trời lạnh. Sử dụng khẩu trang chất lượng tốt, tránh khu vực đông đúc và tập thể dục trong nhà thay vì ngoài trời.

Hút thuốc lá: Người hút thuốc thường ho do phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các hóa chất xâm nhập vào đường hô hấp và phổi từ thuốc lá. Ban đầu có thể là ho khan, sau đó kèm theo đờm. Bỏ hút thuốc có thể khắc phục tình trạng này.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ, hút thuốc cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Người bệnh ho không bớt, ngày càng nặng hơn, đau tức ngực, khó thở hoặc ho ra máu nên đi khám sớm.

Người có triệu chứng ho mạn tính, không rõ nguyên nhân nên đi khám chuyên khoa để xác định bệnh và điều trị phù hợp.

Bảo Bảo (Theo The Healthy, Health)

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

Những lợi ích khi kiểm soát axit uric trong cơ thể

 Tổng hợp từ HƯƠNG GIANG (THEO HEALTHSHOTS)

& các báo phunutoday, laodong

      
Khi nồng độ axit uric tăng cao, bạn có thể bị bệnh gout, sỏi thận hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, hãy đảm bảo kiểm soát nồng độ axit uric.

1.Cải thiện sức khỏe tổng thể

Kiểm soát mức axit uric giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như gout, bệnh thận, tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Ngoài ra, việc quản lý mức axit uric cũng có thể giảm viêm nhiễm trong cơ thể, giúp hạn chế nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Điều này đồng nghĩa với việc có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng khả năng sống lâu hơn.

2.Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mức axit uric tăng thường đi kèm với nguy cơ cao về bệnh tim và đột quỵ. Bằng cách kiểm soát mức axit uric, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro của những biến cố tim mạch này. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có yếu tố nguy cơ khác như cholesterol cao hoặc tiểu đường, nơi việc duy trì mức axit uric ổn định trở nên quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

3.Quản lý huyết áp

Huyết áp cao, hay còn gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng phổ biến có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nếu mức axit uric cao, nó có thể đóng góp vào sự phát triển của tình trạng tăng huyết áp.

Bằng cách kiểm soát mức axit uric, chúng ta có thể quản lý huyết áp tốt hơn, có thể giảm nguy cơ của những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng này.

4.Cải thiện chức năng thận

Mức axit uric tăng có thể góp phần vào việc hình thành sỏi thận, có thể dẫn đến tổn thương thận nếu không được điều trị, theo chuyên gia nói. Ngoài ra, axit uric có thể gây tổn thương trực tiếp cho thận, dẫn đến bệnh thận. Bằng cách kiểm soát mức axit uric, chúng ta có thể giảm nguy cơ phát triển sỏi thận hoặc bệnh thận.

5.Phòng ngừa bệnh gout

Gout là một tình trạng viêm nhiễm đau đớn do sự tích tụ của tinh thể axit uric trong các khớp. Bằng cách kiểm soát mức axit uric, chúng ta có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh gout.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử gia đình về gout hoặc có các yếu tố nguy cơ khác đối với tình trạng này.

Cuối cùng, mời các bạn xem V_CLiP: Người lao động cần bổ sung chất dinh dưỡng nào để giảm uric? (Trích từ báo Lao Động)

Đường liên kết của video: Giảm Axit Uric

https://youtu.be/sqCtk20QGag

 

 

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024

TĂNG, GIẢM URIC

 Tăng hay giảm axit uric cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh gout

Hương Giang (Theo Healthline)

Axit uric là một trong những nguyên nhân gây bệnh gout. Đồ họa: Hương Giang© Lao Động

Khi có quá nhiều axit uric trong máu, nó có thể tạo ra các tinh thể urate, và những tinh thể này có thể lắng đọng trong các mô xung quanh khớp, gây nên triệu chứng đau và viêm khớp đặc trưng của bệnh gout.

Sự giảm tiết axit uric

Sự giảm tiết axit uric là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh gout. Axit uric thường được loại bỏ từ cơ thể thông qua thận.

Khi điều này không diễn ra hiệu quả, mức axit uric trong cơ thể tăng lên. Nguyên nhân có thể là di truyền hoặc bạn có vấn đề thận khiến bạn khó khăn hơn trong việc loại bỏ axit uric.

