Mùa xuân bình yên

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG - Bài thơ TẾ HANH

 

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng...

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết...
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương

                               TẾ HANH 6-1956
Bài thơ được sáng tác khi tác giả tập kết ra miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nguồn: Tế Hanh, Lòng miền Nam, NXB Văn nghệ, 1956 (theo bản in lại trong Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh: Tế Hanh, Chính Hữu, NXB Văn học, 2006)

Mỗi lần đọc lại, tôi không cầm được nước mắt...

Sau đây là những cảm tưởng của độc giả mà tôi thu thập được từ các bạn FB

Vĩnh biệt nhà thơ Tế Hanh

Gửi bởi NanLan ngày 17/07/2009 15:23
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi NanLan ngày 24/12/2010 02:28
Tế Hanh đã ra đi mãi mãi. Giờ thì ông sẽ về với sông nước của quê hương

"Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương"
Mình ấn tượng nhất câu "Tôi nhớ cả những người không quen biết". Mình thấy câu thơ lãng mạn lắm cơ. Ông có một trái tim biết yêu biết nhớ lắm.
Nói đến những cuộc chia tay thì với nhiều người chỉ nhớ người thân, người quen, hoặc bạn bè.
Còn nhớ người không quen biết thì khá là lãng mạn và tinh tế nữa.

Một lần nữa mong ông sẽ được yên nghỉ bên sông nước của quê hương, của tình thương

Có ai quay lại mùa Thu trước

Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?

Tưởng nhớ Nhà Thơ Tế Hanh

Gửi bởi VOTHIKIMQUYEN ngày 23/07/2009 19:53

Bài thơ Nhớ Con sông Quê hương của cái tuổi học trò Làng quê Nam Bộ ấy . Xin tri ân một nhà thơ Tế Hanh của Thi ca dân tộc Việt nam của .Quê hương tôi có con sông Xanh biếc. . .  
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi ?

Hỡi con sông tắm mát cả đời tôi !

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.

 . . .
Chao ôi! Thơ của Ông sao mà lãng mạn thi vị quá mình rất thích . . . Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

. .
Kính nghiêng mình, xin chân thành vô cùng thương tiếc nhà thơ. Tế Hanh đã trở về với Sông nước Quê hương , về với sông nước tình thương sẽ chảy mãi mãi trong lòng chúng ta .....trong làng Văn học Việt nam hôm nay và mai sau.

Ông là nhà thơ của quê hương' của tình thương vô bờ bến
ông đã ra đi, để lại cho đời những khúc nhạc tâm tình hay nhất thế kỉ.

Mặc dù trong ông vẫn còn đầy ắp những dự định cho đời...
đó là đại diện cuốí cùng của thơ mới đã đi vào 1 cõi khác trong 8 năm nay nhưng đến bây giờ mới được yên nghỉ thực sự
tôi dành những lời chúc tốt đẹp nhất gửi đến ông.


 

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022

NHỚ QUÝ DƯƠNG

 

Quý Dương, tên thật là Phạm Quý Dương (1937 – 28 tháng 6 năm 2011), nguyên Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Namnghệ sĩ nhân dân.

Quý Dương tuy không thuộc lớp nghệ sĩ được học hành bài bản đầu tiên của âm nhạc hàn lâm Việt Nam, nhưng có một giọng ca trời phú và ngoại hình đẹp cộng với duyên may.

Ông đóng vai chính trong các vở nhạc kịch: Ruồi trâuMadame Butterfly,... Suốt thời chiến tranh, giọng hát được nhiều người hâm mộ với các ca khúc bất hủ như Tình ca (Hoàng Việt), Cùng anh tiến quân trên đường dài, Tình em (Huy Du), Bài ca bên cánh võng (Nguyên Nhung),... Ông hát trên sóng phát thanh, hát ngay trên trận địa.

Ông cùng với nghệ sĩ nhân dân Trần Hiếu và nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên tham gia nhóm tam ca mà công chúng gọi là 3C (3 cụ) chuyên hát các bài hát cách mạng và ca khúc lãng mạn châu Âu cho đến khi bệnh tật không cho phép ông lên sân khấu nữa.

Năm 1968, Quý Dương, Ngọc Đức đã biểu diễn ở đơn vị tôi, Đường 20 Quyết Thắng, vinh dự được ngú cùng hầm với ông, khi về, tự tay làm lấy, tôi đã tặng ông 1 ca, 1 chiếc lược chải đầu bằng ống và cánh Rốc Két chưa nổ. Nghe lại những bài hát của ông, rưng rưng cảm động. Ông ơi, một thời vàng son mà cả đất nước này như những người anh hùng. Tiếng hát của ông, át tiếng bom, còn vang mãi trong tôi, giục bàn chân tiến bước. NHỚ CHIẾN KHU - Nhạc Đỗ Nhuận - Bài hát do ông lĩnh xướng, hợp ca nữ đài Tiếng Nói Việt Nam trình bày


 

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

3 CẢNH BÁO, 3 LỜI KHUYÊN VỀ SỨC KHOẺ

 3 tác hại ít ngờ khi tập thể dục lúc sáng sớm

Tập thể dục lúc sáng sớm là cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới nhưng thói quen này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe.

Tập thể dục lúc sáng sớm với các bài tập như đi bộ, đạp xe, yoga... có thể cung cấp năng lượng, tăng sự tập trung và nâng cao tinh thần cho một ngày dài. Dù mang lại nhiều lợi ích khác nhau, tập thể dục vào buổi sáng sớm (3-5h sáng) cũng có thể gây ra một vài vấn đề về sức khỏe dưới đây.

1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tập thể dục buổi sáng sớm có thể nguy hiểm đối với những người lớn tuổi mắc chứng tăng huyết áp. Huyết áp có xu hướng tăng một cách tự nhiên trong vòng hai giờ đầu tiên sau khi thức dậy. Nghiên cứu được công bố trên chuyên trang của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, cho thấy những người bị huyết áp cao có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp không nên tập luyện quá sớm, hãy chọn thời điểm thích hợp chẳng hạn như buổi chiều hoặc cuối ngày.

Tập thể dục lúc sáng sớm có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe. Ảnh: Shutterstock© Được VnExpress cung cấp

2. Hạ đường huyết

Người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt cẩn trọng với việc tập thể dục vào lúc sáng sớm. Đây là thời điểm rất dễ khiến cho đường huyết bị hạ, đặc biệt nếu chưa ăn bữa sáng trước khi tập luyện. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến nghị người bị hạ đường huyết nên có kế hoạch tập luyện khoa học, bổ sung liều lượng insulin hoặc bữa ăn nhẹ trước khi tập thể dục để đảm bảo lượng đường trong máu ở mức an toàn. Đây cũng là cách giúp cơ thể cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình tập luyện, đặc biệt là vào buổi sáng sớm khi cơ thể đang dần phục hồi sau một đêm dài.

3. Nhanh mệt mỏi

Tập thể dục vào lúc sớm, đặc biệt khi chưa ăn sáng có thể không tốt cho những người đang muốn tập luyện cường độ cao. Cơ bắp hoạt động hiệu quả nhất khi được cung cấp đủ carbohydrate (tinh bột). Thức dậy sau một đêm không được ăn uống, cơ thể đang trong tình trạng thiếu năng lượng, thiếu nước và carbohydrate. Việc tập thể dục ngay sẽ khiến cơ bắp phải làm việc để tích trữ chất béo khiến cơ trở nên chậm chạp hơn. Nếu đang lên kế hoạch cho một buổi tập cường độ cao và hiệu quả, hãy ăn nhẹ với món giàu carbohydrate từ 15 đến 30 phút trước khi tập luyện để cung cấp năng lượng cho cơ bắp.

Ngoài các nguy cơ trên, việc vận động lúc sáng sớm còn khiến cơ thể cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu và co cứng cơ. Nguyên nhân có thể là do lượng đường trong máu thấp, mất nước hoặc do cả hai. Tập thể dục ngay khi thức dậy sẽ ngăn cản việc cung cấp năng lượng và lượng nước cho cơ thể. Do đó, hãy dành thời gian để uống đủ nước và ăn nhẹ để nạp năng lượng cho cơ thể, giữ cho bạn vững vàng trong quá trình tập luyện.

Dù tập thể dục sáng sớm chưa hẳn đã tốt nhưng không có khuyến cáo cụ thể về thời điểm tập thể dục lý tưởng. Thời gian tốt nhất để tập thể dục là lúc cơ thể thực sự cảm thấy sẵn sàng và thoải mái dù vào vào buổi sáng, chiều hay buổi tối.

                           Bảo Bảo (Theo Livestrong)

Cũng chính vì lý do này, tôi đã giới thiệu cùng các bạn DỊCH CÂN KINH - Vẩy tay chữa bệnh nan y (phía dưới), tránh những thay đổi bất ngờ về thời tiết cho tuổi già và cả tuổi trẻ nữa.

3 'chìa khóa vàng' giữ bộ não luôn khỏe mạnh khi về già

TTO - Khi tuổi càng cao, sức khỏe tổng thể và hoạt động não bộ cũng trở nên kém hơn. Nhưng chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa và giữ não bộ hoạt động tốt nhờ duy trì 3 thói quen tốt.

Tập thể dục, giữ các mối quan hệ tốt và theo đuổi niềm đam mê trong suốt cuộc đời sẽ giúp phát triển và duy trì các cấu trúc cơ bản của não khi chúng ta già đi - Ảnh: iStock

 Theo các chuyên gia tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU), chìa khóa hệ thống thần kinh của chúng ta là chất xám và chất trắng.

Chất xám được tạo thành từ các tế bào thần kinh và đuôi gai, chất trắng có tác dụng tạo tiếp xúc giữa các tế bào và góp phần vào tốc độ truyền và phân phối tín hiệu. Nếu một người có thể giữ cho chất trắng và chất xám của họ được "giữ nguyên hình dạng" thì khả năng nhận thức, kỹ năng tư duy và trí nhớ cũng sẽ hoạt động trơn tru.

Có vô số nghiên cứu cả khoa học, tâm lý, sức khỏe từng đưa ra kết quả chi tiết và phương án ngăn ngừa suy giảm nhận thức khi tuổi ngày càng lớn. Tựu trung, theo các chuyên gia thì có 3 yếu tố then chốt:

1. Giữ cuộc sống với nhiều hoạt động thể chất tốt

Dành cả ngày trên ghế dài không có lợi cho cơ thể, khiến bản thân trở nên trì trệ, thiếu năng động, dễ bị béo phì, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan khác.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất điều độ theo thể trạng mỗi người không chỉ tác động tốt đến vóc dáng, sức khỏe chung mà còn là chìa khóa cho sức khỏe não bộ.

Một lối sống năng động giúp phát triển hệ thần kinh trung ương và chống lại sự lão hóa của não.

Mỗi chúng ta nên cố gắng hết sức để vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ, đạp xe hoặc chơi thể thao. Nếu bạn làm công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, hãy đứng dậy vận động vài phút sau mỗi giờ làm việc.

2. Duy trì các hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội không hoàn toàn có nghĩa là phải đến tham gia một sự kiện có đông người. Đó đôi khi đơn giản là sự kết nối với một nhóm bạn nhỏ.

Một số người trong chúng ta có tính "hướng ngoại", thích các hoạt động xã hội cao hơn những người khác, nhưng ngay cả khi bạn là người "hướng nội" và chỉ thích một đêm yên tĩnh hơn, hãy cố gắng giữ liên lạc với những người quan trọng với bạn. Bộ não của chúng ta phát triển mạnh nhờ các tương tác và kết nối xã hội.

Mối quan hệ tốt đẹp với người thân và bạn bè sẽ góp phần vào một số yếu tố sinh học phức tạp có thể ngăn cản não bộ hoạt động chậm lại.

3. Tiếp tục học hỏi và giữ niềm đam mê

Giống như việc tập luyện giúp giữ vóc dáng và cơ bắp săn chắc, việc học tập hoặc theo đuổi sở thích sẽ thúc đẩy duy trì não luôn hoạt động tốt, cho dù tuổi tác ngày một cao hơn.

Cân nhắc tham gia một sở thích mới hoặc học một kỹ năng mới. Tuy nhiên, có lẽ quan trọng nhất là đừng ép buộc; tìm thứ gì đó mà bạn thực sự đam mê. Không bao giờ là quá muộn trong cuộc đời để học một điều gì đó mới.

Niềm đam mê hoặc hứng thú mãnh liệt với một điều gì đó có thể là yếu tố quyết định, thúc đẩy chúng ta học hỏi những điều mới. Theo thời gian, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và duy trì các mạng nơ ron thần kinh của chúng ta.

Nói chung, các tác giả nghiên cứu nói rằng phần lớn lời khuyên của họ có thể được tóm tắt bằng câu nói cũ: "Hãy sử dụng nó hoặc mất nó".

Bộ não của chúng ta là những cỗ máy đáng kinh ngạc, nhưng cũng giống như bất kỳ cơ quan (hoặc thiết bị máy móc) nào khác, chúng sẽ bắt đầu hỏng dần nếu không hoạt động quá lâu.

 

Người xưa đã dạy BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH

 ‘Thận có khỏe thì sức mới bền’ và đây là 8 cách chăm sóc thận đơn giản bất kỳ ai cũng nên làm

Đông y có câu nói nổi tiếng, thận khí đủ thì bách bệnh trừ. Ý chỉ rằng nếu thận khỏe thì người sẽ khỏe, mọi bệnh tật sẽ tự tiêu tan.

