Mùa xuân bình yên

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

HẠNH PHÚC QUANH TA

 

Ta chỉ sống một cuộc đời thực sự

Khi biết yêu và trân quý chính mình

Bỏ sau lưng những nỗi niềm sầu hận

Biết mỉm cười chào đón ánh bình minh

Ta còn sống mà nghĩ mình bất hạnh

Là đã thua muôn triệu triệu con người

Nếu ta biết lạc quan mà nghĩ ngợi

Muôn triệu người còn ước được như ta

Và ta chỉ sống cuộc đời ý nghĩa

Khi yêu thương tràn ngập trái tim mình

Bởi ta biết dẫu mùa về rất lạnh

Thì trong lòng vẫn ấm áp an yên

Ta đừng sống chỉ như là tồn tại

Phí thanh xuân phí cả một cuộc đời

Cứ căm ghét bản thân mình vậy mãi

Thì kiếp người là bể khổ mà thôi.

              Sưu tầm Hạnh Phúc quanh ta.

I only live a real life

When you know how to love and appreciate yourself

Leaving behind the sadness

Know how to smile to greet the dawn

I'm alive and I think I'm unhappy

Is to have lost millions of millions of people

If we can think optimistically

Millions of people still wish to be like me

And I just live a meaningful life

When love fills my heart

Because we know that even though the season comes it's very cold

Then the heart is still warm and peaceful

Don't live just as if you exist

Youth fee wastes a life

Keep hating yourself

Then human life is just suffering.

Google dịch.

Đường liên kết của video TỦ SÁCH SONG NGỮ

https://youtu.be/z-1uOMBpwww

 

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

TIẾNG VÀ CHỮ VIỆT

 1--- TIẾNG VIỆT - TIẾNG MẸ ĐẺ QUÊ TA

“Tiếng mẹ đẻ" là ngôn ngữ mẹ đẻ của một người - tức là ngôn ngữ được học từ khi sinh ra. Còn được gọi là ngôn ngữ thứ nhất, ngôn ngữ chính. Ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếng mẹ đẻ không nhất thiết phải đồng nghĩa. 

Các nhà ngôn ng hc và giáo dc đương đi thường s dng thut ng L1 đ ch ngôn ng th nht hoc tiếng mẹ đẻ (tiếng mẹ đẻ) và thuật ngữ L2 để chỉ ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ đang được nghiên cứu.

Sử dụng thuật ngữ 'Tiếng mẹ đẻ'

Thuật ngữ 'tiếng mẹ đẻ' ... biểu thị không chỉ ngôn ngữ người ta học từ mẹ của mình, mà còn là ngôn ngữ chủ đạo và ngôn ngữ quê hương của người nói; tức là, không chỉ là ngôn ngữ đầu tiên theo thời gian tiếp thu, nhưng điều đầu tiên liên quan đến tầm quan trọng của nó và khả năng của người nói trong việc nắm vững các khía cạnh ngôn ngữ và giao tiếp của nó. Ví dụ: nếu một trường ngôn ngữ quảng cáo rằng tất cả giáo viên của họ là người bản ngữ nói tiếng Anh, chúng tôi rất có thể sẽ phàn nàn nếu sau đó chúng tôi biết được điều đó. các giáo viên có một số ký ức tuổi thơ mơ hồ về thời gian khi họ nói chuyện với mẹ mình bằng tiếng Anh, họ, tuy nhiên, lớn lên ở một số quốc gia không nói tiếng Anh và thông thạo chỉ trong một ngôn ngữ thứ hai. Tương tự như vậy, trong bản dịch lý thuyết, tuyên bố rằng một người chỉ nên dịch sang tiếng mẹ đẻ của một người trên thực tế là một tuyên bố rằng người ta chỉ nên dịch sang ngôn ngữ đầu tiên và ngôn ngữ chính của một người.

"Sự mơ hồ của thuật ngữ này đã khiến một số nhà nghiên cứu khẳng định ... rằng các ý nghĩa nội hàm khác nhau của thuật ngữ 'tiếng mẹ đẻ' thay đổi tùy theo mục đích sử dụng của từ này và sự khác biệt trong cách hiểu thuật ngữ này có thể có ảnh hưởng sâu rộng và thường mang tính chính trị. kết quả."

20 tiếng m đẻ hàng đầu

"Tiếng m đ ca hơn ba t người là mt trong 20 tiếng: Quan Thoi, Tây Ban Nha, Anh, Hindi, Rp, B Đào Nha, Bengali, Nga, Nht, Java, Đc, Ngô Trung Quc, Hàn Quc, Pháp, Telugu, Marathi, Th Nhĩ Kỳ , Tamil, Vit Nam và Urdu. Tiếng Anh là ngôn ng ca Pháp ca thi đi k thut s và nhng người s dng nó như mt ngôn ng th hai có th đông hơn s người bn ng hàng trăm triu người.  mi lc đa, mi người đang t b ngôn ng ca t tiên đ ly ngôn ng thng tr ca đa s khu vc ca h. Đng hóa mang li nhng li ích không th chi cãi, đc bit khi vic s dng internet ngày càng gia tăng và thanh niên nông thôn b thu hút đến các thành ph. Nhưng s mt mát ca các ngôn ng truyn cho thiên niên k, cùng vi ngh thut và vũ tr lun ca đc đáo ca h, có th có hu qu đó s không được hiu cho đến khi nó là quá mun đ đo ngược chúng."

