Mùa xuân bình yên

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

CƠ ĐỊA & VIRUS

 Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có một ca bị phản vệ sau tiêm chủng vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

Người bị phản vệ là nữ điều dưỡng 31 tuổi của Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân không có tiền sử dị ứng, đã được khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng.

Sau khi tiêm, bệnh nhân bị ù tai, khó thở, đã được xử lý theo đúng phác đồ và sau đó được cấp cứu tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đà Nẵng. Tình trạng hiện tại của bệnh nhân: đang an thần thở máy, huyết động ổn định nhờ các thuốc vận mạch.

Ích lợi và nguy cơ của tiêm vắc xin

Vắc xin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay đã có gần 30 bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được bằng vắc xin. Không giống như các can thiệp y tế khác, vắc xin giúp cho dự phỏng và bảo vệ sức khỏe cho con người và qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Ngoài việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm cho trẻ em khỏe mạnh phát triển thể chất và trí não bình thường, vắc xin còn giảm mắc các bệnh khác, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, đặc biệt giảm thời gian và công sức của phụ nữ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng như làm giảm số trẻ sinh ra do không phải lo  trẻ bị ốm và chết, góp phần nâng cao sức khỏe của phụ nữ, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên. Ngoài ra tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung. Bên cạnh những ích lợi trực tiếp và gián tiếp của vắc xin trong việc làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh nhiễm trùng, nó còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Tóm lại việc đầu tư cho tiêm chủng dự phòng bằng vắc xin là đầu tư cho phát triển.

Nhờ có Vắc xin, thế giới đã thanh toán được bệnh đậu mùa. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng mở rộng (TCMR) đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20. Bệnh bại liệt hiện chỉ còn lưu hành ở 4 nước, số trẻ chết vì bệnh sởi năm 2007 giảm 78% so với năm 2000, số trẻ chết vì viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do Hib hàng năm giảm đi 2,5 triệu trẻ sau khi nhiều nước triển khai đưa vắc xin viêm gan B và Hib vào chương trình TCMR sau năm 2000. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 được coi là thập kỷ thành công nhất của lịch sử phát triển vắc xin. Các vắc xin mới là vắc xin viêm màng não do não mô cầu, vắc xin phế cầu phòng viêm phổi, vắc xin rota phòng tiêu chảy và phòng vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung. Theo tổng kết của Liên minh toàn cầu về vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), trong thập kỷ vừa qua vắc xin viêm gan B và Hib được đưa vào chương trình TCMR ở nhiều nước đang phát triển đã góp phần dự phòng cho 5 triệu trẻ em khỏi bị tử vong vì các bệnh nhiễm trùng nhờ tiêm vắc xin. Cùng với các hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, sự tăng đầu tư nguồn lực và kinh phí, với việc đưa thêm các vắc xin mới vào chương trình TCMR (vắc xin phế cầu phòng viêm phổi, vắc xin rota phòng tiêu chảy và các vắc xin khác như sốt vàng, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, rubela, thương hàn, HPV....). Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) ước tính rằng nếu tất cả các vắc xin sẵn có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ cao trên 90%, hàng năm dự phòng 2-3 triệu trẻ em nữa không bị chết vì các bệnh nhiễm trùng, góp phần đạt được mục tiêu của thiên niên kỷ làm giảm hai phần ba số trẻ em chết dưới 5 tuổi vào năm 2015 so với năm 1990.