Đông y có cách chăm sóc thận đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, không tốn kém mà hiệu quả lâu dài. Chỉ cần bạn biết bí quyết này và kiên trì thực hành đều đặn.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều người không biết cách dưỡng thận, không chăm sóc thận đúng mực dẫn đến nhiều bệnh phát sinh như sỏi thận, suy thận, thậm chí phải chạy thận, thay ghép thận mới, rất tổn hại đến sức khỏe , tài chính và tuổi thọ.

Một cặp thận đại diện cho âm và dương, thận phải tính âm, thận trái tính dương, có chức năng kiểm soát lục phủ, ngũ tạng. Do sự đặc biệt đó, các chuyên gia Đông y khuyên bạn cách dưỡng thận đơn giản nhưng rất hữu hiệu như sau.

1. Xoa bóp tai

Theo Đông y, nhìn hình thức cũng đủ nhận ra rằng tạo hóa đã tạo ra 2 quả thận có hình đôi tai. Thực tế, tai là cơ quan đại diện cho thận. Nếu thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận.

Cách thực hiện xoa bóp đơn giản, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó nắm chặt vành tai và thả lỏng. Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Cũng có thể làm ít hơn, tùy thời gian của bạn. Mục đích là tai phải nóng lên.

Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.

2. Chà xát thắt lưng

Thắt lưng là vị trí tương ứng với thận, bao bọc và giữ ấm cho thận. Chà xát vùng thắt lưng có thể khơi thông kinh mạch, khí huyết thông suốt, tăng cường chức năng của thận. Sau mỗi lần đại tiểu tiện, dùng hai tay chà xát thắt lưng 36 lần, sẽ cảm thấy nóng vùng thắt lưng. Mang lại hiệu quả chăm sóc thận tuyệt vời.

3. Ngâm chân

Mỗi đêm dùng nước nóng ngâm chân, sau đó xoa xát nhiều lần huyệt Dũng tuyền trong lòng bàn chân. Hoặc có thể vỗ huyệt Thận du, các ngón tay chụm lại, lòng bàn tay khum thành nơi chứa khí, vỗ lên huyệt Thận Du phát ra tiếng kêu như tiếng vỗ tay, thì hiệu quả càng tốt.

Huyệt Thận du: Lấy đối xứng từ rốn ra sau lưng một vị trí, trên cột sống đó là huyệt Mệnh môn, sau đó kéo ra hai bên mỗi bên khoảng 1,5 thốn là gặp huyệt Thận du.

4. Luyện đầu ngón tay út

Ngón tay là điểm xuất phát của các kinh mạch, cửa ngõ của nội tạng. Đầu ngón út có nhiều dây thần kinh, đồng thời có liên kết với lục phủ ngũ tạng. Đầu ngón út tay phải có sự liên kết với thận. Đầu ngón út tay trái có liên thông với bàng quang.

Thường xuyên luyện đầu ngón út có thể cường thận. Phương pháp luyện tập phổ biến là hằng ngày dùng ngón út nâng ấm nước hoặc cốc nước 99 lần, trong sinh hoạt hàng ngày có thể ưu tiên dùng ngón út để lật sách, mở cửa hoặc làm thêm các việc khác trong khả năng thay vì “ngồi chơi”.

5. Úp tay vào lưng

Mỗi đêm trước khi ngủ lấy hai mu bàn tay tựa lên vùng thắt lưng, ở tư thế nằm ngửa trên giường. 5-10 phút sau, nhiệt sẽ từ từ lan khắp toàn thân. Lúc đầu hai tay bị thắt lưng đè lên sẽ bị tê, 3-5 ngày sau khi đã quen thì không tê nữa, hai chân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng linh hoạt.

Dù buổi tối hay ban ngày, chỉ cần là đang nằm, hãy kiên trì dùng 2 mu bàn tay ép lên 2 thắt lưng nửa giờ, sẽ thấy được hiệu quả kì diệu.

6. Ấn huyệt Thái khê

Phương pháp này có thể dùng cho hầu hết các các trường hợp mắc bệnh thận, đặc biệt là đối với người có bệnh thận mãn tính, có biểu hiện phù. Đồng thời cũng giúp loại bỏ quầng thâm mắt, làm trắng da, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nghe nhìn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Dùng ngón tay cái của tay phải ấn nhẹ vào huyệt Thái khê chân trái và ngược lại, dùng lực sao cho cảm thấy có cảm giác là vừa. Tùy thời gian của bạn, có thể ấn từ 3-5 phút hoặc hơn.

7. Ấn huyệt Quan nguyên (Hình trên)

Thường xuyên dùng ngón tay ấn, xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của các tạng phủ, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng huyết áp, mỡ máu, táo bón, tiêu chảy, liệt dương, đái dầm, choáng đầu, mất ngủ, đau bụng kinh.

