1--- TIẾNG VIỆT - TIẾNG MẸ ĐẺ QUÊ TA
“Tiếng
mẹ đẻ" là ngôn ngữ mẹ đẻ của một người - tức là ngôn ngữ được học từ khi
sinh ra. Còn được gọi là ngôn ngữ thứ nhất, ngôn ngữ chính. Ngôn ngữ mẹ đẻ và
tiếng mẹ đẻ không nhất thiết phải đồng nghĩa.
Các nhà ngôn ngữ học và giáo dục đương đại thường sử dụng thuật ngữ L1 để chỉ ngôn ngữ thứ nhất hoặc tiếng mẹ đẻ (tiếng mẹ đẻ) và thuật ngữ L2 để chỉ ngôn ngữ thứ hai hoặc
ngoại ngữ đang được nghiên cứu.
Sử dụng thuật ngữ
'Tiếng mẹ đẻ'
Thuật ngữ 'tiếng mẹ đẻ' ... biểu thị
không chỉ ngôn ngữ người ta học từ mẹ của mình, mà còn là ngôn ngữ chủ đạo và
ngôn ngữ quê hương của người nói; tức là, không chỉ là ngôn ngữ đầu tiên theo
thời gian tiếp thu, nhưng điều đầu tiên liên quan đến tầm quan trọng của nó và khả
năng của người nói trong việc nắm vững các khía cạnh ngôn ngữ và giao tiếp của
nó. Ví dụ: nếu một trường ngôn ngữ quảng cáo rằng tất cả giáo viên của họ là
người bản ngữ nói tiếng Anh, chúng tôi rất có thể sẽ phàn nàn nếu sau đó chúng
tôi biết được điều đó. các giáo viên có một số ký ức tuổi thơ mơ hồ về thời
gian khi họ nói chuyện với mẹ mình bằng tiếng Anh, họ, tuy nhiên, lớn lên ở một
số quốc gia không nói tiếng Anh và thông thạo chỉ trong một ngôn ngữ thứ hai.
Tương tự như vậy, trong bản dịch lý
thuyết, tuyên bố rằng một người chỉ nên dịch sang tiếng mẹ đẻ của một người trên
thực tế là một tuyên bố rằng người ta chỉ nên dịch sang ngôn ngữ đầu tiên và
ngôn ngữ chính của một người.
"Sự mơ hồ của
thuật ngữ này đã khiến một số nhà nghiên cứu khẳng định ... rằng các ý nghĩa
nội hàm khác nhau của thuật ngữ 'tiếng mẹ đẻ' thay đổi tùy theo mục đích sử
dụng của từ này và sự khác biệt trong cách hiểu thuật ngữ này có thể có ảnh
hưởng sâu rộng và thường mang tính chính trị. kết quả."
20 tiếng mẹ đẻ hàng đầu
"Tiếng mẹ đẻ của hơn ba
tỷ người là một trong 20 tiếng: Quan Thoại,
Tây Ban Nha, Anh, Hindi, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Bengali, Nga, Nhật, Java, Đức,
Ngô Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Telugu, Marathi, Thổ Nhĩ
Kỳ , Tamil, Việt Nam và Urdu. Tiếng
Anh là ngôn ngữ của Pháp của thời đại kỹ thuật số và những người sử dụng nó như một ngôn ngữ thứ hai có thể đông
hơn số người bản ngữ hàng trăm triệu người. Ở mọi lục địa, mọi người
đang từ bỏ ngôn ngữ của tổ tiên để lấy ngôn ngữ thống trị của đa số khu
vực của họ. Đồng hóa mang lại những lợi ích không thể chối
cãi, đặc biệt khi việc sử dụng internet ngày càng gia tăng và thanh niên nông thôn bị thu
hút đến các thành phố. Nhưng sự mất mát
của các ngôn ngữ truyền cho thiên niên kỷ,
cùng với nghệ thuật và vũ trụ luận của độc đáo của họ, có
thể có hậu quả đó sẽ không được hiểu cho đến khi nó là quá muộn để đảo ngược chúng."
(Thurman,
Judith. 'Một Mất cho Words.' Các New
Yorker , ngày 30 tháng 3 năm 2015.)
Ở Việt Nam, tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt
hay còn gọi là tiếng Kinh. Nhiều vùng miền còn tiếng Ê đê, tiếng Mường, tiếng
Mán…
Ngôn ngữ
của một dân tộc là một quá trình rất lâu dài từ hàng vạn năm đến hàng ngàn năm
phát triển. Tôi luôn nghi ngờ các nhà khảo cổ học và lịch sử quy định sự phát
triển của một dân tộc với thước đo vài ngàn năm. Để có được một tiếng mẹ đẻ một
tộc người cần xuyên qua quãng thời gian không ngắn như thế. Ngôn ngữ không phải
là các ký hiệu chỉ vật chất hay ý thức nào đó, nếu thế chúng ta đã học ngoại ngữ
rất dễ dàng, trái lại ngoài tiếng mẹ đẻ của mình ra không ai có thể thạo một tiếng
mẹ đẻ thứ hai, mà chỉ có thể giỏi một hoặc nhiều ngoại ngữ. Ngôn ngữ chính là
biểu cảm tâm hồn và trời đất quy định tâm hồn ta thuộc về một dân tộc nhất định.
