Dịch cân
kinh (chữ Hán:易筋經; nghĩa là "cuốn kinh chỉ phép co
duỗi gân"), có nơi gọi là Dịch cân tẩy tủy
kinh hay Đạt Ma dịch cân kinh,
là một cuốn sách võ thuật dạy cách
thổ nạp chân khí, nhằm
cường thân kiện thể, trường
sinh.
Tác giả Mật Nghiêm đưa ra nguồn gốc “Đạt ma dịch cân
kinh” như sau: Năm Đinh Sửu (917) nhà sư Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết
pháp, truyền giáo rồi ở lại Trung Sơn, Hà Nam (của Trung Hoa) xây dựng Thiếu
Lâm tự (chùa Thiếu Lâm). Việc truyền tụng một tín ngưỡng mới, khác với niềm tin
cũ của người bản xứ, thường dễ xẩy ra mâu thuẫn, xung đột nên các đệ tử của ông
vừa lo tu dưỡng, học Phật pháp, vừa phải ra công tập luyện võ nghệ để tự vệ. Từ
đó môn võ Thiếu Lâm ra đời và tồn tại mãi đến ngày nay.
Nhiều người
xin nhập môn, nhưng thể lực kém không thể luyện võ được. Sư tổ Đạt Ma bèn dạy
cho một cách tập luyện để nâng cao thể lực gọi là Dịch Cân Kinh.
Dịch Cân
Kinh và Tẩy Tủy Kinh là hai loại bí kíp khác nhau. Dịch Cân Kinh là một bí kíp
chỉ dẫn cách vận khí nhằm cường thân kiện thể và trường sinh bất lão. Tẩy Tủy
Kinh thì chỉ dẫn cách vận khí để trị nội thương. Hai cuốn bí kíp này được tin
rằng do một vị sư của Ấn Độ, Đạt Ma Tổ Sư, soạn ra
và để trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Nghe nói
sau này, cuốn Tẩy Tủy Kinh bị thất truyền và không còn ai biết nó nằm ở đâu.
Nguồn gốc
Có nhiều
giả thiết về nguồn gốc, xuất xứ của Dịch Cân kinh. Một giả thiết do Kim Dung đưa ra
là do Bồ đề đạt ma viết ra sau 9 năm quay mặt vào tường trên chùa Thiếu Lâm suy nghĩ, vào khoảng thế kỷ 6. (Khác với Mật Nghiêm,
năm 917. Giả thuyết sai lệch nhau đến 300 năm?). Giả thiết khác cho rằng bộ sách xuất hiện đầu nhà Thanh. Bộ này chỉ có thể được viết
vào thời Thanh Khang Hy (1662-1723), Ung Chính (1723-1736) là quá”.
Nội công Dịch cân kinh
Mặc dù ông
Trần Đại Sỹ nói rằng Dịch cân Kinh không có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm nhưng ở đó có lưu truyền một bản Dịch cân Kinh khác,
theo tài liệu thì nó được các nhà sư Thiếu Lâm cất giữ và luyện tập từ khi Bồ đề đạt ma viết ra nó vào khoảng thế kỷ thứ 6. Nếu như các bản Dịch Cân
Kinh được lưu truyền rộng rãi và biết đến nhiều hơn là nói về phương pháp tập
luyện khí công thì nội
dung của cuốn sách này là hướng dẫn việc tập nội công vô cùng cao siêu, thâm
hậu. Bộ kinh gồm 24 thức được chia ra làm 2 phần:
Bộ trước của Dịch cân kinh (tiền bộ Dịch Cân Kinh):
bao gồm 12 thức, là những bí quyết nhập môn, mục đích luyện là để khí và lực luôn đi đôi
với nhau, làm cho tinh thần sung túc, người luyện như được hoán gân chuyển cốt
vậy.
Bộ sau của Dịch cân Kinh (hậu bộ Dịch Cân Kinh): gồm
có 12 thức, là những thế luyện dẫn dắt học giả đến với cảnh giới của nội công
thượng thừa, tùy ý mà dẫn khí tới mọi nơi trong cơ thể mà cũng được vô bệnh,
trường thọ.
Người
luyện được sẽ trở thành mình đồng da sắt, đao thương bất nhập, thân tâm siêu
phàm nhập thánh nhưng nếu luyện sai sẽ bị "Tẩu hỏa nhập ma, thân bại danh
liệt". Cả hai đều chỉ cách nhau 1 đường tơ kẽ tóc, rất nguy hiểm. Vì vậy,
bản kinh thư này không được phổ biến.
Tác giả Vũ
Tiến Đức, http://kienthuc.net.vn , cho biết thêm:
Sự xuất hiện cái tên Dịch cân kinh ở Việt Nam có lẽ chỉ mới từ thập niên 1960, trước đó người Việt chưa bao giờ nghe đến cái tên này. Bác sĩ đồng thời cũng là một người nghiên cứu và giảng dạy khí công - Trần Đại Sỹ nói: “Lúc mới xuất hiện Dịch cân kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách Khí công, không quá siêu việt. Bộ sách này trước năm 1950 chẳng nổi tiếng cho lắm. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết hóa đi trong Thiên long bát bộ, thì bộ kinh này trở thành thánh kinh”.
Ở miền Bắc
có lẽ còn biết đến muộn hơn do tiếp xúc với truyện và phim ảnh kiếm hiệp muộn
hơn miền Nam. Tuy nhiên, khoảng 20 năm trở lại đây, do sự bùng nổ phương tiện
truyền thông, trên mạng có đầy đủ các sáng tác của Kim Dung. Điện ảnh cũng
chuyển thể xuất sắc nhiều tiểu thuyết của Kim Dung nên người Việt từ Bắc chí
Nam nghe đến Dịch cân kinh đã quen như bản cửu chương.