8. Tập luyện khí công

Lý luận về cơ thể người trong khí công gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia, coi thân thể người là một hệ thống được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Khí chạy trong các kênh phải đạt được cân bằng âm dương, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng.

Nếu dòng năng lượng trong kinh lạc không được thông suốt, sẽ khiến cơ thể bị bệnh. Bộ phận nào tắc nghẽn, bộ phận đó có thể sinh viêm, đau, suy giảm chức năng, kết sỏi (sỏi thận, gan, mật…).

Các bài tập khí công có tác dụng đánh thông các dòng năng lượng để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ đảo ngược được các vấn đề bệnh tật, bao gồm cả bệnh thận.

Ngoài ra, để giữ gìn sức khỏe cho thận, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như, không nhịn tiểu, uống đủ nước, không nên ăn quá mặn, hạn chế rượu bia, thịt đỏ, đồng thời kết hợp ngủ sớm dậy sớm. Như vậy không chỉ cường thận mà thực ra là tốt cho toàn thân.

Đông y đã hướng dẫn 8 cách chăm sóc thận vô cùng đơn giản, có thể tự làm mọi lúc mọi nơi. Vấn đề là bạn có đủ kiên trì để áp dụng hay không. Sức khỏe trong tầm tay của mỗi chúng ta, hôm nay quan tâm, ngày mai hưởng lợi lớn.

                                       Theo trithuctre

Những tác dụng chính của huyệt Tam âm giao

1. Ổn định huyết áp

Người bị huyết áp quá cao hoặc quá thấp, hàng ngày duy trì bấm huyệt vào lúc 11h-13h, thời điểm tim hoạt động tốt nhất. Bấm khoảng 20 phút và duy trì trong khoảng từ 2-3 tháng thì huyết áp sẽ ổn định trở lại, không còn lo lắng về bệnh này.

Ngoài ra, huyệt này cũng điều chỉnh lá lách và dạ dày, giúp loại bỏ chứng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, phù nề, sưng mắt, khó tiểu, chân tay bủn rủn, mất ngủ…

2. Cải thiện chức năng sinh lý

Tam âm giao được xem là huyệt đại bổ, ngoài việc bổ khí huyết ra thì còn giúp chức năng sinh lý, sinh sản hoạt động tốt hơn. Phụ nữ bị lãnh cảm, nam giới suy giảm khả năng thì có thể xem đây là giải pháp đơn giản nhất để cải thiện tình hình. Chỉ cần dành chút thời gian bấm huyệt này từ khoảng 5-7 giờ chiều, bạn sẽ cảm nhận thấy sự thay đổi.

3. Giúp cơ mặt săn chắc, khuôn mặt không bị chảy xệ, nhăn nheo

Nhiều người ngày nay ăn uống nghỉ ngơi thất thường, khiến tỳ bị thương tổn, làm da mặt bị nhão trông rất rõ nét, già hẳn. Việc thường xuyên gây thương tổn tỳ làm cho da mặt và cơ bắp toàn thân mau bị nhão.

Nếu bạn muốn sau tuổi 40 còn sức hấp dẫn, da mặt không nhão, ngực không xệ, nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống, đồng thời khoảng 9 giờ tối hàng ngày, giờ của kinh Tam tiêu, hãy mát-xa huyệt Tam âm giao ở cả hai chân khoảng 20 phút để kiện tỳ, vì Tam âm giao là huyệt đại bổ cho kinh tỳ.

4. Điều hòa kinh nguyệt

Tam âm giao là huyệt vị giao nhau của ba đường kinh lạc: Tỳ, Can, Thận. Trong đó tỳ sinh khí huyết, quản về máu. Can tàng huyết, thận tinh sinh khí huyết. Nữ giới chỉ cần khí huyết đủ là kinh nguyệt ổn định.

5. Loại bỏ nếp nhăn, vết rỗ, trứng cá

Phụ nữ có vết bớt, nhăn, rỗ thực ra đều có liên quan đến kinh nguyệt không đều. Chỉ cần hàng ngày từ 9 – 11 giờ, giờ của kinh Tam tiêu, mát-xa huyệt Tam âm giao hai bên chân, mỗi bên khoảng 15 phút là có thể điều hòa kinh nguyệt, giảm vết bớt, rỗ và nếp nhăn. Tuy nhiên phải kiên trì liên tục, duy trì hàng ngày sau khoảng một tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Nếu mong một hai ngày có hiệu quả ngay là điều không tưởng.

Một khi khí huyết lưu thông, chức năng gan ổn định, thì các độc tố được đều đặn bài tiết ra ngoài, các vấn đề như sạm da, trứng cá, mụn… cũng sẽ biến mất.

