Mùa xuân bình yên

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

BÀI 55 - Những thực phẩm bổ & hại gan

 Bài 39 tôi đã giới thiệu về bệnh gan và những bài thuốc chữa. Bài này. Xin giới thiệu cùng các bạn 7 loại thực phẩm bổ gan, thanh lọc cơ thể, đồng thời cũng giới thiệu 7 thực phẩm là 'sát thủ' hại gan khủng khiếp, người Việt vô tư ăn mỗi ngày

55.1  - 7 loại thực phẩm bổ gan, thanh lọc cơ thể

1 Atiso

Các dưỡng chất trong atiso giúp giải độc gan, ngăn ngừa độc tố xâm nhập, gây hại cho các tế bào gan. Ngoài ra, atiso cũng có thể cải thiện thị lực của bạn, giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch và ngăn ngừa loét dạ dày. Trong atiso chứa chất ức chế sự hình thành mạch máu có thể ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan sang các cơ quan khác.

2 Sữa chua

Sữa chua là loại men vi sinh nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Chế phẩm sinh học này có tác dụng làm giảm tổn thương gan, giảm mỡ gan và điều chỉnh chất béo trong cơ thể. Bạn nên sử dụng sữa chua Hy Lạp nguyên chất, không chứa đường nhân tạo để đảm bảo sức khỏe.



100gr sữa chua chứa 100kcal, 3gr protein, 125mg calci và các vitamin, khoáng chất khác

3 Rau cải

Các loại rau họ cải như: Bắp cải, súp lơ, bông cải xanh và mầm brussels chứa các hợp chất sinh học quercetin giúp bảo vệ gan, thanh lọc cơ thể. Rau họ cải cũng hỗ trợ giải độc gan, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư gan.

4 Đậu

Đậu là thực phẩm cải thiện sức khỏe của gan. Chất xơ trong đậu có tác dụng nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa và chức năng của gan. Theo chuyên gia dinh dưỡng Suzanne Dixon, đậu giàu protein thực vật, chất xơ, giúp bạn giảm cân và thanh lọc gan hiệu quả.

5 Cà phê

Cà phê không chỉ là đồ uống ngon mà còn cung cấp năng lượng lành mạnh vào buổi sáng. Các nghiên cứu chỉ ra uống cà phê mỗi ngày tốt cho gan, làm giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan hoặc tổn thương gan ở những người mắc bệnh gan mạn tính. Đồng thời, các nghiên cứu khác cũng chứng minh cà phê có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư gan.


400mg caffeine mỗi ngày là ngưỡng an toàn với người trưởng thành

6 Cá béo và các loại hạt

Chất béo lành mạnh có trong các loại hạt và cá béo, giữ cho gan của bạn khỏe mạnh. Các loại hạt có chứa vitamin E chống oxy hóa và cá béo chứa acid béo omega-3. Cả 2 chất dinh dưỡng này có thể cải thiện sức khỏe gan và hệ tim mạch của bạn.

7 Quả mọng

Các loại quả mọng như nam việt quất, việt quất, mâm xôi được chứa hợp chất polyphenol. Chất oxy hóa này có tác dụng bảo vệ các tế bào gan khỏi tác động của stress oxy hóa. Bạn có thể thêm quả mọng vào sữa chua để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe của những thực phẩm này.

55.2 - 7 thực phẩm là 'sát thủ' hại gan khủng khiếp, người Việt vô tư ăn mỗi ngày

Các chất có trong những thực phẩm này cực độc với cơ thể và dễ phá hủy lá gan của bạn.

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Dưới đây là 7 thực phẩm không nên ăn nhiều bởi nó rất hại gan.

1 Măng tươi

Theo chuyên gia dinh dưỡng, măng tươi là loại thực phẩm có chứa hàm lượng cyanide cao. Việc nạp các cyanide vào cơ thể sẽ có nguy cơ chuyển hóa thành cyanhydrit dưới tác động của enzym khiến lá gan đối mặt với nguy hiểm.

2 Gừng

Gừng có tính nóng được xem là 1 trong những nguyên liệu cho nhiều phương thuốc chữa bệnh dân gian, tuy nhiên gừng lại là khắc tinh của những bệnh nhân mắc viêm gan.

Nguyên nhân là do trong gừng có chứa nhiều volatile, chất này có khả năng biến thành safrole biến tính xấu có hại cho người bệnh gan.  

Ngoài ra, nó còn làm hoại tử tế bào gan và gây nên những biến chứng nặng nề.

3 Tỏi

Người mắc bệnh về gan tuyệt đối không nên ăn quá nhiều tỏi bởi trong tỏi có chứa các volatile, khi đưa vào cơ thể, volatile sẽ làm giảm hồng cầu cũng như huyết sắc tố.

Nếu thường xuyên ăn sẽ dễ gây nên tình trạng thiếu máu và rất bất lợi cho những người mắc bệnh viêm gan.

4 Tôm

Tôm là thực phẩm giàu đạm, tốt cho sức khỏe nhưng với người bị bệnh gan lại là khắc tinh.

Nguyên nhân là do tôm có chứa hàm lượng cholesterol cao dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đối với những người mắc bệnh gan nhất là viêm gan.

5 Rượu bia

Rượu bia có chứa nhiều cồn cùng các chất kích thích. Các chất này khi đưa vào cơ thể sẽ bắt thận, gan phải làm việc hết công suất để xử lý và thải loại ra ngoài các độc tố.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra, những người uống rượu, bia có tỉ lệ mắc bệnh gan, thận cao gấp 4 - 5 lần so với người bình thường.

6 Đồ ăn nhanh 

Nhắc đến các thực phẩm không tốt cho gan chắc chắn không thể bỏ qua đồ ăn nhanh.

Chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, các thực phẩm chiên, rán do hàm lượng chất béo và đường trong chúng là rất cao.

Nếu ăn đồ ăn nhanh quá thường xuyên rất dễ gây xơ gan, viêm gan cùng nhiều hệ lụy sức khỏe khác.

7 Thịt mỡ



Bạn nên hạn chế ăn các món có thịt mỡ bởi đây là thực phẩm rất giàu chất béo.

Khi đưa vào cơ thể, chất béo sẽ tăng lên khiến gan của bạn phải hoạt động mệt mỏi dễ dẫn tới gan nhiễm mỡ.

Một trong những cách khắc phục tình trạng này là hạn chế ăn chất béo động vật và thay thế bằng chất béo từ thực vật. Không nên ăn quá nhiều, quá thường xuyên đồ chiên rán.

Đường liên kết của video  https://youtu.be/hbg0g3jOulo

Thanh Hương/giadinhmoi.vn

 

 



Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

BÀI 53. Món ăn, bài thuốc từ cá chạch

Cá chạch còn có tên khác là chạch đồng, chạch bùn, xuân ngư, thu ngư, trường xuân ngư.  là loài cá nước ngọt da trơn sống ở các các ao, hồ, sông, suối. Thân tròn, dẹt hai bên, nhất là gần đuôi, dài khoảng 15cm.