Không ít
người còn mơ ước một ngày nào đó có cơ duyên đọc được Dịch cân kinh để luyện
tập, hòng trở thành một cao thủ võ lâm. Mơ ước ấy của một số người, nếu có thì
cũng là chuyện thường. Bởi vì họ đã bị ảnh hưởng từ câu chuyện Du Thản Chi –
một nhân vật hạng bét trong võ lâm của tiểu thuyết Thiên long bát bộ, chỉ vì vô tình gặp được cuốn Dịch cân kinh rồi cứ
theo đó tập luyện mà chẳng bao lâu võ công tăng tiến vượt bậc, có thể giao đấu
vài trăm hiệp với đệ nhất cao thủ Tiêu Phong. Sự thay đổi quá nhanh, quá bất
ngờ về trình độ chỉ do luyện tập Dịch cân kinh khiến nhiều người càng ao ước.
Trong một
bộ tiểu thuyết nổi tiếng khác của Kim Dung là Tiếu ngạo giang hồ, Dịch cân kinh lại một lần nữa được tác giả đề cao.
Kim Dung đã dẫn dắt để Lệnh Hồ Xung bị trọng thương chỉ còn chờ chết và chỉ có
luyện tập Dịch cân kinh mới có thể hồi phục. Ở chùa Thiếu Lâm, đại sư Phương
Chính nói về Dịch cân kinh với những lời lẽ huyền ảo như: “Người luyện tập
thành Dịch cân kinh như con thuyền nhỏ đi trong sóng lớn, sóng lên thì thuyền
lên, không cần dùng sức ”rồi thì“ khí tự nội sinh huyết tự ngoại dưỡng”.
Thêm vào đó, Kim Dung luôn
nhấn mạnh Dịch cân kinh do tổ sư Đạt Ma sáng tạo ra. Mà tổ Đạt Ma thì không
những là tổ sư chùa Thiếu Lâm mà còn là vị tổ thứ nhất của Thiền tông Trung
Quốc. Bởi những lý do đó mà độc giả, khán giả của Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo
giang hồ sinh lòng ngưỡng vọng Dịch cân kinh là một điều rất tự nhiên.
Hai
chân trần, bám chắc vào mặt sàn, chân nên rộng ngang vai. Tay vẩy lên, thực
hiện lên không xuống có, lên ba xuống bảy (lên nhẹ xuống nặng; lên tay đưa
thấp, xuống tay đưa cao).
Hai
tay đưa ra phía trước theo quán tính, mức độ bằng 1/3 của vòng tay khi tập tạo
thành, lấy thân người làm ranh giới.
Đẩy mạnh tay ra phía sau, dùng hết sức, mức độ bằng 2/3 của vòng tay khi tập tạo thành…
Hai
bàn tay xòe ngón, cổ tay thả lỏng, lòng bàn tay quay ra phía sau.
Thót
hậu môn, mỗi khi vảy tay mạnh lại đằng sau.
Khi
tập cần thở sâu và đều. Tập trung vào bài tập, không suy nghĩ lung tung khác.
Mỗi
phút vẩy trung bình 53 cái, các bạn duy trì 30’ trở lên để đạt 1500-1800 cái.
Đến lúc đó, bạn xì hơi cả trên lẫn dưới. Xì hơi phía dưới, nôm na hiểu rằng,
bạn đánh Rắm (miềm Trung gọi là đánh địt, y học gọi là trung tiện), tác dụng
của bài tập đó.
Những
bệnh nhân chưa đứng được, có thể ngồi ngay trên ghế đẩu, thực hiện vẩy tay theo
đúng hướng dẫn trên. Tác dụng của bài tập thật là tuyệt vời.
Nhất là đối
với các loại bệnh mạn tính của người cao tuổi, kể cả các loại ung thư đều phòng
trị được. Với các bệnh về mắt, luyện Vẩy tay Dịch Cân kinh có thể chữa khỏi các
chứng đau mắt thông thường, đau mắt đỏ và cả thông manh (do đục thuỷ tinh thể).
Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên mới sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là đã khỏi một căn bịnh. Cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.
Luyện
tập dịch cân kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau:
Nội
trung: Tức là nâng cao can khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ,
lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu.
Tứ
trưởng tố: Tức là tứ chi phối hợp với các động
tác theo đúng nguyên tắc luyện tập. Tứ trung tố song song với nội trung sẽ làm
cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng
mạnh.
Ngũ
tam phát:
Nghĩa
là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Đó là :
Bách
Hội: Một huyệt trên đỉnh đầu,
Gio
cung: huyệt ở hai bàn tay,
Dũng
tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân.
Khi
luyện tập thì 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt . Nhâm
đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân
thể, tiêu trừ các bịnh nan y mà ta không ngờ.
4. Lục phủ minh:
Đó là
ruột non. ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là
không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận
lợi nên không trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng
thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.
Đạt ma dịch cân kinh rất
thích hợp cho mọi đối tượng. Đặc biệt cho người già, mùa đông giá rét đã cận kề,
không nên tập ngoài trời quá sớm, ngay trong nhà, vẩy tay tập dịch cân kinh, tránh
được rủi ro có thể xẩy ra. Duy trì thông kinh lạc, sức lực cải thiện. Mạnh khoẻ,
sống lâu, nhằm tuổi 90.100 phấn đấu. Kính chúc độc giả thành công.
Sưu
tầm, tổng hợp từ các báo Kienthuc.net và
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét