Mùa xuân bình yên

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2024

Những thói quen thường gặp gây bệnh gout

 

Người có lối sống không lành mạnh như ít vận động, ăn nhiều đạm động vật và đồ ngọt, uống nhiều rượu bia, dễ mắc bệnh gout.

Chỉ số axit uric trong máu bình thường ở nam giới là 210-420 umol/L và phụ nữ là 150-350 umol/L. Thận không thải được axit uric ra ngoài hoặc cơ thể tạo ra quá nhiều chất này dẫn đến bệnh gout.

ThS.BS Đồng Thị Thủy Quỳnh, khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết chưa có phương pháp điều trị dứt điểm gout. Người có nguy cơ mắc bệnh cao nên phòng tránh và kiểm soát tốt bệnh từ sớm.

Một số thói quen sinh hoạt dưới đây tăng nguy cơ mắc gout hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn.

Chế độ ăn không lành mạnh

Hải sản, thịt bò, nội tạng động vật... giàu purin. Khi vào cơ thể, purin chuyển hóa thành axit uric, nếu quá nhiều, thận không kịp đào thải hình thành tinh thể urat, dẫn đến bệnh gout.

Ăn thực phẩm nhiều đường fructose hoặc carbohydrate tinh chế như bánh kẹo, bánh mì trắng, bánh quy tăng nguy cơ mắc gout. Chúng không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng thấp, mà fructose làm tăng đáng kể lượng axit uric và trầm trọng bệnh.

Bác sĩ Thủy Quỳnh tư vấn sức khỏe xương khớp cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh© Được VnExpress cung cấp

Bác sĩ Thúy Quỳnh cho biết chế độ dinh dưỡng thích hợp có thể giảm 15% nồng độ axit uric trong cơ thể. Để phòng ngừa gout, nên giảm thực phẩm giàu purin, hạn chế ăn ngọt; tăng cường rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, quả hạch, sữa ít béo, thịt trắng như thịt gà, cá.

Lạm dụng rượu bia, uống ít nước

Rượu bia và thức uống có cồn khác ức chế khả năng bài tiết axit uric của cơ thể, làm tăng axit uric máu và gây ra gout. Uống ít nước, nhịn đi tiểu, làm giảm đào thải loại axit này theo đường tiểu.

Hạn chế rượu bia, uống đủ nước, ưu tiên nước lọc và nước trái cây như nước ép thơm, cam, quýt, chanh, bưởi... giảm lắng đọng axit uric thành các tinh thể urat, phòng ngừa gout.


Người uống nhiều rượu bia có nguy cơ mắc bệnh gout. Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp

Ít vận động

Người ít vận động dễ thừa cân và béo phì, làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Các tế bào chất béo sản xuất ra các protein cytokine gây viêm, tăng mức độ viêm toàn thân.

Để phòng ngừa gout, hạn chế tổn thương và thoái hóa khớp, nên vận động thường xuyên. Tuy nhiên, không tập luyện quá mức hoặc giảm cân đột ngột, tác động xấu đến sức khỏe. Các môn thể thao được khuyến nghị gồm đi bộ, bơi lội và đạp xe. Vận động ở cường độ vừa phải, 30 phút mỗi buổi, 5 ngày mỗi tuần.

Bác sĩ Thủy Quỳnh cho biết bên cạnh nguyên nhân về lối sống, gout có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý khác như bệnh đa hồng cầu, đau tủy xương... Nên khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi phát hiện bất thường, nhất là khi đau nhức, sưng đỏ các khớp sau bữa ăn giàu protein hoặc uống nhiều bia rượu.

Độc giả có thắc mắc về bệnh cơ xương khớp gửi câu hỏi tại đây để được bác sĩ giải đáp.