Cá chạch có tác dụng bổ khí huyết, thanh nhiệt, tiêu khát,... Ảnh minh họa

 Đầu nhỏ, hơi tròn, mắt bé, miệng thấp có râu. Da mỏng, dưới da có nhiều tuyến tiết chất nhờn, nên rất trơn nhẵn. Vảy nhỏ, lẫn sâu dưới da nên khó thấy. Vây lưng không có gai cứng, vây ngực và vây bụng ngắn, vây đuôi rộng. Cá có màu vàng, nâu hoặc xám đen. Lưng sẫm hơn bụng. Trên thân có nhiều chấm, mỗi chấm do rất nhiều chấm nhỏ hợp thành. Ở gốc vây đuôi, có một chấm to màu đen, trên vây có nhiều sọc đen.

 Theo y học cổ truyền, cá chạch với tên thuốc là thu ngư, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, tiêu khát, chữa nóng trong,….

 53.1 Cá chạch - vị thuốc bổ với trẻ em

 Những món ăn được chế biến từ cá chạch rất ngon, bổ dưỡng và có tác dụng chữa một số bệnh như sau:

 - Thanh nhiệt giải độc, chữa mẩn ngứa: Cá chạch 30g, đại táo 15g, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn ngày một lần. Ăn 7- 10  ngày.

- Chữa suy nhược, thiếu máu, suy dinh dưỡng ở trẻ: Cá chạch 250g, thịt lợn nạc 50g, lạc nhân 100g, gừng 5g, hạt tiêu xay 5g, nước 200 ml. Cách làm: Cá chạch rán qua, cho nước, thịt, gừng đun to lửa 10 phút rồi hầm nhừ thịt đến khi nước còn 100ml. Cho thêm gia vị là ăn được. Ăn ngày 1 lần. Ăn trong 1 tuần. Nghỉ 1 tuần lại tiếp tục. Dùng trong 3 tháng

 Hoặc: Cá chạch 120g rán vàng, hoàng kỳ 15g, đẳng sâm 15g, hoài sơn 30g, đại táo 15g, gừng tươi 5g. Tất cả đem sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng bổ tỳ vị, bổ huyết, dùng thích hợp cho những người suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng...

 - Chữa vàng da do viêm gan: Cá chạch 250g, đậu phụ 500g. Cá chạch làm sạch bỏ đầu đuôi, đậu phụ sxắt miếng đem nấu chín rồi cho cá chạch vào, đun sôi một lát là được, chế thêm hành, gừng tươi và gia vị, dùng làm canh ăn. Công dụng bổ tỳ vị, trừ thấp, dùng thích hợp cho người bị viêm gan vàng da, tiểu tiện không thông.

- Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính: Cá chạch 150g (mổ bỏ ruột, xương) thái mỏng. Mộc nhĩ đen 2,5 g, rau kim châm 15g. Tất cả nấu chín. Ăn nóng chia 2 lần trong ngày. 

- Tăng cường sức khỏe: Cá chạch 500g, lạc nhân 100g, gạo tẻ 300g, dầu ăn, muối, xì dầu, đường, hành, rau thơm… vừa đủ. Cách làm: Đãi sạch gạo, cho thêm ít muối vào rồi trộn đều. Đun nước sôi, cho gạo vào nấu cháo. Mổ chạch, lọc bỏ xương sống, rửa sạch, để khô rồi cho dầu lạc, muối, xì dầu và đường vào đảo đều. Khi cháo sắp được, cho chạch vào nấu chín là được. Khi ăn cho thêm hành và rau thơm. Ăn thường xuyên món này có tác dụng rất tốt cho những người sức khỏe yếu, yếu sinh lý…

- Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Cá chạch 100g, gạo 50g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng, đuôi, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp bột gia vị, xào với dầu ăn. Xương cá chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc xương chạch quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho thịt chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được. Ăn một lần trong ngày lúc đói. Ăn liền 5 ngày.   

                                                                                               Theo Bác sĩ Thu Vân/SKĐS

53.2 Kho thuốc cho cánh mày râu

1. Cá chạch kho hạt hẹ chữa liệt dương

Nguyên liệu cần có:

250 gram cá chạch cơm

50 gram hạt hẹ

Cách thực hiện:

Cá chạch cần làm sạch nhớt và mùi tanh bằng muối và chanh, cắt bỏ phần ruột rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, sau đó vớt ra để ráo nước.

Hạt hẹ rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ tạp chất và cặn bã. Sau đó, cho hạt hẹ vào một miếng vải mỏng và bọc lại.

Cho cá chạch và hạt hẹ vào trong nồi cùng với 500 ml nước và một ít gia vị vừa đủ ăn.

Bắt lên bếp để đun nhỏ lửa đến khi cạn nước.

Bỏ túi hạt hẹ.

Dùng cá khi còn nóng và ngon hơn khi dùng cùng với cơm trắng.

Dùng món cá chạch khi hạt hẹ ngày cách ngày. Sử dụng liên tục trong 20 ngày sẽ có tác dụng chữa bệnh.

2. Cá chạch chữa suy giảm ham muốn

Nguyên liệu cần có:

5 – 6 con cá chạch

Củ gừng tươi

Cách thực hiện:

Đem những con cá chạch rửa sạch, tốt nhất nên rửa bằng muối để khử mùi tanh và lớp nhớt trên cá, cắt bỏ phần ruột. Sau đó, rửa lại nhiều lần với nước và vớt ra để ráo.

Bắt lên bếp một chảo dầu vừa đủ. Khi dầu sôi, cho cá vào và rán cho vàng và thịt mềm ra.

Cho 300 ml rượu trắng hoặc 600 ml nước lọc vào chảo cá đang chín cùng với vài lát gừng tươi và tiếp tục đun sôi đến khi nước cạn dần.

Nêm nếm một ít gia vị cho vừa ăn, một ít hành ngò để tăng mùi vị.

Có thể dùng cá cùng với một chén cơm trắng và mời gia đình cùng thưởng thức.

Phần thịt cá chạch chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như chất đạm, chất béo và các loại axit amin khác

3. Món cá chạch chữa xuất tinh sớm

Nguyên liệu cần có:

5 – 6 cá chạch

300 ml rượu trắng

Cách thực hiện:

Cá chạch cần được làm sạch nhiều lần với muối và nước lọc. Cạo sạch chất nhờn trên thân, cắt bỏ lớp ruột và rửa qua nhiều lần với nước.

Bắt lên bếp một nồi đất, cho vào một lượng dầu ăn.

Khi dầu sôi cho một ít cá và ran cho cá săn lại.

Tiếp tục cho một ít rượu ngang mặt cá và tiếp tục đun trên ngọn lửa nhỏ khoảng 25 – 30 phút.

Nêm nếm một ít gia vị rồi tắt bếp.

Dùng khi thức ăn còn nóng, có thể dùng cùng với cơm trắng hoặc bánh mì tùy vào sở thích cá nhân.

Sử dụng thức ăn trong khoảng 1 tuần, bệnh tình dần cải thiện.

4. Bồi bổ cơ thể bằng cháo cá chạch

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

300 – 500 gram cá chạch

100 gram lạc nhân

300 gram gạo tẻ

Gia vị cần có

Cách thực hiện:

Vo gạo nhiều lần bằng nước lọc. Sau đó, cho ít muối vào đảo đều và bắt lên bếp đun cho báo nhừ dần.