Ngay cả một đứa trẻ lớn lên với nhiều tiếng nói xung quanh, nó vẫn thường nằm
mơ bằng một ngôn ngữ, và trong thầm thì và im lặng của tâm thức chỉ có duy nhất
một tiếng mẹ đẻ. (Tia sáng)
Từ tiếng
mẹ đẻ Việt Nam, chúng ta đã đi tìm hình con chữ của mình. Từ chữ Tầu (Chữ Hán,
chữ Trung Quốc), chữ Nôm rồi đến chữ Quốc Ngữ hiện nay. Nên nhớ rằng chữ Quốc Ngữ
của chúng ta là chữ duy nhất ở châu Á được viết theo chữ cái hệ Latinh. Điều
này đã giúp các thế hệ người Việt tiếp cận nhanh hơn với thế giới văn minh thời
đại Intrenet 4.0 này.
Công đó thuộc về ai?
2--- CHỮ VIỆT - NIỀM TỰ HÀO CỦA
DÂN TỘC
A/ CHA ALEXANDRE DE RHODES - GIÁO SĨ ĐẮC-LỘ - KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ
Linh Mục Alexandre de Rhodes - giáo sĩ Đắc-Lộ - sinh
năm 1591. Một số sử liệu khác ghi năm 1593.
Năm 1651, chữ Quốc Ngữ do Cha Alexandre de Rhodes
(giáo sĩ Đắc-Lộ) cưu mang, chính thức ra đời tại nhà in Vatican. Đó là cuốn tự
điển VIỆT-BỒ-LA.
Nhân dịp cử hành 300 năm ngày qua đời của Cha Đắc-Lộ,
nguyệt san MISSI(Magazine d'Information Spirituelle et de Solidarité
Internationale) do các Cha Dòng Tên người Pháp điều khiển, dành trọn số tháng 5
năm 1961 để tưởng niệm và ca tụng Cha Đắc-Lộ, nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo
Hội Công Giáo Hoàn Vũ nói chung và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng.
Cha Đắc-Lộ qua đời ngày 5-11-1660, tại thành phố
Ispahan, bên Ba-Tư, tức là sau 15 năm chính thức bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Nguyệt san MISSI nói về công trình khai sinh chữ quốc
ngữ với tựa đề: ”Khi cho Việt-Nam các mẫu tự La-tinh, Cha Alexandre de Rhodes
đưa Việt-Nam đi trước đến 3 thế kỷ”.
Tiếp đến, tờ MISSI viết:
... Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra
đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên
bằng chữ quốc ngữ, Cha Alexandre de Rhodes đã giải phóng nước Việt Nam. ...
Thật vậy, giống như Nhật-Bản và Triều-Tiên, người Việt-Nam luôn luôn sử dụng
chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu,
người Triều-Tiên mới chế biến ra chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau
nhiều lần thử nghiệm, phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý
của người Tàu.
... Trong khi đó, người Tàu của Mao-Trạch-Đông đang
tìm cách dùng các mẫu tự La-tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho
đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn Cha Alexnadre
de Rhodes Đắc-Lộ, tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ!
... Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng Cha Đắc-Lộ khởi
xướng ra chữ quốc ngữ. Trước đó, các Cha Thừa Sai dòng Tên người Bồ-Đào-Nha ở
Macao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La-tinh rồi.
Tuy nhiên, Cha Đắc-Lộ là người đưa công trình chế biến chữ quốc ngữ đến chỗ kết
thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA
chào đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc Ngữ. Và cuộc khai sinh
diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận
được chữ viết của mình.
... Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu,
hoặc bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể đọc
và viết được chữ Tàu, vì theo lời Cha Đắc-Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết khác
nhau. Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, bắt đầu dùng mẫu tự
La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi Cha Đắc-Lộ đến
Việt Nam, có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La-tinh rồi. Vì thế,
có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ quốc ngữ trước tiên là công trình
chung của các Nhà Thừa Sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình
khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Cha Đắc-Lộ khai sinh ra chữ
viết này, ban đầu được các Nhà Truyền Giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân
tộc Việt-Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ. Tất cả các nước thuộc miền
Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ quốc ngữ
này vậy!
(Trên đây là phần trích dẫn từ nguyệt san MISSI).
Về phần Cha Đắc-Lộ, chính Cha viết về ngôn ngữ của một
dân tộc mà Cha rất mộ mến như sau:
- Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói,
đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm
ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ
như thế! Thêm vào đó, tôi thấy hai Cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng,
phải có người thông dịch lại. Chỉ có Cha Francois Pina là hiểu và nói được
tiếng Việt, nên các bài giảng của Cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là
của hai Cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả
năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như
ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4
tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể
giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều
hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại.
... Đức Chúa GIÊSU ngước mắt lên nhìn các môn đệ và
nói: ”Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước THIÊN CHÚA là của anh em.
Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì THIÊN CHÚA sẽ cho anh em
được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ
được vui cười. Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai
trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa,
vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên Trời thật lớn lao. Bởi lẽ các
ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế .. Thầy nói với anh em là
những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho cho kẻ ghét anh
em. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh
em. Ai vả anh em má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài
của anh em, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái
gì của anh em, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng
hãy làm cho người ta như vậy .. Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà
chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao,
và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và
quân độc ác” (Luca 6,20-23/27-35).
(”MISSI” (Magazine d'Information Spirituelle et de
Solidarité Internationale), Mai/1961, trang 147-173)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt