Giấm trắng và đường
phèn trộn với nhau có tác dụng gì?
Giấm trắng và đường
phèn trộn với nhau có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người. (Ảnh: Shane
Reynolds)© Được VTC News cung cấp
Lưu ý, bạn nên dùng nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 - 60 độ C để
đảm bảo đường phèn tan hoàn toàn trong dung dịch nước - giấm.
Giấm trắng và đường phèn trộn với nhau có tác
dụng gì?
Theo Sohu, việc sử dụng hỗn hợp giấm trắng pha với
đường phèn có những tác dụng rất tuyệt vời:
- Giảm nồng độ cồn trong máu: Khi bạn cảm thấy chóng mặt và khó chịu sau khi uống rượu bia,
một ly hỗn hợp giấm trắng pha với đường phèn có thể làm giảm cảm giác khó chịu
và giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn nhờ vào khả năng làm dịu dạ dày của đường
phèn.
- Điều trị hôi miệng: Chỉ cần uống hai ly giấm trắng pha với đường phèn mỗi ngày,
sau ba ngày bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.
- Chữa lành vết loét miệng: Cách làm tương tự như cách giảm hôi miệng đã nêu trên. Bạn hãy
uống hai ly mỗi ngày để nhanh chóng làm lành các vết loét trong miệng.
Tác dụng của giấm trắng và đường phèn
Giấm trắng và đường phèn trộn đều có nhiều công dụng tuyệt vời
đối với sức khỏe.
Tác dụng của giấm trắng với sức khỏe
Giấm trắng có thể sử
dụng phối hợp với các thực phẩm thông dụng trong phòng và chữa bệnh. (Ảnh: The
Spruce)© Được VTC News cung cấp
Trong bài viết của mình trên báo Báo Sức khỏe & Đời
sống, ThS Hoàng Khánh Toàn trên cho biết, theo Đông y, giấm vị chua, đắng,
tính ấm; tác dụng tiêu thực, tán ứ, giải độc, sát trùng, cầm máu; có thể dùng
riêng hoặc phối hợp với các thực phẩm thông dụng để phòng và chữa bệnh.
Canxi và hàm lượng kali trong giấm giúp điều hòa huyết áp. Bệnh
cao huyết áp và cholesterol có thể được phòng ngừa nhờ chất pectin trong
giấm.
Giấm có tác dụng hỗ trợ làm hạ huyết áp nên cũng có ích trong
việc hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng các hoạt chất trong
giấm tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và các khối u, loại bỏ độc tố, ngăn chặn
sự hình thành của chất nitrosamine, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể và
tăng cường khả năng miễn dịch.
Giấm là chất chống ôxy hóa cao nên có khả năng chống lão hóa và
kiểm soát các gốc tự do trong cơ thể. Nó cũng có khả năng điều tiết lượng đường
trong cơ thể, rất hữu ích đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.
Lượng giấm vừa phải có thể làm giảm hàm lượng axít lactic trong
cơ thể, làm mềm cơ bắp, nhờ đó giảm mệt mỏi. Giấm có thể kích thích sự
tiết axít dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Việc súc miệng bằng giấm giúp giảm đau họng. Giấm pha với
một chút mật ong là thảo dược trị ho công hiệu.
Tác dụng của đường phèn
Đường phèn có nhiều tác dụng tốt với cơ thể. (Ảnh: Rewhitez)© Được VTC News cung cấp
Theo tư vấn của BSCK1 Dương Ngọc Vân trong bài viết trên website Bệnh
viện Đa khoa Medlatec, đường phèn tính mát, có khả năng giải nhiệt nên được
dùng phổ biến trong nấu ăn, làm bánh hoặc pha chế đồ uống. Dưới đây là
những tác dụng của đường phèn với sức khỏe:
- Bổ tỳ và phế: Đường phèn được Đông y đánh giá là vị thuốc có
tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Người bị viêm khí phế quản, đau
rát họng, ho khan ít đờm, đau đầu, chóng mặt… có thể dùng đường phèn để làm dịu
cổ họng, giảm cảm giác khó chịu.
- Giải nhiệt cơ thể: Đường phèn là loại đường đơn cung cấp
nhiều năng lượng ở dạng glucose, có tác dụng giảm căng thẳng, giải nhiệt, giúp
các cơ quan hoạt động tốt hơn. Vì thế, nhiều món ăn bổ dưỡng như yến chưng,
chè, canh giải nhiệt… sử dụng đường phèn để tạo ngọt.
- Trị ho và viêm họng: Đường phèn chưng với chanh hoặc quất là
bài thuốc Đông Y có tác dụng trị ho, viêm họng rất tốt. Hỗn hợp này giúp làm
sạch miệng và cổ họng, từ đó làm dịu và cắt cơn ho.
- Bổ thận sinh tinh: Nam giới có thể chưng đường phèn với đậu
bắp, sau đó chắt lấy nước uống để cải thiện chức năng tình dục.
Tuy đường phèn và giấm đều có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe
nhưng không nên lạm dụng.