Chương trình TCMR ở Việt Nam được bắt đầu chính thức từ năm 1985 với việc triển khai tiêm 6 mũi vắc xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi là lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi. Năm 1997 bổ sung thêm vắc xin thứ 7 là viêm gan B, và năm 2010 bổ sung thêm vắc xin thứ 8 là vắc xin Hib. Các vắc xin khác được dùng ở các vùng có nguy cơ cao cho trẻ trên 1 tuổi là vắc xin viêm não Nhật bản, tả, thương hàn. Trong nhiều năm liên tục tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em đều đạt trên 90%. Thực tế và kinh nghiệm của Chương trinh Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam trong hơn 25 năm qua, và ở các nước trên thế giới cho thấy rõ là tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Thành công của công tác TCMR đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Bằng tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh của nhiều bệnh nhiễm trùng có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Chúng ta đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70, bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đang tiến tới loại trừ sởi và khống chế viêm gan B trong vài năm tới. Tỷ lệ mắc các bệnh thuộc tiêm chủng trên 100.000 dân nếu so sánh năm 2010 với năm 1984 thấy: Bệnh Bạch hầu giảm 585 lần, Ho gà giảm 937 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 59 lần, Sởi giảm 573 lần. Sau 25 năm triển khai chương trình TCMR ở Việt Nam, ước tính dự phòng cho 6,7 triệu trẻ khỏi mắc bệnh và 43.000 trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, và sởi. Có thể nói đây là một trong những thành tựu lớn nhất mà ngành y tế Việt Nam đã đạt được trong những năm qua trong bối cảnh Việt Nam còn là một nước nghèo thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Thông qua việc triển khai thành công chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế khác, Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và đang tiến tới đạt được mục tiêu thứ tư của thiên niên kỷ vào năm 2015 (Giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015). Thành tích này đã được bạn bè quốc tế ca ngợi và khâm phục, và đã được GAVI vinh danh về thành tích suất sắc trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em tại Hội nghị của GAVI tại Hà Nội tháng 11/2009.

Mục tiêu của tiêm chủng để bảo vệ cá nhân và cộng đồng khỏi các bệnh  truyền nhiễm phòng được bằng vắc xin. Mặc dù vắc xin là an toàn, nhưng  không phải hoàn toàn không có nguy cơ; phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) có thể sẽ xuất hiện sau sử dụng vắc xin. Một số người gặp các PƯSTC khác nhau từ phản ứng nhẹ, thông thường đến phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp PƯSTC nặng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ. Một số trường hợp  PƯSTC có thể do vắc xin hoặc do sai sót trong việc bảo quản, vận chuyển, sử dụng, chỉ định và tiêm chủng vắc xin. Cho dù nguyên nhân của PƯSTC là gì, nó làm cho mọi người lo lắng, từ chối tiếp tục tiêm chủng cho con của họ, dẫn đến trẻ em dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm hơn và thậm chí là đe dọa tính mạng.

Vắc xin là sản phẩm sinh học dùng để tiêm chủng cho các cá thể để tạo ra miễn dịch chủ động bảo vệ chống lại một căn bệnh cụ thể. Vắc xin tương tác với hệ thống miễn dịch và thường tạo ra một đáp ứng miễn dịch tương tự như tạo ra bởi các nhiễm trùng tự nhiên, nhưng không gây bệnh hoặc các biến chứng tiềm tàng cho người nhận. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch khi tiêm chủng. Chúng bao gồm sự có mặt của kháng thể mẹ, bản chất và liều lượng kháng nguyên, đường dùng và sự có mặt của một chất hấp phụ (ví dụ như phức hợp có chứa nhôm) được thêm vào để tăng cường miễn dịch của vắc xin. Các yếu tố như tuổi, yếu tố dinh dưỡng, di truyền và bệnh tật đang mắc phải cũng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin. Mỗi vắc xin có chứa loại vi sinh vật gây bệnh, hoặc một phần của nó, và thường có hai dạng sống giảm độc lực hoặc bất hoạt (chết) của vi sinh vật, hoặc kháng nguyên độc tố hoặc một trong các protein bề mặt của nó. Vắc xin có thể là đơn giá hoặc đa giá. Một vắc xin đơn giá có chứa một chủng duy nhất của một kháng nguyên duy nhất (ví dụ vắc xin sởi), trong khi một loại vắc xin đa giá có chứa hai hoặc nhiều chủng/ type huyết thanh của kháng nguyên (Ví dụ vắc xin bại liệt). Vắc xin phối hợp có chứa từ hai kháng nguyên trở lên (ví dụ như DTwP, DTP-HepB-Hib). Lợi thế tiềm năng của loại vắc xin phối hợp bao gồm việc giảm chi phí bảo quản và quản lý so với các vắc xin đơn giá, giảm chi phí số lần đi tiêm chủng, cải thiện sự kịp thời của tiêm chủng, và tạo thuận lợi cho việc bổ sung các loại vắc xin mới vào chương trình tiêm chủng. Không có bằng chứng nào cho thấy tiêm cáckháng nguyên trong vắc xin kết hợp làm tăng gánh nặng cho hệ thống miễn dịch. Hệ thống này có khả năng đáp ứng hàng triệu kháng nguyên tại một thời điểm. Kết hợp kháng nguyên thường không làm tăng nguy cơ phản ứng bất lợi và trên thực tế, dẫn đến giảm tổng thể các phản ứng bất lợi.

Phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) là bất kỳ sự kiện sức khỏe nào xảy ra sau tiêm chủng và không nhất thiết phải có mối quan hệ nhân quả với việc sử dụng vắc xin. PƯSTC nhẹ là một sự kiện  không phải là "nghiêm trọng" và không là nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người được tiêm chủng. PƯSTC nặng là một sự kiện gây ra một nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và tính mạng của người được tiêm vắc xin dẫn đến phải nhập viện, di chứng tàn tật hoặc tử vong khi sinh. Trong năm 2012, Hội đồng các tổ chức quốc tế về khoa học y học (CIOMS) và TCYTTG  đã phân loại nguyên nhân cụ thể của PƯSTC như sau:

- Phản ứng liên quan đến vắc xin: Là phản ứng gây ra do một hoặc nhiều thành phần của vắc xin. Nó cũng là phản ứng của từng cá thể với đặc tính vốn có của vắc xin, ngay cả khi vắc xin đã được sản xuất, bảo quản, vận chuyển và chỉ định một cách chính xác.

- Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng: Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng gây ra bởi việc bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vắc xin không đúng.

- Phản ứng liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng: Là phản ứng xảy ra do sự lo lắng về tiêm chủng.

- Sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên: Là phản ứng gây ra bởi một nguyên nhân khác không phải là do vắc xin, do sai sót tiêm chủng hay do lo lắng khi tiêm chủng, mà là do bệnh lý sẵn có của trẻ.

- Không rõ nguyên nhân: Nhiều trường hợp PƯSTC không tìm được nguyên nhân do thiếu các thông tin có liên quan đến các nguyên nhân đã nêu ở trên.

 Phản ứng sau tiêm có thể được phân loại thành phản ứng phổ biến, nhẹ hoặc phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng. Hầu hết các phản ứng vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng là rất hiếm gặp. Mục đích việc tiêm vắc xin là để tạo ra miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Phản ứng tại chỗ, sốt và các triệu chứng khác là một phần của phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, một số thành phần của vắc xin (ví dụ như tá dược nhôm, chất ổn định, chất bảo quản) có thể gây ra phản ứng. Một vắc xin có chất lượng và an toàn sẽ có các phản ứng được giảm tới mức tối thiểu trong khi tạo ra đáp ứng miễn dịch tốt nhất có thể. Phản ứng tại chỗ bao gồm đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm và có thể chiếm khoảng 10% số đối tượng đã được tiêm chủng, trừ tiêm DTwP, hoặc uốn ván, những vắc xin có đến 50% có thể có các phản ứng này. BCG gây ra phản ứng tại chỗ bắt đầu như một sẩn da cam, hai hoặc nhiều tuần sau tiêm sẽ trở thành vết loét và lành sau vài tháng, để lại một vết sẹo.  Những phản ứng hệ thống bao gồm sốt chiếm tới khoảng 10% đối tượng được tiêm chủng, trừ DTwP chiếm khoảng một nửa số trẻ được tiêm. Những phản ứng thông thường khác (ví dụ như khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) cũng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin DTwP. Với vắc xin sống giảm độc lực như sởi/MMR và OPV, các phản ứng toàn thân gây ra từ nhiễm vi rút vắc xin. Vắc xin sởi gây ra sốt, phát ban và/hoặc viêm kết mạc, và xảy ra ở 5-15% đối tượng được tiêm. Biểu hiện bệnh là rất nhẹ so với bệnh sởi "tự nhiên". Tuy nhiên, đối với người suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, nó có thể trở lên nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Phản ứng với vắc xin quai bị (viêm, sưng tuyến mang tai) và rubella (đau khớp và sưng hạch bạch huyết) gặp ở ít hơn 1% trẻ được tiêm. Vắc xin Rubella gây ra các triệu chứng thường xuyên hơn ở người lớn, với 15% bị đau khớp. Những phản ứng do vắc xin Bại liệt uống ảnh hưởng ít hơn 1% người được uống vắc xin, bao gồm tiêu chảy, nhức đầu và/hoặc đau cơ bắp.Cần lưu ý rằng các tỷ lệ ghi nhận được là dự kiến ​​phản ứng vắc xin hoặc đáp ứng với kháng nguyên vắc xin. Tuy nhiên, trong trường hợp ghi nhận bất kỳ gia tăng đáng kể phản ứng với bất kỳ vắc xin nào, cần điều tra xác định rõ nguyên nhân.