6. Điều dưỡng tử cung và buồng trứng

Khí của 3 kinh mạch là Nhâm, Đốc và Xung, đều nổi lên từ Bào cung (tử cung và buồng trứng). Trong đó Nhâm mạch chủ máu toàn thân, Đốc mạch chủ khí toàn thân, Xung mạch chủ quản tất cả kinh mạch.

Mỗi ngày, từ 5 – 7 giờ, giờ của kinh thận, mát-xa huyệt Tam âm giao ở hai bên chân, mỗi bên khoảng 15 phút, giúp điều dưỡng tử cung và buồng trứng. Như vậy sẽ thúc đẩy lưu thông ba mạch: Nhâm, Đốc, Xung, giúp loại bỏ chứng tiết dịch âm đạo quá nhiều, sa tử cung… Khi khí huyết thông suốt thì sắc mặt sẽ hồng hào, da mịn màng, ngủ ngon, da thịt không bị nhão. Nguyên lý chỉ đơn giản như vậy.

7. Điều trị dị ứng da, chàm, mề đay, viêm da

Huyệt tam âm giao cũng là huyệt đại bổ của kinh tỳ (lá lách). Vào khoảng 11 giờ trưa hàng ngày là thời điểm lá lách hoạt động mạnh nhất, nếu bấm huyệt này trong khoảng 20 phút có thể làm giảm độ ẩm dư thừa trong cơ thể, loại bỏ chất thải và thải độc hiệu quả.

Khi loại bớt độc tố ra ngoài, các rắc rối xảy ra với làn da sẽ được cải thiện. Kiên trì thực hiện, bệnh về da sẽ hoàn toàn được ngăn ngừa.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các hình thức làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ngày càng đa dạng, nhưng theo các chuyên gia, việc bấm huyệt mang lại tác dụng chậm hơn nhưng hiệu quả rất lâu dài. Thực tế, nhiều người đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để đầu tư cho việc làm đẹp, dịch vụ sức khỏe, nhưng cũng không ít người cảm thấy thất vọng, tức giận, tiền mất tật mang mà hối tiếc.

So với việc đi thẩm mỹ viện, cách bấm huyệt Tam âm giao xem ra đơn giản và thuận tiện hơn nhiều. Hãy thử xem, bạn sẽ bất ngờ vì những lợi ích thu được đấy!

Thanh Hòa http://trithucvn.net/suc-khoe/

 

 


Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH:

 

Dịch cân kinh (chữ Hán:易筋經; nghĩa là "cuốn kinh chỉ phép co duỗi gân"), có nơi gọi là Dịch cân tẩy tủy kinh hay Đạt Ma dịch cân kinh, là một cuốn sách võ thuật dạy cách thổ nạp chân khí, nhằm cường thân kiện thể, trường sinh.

Tác giả Mật Nghiêm đưa ra nguồn gốc “Đạt ma dịch cân kinh” như sau: Năm Đinh Sửu (917) nhà sư Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp, truyền giáo rồi ở lại Trung Sơn, Hà Nam (của Trung Hoa) xây dựng Thiếu Lâm tự (chùa Thiếu Lâm). Việc truyền tụng một tín ngưỡng mới, khác với niềm tin cũ của người bản xứ, thường dễ xẩy ra mâu thuẫn, xung đột nên các đệ tử của ông vừa lo tu dưỡng, học Phật pháp, vừa phải ra công tập luyện võ nghệ để tự vệ. Từ đó môn võ Thiếu Lâm ra đời và tồn tại mãi đến ngày nay.

Nhiều người xin nhập môn, nhưng thể lực kém không thể luyện võ được. Sư tổ Đạt Ma bèn dạy cho một cách tập luyện để nâng cao thể lực gọi là Dịch Cân Kinh.

Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh là hai loại bí kíp khác nhau. Dịch Cân Kinh là một bí kíp chỉ dẫn cách vận khí nhằm cường thân kiện thể và trường sinh bất lão. Tẩy Tủy Kinh thì chỉ dẫn cách vận khí để trị nội thương. Hai cuốn bí kíp này được tin rằng do một vị sư của Ấn Độ, Đạt Ma Tổ Sư, soạn ra và để trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Nghe nói sau này, cuốn Tẩy Tủy Kinh bị thất truyền và không còn ai biết nó nằm ở đâu.

Nguồn gốc

Có nhiều giả thiết về nguồn gốc, xuất xứ của Dịch Cân kinh. Một giả thiết do Kim Dung đưa ra là do Bồ đề đạt ma viết ra sau 9 năm quay mặt vào tường trên chùa Thiếu Lâm suy nghĩ, vào khoảng thế kỷ 6. (Khác với Mật Nghiêm, năm 917. Giả thuyết sai lệch nhau đến 300 năm?). Giả thiết khác cho rằng bộ sách xuất hiện đầu nhà Thanh. Bộ này chỉ có thể được viết vào thời Thanh Khang Hy (1662-1723), Ung Chính (1723-1736) là quá”. 