Phi Hồng

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2024

Nhỏ một giọt dầu gió vào hành tây, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa nhà bạn

 Mùa hè là mùa sinh sôi nảy nở của nhiều loại côn trùng, đặc biệt là muỗi. Không chỉ gây mẩn ngứa, muỗi còn có thể truyền nhiễm nhiều loại siêu vi khác nhau như sốt xuất huyết, sốt rét... Để diệt muỗi, nhiều người sử dụng thuốc xịt côn trùng hoặc hương muỗi. Các giải pháp này không thực sự an toàn, đặc biệt với nhà có trẻ nhỏ, đòi hỏi sự cẩn trọng rất lớn.

Vì thế, các cách đuổi muỗi không dùng hóa chất được nhiều người tìm kiếm, trong đó cách đuổi muỗi bằng dầu gió vào hành tây đã được nhiều người áp dụng hiệu quả.

Nhỏ một giọt dầu gió vào hành tây để đuổi muỗi và côn trùng 

Với cách tự chế từ các nguyên liệu sẵn có, chúng ta có thể dễ dàng đuổi muỗi, côn trùng ra khỏi nhà.

Nhỏ một giọt dầu gió vào hành tây, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa nhà bạn. (Ảnh: Sohu)© Được VTC News cung cấp

Dầu gió bao gồm nhiều tinh dầu tự nhiên như bạch đàn, khuynh diệp, bạc hà... Theo các chuyên gia, trong lá khuynh diệp có citriodiol - một chất thường được dùng để sản xuất các sản phẩm diệt muỗi. Còn tinh dầu bạc hà chứa nhiều menthol, không chỉ có hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu da mà còn khiến muỗi phải tránh xa.

Trong khi đó, hành tây lại là khắc tinh của gián, nếu trong bếp của bạn đặt một củ hành tây thì gián sẽ không dám bén mảng.

Bởi vậy, kết hợp này là cách làm rất an toàn để xua đuổi các loại côn trùng. Nhỏ một giọt dầu gió vào hành tây, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa nhà bạn.

Cách làm túi đuổi côn trùng bằng dầu gió và hành tây rất đơn giản. Bạn lấy một củ hành tây, lột vỏ, cắt thành những lát mỏng, sau đó lấy một chiếc khẩu trang giấy, cắt một bên tạo thành cái túi rồi nhét hành vào lớp giữa của khẩu trang.

Dùng khẩu trang giấy có thể chế thành chiếc túi đựng chống côn trùng. (Ảnh Sohu)© Được VTC News cung cấp

Tiếp theo, bạn nhỏ vài giọt dầu gió lên lớp khẩu trang giấy và cả những lát hành tây, sau đó thắt nút lại, vậy là bạn đã có một chiếc túi đuổi muỗi và côn trùng tự chế rất gọn nhẹ.

Bạn hãy treo nó ở đầu giường, cửa sổ, mùi hành tây cay và hăng kết hợp với tinh dầu trong dầu gió sẽ lan tỏa khắp phòng, khiến muỗi và côn trùng không dám bén mảng tới phòng ngủ của bạn.

Treo túi ở những nơi đầu giường, cửa ra vào. (Ảnh Sohu)© Được VTC News cung cấp

Ngoài tác dụng đuổi muỗi và côn trùng, hành tây còn giúp diệt khuẩn, làm sạch không khí, giúp ngủ ngon nên việc treo túi tự chế này ở đầu giường cũng có tác dụng tốt cho giấc ngủ.

 Bạn cũng có thể treo túi này trong bếp để đuổi gián cũng rất hiệu quả.

Để túi trong bếp cũng khiến gián phải chạy xa căn bếp của bạn. (Ảnh Sohu)© Được VTC News cung cấp

Sau khi sử dụng khoảng 4-5 ngày, hành tây sẽ héo dần, lúc này bạn có thể thay bằng túi hành tây và dầu gió mới để tiếp tục đuổi gián, muỗi trong nhà.

Một số cách đuổi muỗi khác bằng nguyên liệu tự nhiên

Những nguyên liệu được dùng đuổi muỗi dưới đây đều thường có sẵn trong nhiều gia đình, bạn có thể tùy điều kiện để lựa chọn. 