(Thurman, Judith. 'Mt Mt cho Words.' Các New Yorker , ngày 30 tháng 3 năm 2015.)

Ở Việt Nam, tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt hay còn gọi là tiếng Kinh. Nhiều vùng miền còn tiếng Ê đê, tiếng Mường, tiếng Mán…

Ngôn ngữ của một dân tộc là một quá trình rất lâu dài từ hàng vạn năm đến hàng ngàn năm phát triển. Tôi luôn nghi ngờ các nhà khảo cổ học và lịch sử quy định sự phát triển của một dân tộc với thước đo vài ngàn năm. Để có được một tiếng mẹ đẻ một tộc người cần xuyên qua quãng thời gian không ngắn như thế. Ngôn ngữ không phải là các ký hiệu chỉ vật chất hay ý thức nào đó, nếu thế chúng ta đã học ngoại ngữ rất dễ dàng, trái lại ngoài tiếng mẹ đẻ của mình ra không ai có thể thạo một tiếng mẹ đẻ thứ hai, mà chỉ có thể giỏi một hoặc nhiều ngoại ngữ. Ngôn ngữ chính là biểu cảm tâm hồn và trời đất quy định tâm hồn ta thuộc về một dân tộc nhất định. Ngay cả một đứa trẻ lớn lên với nhiều tiếng nói xung quanh, nó vẫn thường nằm mơ bằng một ngôn ngữ, và trong thầm thì và im lặng của tâm thức chỉ có duy nhất một tiếng mẹ đẻ. (Tia sáng)

Từ tiếng mẹ đẻ Việt Nam, chúng ta đã đi tìm hình con chữ của mình. Từ chữ Tầu (Chữ Hán, chữ Trung Quốc), chữ Nôm rồi đến chữ Quốc Ngữ hiện nay. Nên nhớ rằng chữ Quốc Ngữ của chúng ta là chữ duy nhất ở châu Á được viết theo chữ cái hệ Latinh. Điều này đã giúp các thế hệ người Việt tiếp cận nhanh hơn với thế giới văn minh thời đại Intrenet 4.0 này.

Công đó thuộc về ai?

2--- CHỮ VIỆT - NIỀM TỰ HÀO CỦA DÂN TỘC

A/ CHA ALEXANDRE DE RHODES - GIÁO SĨ ĐẮC-LỘ - KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ

Linh Mục Alexandre de Rhodes - giáo sĩ Đắc-Lộ - sinh năm 1591. Một số sử liệu khác ghi năm 1593.

Năm 1651, chữ Quốc Ngữ do Cha Alexandre de Rhodes (giáo sĩ Đắc-Lộ) cưu mang, chính thức ra đời tại nhà in Vatican. Đó là cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA.

Nhân dịp cử hành 300 năm ngày qua đời của Cha Đắc-Lộ, nguyệt san MISSI(Magazine d'Information Spirituelle et de Solidarité Internationale) do các Cha Dòng Tên người Pháp điều khiển, dành trọn số tháng 5 năm 1961 để tưởng niệm và ca tụng Cha Đắc-Lộ, nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ nói chung và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng.

Cha Đắc-Lộ qua đời ngày 5-11-1660, tại thành phố Ispahan, bên Ba-Tư, tức là sau 15 năm chính thức bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Nguyệt san MISSI nói về công trình khai sinh chữ quốc ngữ với tựa đề: ”Khi cho Việt-Nam các mẫu tự La-tinh, Cha Alexandre de Rhodes đưa Việt-Nam đi trước đến 3 thế kỷ”.

Tiếp đến, tờ MISSI viết:

... Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, Cha Alexandre de Rhodes đã giải phóng nước Việt Nam. ... Thật vậy, giống như Nhật-Bản và Triều-Tiên, người Việt-Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều-Tiên mới chế biến ra chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.

... Trong khi đó, người Tàu của Mao-Trạch-Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La-tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn Cha Alexnadre de Rhodes Đắc-Lộ, tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ!

... Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng Cha Đắc-Lộ khởi xướng ra chữ quốc ngữ. Trước đó, các Cha Thừa Sai dòng Tên người Bồ-Đào-Nha ở Macao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La-tinh rồi. Tuy nhiên, Cha Đắc-Lộ là người đưa công trình chế biến chữ quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA chào đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc Ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.

... Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu, hoặc bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì theo lời Cha Đắc-Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết khác nhau. Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, bắt đầu dùng mẫu tự La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi Cha Đắc-Lộ đến Việt Nam, có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La-tinh rồi. Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ quốc ngữ trước tiên là công trình chung của các Nhà Thừa Sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Cha Đắc-Lộ khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các Nhà Truyền Giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân tộc Việt-Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ. Tất cả các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ quốc ngữ này vậy!

(Trên đây là phần trích dẫn từ nguyệt san MISSI).

Về phần Cha Đắc-Lộ, chính Cha viết về ngôn ngữ của một dân tộc mà Cha rất mộ mến như sau:

- Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế! Thêm vào đó, tôi thấy hai Cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có Cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của Cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai Cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại.

... Đức Chúa GIÊSU ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: ”Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước THIÊN CHÚA là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì THIÊN CHÚA sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên Trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế .. Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho cho kẻ ghét anh em. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh em má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh em, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh em, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy .. Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác” (Luca 6,20-23/27-35).

(”MISSI” (Magazine d'Information Spirituelle et de Solidarité Internationale), Mai/1961, trang 147-173)

                                                       Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

TIẾNG VÀ CHỮ VIỆT

 

B/ VUA THÀNH THÁI ĐI ĐẦU TRONG CẢI CÁCH GIÁO DỤC BẰNG VIỆC BAN HÀNH SẮC LỆNH KHUYẾN KHÍCH HỌC CHỮ QUỐC NGỮ!

* Lũ bội tình với tiền nhân lếu láo giở trò bẻ cong lịch sử.

1/ Vua Thành Thái, 1879-1954, tên khai sanh là Nguyễn Phước Bửu Lân 阮福寶嶙. Nhân đây, lại phải nhắc: có hai cách đọc Phước / Phúc, có hai cách đọc Bửu / Bảo. Hãy tôn trọng, đừng giở trò kệch cỡm, bất lịch sự là sửa tên cha sanh mẹ đẻ của người ta thành "Phúc"..., rồi tuyên truyền cho các thế hệ sau nhiễm cái thói tùy tiện sửa tên!

Chính vua Thành Thái của Nhà Nguyễn là người ĐI ĐẦU trong công cuộc cải cách giáo dục, khuyến khích học CHỮ QUỐC NGỮ!

Đó là nhận định được rút ra từ khảo luận ""Emperor Thành Thái's Educational Revolution" của sử gia Liam Kelley (công bố năm 2006). Theo đó, trong tàng thư lưu trữ của Đại Nam Hội Điển Sử Lệ Tục Biên cho thấy: VÀO NĂM 1906, HOÀNG ĐẾ THÀNH THÁI ĐÃ SỚM BAN HÀNH MỘT SẮC LỆNH LÀ KHUYẾN KHÍCH GIẢNG DẠY "NAM ÂM" (CHỮ QUỐC NGỮ)!

Sắc lệnh này vô cùng quan trọng, vì khi nhà vua ra lệnh sử dụng chữ Quốc ngữ là nhà vua đã công khai ý định muốn thấy tầng lớp quan lại và sĩ phu PHẢI THOÁI KHỎI HÁN HÓA trong giáo dục, văn hóa, và nhứt là tư tưởng!

Sắc lệnh của vua Thành Thái cho dạy Quốc ngữ chính là văn bản ủng hộ Phong Trào Duy Tân (1906) và Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) thúc đẩy việc theo tân học và dùng chữ Quốc ngữ.

3/ Vua Thành Thái là người đạo Công giáo? Không phải. Nhà vua theo đạo Phật.

Vua Thành Thái theo Pháp? Không phải, mà ngược lại là đàng khác. Vua Thành Thái là nhà vua yêu nước, chống Pháp, năm 1907 bị Pháp ép thoái vị, bị quản thúc đến năm 1916 thì bị đày sang đảo Réunion.

4/ Cần phải nhắc lại rằng: Chữ Quốc ngữ được thành hình từ những thập niên đầu thế kỷ 17, là do nhu cầu trong "nhà Đạo" (rao giảng việc thờ phượng Chúa Jesus), với mục đích khiêm tốn là phổ biến trong các giáo xứ mà thôi. Bên ngoài xã hội VN thì vẫn là chữ Hán, chữ Nôm.

Chính giới trí thức, đặc biệt là hoàng đế Thành Thái nhận ra GIÁ TRỊ của CHỮ QUỐC NGỮ (chứa được "Nam âm"), nên đã mượn lấy bộ chữ này - lưu hành trong "nhà Đạo" - để phổ biến rộng rãi cho các tầng lớp trong xã hội VN.

Chữ Hán không chứa được "Nam âm" (tiếng nói của người nước Nam, âm thuần Việt), thành thử vua Thành Thái đẩy mạnh việc thoát khỏi ảnh hưởng của chữ Hán là vì vậy.

Chữ Nôm chứa được "Nam âm", nhưng quá khó để học (tỉ lệ mù chữ Nôm, thời xưa, chiếm gần đến 95%).

5/ Trên nước Nam yêu dấu của tất cả chúng ta, giờ đây, bỗng dưng nảy nòi lũ bội tình với chữ Quốc ngữ.

Lũ bội tình hè nhau mắc bịnh mất trí nhớ nên quên béng rằng chính HOÀNG ĐẾ THÀNH THÁI, một nhà vua yêu nước và là người theo đạo Phật, đã thúc đẩy việc giảng dạy CHỮ QUỐC NGỮ (là bộ chữ do các vị giáo sĩ đạo Công giáo sáng tạo nên).