Cá chạch đem đi làm sạch bằng cách khử mùi tanh, lớp nhờn trên da, bỏ nội tạng, tốt nhất nên rửa nhiều lần qua muối và rửa lại hai ba nước lọc.

Bắt lên bếp một chảo nhỏ. Khi chảo nóng, cho một ít dầu vào trong chảo và tiếp tục cho cá chạch cùng với các loại gia vị khác và đảo đều tay. Tắt bếp khi cá đã chín vàng.

Khi cháo sắp chín tới, cho phần cá chạch được làm chín vào cùng. Khuấy đều tay cho cá hòa đều. Nêm nếm một ít gia vị đủ dùng, một ít hành ngò để tăng mùi vị. Tắt bếp khi cháo đã chín tới.

Dùng khi cháo còn nóng. Dùng cháo đặc hay lỏng tùy theo sở thích cá nhân.


Tô cháo cá chạch giúp bồi bổ sức khỏe, cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là những cánh mày râu

Với những công dụng hữu ích của mình, cá chạch được mệnh danh là nhân sâm nước, bởi nguồn dinh dưỡng lớn có ích cho sức khỏe cũng như công dụng chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên, món ăn từ cá chạch chỉ có tác dụng điều trị cho những trường hợp nhẹ và trung bình, trường hợp mới phát hiện bệnh. Những trường hợp nặng, người bệnh nên thăm khám để biết chính xác bệnh lý và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Chạch chấu (chạch sông) có kích thước lớn hơn, có thể lớn tới 0.2Kg, cũng có tác dụng như chạch đồng. Nghiên cứu của các chuyên gia y học Trung Quốc cho thấy, cá chạch sông (chạch chấu) có tác dụng rất tốt đối với những người mặc bệnh gan, đái tháo đường, liệt dương, bệnh đường tiết niệu... Món này cũng giúp bổ thận, tráng dương.

Hiện nay, chạch chấu tự nhiên ngày càng được khai thác nên để nhân giống và duy trì, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 tại Yên Bái, Tuyên Quang đã nghiên cứu thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá chạch để sản xuất giống. Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chạch trong bể xi măng tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc (Hải Dương) cho thấy, sau một năm nuôi kích cỡ cá có thể đạt 132–186 gram. 

Chạch chấu là loài thủy đặc sản có hình dạng giống chạch đồng nhưng to dài hơn rất nhiều và đặc biệt có hàng sống lưng gai góc tựa cá rô. Hiện chạch chấu gần như đã ở trong tình trạng báo động đỏ trong tự nhiên do nạn đánh bắt tận diệt và ô nhiễm môi trường. Đường liên kết của video:

https://youtu.be/ekI9Je2y4TM


 



Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

THẤT TÌNH

 

Các ban thân mến. Có 2 quan điểm thất tình đang tồn tại. Vậy thì chúng ta hiểu như thế nào cho đúng về nó? Chúng ta cùng phân tích

Theo quan điểm nhà phật:

Trước hết là chúng ta phải không có thất tình. Thất tình là gì? Ðó là hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục; tức là mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, muốn. Khi chúng ta điều phục được bảy thứ tình cảm đó, thì chúng sẽ không thể nào tạo phản dấy loạn nữa. Lúc bấy giờ tâm chúng ta sẽ thái bình vô sự, chuyện khổ sở gì cũng không còn. Nếu thái quá sẽ gây bệnh hoặc đột tử, vì vậy, phải khống chế thất tình trên. Vì sao có khổ sở? Vì tâm không được bình yên. Và nếu không có những chuyện khổ, chỉ toàn thọ hưởng các điều vui, như vậy là thế giới Cực Lạc của nhân gian rồi.

Một khi chưa hàng phục được thất tình, đó có thể vì chúng mạnh mẽ thái quá hay là yếu ớt bất cập, không phù hợp với trung đạo, cho nên chúng ta mới điên điên, đảo đảo. Nếu chúng ta hiểu rõ thất tình và có thể hàng phục được chúng, khiến chúng đừng gây sóng gió, tức là chúng ta đã hàng phục được tâm. Bởi thất tình từ trong tâm sanh ra, cho nên khi trong lòng hoan hỷ hay bực tức, đó đều là vì tâm đang bị xoay chuyển theo cảnh giới. Bây giờ chúng ta đã tìm ra căn gốc, vậy chúng ta sẽ không còn mê hoặc và cũng sẽ làm cho bọn thiên ma ngoại đạo phải hàng phục. Tại sao thiên ma ngoại đạo đến quấy nhiễu tâm mình? Bởi chúng ta đã dùng tâm tình cảm của mình một cách quá độ. Một khi hướng cầu bên ngoài, tâm chúng ta sẽ không an tĩnh. Do đó chúng ta đã dẫn dắt ma mị vào trong tâm mình để làm chủ nhân ông. Nếu chúng ta nghe theo mệnh lệnh và chịu sự chỉ huy của nó, vậy là chúng ta không còn quyền tự chủ và sẽ làm nô lệ cho nó thôi.            Trích “Khai Thị 6” - Hòa Thượng Tuyên Hóa.

Như vậy, theo quan niệm nhà phật, thất tình ở đây phải hiểu là 7 thứ tình cảm mà con người đang nắm giữ (Thất là 7). Còn Thất tình mà ông Nguyễn Ngọc Ngạn và bà Nguyễn Cao Kỳ Duyên trình bày sau đây, lại phải hiểu Thất tình là sự đổ vỡ, chia lìa, chia tay của những cặp tình nhân đầy trấc trở, sóng gió. Mời các bạn cùng thưởng thức. Đường liên kết của video

https://youtu.be/U1vcjUHYOf8



Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

BÀI SỐ 48 - MẤT NGỦ

 

Tự ngàn xưa, nhân dân ta đã có câu “Ăn được, ngủ được là tiên. Không ăn, không ngủ mất tiền thêm lo”. Đại thi hào William Shakespeare (1564-1616) thì nói “Lạc quan yêu đời là liều thuốc bổ vô tận. Giấc ngủ là món ăn ngon nhất trong bữa tiệc trần gian”.  Xem ra giấc ngủ quan trọng biết nhường nào.

      48.1. Nguyên nhân gây mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Chứng mất ngủ không chỉ xuất hiện ở người trẻ tuổi mà còn xuất hiện ở những người già, dẫn đến nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người già. Bệnh mất ngủ làm giảm sút sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Bạn đã bao giờ bị mất ngủ chưa? Lâu lâu bị mất ngủ một lần, do một nguyên nhân gì đó như vui quá, buồn quá, stress, hoặc .v.v…thì không sao, hoặc khi mất ngủ ta có thể sử dụng thuốc trị mất ngủ để có thể hồi phục nhanh chóng. Nhưng, một khi đã bị mất ngủ triền miên thì tinh thần sẽ bất ổn, sinh lực giảm và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cần phải xác định được nguyên nhân gây mất ngủ thì mới tìm ra phương thức khắc phục được chứng mất ngủ.

    Những biểu hiện gây mất ngủ ở người già

Biểu hiện của mất ngủ ở người già thường là cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong việc tập trung vào công việc, không có cảm giác thoải mái, không thể ngủ được, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, không thể ngủ trở lại sau khi thức giấc, buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được, đau đầu vào buổi sáng.