Sử dụng vỏ cam, quýt khô

Nếu nhà có muỗi thì sau khi ăn cam, quýt, bạn chớ bỏ vỏ đi mà hãy phơi khô rồi dùng để đuổi muỗi. Tinh dầu thơm trong vỏ cam, quýt rất hấp dẫn với con người nhưng lại là thứ mà muỗi phải tránh xa.

Bạn chỉ cần lấy vài mẩu vỏ cam, quýt đã phơi khô đốt cháy trên lửa. Tuy cách này chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, chừng một buổi, nhưng nó lành mạnh và giúp không gian nhà bạn có mùi thơm dễ chịu hơn.

Đuổi muỗi bằng tỏi

Tỏi luôn có sẵn trong hầu hết các gian bếp gia đình và được sử dụng gần như hàng ngày. Ngoài công dụng nấu ăn, tỏi còn được dùng để diệt muỗi. Tất cả những gì bạn cần làm là nghiền nát vài tép tỏi, thêm nước và đun sôi trong vài phút.

Sau khi nước tỏi nguội, bạn đổ vào chai và xịt vào góc nhà, nơi muỗi thường trú ngụ.

Đuổi muỗi bằng nước rửa chén bát

Trong nước rửa chén có một ít tinh dầu chanh và các chất hóa học như phốt phát, chất sát khuẩn… khiến muỗi tránh xa.  Bạn chỉ cần cho một ít nước rửa chén ra đĩa, sau đó đem để ở khu vực ngoài nhà hoặc khu vực tập trung nhiều muỗi. Ngoài ra, bạn có thể thoa một ít nước rửa chén ở chân bàn ăn để tránh kiến bò lên. 

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2024

NHỮNG MẸO THỊT VỊT

 Luộc vịt cho thêm loại quả này sẽ không sợ bị hôi, thịt ngọt lịm

Luộc vịt không khó nhưng nếu làm không đúng cách sẽ rất dễ bị hôi. Lý do là ở phần đuôi của vịt có một cục nhờn có mùi rất nặng. Ngay cả khi đã loại bỏ tuyến nhờn này, bạn vẫn cần các kỹ năng chế biến để món ăn có mùi thơm hấp dẫn. Cả khâu sơ chế và luộc đều rất quan trọng để món vịt luộc không có mùi khó chịu.

Luộc vịt cho thêm loại quả này sẽ không sợ bị hôi

Để món vịt thơm ngon, bạn cần chú ý ngay từ khâu sơ chế, loại bỏ cục chất nhờn ử phao câu, sử dụng các gia vị có tác dụng khử mùi như gừng, sả, hành, muối... Ngoài ra, có một loại quả ít người nghĩ là liên quan đến món vịt luộc nhưng lại mang đến hiệu quả thực sự đáng ngạc nhiên. Luộc vịt cho thêm loại quả này sẽ không sợ bị hôi, thịt lại ngọt lịm. 

Luộc vịt cho thêm loại quả này sẽ không sợ bị hôi, thịt ngọt lịm. (Ảnh: fastandfresh)© Được VTC News cung cấp

Đó chính là quả dừa. Trong lần luộc vịt tới, bạn hãy mua một quả dừa về để "kiểm nghiệm" nhé, chắc chắn kết quả sẽ khiến bạn hài lòng. Các bước thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

- 1 con vịt ngon

- 1-2 quả dừa tươi

- Mướp hương

- Gừng tươi, sả, hành khô

- Giấm gạo, muối hạt.

Luộc vịt cho gì để không bị hôi là băn khoăn của nhiều người.© Được VTC News cung cấp

Bạn lấy nước của 1-2 quả dừa tươi cho vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ ngập con vịt, cho gừng đập dập, sả đập dập và chút muối vào rồi luộc. Khi nước sôi, cần vớt phần bọt nổi lên trên để nước dùng được trong hơn.

Sau khi luộc khoảng 15-20 phút, bạn cho 1-2 quả mướp hương đã gọt vỏ bổ đôi vào luộc cùng vịt khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp. Ngâm thịt vịt trong nồi khoảng 20 phút cho thịt chín hẳn, đến khi thấy da vịt chuyển từ màu vàng sang nâu vàng là được.