Lũ bội tình, nói cho chính xác hơn, là họ đang cố tình bẻ cong lịch sử!./.

Matthew NChuong 3 tháng 1 lúc 23:06  · 

 

NHỮNG TRUYỆN VUI VỀ TIẾNG VIỆT

       1… TRUYỆN TOÀN T

Tô Tuấn thất tình (13/6/2021)

Tô Tuấn thương tiểu thơ Trương Thanh Thanh trọn tám tuần trăng. Tuấn thấy Thanh Thanh thật thà, thẳng thắn, thân thể trắng trẻo, thon thon tươi tắn tuyệt trần. Thêm tài thù tiếp tiếng Tây thật thông thạo. Trai tráng trong thành, từ ta tới Tây, tất thảy tán thưởng tấm tắc. Tuấn thấy thích, toan tỏ tình thì thấy trái tim tự thẹn thẹn, Tuấn trịnh trọng tìm tới Thắng, thủ thỉ tâm tình, Thắng tủm tỉm:

- Tốt thôi! Tớ thấy Tuấn tinh thông, tiểu thơ Tuấn thương thực tốt, tính tình trung thực. Thân thể tuyệt tác, theo tớ thì… Tây thua. Tuy thế, tớ thành thật trách Tuấn thiếu tinh thần thẳng thắn tiến tới. Theo tớ, thương tiểu thơ thì Tuấn tức tốc tỏ tình, tiến thẳng tới trung tâm trái tim tiểu thơ. Tiểu thơ thoái thác thì thôi. Truyền thống trai tráng tỉnh ta từ trước thì thế tuốt. Tuy thế, tớ tính, Tuấn trẻ trung, thành thật thương Thanh Thanh thì tất thắng thôi!

Thấy Thắng thường trầm tĩnh, tính toán thận trọng, Tuấn tán thành. Thôi, thế thì tỏ tình!

Tối thứ tư. Trời trong trẻo. Trăng thượng tuần treo trên tháp trắng tuyết. Thấy thời tiết thuận tiện, Tuấn tắm táp tinh tươm, thấp thỏm tới thăm tiểu thư Trương Thanh Thanh.

Tiếc thay, trái tim Thanh Thanh thừa tỉnh táo tới thiếu tự tin. Thành thử, Thanh Thanh tìm tiểu thuyết trinh thám tự trấn tĩnh trái tim, thỉnh thoảng tủm tỉm theo từng tình tiết trong truyện. Trông tức thật! Tuấn thấy tẽn tò. Tình thế thực trớ trêu. Tiến thì trơ. Thoái thì tẽn. Thoáng tiếng Thắng trong tiềm thức. Thắng trách thiếu tinh thần thừa thắng tiến tới. Thôi thì tiến. Tuấn tới trước Thanh Thanh, thẽ thọt:

- Thưa tiểu thư, thú thực, tôi thầm thương tiểu thư từ tám tuần trăng trước, thuở tiểu thư tới thăm Thắng, tiện thể trả tôi tập thơ Thâm Tâm. Thấy tiểu thư, trái tim tôi thổn thức. Tôi thấy tôi thật trơ trọi. Trước tiểu thư, tôi tưởng tôi thành thằng thừa. Thấy tiểu thư, tôi thấy trái tim thiếu thốn. Thiếu tiểu thư, thiếu tất thảy. Tính tình tôi trở thành thất thường… từ thuở trông thấy tiểu thư.

Thanh Thanh thoáng thẹn thùng:

- Tuấn thích tôi thì Tuấn tưởng thế. Thực tình, tôi thường thôi!

- Thường thôi? -Tuấn tiến tới.- Trời! Tôi thì tôi thấy tiểu thư thật thần tiên.

- Tôi thường thôi. Tầm thường trong tất thảy tiểu thư tầm thường.

- Thì tiểu thư tầm thường! Tuy thế, tôi thích. Tôi thích tiểu thư, tại tiểu thư tầm thưòng. Trái tim tôi tầm thường thì tôi tìm tới trái tim tầm thưòng, thế thôi!

Thanh Thanh thoáng thấy tưng tức. Tuấn thiếu tinh tế tối thiểu, tỏ tình thật trắng trợn. Thấy Thanh Thanh thủ thế, Tuấn thận trọng, thẽ thọt:

- Tôi trực tính, tiểu thư tha thứ! Thấy tiểu thư tự ti thế thì tôi trêu tức thế thôi. Thực tình, thân thể tiểu thư tươi tắn tựa thiên thần. Trái tim thì trong trắng. Tấm thân thế, trái tim thế, tiểu thư trao thằng tậm tịt thì thú thực, tôi tiếc. Tôi thành thực tiếc. Thành thử tôi…

- Thôi, thôi, Tuấn! -Thanh Thanh thẹn thẹn- Tuấn thì tốt thôi. Tôi thành thật trân trọng Tuấn. Tuy thế, trước Tuấn, tôi thấy thật trẻ thơ, thiếu từng trải. Tôi trân trọng Tuấn, tôn thờ Tuấn, thế thôi…