   Nguyên nhân gây mất ngủ ở người lớn tuổi

Các nhà y học thường thấy nhiều nhất là mất ngủ do tuổi tác, vì các chức năng bị suy giảm một cách đáng kể. Đây là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở người già. Tế bào thần kinh trung ương của con người kể từ lúc phôi thai phát triển cho đến khoảng tuổi 25 là hoàn chỉnh, sau lứa tuổi này thì mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào nơron thần kinh bị hủy hoại. Vì vậy, ngoài ảnh hưởng đến các chức năng khác thì giấc ngủ  của người già cũng không thể không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân này.

   Mất ngủ do bệnh tật

Có rất nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người lớn tuổi, loại hay gặp nhất là đau nhức xương khớp như viêm đa khớp vạn thấp, do thoái hóa khớp, bệnh gút… Bệnh về tim mạch hay gặp nhất là bệnh cao huyết áp, thiếu máu cơ tim làm cho người lớn tuổi dễ đau thắt ngực, khó chịu và gây ra lo lắng làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Bệnh về đường hô hấp ở người lớn tuổi, nhất là bệnh giãn phế quản, hen phế quản… gây ho nhiều, rất khó ngủ. Bệnh về đường tiêu hóa, nhất là bệnh về dạ dày và bệnh viêm đại tràng mạn tính ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh về tiết niệu, tiền liệt tuyến, đái tháo đường cũng là một trong các tác nhân làm cho người cao tuổi mất ngủ.

   Mất ngủ do môi trường sinh sống

Do sinh sống ở nơi có quá nhiều tiếng ồn, nhà chật chội, mất vệ sinh, uống rượu bia say sỉn, hút thuốc lá nhiều, stress… đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi. Người cao tuổi chỉ mong được bình yên, nhưng khi nhịp sống sinh học bị phá vỡ thì có thể dẫn đến mất ngủ, sức khỏe giảm sút, luôn buồn phiền mệt mỏi, khó tập trung, chán nản, uể oải, trí nhớ kém… sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng học tập của mọi người.

   Những giải pháp khắc phục

Phòng ngủ cần thoáng mát, ánh sáng phù hợp. Khi lên giường ngủ nên tự massage nhẹ nhàng ở vùng đỉnh đầu, vùng cổ, vùng thái dương, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nằm ngủ với tư thế thoải mái. Nếu người bị bệnh dạ dày – tá tràng, hội chứng trào ngược nên nằm gối cao; người hay ngáy nên nằm sấp hay ở tư thế nghiêng, người bị sỏi thận nên nằm thay đổi tư thế khác nhau, người bị bệnh tim nên nằm ngủ nghiêng về bên phải…

Đã lên giường ngủ, sau 45 phút mà vẫn không ngủ được hãy ngồi dậy đọc một cuốn sách mình thích hoặc nghe những bài nhạc êm dịu, sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ buồn ngủ. Hãy kiên nhẫn, sau 2-3 tuần dần dần nhịp sinh học sẽ lập lại và ổn định với giấc ngủ bình thường.

Tôn trọng giấc ngủ trưa dù chỉ 15 hay 30 phút, vì nó hết sức có ý nghĩa, giúp cơ thể giải phóng hay có sự ứ đọng đặc biệt là acid lactic trong quá trình chuyển hóa, là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Tránh ngủ ngày quá nhiều sẽ làm khó ngủ vào ban đêm.

Ngoài những giải pháp trên còn có những bài thuốc Đông Y chữa trị chứng mất ngủ:

Bài 1: Cam thảo, Trần bì, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân, Xích thược, Vỏ trắng cây Dâu – mỗi vị 15g; Sài hồ, Mộc thông, Bán hạ, Đại phục bì, Tô tử – mỗi vị 10g. Đem tất cả các vị thuốc này sắc lấy nước uống.

Cách sắc thuốc: Cho các vị thuốc vào ấm sắc thuốc, đổ nước vào nấu sôi ở lửa vừa. Sau 15 phút, chắt lấy nước thuốc để riêng ra. Còn bã đổ thêm nước vào nấu sôi tiếp 20 phút, sau đó chắt lấy nước bỏ bã. Trộn lẫn 2  nước thuốc này, chia đều ra uống trong ngày. Ngày sắc uống 1 thang.

Bài 2: Hạt sen 20 hạt, Long nhãn 15g. Đem hai vị thuốc này sắc kỹ, ăn cái và uống hết nước trước khi đi ngủ.

Bài 3: Phục thần, Đại táo, Hồ đào nhân, Trúc diệp, Đăng tâm – mỗi vị 10g; Cam thảo 3g. Đem tất cả các vị thuốc này sắc lấy nước uống. Cách sắc và uống thuốc như bài 1, ngày 1 thang.

Bài 4: Hạt sen, Bách hợp, Toan táo nhân – mỗi vị 20g, sắc uống như bài 1, ngày 1 thang.

Bài 5: Toan táo nhân, Phục linh, Tri mẫu – mỗi vị 10g; Xuyên khung, Cam thảo – mỗi vị 5g. Cách sắc thuốc và uống như bài 1.

Bài 6: Bài thuốc chống mất ngủ mãn tính: Trân châu mẫu, Dạ giao đằng – mỗi vị 30g; Bạch truật, Bạch thược, Toan táo nhân, Đang quy, Đan sâm, Phục linh – mỗi vị 20g; Tam lăng, Nga truật, Sài hồ, Cam thảo – mỗi vị 10g. Cách sắc uống như bài 1.

Nếu người uể oải, lưỡi đỏ, tưa lưỡi vàng thì thêm Chi tử, Mẫu đơn bì – mỗi vị 10g. Nếu miệng khô, nóng cổ thì thêm Sa sâm, Mạch môn đông – mỗi vị 10g. Nếu khí huyết ở tim không đủ thì thêm Hoàng kỳ, Long nhãn mỗi vị 10g. Và cũng sắc uống như bài 1.

Bài 7: Mẫu lệ 30g; Thục linh, Câu kỷ tử, Toan táo nhân, Sơn dược – mỗi vị 15g; Sơn thù du, Phụ tử, Phục linh, Tri mẫu – mỗi vị 9g; Trạch tả 6g; Mẫu đơn bì, Nhục quế – mỗi vị 3g. Cách sắc và uống thuốc như bài 1.

Bài 8: Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính: Toan táo nhân (sao), Từ thạch, Long cốt, Mẫu lệ – mỗi vị 30g; Bách hợp 20g; Hợp hoan bì, Dạ giao đằng, Câu kỷ tử – mỗi vị 15g; Thạch hộc, Bá nhân, Dâm dương hoắc – mỗi vị 12g, Đậu cổ, Chi tử, Viễn trí, Trần bì, Bạch truật – mỗi vị 10g; Thiên trúc hoàng, Tri mẫu, Hổ phách (nghiền, ngâm) – mỗi vị 6g; Chu sa (nghiền, ngâm) 1,5g. Cách sắc và uống thuốc như bài 1

Bài 9: Bài thuốc chữa chứng mất ngủ gây buồn phiền, hay quên, tức ngực: Dạ giao đằng,  Mạch nha – mỗi vị 50g; Bách hợp 40g; Bạch thược, Tâm sen, Sinh địa – mỗi vị 20g; Uất kim, Hương phụ, Liên kiều, Cam thảo – mỗi vị 15g; Táo đỏ 8 quả. Cho tất cả các vị thuốc này vào ấm sắc và uống như bài 1.