Nội công Dịch cân kinh

Mặc dù ông Trần Đại Sỹ nói rằng Dịch cân Kinh không có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm nhưng ở đó có lưu truyền một bản Dịch cân Kinh khác, theo tài liệu thì nó được các nhà sư Thiếu Lâm cất giữ và luyện tập từ khi Bồ đề đạt ma viết ra nó vào khoảng thế kỷ thứ 6. Nếu như các bản Dịch Cân Kinh được lưu truyền rộng rãi và biết đến nhiều hơn là nói về phương pháp tập luyện khí công thì nội dung của cuốn sách này là hướng dẫn việc tập nội công vô cùng cao siêu, thâm hậu. Bộ kinh gồm 24 thức được chia ra làm 2 phần:

         Bộ trước của Dịch cân kinh (tiền bộ Dịch Cân Kinh): bao gồm 12 thức, là những bí quyết nhập môn, mục đích luyện là để khí và lực luôn đi đôi với nhau, làm cho tinh thần sung túc, người luyện như được hoán gân chuyển cốt vậy.

         Bộ sau của Dịch cân Kinh (hậu bộ Dịch Cân Kinh): gồm có 12 thức, là những thế luyện dẫn dắt học giả đến với cảnh giới của nội công thượng thừa, tùy ý mà dẫn khí tới mọi nơi trong cơ thể mà cũng được vô bệnh, trường thọ.

Người luyện được sẽ trở thành mình đồng da sắt, đao thương bất nhập, thân tâm siêu phàm nhập thánh nhưng nếu luyện sai sẽ bị "Tẩu hỏa nhập ma, thân bại danh liệt". Cả hai đều chỉ cách nhau 1 đường tơ kẽ tóc, rất nguy hiểm. Vì vậy, bản kinh thư này không được phổ biến.

Tác giả Vũ Tiến Đức, http://kienthuc.net.vn , cho biết thêm:

Sự xuất hiện cái tên Dịch cân kinh ở Việt Nam có lẽ chỉ mới từ thập niên 1960, trước đó người Việt chưa bao giờ nghe đến cái tên này. Bác sĩ đồng thời cũng là một người nghiên cứu và giảng dạy khí công - Trần Đại Sỹ nói: “Lúc mới xuất hiện Dịch cân kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách Khí công, không quá siêu việt. Bộ sách này trước năm 1950 chẳng nổi tiếng cho lắm. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết hóa đi trong Thiên long bát bộ, thì bộ kinh này trở thành thánh kinh”. 


Ở miền Bắc có lẽ còn biết đến muộn hơn do tiếp xúc với truyện và phim ảnh kiếm hiệp muộn hơn miền Nam. Tuy nhiên, khoảng 20 năm trở lại đây, do sự bùng nổ phương tiện truyền thông, trên mạng có đầy đủ các sáng tác của Kim Dung. Điện ảnh cũng chuyển thể xuất sắc nhiều tiểu thuyết của Kim Dung nên người Việt từ Bắc chí Nam nghe đến Dịch cân kinh đã quen như bản cửu chương. 

Không ít người còn mơ ước một ngày nào đó có cơ duyên đọc được Dịch cân kinh để luyện tập, hòng trở thành một cao thủ võ lâm. Mơ ước ấy của một số người, nếu có thì cũng là chuyện thường. Bởi vì họ đã bị ảnh hưởng từ câu chuyện Du Thản Chi – một nhân vật hạng bét trong võ lâm của tiểu thuyết Thiên long bát bộ, chỉ vì vô tình gặp được cuốn Dịch cân kinh rồi cứ theo đó tập luyện mà chẳng bao lâu võ công tăng tiến vượt bậc, có thể giao đấu vài trăm hiệp với đệ nhất cao thủ Tiêu Phong. Sự thay đổi quá nhanh, quá bất ngờ về trình độ chỉ do luyện tập Dịch cân kinh khiến nhiều người càng ao ước.

Trong một bộ tiểu thuyết nổi tiếng khác của Kim Dung là Tiếu ngạo giang hồ, Dịch cân kinh lại một lần nữa được tác giả đề cao. Kim Dung đã dẫn dắt để Lệnh Hồ Xung bị trọng thương chỉ còn chờ chết và chỉ có luyện tập Dịch cân kinh mới có thể hồi phục. Ở chùa Thiếu Lâm, đại sư Phương Chính nói về Dịch cân kinh với những lời lẽ huyền ảo như: “Người luyện tập thành Dịch cân kinh như con thuyền nhỏ đi trong sóng lớn, sóng lên thì thuyền lên, không cần dùng sức ”rồi thì“ khí tự nội sinh huyết tự ngoại dưỡng”. 

