Đậu xanh được ca ngợi là thực phẩm vàng cho sức khỏe. Chính vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi nhiều người sử dụng loại hạt này để nấu nước uống hàng ngày. Vậy uống nước đậu xanh có tác dụng gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về công dụng của nước đậu xanh và biết được cách nấu thức uống này.
a. Uống nước đậu xanh có tác dụng gì?
Trong đậu xanh chứa nhiều
vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thay vì ăn nguyên hạt, nhiều
người lại thích uống nước nấu từ đậu xanh. Thức uống này có nhiều tác dụng tốt
cho sức khỏe như:
1. Giải nhiệt,
trị nóng trong
Nếu bạn thường xuyên bị nóng trong người gây bứt rứt, khó
chịu, đổ nhiều mồ hôi thì nước đậu xanh chính là một phương thuốc khắc phục hữu
hiệu. Loại nước này có tính mát giúp giải nhiệt cho cơ thể, qua đó cải thiện
tình trạng nóng trong và các triệu chứng khó chịu liên quan.
Uống nước đậu xanh giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể
Với đặc tính này, nước đậu xanh đã trở thành một thức uống
giải nhiệt lý tưởng cho nhiều người trong những ngày hè nóng nực. Nhiều người nấu
loại nước này uống hàng ngày thay thế cho một phần nước lọc, vừa giúp giải
khát, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu chất lỏng của cơ thể.
2. Đào thải độc tố cho cơ thể
Nguồn chất xơ phong phú cùng các dưỡng chất có trong nước
đậu xanh có thể giúp đào thải độc tố, mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh
hơn. Tác dụng này của nước đậu xanh được cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại
ghi nhận.
Y học cổ truyền ghi nhận, nước đậu xanh có vị ngọt, tính
mát, giúp giải độc, lợi thủy. Loại nước này được khuyến khích sử dụng cho các
trường hợp mắc bệnh lý liên quan đến nhiệt độc hoặc tích tụ quá nhiều độc tố dưới
da, chẳng hạn như nổi mụn nhọt, mẩn ngứa…
3. Ngăn ngừa
thiếu máu
Nước đậu xanh cung cấp nhiều chất sắt. Đây là một loại
khoáng chất quan trọng cho quá trình sản sinh tế bào hồng cầu mới. Nó giúp cơ
thể sản xuất nhiều máu, giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu.
4. Ổn định huyết
áp
Nhiều người bị cao huyết áp thường nấu nước đậu
xanh uống hàng ngày vì nó có tính mát, giúp ổn định huyết áp. Thêm vào đó, các
chất trong hạt đậu xanh khi hòa tan trong nước còn có tác dụng làm giảm
cholesterol xấu trong máu, làm sạch mạch máu, giúp ổn định hệ tuần hoàn. Điều
này đặc biệt tốt cho người bị cao huyết áp.
5. Ngăn ngừa
béo phì
Béo phì tiềm ẩn nhiều mối nguy tiềm ẩn cho sức khỏe. Nếu
bạn đang bị tăng cân quá nhanh hoặc bị thừa cân, hãy uống nước đậu xanh thay thế
cho trà hàng ngày. Thức uống này giúp tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng
trong cơ thể, giảm mỡ máu, ngăn chặn sự tích tụ của các tế bào mỡ dư thừa ở bụng,
mông, đùi hay cánh tay.
6. Kiểm soát đường huyết trong máu
Đây chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “uống nước
đậu xanh có tác dụng gì”. Thức uống này có thể giúp ổn định đường huyết trong
máu, qua đó hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường,
giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
7. Làm đẹp da
Nước đậu xanh cũng nằm trong danh sách các thức uống làm
đẹp da cho chị em phụ nữ. Nó giúp giải độc, làm mát da, ngăn ngừa nổi mụn và
thanh lọc da từ bên trong.
Ngoài ra, nước đậu xanh còn cung cấp nhiều vitamin A, C,
E, chất chống oxy hóa và nhiều loại khoáng tố. Chúng giúp làm chậm quá trình
lão hóa, cải thiện sắc tố da, giúp làn da sáng mịn và tươi trẻ hơn.
8. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Sở hữu nguồn vitamin B dồi dào, nước đậu xanh đã trở
thành thức uống lý tưởng cho những người có vấn đề về tim mạch. Chất này giúp ổn
định lưu thông tuần hoàn máu, loại bỏ cholesterol xấu, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
9. Chống say nắng
Người bị say nắng thường có biểu hiện tăng thân nhiệt một
cách đột ngột, đau đầu, hoa mắt, choáng váng… Nếu rơi vào trường hợp này, bạn
có thể nhờ người nhà nấu nước đậu xanh cho uống để điều hòa thân nhiệt và cải
thiện các triệu chứng khó chịu ở trên.
Uống nước đậu xanh giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu khi bị say nắng
10. Cải thiện sức khỏe xương khớp
Nước đậu xanh cung cấp nhiều protein thực vật và canxi.
Đây đều là những thành phần cần thiết cho sự phát triển của xương khớp. Chúng
là vật liệu quan trọng để xây dựng lên các tế bào xương mới, làm tăng mật độ
xương, giúp xương khớp của bạn chắc khỏe hơn.
11. Tốt cho bà bầu
Khi mang bầu, nội tiết tố thay đổi khiến cho phụ nữ mang
thai dễ bị nóng trong, táo bón, lo âu, căng thẳng quá mức. Việc uống nước đậu
xanh đều đặn có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, trị nóng trong, ngăn ngừa
táo bón và làm thư giãn các dây thần kinh, giúp phụ nữ mang thai bớt căng thẳng.
Ngoài ra, nguồn chất dinh dưỡng phong phú thức uống này
cung cấp còn giúp ngăn ngừa thiếu máu và góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể
cho bà bầu.
12. Cải thiện thị
lực
Trong nước đậu xanh chứa nhiều Carotenoid zeaxanthin và
lutein. Các chất này đã được khoa học chứng minh là có khả năng ức chế quá
trình thoái hóa điểm vàng, cải thiện tầm nhìn và thị lực.
b. Cách làm nước đậu xanh
Nhờ có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà nước đậu xanh
được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nấu loại nước
này sao cho đúng cách để tận dụng hết được những lợi ích tuyệt vời mà nước đậu
xanh mang lại.
Bạn có thể dùng trực tiếp hạt đậu xanh nấu nước uống. Một
số người thì thích pha chế nước từ bột đậu xanh để thu được toàn bộ chất dinh
dưỡng có trong hạt. Khi chọn mua nguyên liệu, bạn nên chọn những hạt đậu xanh mẩy,
vỏ ngoài đều mà và căng bóng. Tránh dùng hạt bị sâu mọt, có mùi hôi hoặc hạt bị
hư hỏng.
1. Cách nấu nước từ hạt đậu xanh
Chuẩn bị:
- 300g hạt
đậu xanh
- 2 lít
nước
- Một ít
muối ăn
Hạt đậu xanh thường được rang chín trước khi nấu.
Cách thực hiện:
- Hạt đậu
xanh khi mua về bạn đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất dính bên
ngoài hạt. Sau đó để cho đậu ráo nước và khô vỏ.
- Bắc chảo
lên bếp, đun cho nóng chảo rồi bỏ đậu vào. Vặn nhỏ lửa rang cho đến khi đậu
chín thơm. Chú ý đảo liên tục để đậu không bị cháy sẽ khiến nước có vị đắng.
- Sau khi
đậu đã được rang chín bỏ vào nồi nấu với 2 lít nước
- Đun sôi
và tiếp tục nấu trên lửa nhỏ cho đến khi hạt đậu chín mềm
- Bỏ vào
nồi nước vài hạt muối ăn để cho nước đậu xanh thêm đậm đà hơn. Hoặc bạn
cũng có thể thêm đường vào cho dễ uống nhưng không nên cho quá nhiều.
- Lọc bỏ
xác đậu, để nước nguội bớt. Uống khi còn ấm hoặc để tủ lạnh uống dần
Nước đậu xanh nấu xong bạn nên uống hết trong ngày. Lý do
bởi khi để qua đêm, nước sẽ bị hao hụt bớt chất dinh dưỡng và nếu bảo quản không
tốt cho thể bị thiu hoặc nhiễm khuẩn.
2. Cách pha chế nước từ bột đậu xanh
Nhiều người thích uống nước pha chế từ bột đậu xanh hơn.
Cách này khá tiện lợi, không phải mất thời gian chuẩn bị nguyên liệu mỗi ngày
mà lại tận dụng được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong hạt đậu.
Chuẩn bị:
- Đậu
xanh
- Đường
- Sữa đặc
Cách thực hiện:
- Tương tự
như cách trên, trước tiên bạn cần đem hạt đậu xanh rang cho chín thơm. Xay
nhuyễn thành bột mịn
- Bỏ bột
đậu vào trong hũ kín hoặc đóng vào bịch ni lông để dùng dần
- Mỗi lần
sử dụng, hãy lấy 2 – 3 thìa bột đậu xanh cho vào ly, thêm nước sôi, một ít
đường và sữa đặc vào. Tùy theo sở thích uống đặc hay lỏng mà bạn có thể điều
chính lượng bột dùng cho phù hợp.
- Quậy đều
hỗn hợp lên là có thể thưởng thức.
Lưu ý khi uống nước đậu xanh
- Không
dùng nước đậu xanh thay thế hoàn toàn cho lượng nước lọc trong ngày;
- Tránh uống
nhiều nước đậu xanh vào buổi tối gây tiểu nhiều về đêm;
- Nước đậu
xanh có tính hàn. Bạn nên tránh uống khi đang đói bụng sẽ khiến dạ dày khó
chịu;
- Không uống
nước đậu xanh nếu cơ thể bạn thuộc thể hàn, đang bị tiêu chảy, chướng bụng
hoặc bạn có tiền sử bị dị ứng với đậu xanh hay bất cứ thành phần nào có
trong hạt;
- Trước
khi nấu nước đậu xanh, bạn nên rang hạt để nước có vị thơm dễ uống và màu
sắc đẹp mắt hơn;
- Đậu
xanh có thể tương tác với thuốc đông y hay thuốc thảo dược. Vì vậy, cần
trành uống nước đậu xanh nếu bạn đang được điều trị bằng các loại thuốc
này.
c. Tác dụng
tuyệt vời của đậu xanh đối với sức khỏe
Công dụng chữa
bệnh của đậu xanh.
1- Chữa bệnh
gút hiệu quả
Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc,
trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các
bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa
mụn, ung nhọt…
Cách chữa trị bệnh
gút bằng bài thuốc dân gian với đậu xanh là: đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ
(không cho thêm gia vị). Người bị bệnh ăn một bát thay cơm vào buổi sáng, sau
khi ngủ dậy; ăn một bát vào buổi tối trước khi đi ngủ. Người bệnh nên duy trì
chế độ ăn như vậy liên tục trong 30 ngày. Nếu đau có thể dùng thêm bài thuốc đắp
ngoài da: Hành ta (3 củ), lá ngải (một nắm), nước gừng tươi, giã đắp vào chỗ
đau mỗi ngày thay một lần).
2- Đậu xanh
giúp tim khỏe
Đậu xanh chứa các
chất kháng viêm và mức cao vitamin B phức hợp, có công dụng tăng thêm sức khỏe
các mạch máu. Ngoài ra, đậu xanh còn giúp giảm mức triglyceride và cholesterol
xấu, nên rất có ích cho sức khỏe tim. Đậu xanh làm giảm nguy cơ ung thư vú và
tuyến tiền liệt Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác
dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ
mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt. Đầu xanh giúp ngừa ung thư dạ dày Đậu
xanh chứa hàm lượng cao chất chống ôxy hóa coumestrol – một loại polyphenol
giúp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các hợp chất phytonutrient chứa trong đậu xanh
còn có tác dụng phòng tránh ung thư dạ dày.
3- Đậu xanh giúp
tăng cường hệ miễn dịch
Nếu bạn ăn một chén cháo đậu xanh nấu chín mỗi ngày giúp
bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy
cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%. Chất xơ trong đậu xanh còn có khả
năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.
4- Đậu xanh tốt
cho người tiểu đường và giảm cân
Đậu xanh còn là
nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất
béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol. Do đó,
đậu xanh giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm
cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn
nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Giới thiệu 2 cách sử dụng đậu xanh thông thường
nhất mà đem lại tác dụng thần kỳ của món thuốc này:
1-Sữa đậu xanh
- 300-400
gram hạt đậu xanh (bạn mua loại nguyên vỏ hoặc tách vỏ đều được)
- 2-3 lá
nếp tươi (bạn chọn loại lá già một chút nấu sữa sẽ thơm hơn)
- Đường
cát trắng
- Sữa
tươi không đường: 200ml
- Đá lạnh
(dùng để uống lạnh nếu thích)
Cách làm: Đậu xanh đã xay nhuyễn bạn trút vào một
chiếc nồi, có thể thêm nước lọc nếu thấy đặc quá. Bạn bật bếp đun sôi nồi đậu
xanh xay, nước sôi bạn cho lá dứa, nếp tươi, đường cát cùng sữa tươi
vào.
2-Cháo đậu xanh
Bạn
chỉ cần: Gạo (nếp, tẻ đều được) trắng 200 gr. Đậu
xanh 30 gr, đem ninh nhừ, thích ngọt cho thêm đường, mặn cho ít
muối là bạn đã có món cháo đậu xanh vừa mát vừa bổ.
Nếu
cho thêm 50 gr lá hành tươi, thái nhỏ ninh cùng, bạn đã có nồi cháo
giải cảm cho những ai cảm cúm thất thường.
Chúc
các bạn thành công và sức khỏe.
Tổng hợp từ: chuthapdo.org.vn
& dienmayxanh.com
Mời xem Clip https://youtu.be/JNKUGWH-LJQ