Thanh Thanh thẳng thắn thoái thác Tuấn, tại Thanh Thanh trẻ trung, “thiếu từng trải”. Thực tình, trái tim Thanh Thanh thuộc Tiến, thực tập tại trung tâm tính toán. Thời trai trẻ, Tiến từng tham trận, thăng tới tận thiếu tá. Tại thương tật, Tiến trở thành thợ tiện tài tình, tiền tiêu thừa thãi. Thanh Thanh thích Tiến từ thuở thiếu thời. Thành thử, Thanh Thanh thấy Tuấn thân thể thì thô thiển, tính tình thì trâng tráo. Trước Tuấn, Thanh Thanh toàn tơ tưởng tới Tiến. Thỉnh thoảng, Thanh Thanh thảo thư tình. Trái tim Thanh Thanh theo thư, tới tay Tiến, tiếp tục thề thốt. Tuấn tức tối tới tận tim, toan tìm Tiến, tạt tai. Thấy tình trạng thảm thiết thế, Thắng tới tận tai Tuấn, thì thào:

- Thôi thôi! Theo tớ, tạt tai Tiến, trước tiên, thiếu tôn trọng Thanh Thanh, tổn thất tình thân thiện, tiếng tăm truyền trong thành, tới tất thảy. Truyện tày trời. Thôi, theo tớ thì thôi thôi!

Tuấn tha Tiến. Tuy thế, tối tối tơ tưởng tới Thanh Thanh, trái tim Tuấn tiếp tục thổn thức. Tuấn thất thểu tìm tới Thắng.

- Thất tình thì tang thương thật! – Thắng thành thực – Tất thảy tại Tuấn thôi. Tuấn thiếu thận trọng, thành thô thiển. Tỏ tình thì Tuấn tất thua.

Trong trường tình, Tuấn tỉnh táo trông thời tiết, thay tư trang. Tiểu thư thích tinh tế thì Tuấn tinh tế, thích thiết thực thì thiết thực. Thích thơ, tặng thơ. Thích truyện, tặng truyện. Tuần trước tớ thấy Thanh Thanh tìm tập thơ Thâm Tâm. Theo tớ Thanh Thanh thích thơ Thâm Tâm.

- Thơ Thâm Tâm thì tài, tuy thế thiếu tính tư tưởng. Thanh Thanh thích tí thôi! -Tuấn thủng thẳng- Thời trước thì tất thảy thích thơ, tìm thơ. Thời ta, tiền trên tất. Thơ thành thứ thừa thãi, Thanh Thanh thích trinh thám.

- Thế thì tìm truyện trinh thám tặng Thanh Thanh. Trong tủ tớ toàn trinh thám. Trinh thám Tây, trinh thám Tàu, trinh thám ta. Tất thảy tám tập. Tớ tặng Tuấn tất. Tuấn tìm Thanh Thanh, trao tận tay.

Tuấn thấy tâm trí thật thư thái. Thắng tốt thật, tận tụy thật. Tuấn thấy tự tin. Thắng tủm tỉm:

- Thời trai trẻ thì tranh thủ tung tẩy. Trao tấm thiếp thì thành thằng tù. Ta tự tù ta. Thế thì tranh thủ thời trai trẻ thôi. Thuở trẻ trung, tớ tán tỉnh tứ tung. Tiểu thư tiếp thì tới. Tiểu thư thoái thì tránh. Thuở trước, tớ tán Trần Thị Tuyết Trinh. Tán tới tấp. Thoạt tiên thị thủng thỉnh. Thủng thỉnh tới tinh tướng. Tinh tướng thì thôi. Tớ tút. Thấy tớ tếch thẳng, thị tiếc. Thị thấy thị thường thôi. Tức thì, thị tìm tới tớ, thút tha thút thít. Thế. Thói thường, theo tình thì tình trốn, trốn tình thì tình theo. Theo tớ, trong trường tình, trốn tí, theo tí. Thế thì thắng!

- Tài thật! Tài tới thế thì thôi! Tuấn thảng thốt. Thắng thật từng trải. Tiếng Thắng thủng thẳng:

- Tiếp tục tiến! Tuần tới, Tuấn tìm Thanh Thanh, tặng tiểu thuyết trinh thám. Tuấn trao tận tay, tiện thể tiến tới thơm Thanh Thanh. Thơm thật từ từ, thật trí thức.

Trước Tuấn, thầy Thắng thật thông tuệ. Từng trải tới thế thì thánh thật. Tuấn thấy tâm trí thơi thới, tự tin. Trời tối, Tuấn tìm tới Thanh Thanh:

- Tôi tặng Thanh Thanh tiểu thuyết trinh thám. Trời, tuyệt tác! Thám tử trong truyện…

- Thôi thôi Tuấn. Tuần tới tôi thi. Thành thử, tôi tập trung thi…

Tám tập trinh thám trơ trẽn trên tay Tuấn. Tuấn tức tưởi:

- Tiểu thư thẳng thắn thoái thác, tôi thật…

- Thì tôi thành thật thưa trước Tuấn thế. Tôi thiết tưởng Tuấn thấu tỏ…

- Tốt thôi -Tuấn tức tối- Tiểu thư thoái thác thì thôi, tôi tự tử!