Thêm vào đó, Kim Dung luôn nhấn mạnh Dịch cân kinh do tổ sư Đạt Ma sáng tạo ra. Mà tổ Đạt Ma thì không những là tổ sư chùa Thiếu Lâm mà còn là vị tổ thứ nhất của Thiền tông Trung Quốc. Bởi những lý do đó mà độc giả, khán giả của Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ sinh lòng ngưỡng vọng Dịch cân kinh là một điều rất tự nhiên. 

 Có nhiều cách nhìn khác về Đạt ma dịch cân kinh...

 Dù sao, Đạt ma dịch cân kinh – Vẫy tay chữa bệnh nan y – cũng cho chúng ta phương pháp tự tập luyện hữu ích. Nào, ta cùng tập:

Hai chân trần, bám chắc vào mặt sàn, chân nên rộng ngang vai. Tay vẩy lên, thực hiện lên không xuống có, lên ba xuống bảy (lên nhẹ xuống nặng; lên tay đưa thấp, xuống tay đưa cao).

Hai tay đưa ra phía trước theo quán tính, mức độ bằng 1/3 của vòng tay khi tập tạo thành, lấy thân người làm ranh giới.

Đẩy mạnh tay ra phía sau, dùng hết sức, mức độ bằng 2/3 của vòng tay khi tập tạo thành…

Hai bàn tay xòe ngón, cổ tay thả lỏng, lòng bàn tay quay ra phía sau.

Thót hậu môn, mỗi khi vảy tay mạnh lại đằng sau.

Khi tập cần thở sâu và đều. Tập trung vào bài tập, không suy nghĩ lung tung khác.

Mỗi phút vẩy trung bình 53 cái, các bạn duy trì 30’ trở lên để đạt 1500-1800 cái. Đến lúc đó, bạn xì hơi cả trên lẫn dưới. Xì hơi phía dưới, nôm na hiểu rằng, bạn đánh Rắm (miềm Trung gọi là đánh địt, y học gọi là trung tiện), tác dụng của bài tập đó.

Những bệnh nhân chưa đứng được, có thể ngồi ngay trên ghế đẩu, thực hiện vẩy tay theo đúng hướng dẫn trên. Tác dụng của bài tập thật là tuyệt vời.

 Cách tập này rất đơn giản, chỉ cần kiên trì tập vẩy tay đúng phương pháp là sẽ đạt hiệu quả rất lớn: ăn ngon, ngủ tốt, sức khoẻ tăng và đặc biệt là tiêu trừ dược mọi bệnh tật như: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, hen xuyễn, các bệnh tim mạch,  các bệnh dạ dày, đường ruột thận, gan, ống mật, trĩ  nội … Rồi  bán thân bát toại, trúng gió méo mồm, lệch mắt, … đều biến hết !

Nhất là đối với các loại bệnh mạn tính của người cao tuổi, kể cả các loại ung thư đều phòng trị được. Với các bệnh về mắt, luyện Vẩy tay Dịch Cân kinh có thể chữa khỏi các chứng đau mắt thông thường, đau mắt đỏ và cả thông manh (do đục thuỷ tinh thể).

Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên mới sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là đã khỏi một căn bịnh. Cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.

 Luyện tập dịch cân kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau:

 Nội trung: Tức là nâng cao can khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ, lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu.

 Tứ trưởng tố:  Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc luyện tập. Tứ trung tố song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.

 Ngũ tam phát:

Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Đó là :

 Bách Hội: Một huyệt trên đỉnh đầu,

Gio cung: huyệt ở hai bàn tay,

Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân.

 Khi luyện tập thì 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt . Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bịnh nan y mà ta không ngờ.

 4.  Lục phủ minh:

Đó là ruột non. ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nên không trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.

Đạt ma dịch cân kinh rất thích hợp cho mọi đối tượng. Đặc biệt cho người già, mùa đông giá rét đã cận kề, không nên tập ngoài trời quá sớm, ngay trong nhà, vẩy tay tập dịch cân kinh, tránh được rủi ro có thể xẩy ra. Duy trì thông kinh lạc, sức lực cải thiện. Mạnh khoẻ, sống lâu, nhằm tuổi 90.100 phấn đấu. Kính chúc độc giả thành công.

  Sưu tầm, tổng hợp từ các báo Kienthuc.net và

http://www.taberd75.com/