 Thường thì càng cao tuổi càng dễ mất ngủ do những sang chấn tâm lý hay gặp ở tuổi già, hormon melatonin giảm... Người trẻ cũng có thể mất ngủ do những nguyên nhân như stress, căng thẳng tâm lý, lo âu, trầm cảm... Một số người đang điều trị bệnh bằng thuốc cũng có thể bị mất ngủ từ tác dụng phụ của thuốc (như thuốc coticoid, thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc hor mon tuyến giáp, hoặc thuốc chữa cảm cúm). 

Những người bị mất ngủ do thuốc thì chỉ cần dừng thuốc là ngủ được. Vì vậy, khi đang điều trị bằng thuốc, hãy tìm hiểu kỹ về tác dụng phụ. Nếu gặp mất ngủ, hãy trao đổi điều này với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc đổi thuốc hoặc giảm liều. Ngoài ra, dù là người trẻ hay già, khi bị mất ngủ, nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa sức khoẻ tâm thần để tư vấn, điều trị.

    48.2. Thức khuya gây mất ngủ nguy hiểm như thế nào?

Da bị tổn thương

Từ 22 giờ – 23 giờ, đây là thời điểm mà làn da thực hiện chức năng tái tạo và bảo trì. Nếu như thức quá khuya hoặc không thể nào ngủ được sẽ tạo điều kiện thuận lợi gây nên rối loạn hệ thần kinh. Nó sẽ khiến cho làn da bị xỉn màu, khô, mất đi sự linh hoạt, mụn trứng cá, thâm sạm, vết nhăn, tàn nhang.

Béo phì – thừa cân

Trong khi chúng ta đang ngủ, cơ thể sẽ thực hiện phân giải leptin. Nó sẽ giúp chúng ta gầy đi và đốt cháy mỡ thừa. Nếu như bạn không ngủ trong thời gian đó thì cơ thể chẳng thể nào gầy đi được, từ đó sản sinh nên mỡ thừa dẫn tới hiện tượng béo phì, tăng cân.

Suy giảm trí nhớ

Với những người thức khuya thì hệ thần kinh giao cảm sẽ chẳng thể nào duy trì được sự hứng khởi, hưng phấn. Cho tới ngày hôm sau dễ rơi vào trạng thái cạn kiệt sức lực. Nhiều khi, bạn sẽ thấy trí nhớ giảm sút, chóng mặt, mất tập trung. Nếu thức khuya thường xuyên sẽ dẫn tới mất ngủ, suy nhược cơ thể hoặc triệu chứng khác liên quan tới sức khỏe.

Bệnh tim

Theo một nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những người mất ngủ hoặc có thói quen ngủ ngày và cày đêm thường có tính cách nóng nảy, dễ dàng nổi giận. Chẳng dừng lại ở đó, đây cũng là nguyên nhân khiến cho nội tạng bị trượt ra khỏi quỹ đạo sinh hoạt thường ngày và nhịp tim khó có thể điều chỉnh được kịp thời dẫn tới nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch…

Ung thư

Những yếu tố miễn dịch ở trong cơ thể sẽ được hình thành và phát triển trong khi ngủ. Nếu như thức quá khuya thì sẽ dẫn tới cơ thể mệt mỏi, giảm đi khả năng miễn dịch, cảm lạnh, thiếu năng lượng, dị ứng phát sinh.

Để đối phó với tình trạng mất ngủ, bạn cần dành thời gian để điều trị, đồng thời áp dụng những phương pháp tự nhiên chẳng hạn như trà hoa tam thất nhằm lấy lại giấc ngủ trọn vẹn, sâu giấc.

https://kenhyhoc.com/

   48.3.  Điều trị mất ngủ bằng trà hoa cúc vàng

Theo YHCT cho hay, HOA CÚC VÀNG hay còn gọi là dã cúc hoa, có vị đắng tính mát. Loại thảo dược tự nhiên này nổi tiếng trong việc điều trị các chứng chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi, huyết áp cao.

Chữa mất ngủ

Cách 1: Mua hoa cúc đã sấy khô, cho vào nồi, đổ nước sạch vào đun, đến khi sôi bạn cho thêm chút đường phèn, đun thêm 2 phút thì tắt bếp, lấy nước này uống mỗi ngày.

Cách 2: 10g Hoa cúc vàng, ngải cứu 12g, rau má 8g, hoa thiên lý 10g, lá đinh lăng (lá bánh tẻ) 8g. Tất cả đem rửa sạch cho vào nồi, đổ khoảng 700ml sắc còn 200-250ml nước cốt, chia ra làm 3 lần uống trong ngày. Áp dụng bài thuốc này liên tiếp trong 1 tuần, ngày 1 thang. 

Chữa chứng đau đầu, chóng mặt

Cách làm: Hoa cúc 10g, hoa thiên lý 10g, ngải cứu 12g; rau má 8g, lá đinh lăng 8g. Cho tất cả các nguyên liệu này vào ấm sắc thuốc loại ấm đất hoặc ấm sành, đổ 6 bát nước đun còn 3 bát, chia ra làm 3 lần uống trong ngày. Liên tiếp trong 1 tuần.

Trị chứng tăng huyết áp

 Cách làm: Hoa cúc 10g, hoa hòe 8g, lạc nhân 3g. Tất cả rửa sạch, đổ 600ml nước, sắc còn 250ml nước chia 3 lần, uống 10 thang tức 10 ngày.

Trị vết thương do côn trùng cắn

Cách làm: lấy lá hoa cúc giã nát rồi đắp vào vết thương. Nhờ hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn có trong thảo dược này sẽ giúp vết thương chóng lành.

CHÚ Ý:

Phụ nữ đang mang thai và người bị dị ứng phấn hoa không nên dùng trà hoa cúc

Người bị lạnh bụng, huyết áp thấp, hen suyễn, suy gan hạn chế dùng trà hoa cúc

Không dùng trà hoa cúc khi vừa ăn xong.

   48.4. Bài thuốc chữa mất ngủ từ củ gừng

-Gừng tươi: 1 củ to hay nhỏ tùy vào mức độ ăn cay của từng người.

-Đường phên: Lượng vừa đủ cho lượng nước 500ml

Cách nấu: Cho gừng vào nước lạnh (khoảng 600ml, cho 1 lần uống) đun sôi, sau khi nước sôi cho đường vào, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút là được.

Thời gian uống: Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.

       Lưu ý

       Ngày nào uống thì chế biến ngày ấy cho tươi mới là tốt nhất. Không cứ người mất ngủ mới uống được, người bình thường muốn ngủ ngon đều có thể uống.

       Thời gian đầu khi mất ngủ trầm trọng, có thể uống khoảng 1 lít nước đường gừng. Sau 1 thời gian khi bệnh đã chuyển, có thể giảm xuống uống 500ml rồi dần dần duy trì cách ngày uống 1 lần 500ml.