Tiếng Tuấn thảng thốt. Thanh Thanh thấy thương tâm. Trông Tuấn thật tiều tụy. Trái tim Thanh Thanh thoáng thổn thức. Tức thì trí tuệ Thanh Thanh thì thầm: “Tỉnh táo tí, tiểu thư! Trai tráng trong thành, từ ta, Tây tới Tàu, tất thảy thế tuốt. Thề thốt, thẽ thọt. Tin theo thì thành tro tàn. Theo ta tiểu thư tỉnh táo thương tiểu thư thôi. Tự thương thân. Thế thôi. Ta thành thật tin tưởng tiểu thư tỉnh táo!”. Tức thì Thanh Thanh tủm tỉm:

- Tốt thôi! Tôi thấy Tuấn tròn trĩnh, treo trên tháp thì tuyệt. Tuấn tự tử, tôi thờ!

Tuấn thấy tức thở, toan tháo thân. Thảm thiết thay, tuyết trút tới tấp. Trăng tròn treo trong tuyết, trông trơ trọi, tong tả tựa thằng thất tình. Tuấn thất thểu tìm tới thầy thuốc:

- Trọn tháng trời, tôi trằn trọc, thao thức. Tại thời tiết tam toạng. Trái tim tôi thì trái tính. Thành thử tôi thao thức, trằn trọc…

- Trí thức thì thức, thế thôi -thầy thuốc thủng thẳng- Tim tốt, thận tốt. Toàn thân tốt. Thiếu tí ti tình thôi!…

Tuấn tìm thuốc tự tử. Tiếc thay, thầy thuốc Tàu tỉnh táo, trao toàn thuốc trợ tim, thuốc tâm thần, thuốc tránh thai, thuốc… tăng trọng. Thành thử, thân thể Tuấn tròn trịa, tiếp tục tròn trịa. Trái tim tươi tốt, tiếp tục tươi tốt thêm. Trái tim thôi thúc Tuấn tương tư Thanh Thanh ...

Sưu tầm (Không biết tên Tác giả)

CHỮ VIỆT - NHỮNG TRUYỆN VUI TIẾNG VIỆT

       2…BÀI VĂN TẢ VƯỜN TOÀN DẤU HUYỀN

Độc ᵭáo Ьài văn miêu tả ‘Vườn nhà Ьà’ toàn dấu huyền, vừα Ьình dị lại cực gần gũi thân tҺươпg

Nhà Ьà Vườn nằm gần ᵭầu làng. Nhà Ьà Vườn nghèo. Bà nằm giường xà. Nhà thì vừα vừα mà nhiều ᵭồ: nào là giần, sàng, nồi ᵭồng ɾồi gàu sòng… toàn là ᵭồ dùng hàng ngày’.

Khu vườn củα Ьà còn có quả nα ngọt lịm mà mỗi lần hái Ьà ᵭều ᵭẻ dành cho cháu quả ngon nhất.

Bài văn này có tên ‘Vườn nhà Ьà Vườn’. Tất cả các câu văn tɾong Ьài ᵭều sử dụng dấu huyền, hầu hết ᵭều là các câu ᵭơn, ngắn gọn nhưng ᵭầy ᵭủ ý nghĩα. Kèm theo ᵭó là những hình ảnh gần gũi, thân tҺươпg về Ьà và khu vườn làm sống lại nhiều ký ức tuổi thơ ở cạnh Ьà củα Ьiết Ьαo người.

Bài văn có nội dung như sαu:

‘Vườn nhà Ьà Vườn.

Nhà Ьà Vườn nằm gần ᵭầu làng. Nhà Ьà Vườn nghèo. Bà nằm giường xà. Nhà thì vừα vừα mà nhiều ᵭồ: nào là giần, sàng, nồi ᵭồng ɾồi gàu sòng… toàn là ᵭồ dùng hàng ngày. Tầm chiều chiều, Ьà thường nhìn ᵭồng hồ ɾồi ngồi ngoài hè nhìn tɾời, lòng Ьuồn Ьuồn, chờ ᵭiều gì. Người ngoài ᵭường nhìn vào, Ьà cười hiền từ chào người làng…

Nhà Ьà tɾồng nhiều Ьòng. Bòng nhà Ьà là Ьòng ᵭào. Bề ngoài, Ьòng vàng ᵭều còn ρhần cùi màu thường hồng hồng. Ngày ngày, Ьà dùng gàu sòng ‘ᵭiều hòα’ cành Ьòng. Mùα này, Ьòng ᵭào già, Ьà dành ρhần người nhà.

Ngoài Ьòng, Ьà còn tɾồng hồng. Nhiều mùα liền, nhiều người tìm về vườn nhà Ьà lùng hồng vì hồng nhà Ьà mềm, nhiều ᵭường.

Mùα hè, Ьà tɾồng giàn Ьầu. Ruồi vàng về, Ьà Vườn dùng mồi lừα ɾuồi vào ℓồпg. Giàn tɾầu thì Ьà tɾồng gần Ьờ tường. Tɾầu vàng ᵭều, Ьà dầm nhừ ɾồi dùng vì hàm Ьà mòn dần. Hè về, chè nhà Ьà dày ᵭều, mùi nồng nàn, toàn người sành tìm dùng.

Đầu nhà, Ьà Vườn tɾồng toàn dừα là dừα. Ngày ngày, tàu dừα lòα xòα ᵭùα cùng tường nhà. Tàu dừα già Ьà Vườn dùng làm vì ɾuồi. Nhiều người làm ᵭồng về nhìn hàng dừα nhà Ьà Vườn mà thèm thuồng, Ьà liền dùng kèo nèo lùα Ьuồng dừα ɾồi mời người ngoài ᵭường.

Vườn nhà Ьà còn tɾồng mùi tàu, cà, hành và ɾiềng. Mùi tàu thì Ьà Đào (nhà ᵭầu làng) thường vào ᵭùm về làm hàng. Cà nhà Ьà giòn, hành thì toàn tàu còn ɾiềng lòα xòα Ьằng vài lùm ɾờm.

Nhìn chuồng gà nhà Ьà Vườn, nhiều người Ьàng hoàng: ‘Ều! Gà gì mà toàn ᵭùi là ᵭùi!’ vì gà nhà Ьà toàn gà cồ mà. À này, ngoài ᵭàn gà, nhà Ьà còn ᵭàn mèo toàn màu vàng là vàng. Ngày ngày, ᵭàn gà tìm mồi ngoài Ьờ ɾào còn ᵭàn mèo thì nằm ườn chờ ùα vào lòng Ьà.

Bà Vườn làm người làng hài lòng vì Ьà là người hiền lành, giàu tình người’.

Bài văn sαu khi ᵭăng tải lên MXH ᵭã nhận ᵭược sự chú ý ɾất lớn củα cư dân mạпg. Đα số mọi người ᵭều vô cùng thích thú Ьởi sự sáng tạo củα tác giả. Bên cạnh ᵭó, Ьài văn còn mαng ᵭến sự gần gũi, quen Ϯhυốc khi sử dụng hình ảnh vườn nhà Ьà.

‘Hαi mẹ con ᵭọc Ьài này, mẹ mình lại nhớ ᵭến Ьà ngoại. Bà mình mất lâu lắm ɾồi, từ năm mình mới có 5 tuổi thì ρhải. Nhà ông Ьà hồi ᵭấy cũng tɾồng ᵭủ các loại cây như thế này, cũng có cái sân ρhơi thóc như vậy.

Mình ít ᵭược gặρ Ьà lắm, chỉ còn mường tượng lại quα lời mẹ kể, tҺươпg Ьà lắm nhưng mà chẳng ᵭược dịρ nào gần gũi Ьà. Giờ thì chẳng còn ông Ьà ᵭể mà ɾụ ɾị nữα. Bạn nào còn ông còn Ьà nhớ gần ông Ьà nhiều vào nhé, ‘kính già già ᵭể tuổi cho’ – Ьạn Sρlendoɾα Nguyễn Ьình luận.

Hình ảnh Ьà ρhơi thóc ngoài sân ᵭã quá quen Ϯhυốc ở những vùng nông thôn Bắc Ьộ.

Nhiều người còn dùng chính những câu văn toàn dấu huyền khác ᵭể ᵭáρ lại: ‘Nhìn Ьà cười mà mình vừα cười vừα Ьuồn. Cười vì Ьài về Ьà làm hài lòng người, còn Ьuồn vì Ьà già. Cầu Ьà hiền hòα và còn hoài hoài’.

Nụ cười hiền từ củα Ьà, những tɾái mít tɾong vườn củα Ьà… tất cả là những ký ức không thể ρhαi nhòα.

Cũng có một số ý kiến cho ɾằng, lời Ьài thơ này còn có thể Ьiến thành một Ьài ɾαρ ɾất hαy. Không chỉ có nội dung ý nghĩα mà cũng ɾất chân thực, ᵭúng chất nhạc undeɾgɾound.


Hình ảnh người Ьà và vườn cây gần gũi, thân tҺươпg khiến Ьiết Ьαo người Ьồi hồi, ҳúc ᵭộпg.

Bài viết CHỮ VIỆT xin được kết thúc tại đây. Có gì bổ sung, chỉnh sửa, độc giả Commt ở phía dưới. Trân trọng cảm ơn.

 

 

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

5 KIỂU NGƯỜI MÀ AI CŨNG MUỐN GẦN!

 

Luật Hấp dẫn cho rằng: chúng ta như thỏi nam châm hút về phía mình những gì phát ra trong tâm trí. Nghĩa là, nếu ý chí, ước mơ, khát khao, cảm xúc… được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra năng lượng biến chúng thành sự thật. Nói một cách ngắn gọn: chính chúng ta sáng tạo hiện thực cho mình.

1. Đừng suy nghĩ tiêu cực

Paulo Coelho, tác giả có nhiều đầu sách bán chạy nhất mọi thời đại, viết trong Nhà Giả Kim: "Rồi khi anh quyết chí muốn điều gì thì toàn vũ trụ sẽ chung sức để giúp anh đạt được điều đó." Đây không phải trí tưởng tượng của riêng tác giả, chính là Luật Hấp dẫn.

Vì vậy nếu thường xuyên suy nghĩ tiêu cực, chúng ta sẽ hút về phía mình những trải nghiệm tiêu cực.

Ngược lại nếu con tim mỗi người chất đầy yêu thương, chúng ta sẽ thấy cuộc sống thay đổi rõ rệt theo chiều hướng đó.

2. Đừng đa nghi

Có thể bạn sẽ nói, "Tôi muốn thành đạt, giàu có", "Tôi muốn một cuộc tình lãng mạn khiến ai cũng ngưỡng mộ"… nhưng luật hấp dẫn có "làm theo" ý chí của tôi đâu?

Nên nhớ rằng luật hấp dẫn luôn tồn tại và tác động đến bạn, cho dù bạn có nhận biết được nó hay không. Nó tuân theo mọi hoạt động ý nghĩ của từng người.

Nếu luật hấp dẫn không hiệu lực với bạn, hãy xem lại mình. Có thể là vì bạn tham vọng, chứ không thực tâm mơ ước.

Giống như bạn của hôm nay và của mười năm trước không có gì khác. Bạn vẫn loay hoay với bất mãn, phiền não, xung đột, oán hờn… mặc dù cố che lấp dưới vẻ ngoài vui tươi lấp lánh.

3. Đừng dành nhiều năng lượng vào thứ mình không muốn

Nếu bạn liên tục đặt năng lượng vào những cảm xúc như lo lắng, ghen tị, oán giận, bức xúc… thì chính bạn tự "hút vào" cuộc sống mình bản chất của những thứ đó.

Để tích lũy năng lượng tích cực, bạn có thể bắt đầu từ điều đơn giản như cảm thấy biết ơn những gì mình đang có.

Một thân thể lành mạnh không bệnh tật, một mái ấm, một nhóm bạn thân, một công việc đủ sống, một sở thích tận hưởng hàng ngày…

Bấy nhiêu không đủ để bạn biết ơn cuộc đời và mọi người xung quanh sao?

4. Đừng ngại dấn thân thay đổi

Bạn có nhận thấy rằng, khi nào bạn còn muốn xa lánh, trốn chạy khỏi một kinh nghiệm, một rắc rối hay một người nào, bạn càng gặp nó thường xuyên hơn, cho đến khi bạn chịu đối mặt để vượt qua.

Thay vì bận tâm quá mức về những tổn thương, bất ổn nếu bạn thay đổi thì "ôm lấy" chúng. Tức là mở lối đón nhận trải nghiệm mới, và nghĩ rằng bạn có thêm một kinh nghiệm học hỏi, chứ không phải mạo hiểm ở một lãnh địa xa lạ.

5. Đừng quá lo cho tương lai

Từ nhỏ chúng ta được dạy rằng tương lai mới quan trọng, ngày hôm nay ta chỉ nỗ lực để ngày mai ta hưởng. Nhưng ngày mai ta vẫn không hưởng mà tiếp tục nỗ lực để hưởng những "ngày mai" sau đó. Rốt cuộc chúng ta để cuộc đời trôi qua như một cơn mộng.

Khi chỉ sống cho tương lai, chúng ta đang hi sinh thứ tài sản chỉ có một lần – thời gian! Hãy lắng nghe lời con tim để tạo ra hiện thực cho mình, vũ trụ sẽ dẫn đường cho bạn.

Khi thấy mình lo lắng về tương lai quá nhiều, chúng ta chuyển sự chú ý vào hiện tại. Tất nhiên không thể sống mà không có ước mơ và mục đích, nhưng chỉ cần "nghĩ" về nó, thay vì quá "lo lắng".


5 KIỂU NGƯỜI MÀ AI CŨNG MUỐN GẦN

https://youtu.be/11h23YEVmgg

 

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

CHỈ SƯU TẦM TRUYỆN ÔNG NGẠN

 

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn rất nổi tiếng ở hải ngoại. Văn của ông trau chuốt từng câu chữ. Vì vậy những truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết của ông trở thành những tác phẩm văn học sâu sắc. Dưới ngòi bút của ông, quê hương trở thành những hình ảnh thân thương, đậm đà bản sắc dân tộc dù đó là những năm xa xưa thế kỷ trước. Truyện của ông đưa ta từ ký ức thời di tản, đến thực tế cận đại, một chặng đường đã qua của dân tộc cần lao này.

MAY MÀ CÓ EM 4

https://youtu.be/_BMrpBL5s7U

Đường liên kết của video MAY MÀ CÓ EM 5 End

https://youtu.be/0YbGaPHeVp4