Để thử xem vịt đã chín kỹ chưa, bạn dùng đầu đũa hoặc que nhọn chọc vào, nếu không có nước hồng chảy ra là vịt đã chín. Nếu bạn chưa muốn ăn ngay thì có thể để vịt om trong nồi, thịt sẽ luôn được giữ nóng và mềm mại, khi ăn chỉ cần vớt ra rồi chặt miếng. Bạn cũng có thể vớt vịt ra khi đã chín rồi cho ngay vào thau nước lạnh, thịt sẽ săn lại và nguội nhanh, giúp lớp da giòn dai hơn.

Nồi nước dùng luộc thịt vịt rất ngọt, bạn có thể nêm nếm thêm chút gia vị rồi dùng với bún hoặc nấu canh măng. 

Cách pha nước chấm vịt luộc

Món luộc ngon thì không thể thiếu nước chấm. Vậy thịt vịt luộc chấm với cái gì? Dưới đây là 2 cách chế biến nước chấm ngon cho món vịt luộc:

Cách pha nước mắm chấm vịt

Ớt bỏ hạt, băm nhỏ; gừng cạo bỏ vỏ, băm nhỏ; tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ.

Cho 5 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê đường trắng, 2 thìa cà phê nước cốt chanh vào một cái bát, khuấy đều. Cho ớt, gừng đã băm vào khuấy đều rồi cho tỏi vào để tỏi nổi lên bề mặt bát nước chấm. Nêm nếm lại cho hợp khẩu vị.

Cách pha xì dầu tỏi ớt chấm vịt

Tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ. Gừng và ớt rửa sạch; gừng nạo vỏ, băm nhỏ, ớt tươi bỏ hạt, băm nhỏ.

Cho 4 thìa cà phê xì dầu, ½ thìa cà phê mỳ chính và 1 thìa đường trắng vào bát, khuấy đều. Cho gừng và ớt băm vào khuấy đều, sau đó cho tỏi băm vào.

Luộc vịt không khó, nhưng muốn luộc vịt ngon, bạn cần một số bí quyết nho nhỏ.© Được VTC News cung cấp

Cách chọn vịt ngon

Để có món vịt luộc ngon, bạn nên chọn những con vịt trưởng thành, béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Những con vịt này làm lông sẽ nhanh, không mất nhiều thời gian.

Nên chọn vịt đực, bởi vịt đực ăn ngon hơn vịt cái. Không nên chọn vịt non vì thịt sẽ nhão, không săn chắc và rất tốn thời gian nhổ lông măng. Vịt non sẽ có mỏ to và mềm, còn vịt già mỏ nhỏ và cứng. Vịt đã đẻ một vài lứa thịt cũng khá thơm, dấu hiệu nhận biết là bụng dưới xệ xuống.

Nếu là vịt làm sẵn, cần chọn những con mới mổ, nhìn còn tươi ngon, ấn tay vào thấy chắc. Quan sát bên trong, nếu thấy nhiều nước thì có thể đó là vịt bị bơm nước. Nếu thấy hai bên đùi và lườn vịt căng bóng, thớ thịt dày cũng không nên mua. Một dấu hiệu khác của vịt bị bơm nước là khi dốc ngược con vịt, bạn thấy nó bị biến dạng.

Mẹo khử mùi hôi cho thịt vịt

Việc xử lý lông vịt đúng cách cũng giúp loại bỏ một phần mùi hôi của vịt. Bạn cần đun sôi một nồi nước, thêm lá khế, nắm rau muống hoặc một ít vôi, sau đó nhúng con vịt đã cắt tiết vào trong nước này, làm ướt toàn bộ lông và nhanh tay nhổ. Lúc nhổ, nên miết tay xuống để loại bỏ hết cả lông măng. Nếu lỗ chân lông có chất lỏng màu đen thì nên nặn ra hết để vịt được sạch, không bị hôi.