Nhiễm chì và một số loại thuốc như thuốc mạch và thuốc ức chế miễn dịch có thể gây tổn thương thận, dẫn đến giữ axit uric. Điều kiện đáng kể như tiểu đường không kiểm soát và huyết áp cao cũng có thể làm giảm chức năng thận.

Tăng sản xuất axit uric

Tăng sản xuất axit uric cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của sự tăng sản xuất axit uric vẫn chưa rõ.

Điều này có thể do sự bất thường về enzyme và xảy ra trong những điều kiện như bệnh lymphoma, bệnh leukemia, thiếu máu tán huyết, bệnh vảy nến.

Cũng có khả năng xuất hiện như một tác dụng phụ của hóa trị hoặc điều trị bằng tia X, do yếu tố di truyền, hoặc do tình trạng thừa cân.

Chế độ ăn giàu purin

Purin là thành phần hóa học tự nhiên của DNA và RNA. Khi cơ thể phân giải chúng, chúng biến thành axit uric. Một số purin tồn tại tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn giàu purin có thể dẫn đến bệnh gout.

Một số thực phẩm đặc biệt giàu purin có thể làm tăng mức axit uric trong máu. Những thực phẩm giàu purin này bao gồm các bộ phận nội tạng như thận, gan, thịt đỏ, cá dầu như cá mòi, cá cơm, và cá hồi, một số loại rau củ, bao gồm măng tây và củ cải trắng.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

6 đồ uống giảm nguy cơ đột quỵ

  Anh Minh

Một số thức uống như nước lọc, sữa, trà xanh, nước ép trái cây, cà phê nếu sử dụng hợp lý có thể giảm nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ là bệnh lý thần kinh nguy hiểm, xảy ra khi mạch máu não tắc nghẽn hoặc vỡ. Khi đó, các tế bào não chết hàng loạt do không được cung cấp máu chứa dinh dưỡng và oxy.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng Khoa Thần kinh, Trung Tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng thực hành lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý và kiểm soát tốt các bệnh lý nền.

Một số loại nước uống góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ đột quỵ, nhất là ở người có sẵn các bệnh nền liên quan.

1.Nước lọc: Một người trưởng thành nên uống trung bình 1,8-2,2 lít nước lọc mỗi ngày để tránh mất nước. Mất nước làm máu đặc hơn, khó lưu thông máu lên não, dễ vón cục hơn và làm tăng nguy cơ tắc nghẽn các mạch máu. Uống đủ nước giúp lưu thông máu tốt hơn.

Người có mức độ hoạt động, tập luyện cao hoặc thường làm việc ngoài trời nắng nên uống nhiều nước hơn.

2.Nước ép trái cây không hoặc ít đường: Trái cây có hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các dưỡng chất này hỗ trợ bảo vệ não và mạch máu, giảm nguy cơ đột quỵ. Trong đó táo và lê rất giàu hợp chất quercetin có thể ngăn ngừa cục máu đông, thư giãn động mạch và cải thiện lưu lượng máu.

Nên uống nước trái cây tươi, nguyên chất, không nên chọn nước trái cây quá ngọt, đóng hộp, không thêm nhiều đường và các chất làm ngọt nhân tạo.

3.Nước ép rau củ: Rau củ rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất. Nước ép từ chúng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông. Uống nước ép từ cần tây, dưa chuột, cải xoăn, bông cải xanh, rau thơm... mang đến nhiều lợi ích.

4.Trà xanh: Các chất chống oxy hóa mạnh trong trà xanh góp phần bảo vệ não khỏi tổn thương do các gốc tự do, giảm nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não. Các polyphenol gồm catechin và epicatechin có tác dụng chống viêm, chống đông máu, ngăn ngừa các bệnh mạch máu.

5.Cà phê: Uống một lượng cà phê vừa đủ, không quá 400 mg caffeine mỗi ngày, có lợi cho sức khỏe não bộ, hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ não. Thành phần trong cà phê làm thay đổi lưu lượng máu, góp phần ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Axit chlorogenic trong cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - yếu tố dẫn đến đột quỵ.