     48.5. Nước nấu chuối trị mất ngủ hiệu quả

Chỉ cần lấy 1 trái chuối đem nấu với nước, bạn sẽ có ngay một bài thuốc tự nhiên chữa bệnh khó ngủ lâu năm hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Vì vậy, nếu gặp một số dấu hiệu dưới đây thì chứng tỏ căn bệnh rối loạn giấc ngủ đang tác quái và bạn cần thay đổi thói quen ngủ ngay lập tức.
                      + Mất trí nhớ
                      + Trầm cảm.
                      + Luôn căng thẳng hoặc lo âu.
                      + Trằn trọc khó ngủ.
                      + Mệt mỏi vào buổi sáng.
                      + Giật mình suốt đêm.
                      + Không thể tập trung.
Giải quyết nhanh chóng các triệu chứng ở trên bằng 1 trái chuối thay vì sử dụng các loại thuốc an thần gây ngủ để trị mất ngủ dễ gây nghiện.

Chuẩn bị:
                       + 1 trái chuối to.
                       + 600 ml nước.
                       + Bột quế.

Thực hiện:
+ Cắt bỏ phần đầu và phần đuôi quả chuối.
+ Cho nước vào nồi, đun đến khi nước sôi tim thì bỏ nguyên trái chuối vào.
+ Tiếp tục đun sôi trong 10 phút rồi tắt bếp.
+ Lấy chuối ra, cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng.
+ Đổ phần nước luộc chuối vào cốc và cho vào đó một chút quế.

Hướng dẫn sử dụng:
+ Uống ly nước nấu chuối rắc bột quế trước khi bạn đi ngủ khoảng 1 giờ.
+ Sau khi uống, đợi 10 phút, bạn ăn hết trái chuối nấu.
Ghi chú:
+ Một số sẽ có phản ứng đi tiểu nhiều sau khi uống nước nấu chuối chừng 20 phút
+ Bạn có thể cho vào nước luộc chuối một ít đường Stevia nếu thích uống hơi ngòn ngọt.

    48.6. Chế độ ăn uống chữa bệnh mất ngủ

      - Bạn đang băn khoăn tự hỏi liệu việc ăn uống có ảnh hưởng tới giấc ngủ của mình không? Câu trả lời là có. Rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học và các trung tâm y tế hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng: Những gì chúng ta ăn trước khi ngủ có quan hệ mật thiết tới giấc ngủ của chúng ta. Nó có thể khiến giấc ngủ của chúng ta ngon hơn hoặc nó cũng có thể khiến suốt đêm bạn trằn trọc.

      - Đối với những người mất ngủ, những thức ăn giàu vitamin B1, magiê và tryptophan là sự lựa chọn khôn ngoan, giúp họ không phải thức giấc nhiều lần trong đêm. Tốt nhất nên dùng những món ăn kết hợp được cả 3 chất trên.

      - Hầu như ai cũng có những hôm bị mất ngủ, nhất là khi tuổi đã cao hay khi thời tiết thay đổi (nóng hoặc lạnh hơn). Một đợt phỏng vấn về giấc ngủ cho thấy, có 40% thanh niên than phiền là ngủ không yên giấc, một đêm thức giấc vài ba lần, 80% các cụ (trên 60 tuổi) thức giấc nhiều lần mỗi đêm. Để có thể dễ ngủ hơn, cần chú trọng các thức ăn có những chất sau:     Vitamin B1 (Thiamin): Giúp chuyển hóa các chất bột, đường thành năng lượng và giúp các dây thần kinh hoạt động tốt, làm cho cơ thể thoải mái. Ở những người mất ngủ, nồng độ vitamin B1 trong máu thường rất thấp. Do đó, nên ăn những thức ăn giàu loại sinh tố này như gạo lức, thịt lợn tươi, cá tươi, gà, sữa đậu nành, măng tây.

      - Magiê: Nhiều nghiên cứu cho thấy, mất ngủ là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu magiê vì chất này có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên... Những thức ăn giàu magiê là: rau mồng tơi, rau bina (spinach), rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí, chocolate, lúa mạch.

      - Tryptophan: Có nhiều trong thịt gà, lạc... Chất này có thể gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Nếu hơi đói bụng vào lúc sắp sửa đi ngủ, hãy uống một ly sữa ấm với chút mật ong, kèm vài hạt hạnh nhân, một miếng gà tây ăn với bánh mì, hay cơm. Điều này sẽ giúp cho tryptophan mau được hấp thu vào máu.

     48.7. Món ăn ngon – trị mất ngủ

1. Gà giò hầm long nhãn: Gà giò 1 con làm sạch cho vào nồi với long nhãn 30g, một ít rượu, giấm, hành, gừng, muối, gia vị, đặt trên bếp hầm nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ. Ăn trong ngày.

Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, ngủ ngon.

2. Nước quả dâu, đường phèn: Quả dâu tươi 50g, đường phèn vừa đủ.

Quả dâu rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín cho đường vào đánh tan là được. Ngày dùng 1 thang.

Công hiệu: bổ âm huyết, nhuận tràng, thông tiện, chữa mất ngủ do can thận âm hư, hay quên.

3. Cháo long nhãn hạt dẻ: Long nhãn 15g, hạt dẻ đã bóc vỏ 20g, gạo tẻ 50g, đường một ít.

Đập vụn hạt dẻ, đem nấu với gạo thành cháo; khi cháo chín tới cho long nhãn vào khuấy đều, đun sôi, cháo chín thì cho đường vào ăn.

4. Cháo trứng gà, hạt kê: Trứng gà 1 quả, hạt kê 100g.

Hạt kê vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, đun to lửa sau nhỏ lửa nấu thành cháo, khi cháo gần chín thì đánh trứng gà vào, đun tiếp một lúc nữa là được. Mỗi tối ăn 1 lần.

Công hiệu: bổ tim, an thần, chữa thiếu máu, bồn chồn mất ngủ.

5.  Cháo nhân táo chua, hạt kê: Hạt kê 100g, nhân táo chua 30g, mật ong 30g.

Trước hết xay giã nhân táo chua thành bột. Hạt kê vo sạch, đổ vào nồi cùng với 1 lít nước, đun to lửa cho sôi, sau nhỏ lửa, khi cháo sắp chín đổ mật ong vào. Ngày ăn 2 lần.

Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, chữa mất ngủ, ăn không ngon, đại tiện táo. duy trì cách ngày uống 1 lần 500ml.

    48.8. 15 loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ

Cho gì vào bụng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn tác động đến giấc ngủ. Nếu uống cafe trước khi ngủ chắc chăn bạn sẽ khó mà nhắm mắt, tuy nhiên nếu ăn các loại thực phẩm dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

        1. Quả óc chó

Là một trong những loại hạt dinh dưỡng, quả óc chó là một nguồn tốt của tryptophan, một axit amin giúp ngủ ngon. Ngoài ra, nghiên cứu của trường Đại học Texas (Mỹ) còn phát hiện ra rằng quả óc chó chứa melatonin, có thể giúp bạn ngủ nhanh đi vào giấc ngủ hơn.

        2. Quả hạnh nhân

Hạnh nhân rất giàu magiê, một khoáng chất cần thiết cho chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Orthomolecular thấy rằng khi nồng độ magiê trong cơ thể quá thấp sẽ khiến chúng ta trằn trọc, khó ngủ

        3. Pho mát và bánh quy giòn

Bánh quy được làm từ các chế phẩm bơ sữa nên rất giàu canxi. Canxi có trong pho mát, sữa chua, sữa giúp não sử dụng tryptophan để sản xuất ra melatonin khiến cơ thể buồn ngủ. Ngoài ra, canxi còn giúp điều chỉnh vận động cơ bắp.