Làm lông xong, bạn rửa lại con vịt bằng nước sạch, cắt bỏ phao câu để loại bỏ mùi hôi. Phao câu chính là một trong những nguyên nhân khiến thịt vịt bị hôi khi nấu chín. Nơi đây tập trung nhiều hạch bạch huyết, là kho chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, tích tụ các tạp chất. 

Mặc dù đã làm sạch phần lông, cắt bỏ phao câu nhưng thịt vịt vẫn có mùi hôi đặc trưng. Bạn nên dùng muối hạt chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch, sau đó cắt vài lát gừng chà lên, rửa lại lần nữa. Gừng có tác dụng khử mùi hôi vịt hiệu quả và giúp vịt thơm hơn khi luộc.

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng, giấm gạo để rửa vịt rồi xả lại với nước, chắc chắn vịt sẽ không còn mùi hôi.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2024

LÁ MÍT GIẢI RƯỢU

 Lá mít có giải rượu như lời đồn trong dân gian?

Lá mít được biết đến với nhiều công dụng khác nhau như điều trị tắc tia sữa, lợi sữa, trị mụn nhọt, cao huyết áp… Ngoài ra, một công dụng của lá mít không phải ai cũng biết đó là giải rượu.

Thậm chí, sử dụng lá mít trước khi uống rượu có thể giúp hạn chế khả năng say và uống được nhiều hơn so với bình thường.

Lá mít từ lâu đã được áp dụng trong các bài thuốc trong dân gian. (Ảnh: Thành Huyên)© Được VTC cung cấp

Trong lá mít có những chất trung hòa rượu, làm hạn chế tối đa tác dụng xấu của cồn đối với dạ dày và cơ thể.

Bạn nên chọn khoảng 5 lá mít bánh tẻ. Lá già khó ăn mà lá non lại ít tác dụng. Sau khi rửa sạch, có thể ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút rồi để ráo nước trước khi nhai. Khi nhai bạn nuốt nước và nhả bỏ phần bã.

Lưu ý hãy chọn lá mít sạch, tốt nhất lá từ vườn nhà để đảm bảo không có thuốc trừ sâu.

Trường hợp đã uống quá nhiều rượu và muốn nhanh chóng trở lại trạng thái tỉnh táo thì có thể lấy 15 lá mít tươi, ngâm trong nước muối để loại bỏ bụi bẩn, sau đó cho lá mít vào máy xay sinh tố hoặc cối giã, sau đó thêm nước sôi để nguội và muối ăn, đem xay nhuyễn hỗn hợp. Lọc nước cốt từ hỗn hợp lá mít để uống và giải rượu.

Những người từng áp dụng cách này đều công nhận cảm thấy tỉnh táo hơn, không đau đầu và mệt vào ngày hôm sau.

Cách giải rượu bằng lá mít trong vườn nhà vừa tiện vừa rẻ. Lá mít từ lâu đã được áp dụng trong các bài thuốc trong dân gian, vì vậy bạn có thể tin tưởng vào độ an toàn của cách giải rượu này.

Nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng kiếm được lá mít, nhất là những người sống ở khu vực thành phố. Cách làm này cũng khá lách cách và mất công khiến nhiều người ngần ngại khi áp dụng. Và có một thực tế chúng ta phải thừa nhận, vị lá mít thường khiến một số người cảm thấy khó uống.  

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2024

Nguyên nhân gây ra tình trạng căng cơ và cứng cơ

 THIỆN NHÂN (THEO HEALTHSHOTS)  -  Thứ hai, 15/07/2024 16:00 (GMT+7)

Căng cơ là tình trạng các cơ bắp bị kéo giãn quá mức, vượt quá ngưỡng chịu đựng. Một số trường hợp nặng có thể dẫn tới rách cơ. Tình trạng này khiến các cơ liên quan căng cứng, không có khả năng thư giãn. Bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể cũng có thể bị căng cơ, phổ biến là ở cơ chân, tay, thắt lưng, cổ và vai.

Nguyên nhân gây ra tình trạng căng cơ và cứng cơ. Ảnh: Ngọc Thùy

Căng thẳng và lo âu

Khi cơ thể bị căng thẳng sẽ giải phóng cortisol, được gọi là hormone căng thẳng, có thể khiến cơ bắp căng cứng.

Tập thể dục quá mức

Tham gia vào hoạt động thể chất mạnh hoặc nâng vật nặng không đúng cách có thể khiến cơ bị căng và cứng.

Mất nước

Tình trạng mất nước sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này khiến các cơ dễ bị co thắt hơn dẫn đến hiện tượng chuột rút, căng cơ.

Thiếu vận động

Thời gian không vận động kéo dài, chẳng hạn như ngồi quá lâu mà không nghỉ ngơi, có thể khiến cơ bắp bị căng cứng.

Chấn thương

Tai nạn, thương tích hoặc chấn thương cơ có thể dẫn đến căng thẳng, cứng cơ như một phần của quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể.

Những cách giúp giảm căng cơ

Bài tập: Nếu cơ bắp của bạn bị đau và khó di chuyển, các bài tập kéo giãn có thể giúp giảm căng cơ và cải thiện tính linh hoạt.

Xoa bóp: Massage cơ có thể là một cách hiệu quả để giải phóng căng cơ và thúc đẩy sự thư giãn.

Giảm căng thẳng: Căng thẳng là yếu tố lớn nhất gây ra tình trạng căng cơ, cứng cơ hoặc đau nhức. Vì vậy, để giảm căng thẳng và áp lực cho cơ thể, hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, thiền hoặc yoga.

Chườm lạnh: Chườm lạnh vào vùng bị căng cơ, cũng có thể giúp giảm viêm và giảm đau. Đảm bảo bọc túi đá trong vải để tránh tổn thương da do tiếp xúc trực tiếp với lạnh.

Giữ đủ nước: Duy trì đủ nước và chế độ ăn uống cân bằng giàu chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe, chức năng của cơ. Uống đủ nước trong ngày để ngăn ngừa mất nước, có thể gây ra chuột rút và căng cơ.

Bạn đọc tìm được bài viết ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

https://danmanhhung.blogspot.com/2024/07/cang-co-nguyen-nhan-dau-hieu-cach-xu-ly.html


 


Thứ Hai, 15 tháng 7, 2024

KHÔNG UỐNG CAFFE KHI ĐÓI

 Cà phê chứa chất kích thích, nếu uống lúc bụng đói gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đường huyết, căng thẳng thần kinh.

Một số người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng. Người khỏe mạnh uống cà phê khi đói không gây ra tác hại đáng kể. Tuy nhiên, với người có bệnh lý, thói quen này có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực.

Tăng đường huyết

Uống cà phê đen lúc bụng đói làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Theo thời gian, tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến quá trình trao đổi chất như tiểu đường. Nên ăn lót dạ một số món nhẹ trước khi uống cà phê để tốt hơn cho sức khỏe.

Trào ngược axit

Đồ uống này có tính axit tự nhiên, với độ pH từ 4,8 đến 5,1, dùng lúc đói có nguy cơ kích thích axit trong dạ dày, gây ợ nóng, cảm giác nôn nao. Thức uống này cũng làm giảm áp lực của cơ vòng thực quản dưới (cơ nằm ở giữa dạ dày và thực quản), khiến axit từ dạ dày trào ngược lên.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm ợ chua, cảm giác nóng rát ở ngực, buồn nôn hoặc nôn. Trào ngược dạ dày thực quản mạn tính do cà phê có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm thực quản, tăng nguy cơ ung thư.

Cà phê có tính axit khi uống lúc đói có thể gây trào ngược axit. Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp

Kích thích nhu động ruột

Cà phê chứa nhiều hợp chất có thể kích thích nhu động ruột, gồm caffeine, axit chlorogenic và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide. Chúng có thể thúc đẩy đi tiêu đều đặn, giảm táo bón nếu kết hợp chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, dùng đồ uống này khi đói khiến nhu động ruột tăng lên nhanh chóng, có thể dẫn đến triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy.

Bồn chồn

Dạ dày, ruột non hấp thụ hoàn toàn caffein trong 45 phút sau khi tiêu thụ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC) Mỹ, người uống cảm nhận được tác dụng của caffeine như bồn chồn, tim đập nhanh sau khoảng 30 phút và đạt đỉnh khoảng hai giờ sau khi uống. Những người chưa ăn mà uống cà phê có thể nhận thấy dấu hiệu sớm hơn.

Ăn một bữa nhẹ giúp giảm cảm giác bồn chồn. Chọn loại có ít hoặc đã khử caffeine (cà phê decaf), pha loãng hơn cũng bớt tác dụng phụ. Uống cà phê trong khoảng một giờ, tránh liền mạch để cơ thể dung nạp chậm hơn. Người thường bồn chồn khi dùng đồ uống này cần hạn chế tối đa 200 mg caffeine mỗi ngày, tương đương hai tách cà phê pha tại nhà.

Thời điểm để thưởng thức tốt nhất vào buổi sáng muộn, đầu giờ chiều hoặc sau khi dùng bữa sáng. Nên tránh uống ngay sau khi thức dậy vì cortisol, một loại hormone giúp tăng cường năng lượng thường đạt đỉnh vào khoảng 7h. Cà phê có tác dụng kích thích sản xuất cortisol. Nếu dùng quá sớm có thể làm tăng nồng độ cortisol, dễ gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, loãng xương.

Một số món ăn có thể kết hợp và bớt tác dụng phụ của cà phê bao gồm bánh mì nướng, ngũ cốc nguyên hạt, bơ hạt, trái cây, bột yến mạch.

Bảo Bảo (Theo Livestrong, Eating Well)

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2024

Bổ sung thường xuyên 4 chất dinh dưỡng này để tránh xa bệnh tật

 Hoàng Xuyến (Theo Aboluowang)

Những chất dinh dưỡng cần thiết để giúp bạn tránh xa bệnh tật. Đồ họa: Hoàng Xuyến© Lao Động

Nếu muốn tránh xa bệnh tật, bạn có thể phòng ngừa trước bằng cách bổ sung kịp thời những chất dinh dưỡng này.

1. Canxi

Canxi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của xương. Nếu người cao tuổi muốn phòng ngừa bệnh loãng xương thì phải bổ sung đủ lượng canxi. Ngoài việc ăn thực phẩm giàu canxi, bạn cũng nên chú ý kiểm soát lượng muối ăn vào, hạn chế uống ít đồ uống có ga, cà phê, trà đặc và các thực phẩm khác để tránh mất canxi.

2. Vitamin

Có rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, do đó khi cơ thể thiếu hụt một loại vitamin nào cũng rất dễ gây ra bệnh. Ví dụ, thiếu vitamin C dễ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, thiếu vitamin D dễ dẫn đến thiếu canxi. Vì vậy, nếu muốn khỏe mạnh, bạn phải bổ sung đủ vitamin cho cơ thể.

3. Chất đạm

Protein chất lượng cao thúc đẩy quá trình tổng hợp tế bào của con người, khi thiếu protein sẽ gây suy giảm khả năng miễn dịch, rụng tóc, phù nề cơ thể... Vì vậy, việc bổ sung protein là rất cần thiết và quan trọng. Protein chất lượng cao hàng ngày có thể được bổ sung bằng các loại thịt, trứng, các sản phẩm từ sữa...

4. Axit béo omega-3

Axit béo Omega-3 rất có lợi cho sức khỏe, chúng là chất dinh dưỡng quan trọng để ngăn ngừa các tình trạng bệnh lý liên quan đến quá trình lão hóa, tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, mạch máu não. Axit béo omega-3 chủ yếu có nguồn gốc từ các loại dầu như cá hồi, cá ngừ... dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt lanh...