Không nên uống cà phê vào chiều, tối để tránh mất ngủ, mệt mỏi, uể oải. Người mắc bệnh tim, huyết áp hay bị co giật cũng không nên uống nhiều cà phê.

Cà phê chứa axit chlorogenic có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Anh Chi© Được VnExpress cung cấp

6.Đồ uống giàu canxi: Sữa bò, sữa từ các loại hạt như đậu nành, mầm gạo, hạnh nhân, hạt điều hỗ trợ nâng cao sức khỏe tổng thể, phòng ngừa đột quỵ. Nên chọn các loại sữa ít đường, tách béo hoặc ít béo.

Một số hoạt chất thiên nhiên như từ blueberry (việt quất) và ginkgo biloba (bạch quả) có thể cải thiện máu lên não, hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa thần kinh, giảm nguy cơ đột quỵ, đau đầu, mất ngủ.

Bác sĩ Minh Đức khuyến cáo để phòng ngừa đột quỵ, cần ngủ đủ giấc, duy trì cân nặng ổn định, thường xuyên vận động, tránh bia rượu, thuốc lá, thực phẩm nhiều chất béo, đường. Khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ giúp sớm phát hiện các bất thường (nếu có). Các kỹ thuật, máy móc hiện đại như chụp cộng hưởng từ MRI 3 Tesla, chụp CT 768 lát cắt, chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA, siêu âm tổng quát, xét nghiệm máu chuyên sâu giúp tầm soát, phát hiện những bất thường nhỏ nhất, ngăn ngừa đột quỵ.

Anh Minh

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

KHÔNG MẶC QUẦN ÁO KHI NGỦ - LỢI RA PHẾT

 Không mặc quần áo khi ngủ giúp giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường

 Hải Ngọc

 Trang Bright Side đã đưa ra ý kiến của các chuyên gia về giấc ngủ. Những quan điểm này giải thích tại sao cởi bỏ quần áo trước khi ngủ tốt cho sức khỏe.

Giảm bớt sự gián đoạn trong giấc ngủ

Không có quần áo để sưởi ấm, nhiệt độ da của bạn sẽ hạ xuống nhanh hơn. Sự sụt giảm này sau đó sẽ báo hiệu cho cơ thể bạn rằng đã đến lúc phải nghỉ ngơi.

Theo các chuyên gia, nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu cơ thể bạn quá nóng, bạn có thể bị bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm, điều này sẽ kéo bạn ra khỏi trạng thái mơ và giúp giảm bớt sự gián đoạn đối với giấc ngủ của bạn.

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Các chuyên gia đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc thiếu ngủ và trầm cảm. Không ngủ đủ có thể khiến chúng ta căng thẳng và lo lắng hơn. Đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Việc không mặc quần áo trên giường giúp chúng ta ngủ nhanh hơn và dễ chịu hơn, từ đó, sức khỏe tinh thần của chúng ta cũng sẽ tốt hơn.

Giúp giảm nguy cơ béo phì

Có 2 loại chất béo trong cơ thể chúng ta - mỡ trắng và mỡ nâu. Mỡ trắng là chất béo tích tụ khi chúng ta ăn quá nhiều và tích trữ lượng calo dư thừa ở đùi, hông và bụng.

Trong khi đó, mỡ nâu giúp phân hủy đường và mỡ trắng để tạo ra năng lượng và mang lại sự ấm áp cho cơ thể.

Không mặc quần áo khi ngủ có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Một nghiên cứu cũng cho thấy chất béo nâu lọc axit amin và valine khỏi máu, giúp giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường.

Nhiệt độ thấp hơn sẽ kích hoạt sản xuất mỡ nâu, vì vậy nếu bạn muốn giảm thêm vài cân, hãy thử cởi bỏ quần áo ngủ.

Cải thiện khả năng sinh sản

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đàn ông mặc quần lót không bó sát có nồng độ tinh trùng cao hơn 25% và số lượng tinh trùng cao hơn 17% so với những người mặc quần lót bó sát.

Các chuyên gia tin rằng đồ lót chật có thể làm nóng vùng kín của nam giới, khiến số lượng tinh trùng thấp. Vì vậy, việc mặc quần rộng rãi có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản của nam giới .

Đối với phụ nữ, quần lót bó sát có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo vì vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và ẩm ướt. Cách ngủ khỏa thân dẫn đến ít ma sát hơn với các vùng nhạy cảm và ít nguy cơ bị kích ứng hoặc biến chứng hơn.

BẠN ĐÃ BAO GIỜ LÀM VẬY CHƯA, ĐỂ TỚ TỚI THĂM.


Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2024

LỢI ÍCH TỪ QUẢ DỨA

 Những lợi ích của quả dứa với sức khỏe

Ngọc Thùy (Theo EVERYDAYHEALTH)

Quả dứa là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và giàu chất chống oxy hóa. Ảnh: Ngọc Thùy© Lao Động

Trái ngược với vẻ ngoài thô ráp, quả dứa là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và giàu chất chống oxy hóa - góp phần trong việc ngăn ngừa nhiều bệnh tật như động mạch vành, rối loạn tiêu hóa, ung thư...

Giàu vitamin C

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), khoảng 165g dứa chứa 78,9 mg vitamin C. Con số này nhiều hơn mức khuyến nghị trong chế độ ăn uống cho phụ nữ trưởng thành (75 mg mỗi ngày) và gần với khuyến nghị cho nam giới (90 mg mỗi ngày).

Vitamin C rất quan trọng vì nó khuyến khích sự tăng trưởng và chữa lành khắp cơ thể, chẳng hạn như thúc đẩy sự hình thành collagen cho làn da khỏe mạnh và nó đóng vai trò trong mọi việc, từ sửa chữa vết thương đến hấp thụ sắt.

Hỗ trợ đường tiêu hóa

Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Hoa Kỳ (NCCIH), trong dứa có chứa bromelain, một hỗn hợp các enzyme mà các nghiên cứu đã chứng minh có thể làm giảm viêm và sưng mũi, cũng như hỗ trợ chữa lành vết thương và vết bỏng.

Bromelain cũng có liên quan đến việc giúp cải thiện tiêu hóa và đã được sử dụng trong lịch sử ở các nước Trung và Nam Mỹ để điều trị rối loạn tiêu hóa. Một nghiên cứu cho thấy bromelain trong dứa có thể giúp giảm tác dụng phụ của bệnh tiêu chảy.

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Dứa là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời, đặc biệt là phenolics, flavonoid và vitamin C, có thể giúp chống lại chứng viêm và các gốc tự do trong cơ thể.

Theo NCCIH, các gốc tự do là các phân tử có thể gây tổn thương tế bào và dẫn đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim, tiểu đường loại 2, bệnh Alzheimer và các vấn đề về mắt. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dứa có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại những rủi ro đó.

Nhờ chất chống oxy hóa, dứa có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Ung thư xảy ra khi các tế bào bất thường trong cơ thể nhân lên và chiếm lấy các mô khỏe mạnh. Mặc dù không có cách nào đảm bảo để ngăn ngừa ung thư, nhưng mỗi người nên có một chế độ ăn uống lành mạnh.

Lý tưởng nhất là chế độ ăn có nhiều chất chống oxy hóa, và dứa có thể là một trong những nguồn cung cấp dễ tìm thấy. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống và nồng độ chất chống oxy hóa cao trong máu có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư.

Dứa phù hợp với chế độ ăn chống viêm

Theo Nhà xuất bản Y tế Harvard, tình trạng viêm quá mức có thể dẫn đến nhiều bệnh, bao gồm bệnh động mạch vành, tiểu đường, ung thư và bệnh Alzheimer. Rất may, chế độ ăn giàu thực phẩm chống viêm, chẳng hạn như dứa, có thể giúp giảm lượng viêm trong cơ thể. Hàm lượng bromelain trong dứa chính là nguyên nhân tạo nên đặc tính chống viêm của nó.

Hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch

Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn dứa ít bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn so với những đứa trẻ không ăn trong thời gian nghiên cứu kéo dài 9 tuần. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, ăn khoảng 140g đến 280g dứa mỗi ngày có thể làm giảm khả năng nhiễm trùng hoặc ít nhất là rút ngắn thời gian nhiễm trùng.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2024

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN DỨA

 Dứa ngon, bổ dưỡng nhưng 6 nhóm người 'đặc biệt' dưới đây tuyệt đối không ăn dứa

Dứa là loại trái cây có hương vị thơm ngon, nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp. Bạn có thể mua dứa ở bất cứ đâu, là lựa chọn của nhiều người trong mùa hè. Tuy nhiên, đây là loại quả không phải ai cũng có thể ăn. Dưới đây là những người không nên ăn dứa.

Những người không nên ăn dứa

Người cơ địa dị ứng

Trong quả dứa có men bromelin, là loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này. Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.

Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...

Dứa tốt cho sức khỏe nhưng có những người không nên ăn dứa.© Được VTC cung cấp

Người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường được khuyên không nên ăn dứa. Dứa chứa hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Người huyết áp cao

Bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế ăn dứa. Người tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

Người bị viêm răng, lở loét khoang miệng

Đây cũng là nhóm người nên hạn chế ăn dứa. Chất glucoside trong dứa tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.

Người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày

Người bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Người dễ bốc hỏa

Cuối cùng, những người dễ bốc hỏa cũng không nên ăn dứa. Nhiều người sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến một giờ thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn. Đây là hiện tượng bốc hỏa. Đối với những người đã bị một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò.

Trên đây là thông tin giải đáp về băn khoăn "Những người không nên ăn dứa". Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN NGÔ LUỘC

 Từ lâu ngô đã được biết đến là loại thực phẩm chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt nó còn khả năng chống ung thư. Nhưng không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này. Dưới đây là những người không nên ăn ngô luộc để tránh những vấn đề về sức khỏe.

Những người không nên ăn ngô luộc

1.Người có sức đề kháng kém

Xenlulo trong ngô rất phong phú, sau khi ăn sẽ bị cản trở quá trình hấp thụ và bổ sung protein, dẫn đến lượng chất béo nạp vào cơ thể sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy những người có sức đề kháng kém nên ăn ít ngô, vì nó có khả năng gây hại cho một số cơ quan.

2.Người mắc bệnh đường tiêu hóa

Đối tượng này khi ăn quá nhiều chất xơ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, ngô cũng là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, do đó tốt nhất nên kiêng khi bạn đang mắc bệnh đường tiêu hóa.

Những người không nên ăn ngô luộc© Được VTC cung cấp

Những người bị xơ gan, viêm loét dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản khi ăn ngô có thể bị giãn nứt tĩnh mạch, chảy máu dạ dày.

Nguyên nhân, ngô là lương thực thô, rất nhạy cảm với đối tượng người bị bệnh liên quan đến tiêu hóa nói chung.

3.Bệnh nhân viêm đại tràng

Ngô là thực phẩm khó tiêu hóa, khi ăn vào có thể gây tổn thương hơn nữa cho các vết loét đại tràng. Ngô cũng rất giàu cellulose, khi người viêm đại tràng ăn ngô sẽ khiến thành ruột bị cọ xát.

Do đó, tốt nhất bệnh nhân viêm đại tràng không nên ăn loại thực phẩm này để bệnh nhanh chóng phục hồi.

4.Thanh thiếu niên đang ở tuổi dậy thì

Lương thực thô không những cản trở sự hấp thụ cholesterol và chuyển đổi nó thành hormone, mà còn gây trở ngại cho việc hấp thu và sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng.

5.Người lao động chân tay

Những người lao động chân tay thường rất tốn sức, cần nhiều calo và năng lượng để hỗ trợ, trong khi năng lượng và calo trong ngô tương đối ít. Vì vậy những người lao động chân tay trong thời gian dài không nên ăn ngô như một loại lương thực chính.

6.Người già

Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, chức năng tiêu hóa của người già sẽ kém dần đi. Vì thế tốt nhất là không nên ăn ngô, chất xơ trong ngô sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến khó tiêu hoặc táo bón.

7.Người thiếu canxi, sắt

Trong lương thực thô chứa axit phytic và chất xơ, kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc cơ thể hấp thụ khoáng chất.

Trên đây là những người không nên ăn ngô luộc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.