        4. Rau diếp

Món salad rau diếp trong bữa ăn tối có thể làm giúp chúng ta nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn, bởi rau diếp chứa lactucarium, chất này có tính chất an thần và ảnh hưởng đến não tương tự như thuốc phiện

        5. Bánh quy mặn

Các thực phẩm như bánh quy mặn và ngô chiên có chỉ số đường huyết cao. Sau khi ăn xong, bạn sẽ có hàm lượng đường và insulin nhất định trong máu một cách tự nhiên, rút ngắn thời gian đưa bạn vào giấc ngủ.

        6. Cá ngừ

Cá như cá ngừ, cá bơn, cá hồi rất giàu vitamin B6 mà cơ thể cần để sản xuất melatonin và serotonin gây ngủ.

        7. Cơm

Gạo trắng có chỉ số đường huyết cao, vì vậy ăn cơm sẽ giảm đáng kể thời gian đưa bạn vào giấc ngủ, theo một nghiên cứu của Úc.

         8. Nước ép quả anh đào

Một ly nước ép anh đào có thể làm cho bạn rơi vào giấc ngủ nhanh hơn, theo các nhà nghiên cứu từ các trường Đại học Pennsylvania và Rochester. Anh đào, đặc biệt là anh đào chua, làm tăng mức melatonin tự nhiên.

         9. Ngũ cốc

Ăn một bát ngũ cốc trước khi đi ngủ có thể giúp bạn có ngủ tốt hơn, tổ chức National Sleep Foundation cho biết. Để chọn mua ngũ cốc đúng chuẩn bạn xem qua “bí quyết chọn mua ngũ cốc“.

         10. Trà hoa cúc

Theo các nhà nghiên cứu, uống trà hoa cúc giúp gia tăng nồng độ glycine, một chất có tác dụng thư giãn thần kinh và cơ bắp. Một ly trà hoa cúc có tác dụng như “một liều thuốc an thần” nhẹ.

         11. Trà chanh

Một nghiên cứu của Úc phát hiện ra rằng uống một tách trà chanh khoảng một giờ trước khi đi ngủ giúp chúng ta ngủ ngon hơn.

         12. Mật ong

Một thìa mật ong trước khi đi ngủ hoặc pha vào trà hoa cúc có thể giúp bạn ngon giấc hơn.

         13. Cải xoăn

Các loại rau xanh như cải xoăn được nạp với canxi, giúp não sử dụng tryptophan để sản xuất melatonin. Cải bó xôi và cải xanh là những lựa chọn tốt khác.

         14. Tôm và tôm hùm

Tôm là tôm hùm là nguồn cung dồi dào tryptophan, hoạt chất thiết yếu cho giấc ngủ. Vì vậy, ăn tôm hay tôm hùm không chỉ ngon miệng, bổ dưỡng mà còn mang lại cho bạn một giấc ngủ “thần tiên’.

         15. Thịt nai sừng tấm

 Nếu ở Việt Nam thì rất khó tìm, tuy nhiên đây là một trong những loại thịt kích thích ngủ tuyệt vời, nếu ăn chúng bạn có thể gần như ngủ thiếp đi ngay sau khi ăn nó.

   48.9. Nguyên tắc để đồng hồ sinh học vận hành tốt nhất

Sự mất cân bằng nhịp sinh học có thể gây ra các vấn đề khác nhau như rối loạn giấc ngủ, rối loạn nội tiết, mất khả năng tập trung… Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp cho đồng hồ sinh học của bạn luôn vận hành tốt nhất:

1.      Không bỏ bữa ăn hoặc ăn tối quá muộn

Bỏ bữa ăn hoặc ăn quá muộn có thể gây ra những tác động tiêu cực lên cơ thể chúng ta. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cell Selections, việc duy trì thời gian ăn uống hợp lý là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo đồng hồ sinh học trong cơ thể vận hành đúng thời gian

Đồng hồ 24 giờ này được điều khiển bởi não và các chức năng cơ thể khác, nó có thể bị thay đổi bởi ánh sáng và bóng tối. Nghiên cứu cho thấy, thay đổi thời gian ăn uống có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học.

2. Hoạt động thể chất

Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục, đặc biệt là vảo buổi sáng để giữ sức khỏe tốt nhất. Tập thể dục rất quan trọng cho sự vận hành của cơ thể, ngay cả khi bạn chỉ đi bộ 30 phút, nó cũng rất cần thiết để giữ cho đồng hồ sinh học hoạt động tốt và tăng cường các chức năng khác của cơ thể.

3. Giảm thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử

Một trong những lý do chính gây căng thẳng, lo lắng và rối loạn giấc ngủ là tốn quá nhiều thời gian tiếp xúc với các thiết bị máy tính, điện thoại di động và tivi. Mặc dù các tiện ích này được xem là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng chúng ta cũng nên biết cách quản lý thời gian để hạn chế sử dụng chúng.

Việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể chúng ta, từ đó làm đảo lộn giấc ngủ.

Cách sắp xếp lịch trình hoạt động phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể

Theo Tiến sĩ Michael Smolensky, giáo sư tại Đại học Texas (Mỹ), nghiên cứu về những thay đổi và lịch trình hoạt động hàng ngày theo đồng hồ sinh học có thể giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh, hạnh phúc và làm việc hiệu quả hơn.

• Trong vòng 90 phút kể từ khi thức dậy, hãy ăn sáng

Sau một đêm nghỉ ngơi, mức năng lượng cơ thể bị cạn kiệt, vòng quay sự trao đổi chất chậm lại, tiêu thụ khoảng 300 calo vào buổi sáng giúp bạn bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Theo chuyên gia dinh dưỡng Joy Bauer.

• Uống cà phê sau 9h30 sáng

Vào thời điểm từ 6-8 giờ sáng, hormone căng thẳng cortisol có xu hướng tăng, do đó, bạn không nên sử dụng đồ uống có chất gây nghiện lúc này. Thời điểm tốt nhất để nhâm nhi cà phê là sau 9h30 sáng.

• Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trước 10 giờ sáng

Tiếp xúc với ánh nắng 15 phút có thể khiến não bạn ngừng phát hành các hormone melatonin giúp ngủ ngon, khiến bạn tỉnh táo hơn và tăng cường tâm trạng khi thức dậy.

• Tập thể dục tốt nhất từ 17-18 giờ chiều

Đây là thời điểm nhiệt độ cơ thể đạt đỉnh, có nghĩa là bạn cảm thấy năng động và ít có nguy cơ vị chấn thương hơn. Do vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên tham gia các hoạt động thể chất vào thời gian này.

• Ăn tối trước 20 giờ tối

Theo một nghiên cứu từ trường Đại học Northwestern, ăn tối muộn có nguy cơ tăng cân cao hơn. Cơ thể chúng ta sinh ra đã có phản xạ buồn ngủ khi mặt trời lặn, vì vậy ăn tối muộn có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sản sinh insulin dẫn đến tăng cân. Ăn tối muộn cũng ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

• Ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm

Các chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ chỉ ra cần ngủ đủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để đảm bảo cơ thể được tỉnh táo. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, môi trường của từng người mà tính toán giờ ngủ cho bản thân hợp lý. Nếu sáng phải dậy từ lúc 6h thì nên đi ngủ từ 23h đêm hôm trước.

Trong thời điểm từ 24h - 6h sáng, nhiệt độ cơ thể ở mức thấp nhất và ngủ sâu nhất và đạt đỉnh thường đến vào 0h-3h sáng.

Tiến sĩ Matt Walker, Đại học California, Berkeley, Mỹ cho biết, trước thời điểm ngủ sâu này, cơ thể cần được nghỉ ngơi, do đó giấc ngủ từ 23h là sự lựa chọn hợp lý, nếu bạn không thể ngủ sớm hơn.

                             Theo NDTV/NPR/Shape/Health (Soha).

 48.10 - Nếu bị mất ngủ thường xuyên, bạn hãy thử để 1 trong 4 thứ này trong phòng xem sao

 1/ Hoa oải hương (Lavender)

Loại hoa này được biết đến như một loại thảo dược giúp giải tỏa căng thẳng, giảm áp lực và điều chỉnh nhịp tim.

Với người bị mất ngủ thường xuyên bạn hãy cho 1-2 giọt tinh dầu oải hương vào bồn nước tắm và thư giãn trong khoảng 5-10 phút. Bên cạnh đó, thấm 1-2 giọt tinh dầu vào khăn để ở đầu giường, hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu nguyên chất tốt cho cả người lớn và trẻ em. Nó sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ được dễ dàng hơn.

 2/ Cây nha đam

Đặt 1 cây nha đam trong căn phòng ngủ có tác dụng thanh lọc không khí và sản sinh ra nhiều oxy vào ban đêm. Nha đam giúp cơ thể chống lại chứng mất ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn

 3/ Cây lưỡi cọp / cây lưỡi hổ

Cũng giống như nha đam, cây lưỡi hổ cũng sản sinh nhiều oxy vào ban đêm đồng thời khử bỏ C02 – tác dụng hỗ trợ hệ hô hấp và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Đặt 1 chậu cây lưỡi hổ trong phòng không chỉ giúp bạn có được giấc ngủ ngon mà còn giúp giảm nguy cơ bị đau đầu và cao huyết áp.

 4/ Cây thường xuân

Thường xuân  là loại cây dễ trồng nhất trong nhà. Loại cây này có tác dụng hấp thụ độc tố trong không khí, sản sinh ra oxy và loại bỏ đến 94% nấm  mốc trong không khí từ đó giúp bạn dễ thở hơn, ngủ ngon hơn.

48.11 - Phương pháp ngủ nhanh sau đây có tên "4-7-8"

1. Hít vào nhẹ nhàng trong vòng 4 giây.

2. Nín thở trong vòng 7 giây.

3. Thở nhẹ qua miệng trong 8 giây.

Phương thức hít thở trên đóng vai trò như một "liều thuốc" khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm và dễ ngủ hơn. Bài tập này đã được nghiên cứu bởi bác sỹ y khoa tại Havard - Andrew Weil, Mỹ - người đã phát hiện ra "4-7-8" - là một phương pháp quen thuộc với hành giả Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Họ áp dụng nó trong khi thực hành thiền định để đạt được trạng thái thư giãn hoàn toàn. Do đó, có thể nói rằng, biện pháp này hoàn toàn vô hại.

48.12 - Canh hỗn hợp

 Trộn những thực phẩm này với nhau

1/4 muỗng canh mật ong

1/8 muỗng muối biển

1 muỗng canh dầu dừa

Bạn có thể uống trực tiếp luôn hỗn hợp này hoặc thêm nó vào một ly nước ấm.

Thành phần này không chỉ có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của bạn mà còn làm giảm gai cortisol gây cản trở khả năng ngủ và đánh thức bạn vào ban đêm.

Đọc hết mục này, bạn hãy dành dăm chậu hoa để dâm chè đắng, cây con khỉ, đinh lăng, diếp cá; góc vườn trồng lấy cây bơ, cây mãng cầu xiêm….Chúng đều là cây thuốc phòng bệnh cho chính mình cả đấy. Chúc các bạn thành công, vừa trồng cây mát nhà, vừa làm thuốc phòng, chữa bệnh. Lưỡng tiện.

48.13 - Thuốc ngủ tự nhiên bất cứ ai cũng có thể dùng

Vi Linh/VOV.VN Theo Stylecraze | 05/07/2020 21:35

Mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ, cơ thể và sức khoẻ. Đây là những thứ bạn có thể dùng để điều chỉnh giấc ngủ của mình.

Kiwi giàu chất chống oxy hoá, làm giảm căng thẳng oxy hóa ở não có thể gây mất ngủ. Ngoài ra, kiwi có chứa serotonin giúp thư giãn tâm trí.

Chuối và vỏ của nó giàu kali, magiê, tryptophan và vitamin. Những chất dinh dưỡng thiết yếu điều chỉnh hoạt động của não và cơ thể. Chúng cũng tạo ra mức độ kích thích tố tối ưu như melatonin và serotonin, do đó thư giãn não và gây buồn ngủ.

Uống mật ong trước khi đi ngủ cung cấp đủ glycogen cho gan để nó có thể sử dụng qua đêm. Khi mức glycogen trong cơ thể giảm xuống, hormone căng thẳng được tạo ra. Những rối loạn giấc ngủ của bạn sẽ dẫn đến mất ngủ. Điều này có thể dễ dàng kiểm soát bằng cách dùng mật ong mỗi đêm. Ngoài ra, mật ong có đầy đủ các chất chống oxy hoá làm giảm stress oxy hóa trong cơ thể.

Sữa chứa tryptophan, chất làm dịu và có thể giúp gây buồn ngủ.

Tinh dầu hoa oải hương có mùi thơm dễ chịu mà hầu hết chúng ta yêu thích. Đây được coi là thuốc an thần nhẹ và cũng là chất giúp ổn định tâm trạng. Tinh chất bảo vệ thần kinh của nó làm dịu tâm trí và giúp bạn ngủ ngon hơn.

Dầu dừa giàu axit béo cung cấp năng lượng tối ưu cho cơ thể. Nó cũng giúp điều chỉnh sản xuất hormone, do đó điều chỉnh chu kỳ ngủ.

Dầu hạt đen làm tăng mức tryptophan trong não. Điều này là cần thiết cho việc tổng hợp serotonin và melatonin - các hormone điều hòa giấc ngủ.

Dầu cá chứa axit béo omega-3. DHA, một loại axit béo omega-3, giúp giải phóng melatonin trong não. Do đó, thêm dầu cá trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp điều trị chứng mất ngủ.

Tỏi: Chất chống oxy hoá và các đặc tính chống vi khuẩn của tỏi giữ cho cơ thể có chất lỏng, các cơ quan khỏe mạnh và không bị nhiễm khuẩn. Nó cũng hỗ trợ chức năng tim và não, do đó điều chỉnh chu kì giấc ngủ.

Táo tàu từ lâu đã được sử dụng để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ. Đây là thuốc an thần nhẹ tác động đến não và có tính chất như một loại thuốc an thần tự nhiên.

Đường liên kết của video

https://youtu.be/4NlGYpDi848