Tỷ lệ xuất hiện phản ứng có thể được quan sát với các loại vắc xin thường được sử dụng nhất được liệt kê trong bảng 1 dưới đây:.

Bảng 1: Các PƯSTC nhẹ, thông thường (Theo TCYTTG)

Vắc xin

Phản ứng phụ trại chỗ (sưng, đỏ, đau)

Sốt (>38ºC)

Các triệu chứng toàn thân, kích thích, khó chịu

BCG

90-95%

-

-

Viêm gan B

Người lớn:15%

Trẻ em :5%

1-6%

-

Hib

5-15%

2-10%

-

Vắc xin cúm bất hoạt

10-64%

5-12%

 

Vắcxin  sống cúm

 

16-31%

 

Vắc xin viêm não bất hoạt

<4%

 

<1%

Vắc xin sống viêm não

<1%

 

 

Sởi/ sởi quai bị rubella

10%

5-15%

5% (ban)

Bại liệt uống (OPV)

-

Dưới 1%

Dưới 1%

DTP – ho gà toàn tế bào4

tới 50%

tới 50%

tới 60%

Phế cầu cộng hợp.

~10%

~20%

<1% (>390C)

~ 20%

Phế cầu không cộng hợp

50%

<1% (>390C)

 

Uốn ván/DT/Td

~10% 5

~10%

~25%

Thủy đậu

7-30%

 

 

Bảng 2 dưới đây mô tả chi tiết các phản ứng vắc xin hiếm gặp.

Bảng 2: Phản ứng sau tiêm chủng hiếm gặp (Theo TCYTTG)

Vắc xin

Phản ứng

Thời gian xuất hiện

Tỷ lệ trên 1.000.000 liều

BCG

-Viêm hạch có mủ

-Viêm xương BCG

-Nhiễm khuẩn BCG lan tỏa

2-6 tháng

1-12 tháng

1-12 tháng

100-1000

1-700

0,19-1,56

Hib

Không

-

-

Viêm gan B

Sốc phản vệ

0-1 giờ

1,1

Viêm não Nhật Bản (bất hoạt)

Biểu hiện thần kinh (viêm não, bệnh não, thần kinh ngoại biên)

-

1-2.3

Sởi/ sởi - quai bị - rubella/ sởi - rubella

- Co giật có sốt

- Giảm tiểu cầu

- Sốc phản vệ

- Bệnh não

6-12 ngày

15-35

gày

0 – 1 giờ

6-12 ngày

330

30

1

<1

Bại liệt uống (OPV)

Liệt liên quan tới vắc xin

4-30 ngày

2-4

Uốn ván

- Viêm thần kinh cánh tay

- Sốc

- Áp xe vô trùng

2-28 ngày

0-1 giờ

1-6 tuần

5-10

1-6

6-10

Ho gà (DTwP)

- Khóc thét dai dẳng >3 giờ

- Co giật

- Giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng

- Sốc phản vệ

- Bệnh nãod

0-24 giờ

0-3 ngày

0-48 giờ

 

0-1 giờ

0-2 ngày

< 10.000

<10.000

1000-2000

 

20

0-1

 

Phản ứng sau tiêm vắc xin 'Nghiêm trọng' và 'nặng' là phản ứng hiếm gặp thường được sử dụng như nhau nhưng không phải vậy. Một PƯSTC sẽ được coi là nghiêm trọng nếu nó gây ra tử vong, đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải nhập viện điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện, làm kéo dài hoặc đáng kể tình trạng khuyết tật/tàn tật, hoặc đã phải can thiệp để ngăn chặn tổn thương vĩnh viễn. Phản ứng nặng được sử dụng để mô tả mức độ của một sự kiện cụ thể (như nhẹ, trung bình hoặc nặng). Ví dụ, sốt là một sự kiện sức khỏe thông thường, nhưng theo mức độ nghiêm trọng của nó có thể được phân loại như sốt nhẹ hoặc sốt vừa. Sốc phản vệ luôn luôn là một sự kiện nghiêm trọng và đe dọa tính mạng..). Hầu hết các phản ứng vắc xin nặng và hiếm gặp (động kinh, giảm tiểu cầu, Hội chứng giảm trương lực, giảm phản xạ, khóc thét kéo dài) không thành bệnh mãn tính. Sốc phản vệ, trong khi có khả năng gây tử vong, có thể điều trị mà không để lại bất kỳ hậu quả nào. Mặc dù bệnh não được nêu lên như là một phản ứng hiếm khi tiêm chủng vắc xin sởi hoặc vắc xin DTP, tuy nhiên trên thực tế không chắc chắn những vắc xin này có thể gây bệnh não.

Phản ứng liên quan đến lo lắng tiêm chủng. Cá nhân và các nhóm người có thể phản ứng với bất cứ việc tiêm chủng nào. Phản ứng này không liên quan đến loại vắc xin. Ngất xỉu khá phổ biến, nhưng thường chỉ xảy ra ở trẻ trên 5 tuổi. Ngất xỉu không cần phải xử trí gì ngoài việc đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng. Khả năng ngất xỉu có thể xảy ra khi tiêm chủng cho trẻ ở các độ tuổi lớn hơn, và giảm bằng cách giảm thiểu căng thẳng cho người chờ tiêm, như  giảm thời gian chờ đợi, phòng chờ thoáng mát, chuẩn bị vắc xin không trong tầm nhìn của người được tiêm, và quá trình tiêm chủng đảm bảo riêng biệt. Thở nhanh thường gặp do lo lắng về tiêm chủng dẫn đến các triệu chứng cụ thể (choáng váng, chóng mặt, ngứa ran xung quanh miệng và bàn tay). Điều này cũng phổ biến ở các chiến dịch tiêm chủng. Trẻ nhỏ có xu hướng phản ứng theo một cách khác, nôn là triệu chứng chung do lo lắng. Ngừng thở có thể xảy ra, có thể hết sau trong chốc lát. Trẻ cũng có thể hét lên sợ tiêm hoặc bỏ chạy. Lo sợ khi tiêm có thể dẫn đến co giật trong một số trường hợp. Những trẻ em này không cần phải được điều tra nhưng phải được bảo đảm an toàn. Một số người sợ kim tiêm, có thể làm tăng nặng các phản ứng. Trong một nhóm quần thể, phản ứng lan truyền là có thể, đặc biệt là nếu nhìn thấy một người sau khi được tiêm chủng lả đi hay có một số phản ứng khác. Giải thích rõ về tiêm chủng và bình tĩnh, tự tin khi thực hiện tiêm chủng của cán bộ tiêm chủng sẽ giảm mức độ lo lắng về tiêm của đối tượng được tiêm, và do đó làm giảm khả năng gây ra phản ứng. Điều quan trọng cần lưu ý là ngất có thể được chẩn đoán nhầm là sốc phản vệ.

Phản ứng có thể xảy ra trùng hợp với tiêm chủng và đôi khi có thể bị đổ cho là do tiêm chủng vắc xin. Các kết hợp về thời điểm hoàn toàn là không thể tránh được khi tiêm chủng một số lượng lớn các liều vắc xin, đặc biệt là trong chiến dịch tiêm chủng. Vắc xin thường được tiêm chủng trong thời gian đầu đời khi trẻ cũng thường mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác, trong đó có cả những bệnh tật hay tình trạng thần kinh bẩm sinh. Do đó, có thể gặp  rất nhiều sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên, trong đó có cả tử vong, được đổ cho là do vắc xin do có liên quan với thời điểm sau tiêm chủng. Ví dụ, hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) gặp nhiều nhất xung quanh tuổi tiêm chủng trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu đối chứng đã chỉ ra rằng sự kết hợp của SIDS và tiêm chủng là hoàn toàn ngẫu nhiên, không phải là liên quan nhân quả. Sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên có thể dự đoán được. Bảng 3 trình bày số tử vong tạm thời có liên quan đến tiêm chủng thường xuyên vắc xin DTP ở cho trẻ sơ sinh (dưới một năm tuổi) ở một số nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Sẽ có rất nhiều tử vong trùng hợp ngẫu nhiên trong ngày, tuần và tháng sau khi tiêm chủng. Số lượng thực tế ca tử vong trùng hợp ngẫu nhiên phụ thuộc vào quy mô dân số, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, khoảng cách lần tiêm chủng, và tỷ lệ tiêm chủng.

Bảng 3: Số tử vong ước tính do trùng hợp ngẫu nhiên ​​liên quan đến tiêm chủng DPT ở một số nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương (Theo TCYTTG)

Quốc gia

 

Tỷ lệ chết / 1000 trẻ đẻ sống (IMR)

Số sinh trong năm

Ước tính số trẻ chết trong năm tại

Tháng sau tiêm chủng

Tuần sau tiêm chủng

Ngày sau tiêm chủng

=(IMR*N/12)*nv*ppv

=(IMR*N/52)* nv*ppv

=(IMR*N/365)* nv*ppv

Úc

5

267.000

300

69

10

Campuchia

69

361.000

5.605

1.293

185

Trung Quốc

18

18.134.000

73.443

16.948

2421

Nhật

3

1.034.000

698

161

23

Lào

48

170.000

1.836

424

61

Niu Di Lân

5

58.000

65

15

2

Phi líp pin

26

2.236.000

13.081

3.019

431

Vietnam

15

1.500.000

5.062

1.168

166

Chú ý:    

IMR:Tỷ lệ chết/1000 trẻ đẻ sống; nv: số liều cần tiêm của vắc xin (DPT=3)

       PPV: tỷ lệ tiêm chủng (VD 90%)

       Tóm lại, PƯSTC có thể xảy ra do một số đặc tính vốn có của vắc xin (phản ứng liên quan đến vắc xin); hoặc do phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng; hoặc do sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên tại cùng thời điểm tiêm vắc xin; hoặc liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng, do sợ hãi hay đau khi tiêm chứ không phải do tiêm chủng. Trong một số trường hợp, không tìm được nguyên nhân của PƯSTC. Tỷ lệ cơ bản các phản ứng liên quan đến vắc xin rất hữu ích để hướng tới xác định các phản ứng liên quan vắc xin. Phản ứng nhẹ do vắc xin là phổ biến và không cần điều trị đặc biệt. Phản ứng vắc xin hiếm, nghiêm trọng cần phải điều trị kịp thời bởi nhân viên y tế có trình độ.

GS.TS Nguyễn Trần Hiển-Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG: Click vào Link dưới đây

https://youtu.be/v4u88y46e2s

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

BÀI 84.NHỮNG BÀI THUỐC LIÊN QUAN SỐ 6

 I-                  6 người tuyệt đối không được ăn cá vì rất độc, dừng ngay kẻo hối không kịp

Những người thuộc trường hợp dưới đây thì tuyệt đối không nên ăn quá nhiều cá kẻo rước độc vào người.

1.Rối loạn tiêu hóa

Người mắc chứng rối loạn tiêu hóa không nên ăn quá nhiều cá bởi trong thực phẩm này rất giàu đạm, nếu bổ sung quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.

Thay vì ăn cá, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn các loại thịt trắng.

2.Người đang uống thuốc ho

Có thể bạn chưa biết, người ho lâu ngày và đang điều trị với thuốc ho thì không nên ăn cá, nhất là cá biển.

Nguyên nhân là do trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi đưa vào cơ thể, chất này sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu và gây ra hiện tượng dị ứng.

Hơn thế, chất ức chế monoamine có trong thuốc ho sẽ bị ảnh hưởng khi ăn cá biển khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Vì vậy, chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nếu đang uống các thuốc như: Thuốc ho, một số loại kháng sinh, thuốc chống viêm... thì nên tránh ăn cá.

3.Người bị gout

Gout được biết đến là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa có liên quan tới ăn uống. Nguyên nhân là do nồng độ axit uric trong huyết tương quá cao gây nên tình trạng lắng đọng tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric.

Nếu người bệnh gout ăn nhiều cá sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn. Bởi trong cá giàu purine, khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành axit uric.

4.Người rối loạn chức năng máu

Chuyên gia sức khỏe khuyên những người mắc rối loạn chức năng máu như: Giảm tiểu cầu, thiếu vitamin K, dễ chảy máu... cần hạn chế ăn cá.

Sở dĩ có điều này bởi trong cá có chứa các chất ức chế tiểu cầu. Nếu bệnh nhân bị rối loạn chức năng máu, ăn vào sẽ dễ dẫn tới tình trạng tăng rối loạn làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

5.Người mắc bệnh gan, thận

Trong cá có chứa 1 lượng lớn protein chất lượng cao, khi đưa vào cơ thể protein này sẽ tiêu thụ chủ yếu ở gan và thận.

Với người đang mắc các bệnh về gan, thận, nếu protein quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng khiến 2 cơ quan này phải làm việc quá sức.

Do đó, nếu đang gặp vấn đề ở gan và thận thì tuyệt đối không nên ăn cá, nhất là các loại cá biển bởi chúng sẽ khiến sức khỏe của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

6.Người mắc bệnh xương khớp

Như chúng ta đã biết, trong cá có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Sắt, kẽm, protein... 

Cá sẽ rất tốt nếu bạn ăn 1 lượng vừa đủ, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra nhiều rắc rối nhất là với người bệnh xương khớp.

Ăn cá thường xuyên, người mắc bệnh này sẽ bị thừa đạm, đau khớp hoặc xuất hiện tình trạng sưng tấy.

 Ăn thịt cá tốt cho sức khỏe nhưng có 2 loại cá là "bể chứa" các kim loại nặng tốt nhất không nên ăn

 (Tổ Quốc) - Thịt cá tươi, mềm, ít calo, giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng vốn được nhiều người yêu thích. Dù vậy, 2 loại cá này dù rẻ đến mấy cũng đừng nên mua bởi chúng chứa nhiều kim loại nặng rất có hại cho sức khỏe.

Ăn thịt cá thường xuyên có rất nhiều tác dụng khác nhau nhưng nổi bật nhất là nó giúp bồi bổ sức khỏe cho cơ thể. Với trẻ nhỏ, ăn nhiều cá có thể thúc đẩy sự phát triển trí não và cải thiện trí nhớ, đối với người già, nó giúp duy trì sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự thay đổi của môi trường và các tác động của biến đổi khí hậu, mọi người nên chú ý lựa chọn khi mua cá một cách kĩ lưỡng. Nếu chọn mua và ăn nhầm loại cá chỉ gây hại cho thân.

Dưới đây là 2 loại cá là "bể chứa" các kim loại nặng, dù có rẻ đến mấy thì tốt nhất bạn vẫn không nên tiêu thụ.

1. Cá nước ngọt sống trong tự nhiên nặng cân

Nhiều người thích ăn cá nước ngọt trong tự nhiên, điển hình nhất là cá chép và cá trắm cỏ, họ cho rằng cá càng nặng cân thì càng ngon. Tuy nhiên, cá nước ngọt sống trong tự nhiên, nhất là khi chúng nặng cân bất thường không thực sự an toàn cho sức khỏe.

Điều này là cá chép, cá trắm cỏ hay một số loại cá nước ngọt khác có tuổi thọ cao nên cá càng to (nặng cân) tức là chúng sống càng lâu trong môi trường tự nhiên. Và trong quá trình sinh trưởng dài trong tự nhiên đó, chúng đã sống trong những môi trường không được bảo đảm, nước ô nhiễm, có chứa nhiều chất độc hại...

Bên cạnh đó, nguồn thức ăn của các loại cá này cũng rất phức tạp, khó có thể kiểm soát và biết được rằng liệu chúng có ăn phải những loại tảo, tôm tép hoặc các loại cá nhỏ hơn có chứa độc tố hay không.

Do đó, phần thịt cá rất dễ bị tích tụ nhiều loại kim loại nặng, độc tố gây hại cho sức khỏe con người, khi ăn vào nhẹ thì nó có thể gây ngộ độc, nặng thì bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Vì vậy, với các loại nước ngọt nặng cân được bắt ngoài tự nhiên, đặc biệt là cá chép, cá trắm cỏ, bạn tốt nhất không nên tiêu thụ.

2. Cá nặng mùi, đặc biệt tanh

Khi mua cá, bạn cũng nên chú ý đến mùi của cá, nếu thấy cá nặng mùi dầu hỏa hoặc có mùi đặc biệt tanh thì không nên mua.

Loài cá này có thể đã phát triển trong môi trường nước thải do các ngành công nghiệp thải ra, do đó, trong thân chúng có nhiều kim loại nặng và chứa các loại độc tố. Nếu tiêu thụ loại cá này trong thời gian dài, cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt và đau đầu, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, để giữ cho cá tươi ngon, một số người buôn bán cá không có lương tâm có thể cho thêm chất bảo quản vào cá, trong đó có chất gây ung thư formaldehyde, vì vậy, nếu thấy cá có mùi hăng hắc hoặc mùi lạ thường, bạn cũng đừng nên mua.

                             Nguồn tham khảo: Sohu, Eat This, The Health. Ảnh: Sohu Chang

II-              6 nhóm người không nên uống nhiều nước, tránh rước thêm bệnh vào người

 ( PHUNUTODAY ) - Uống quá nhiều nước cũng không tốt cho sức khỏe. Những người thuộc các nhóm dưới đây nên kiểm soát kỹ việc uống nước hàng ngày.

1.Người ngồi một chỗ quá lâu

Những người làm việc trong văn phòng thường có xu hướng ngồi một chỗ rất lâu và ít tập luyện thể thao. Việc này làm tăng nguy cơ sưng phù chân, giãn tĩnh mạch chân, nghiêm trọng hơn là có thể bị tụ huyết khối.

Việc uống nhiều nước nhưng lại ngồi nhiều và ít vận động sẽ khiến lượng máu lưu thông chậm, làm các chi dưới bị sưng, đau. Tuy nhiên, nếu ngồi nhiều và uống ít nước, máu sẽ tăng độ nhớt và tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Cách tốt nhất là thường xuyên đứng lên đi lại và uống nước khi tập luyện.

2.Người đang ra nhiều mồ hôi

Khi toát mồ hôi, cơ thể mất đi một lượng nước và chất điện giải lớn. Nếu uống nước ngay lập tức sẽ không có tác dụng bù nước mà làm tim đập nhanh, chóng mặt và mệt mỏi hơn. Uống nước lúc ra nhiều mồ hôi có thể khiến bạn bị sốc do nồng độ natri trong máu giảm đột ngột và làm một số cơ quan trong cơ thể bị suy kiệt.

Trong trường hợp này, bạn không nên uống nước lọc mà cần bổ sung các loại nước có chứa khoáng chất và chất điện giải.

3.Người bị suy thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc cho cơ thể. Một lượng chất thải lớn cần thận xử lý để bài tiết ra bên ngoài dưới dạng nước tiểu. Người bình thường nên uống nhiều nước để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Trong khi đó, người bị suy thận không nên làm việc này. Nguyên nhân là do chức năng thận bị suy giảm, khả năng trao đổi chất kém đi. Uống nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng lên thận và làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

4.Người có bệnh tim

Với người bị bệnh tim, lượng nước hấp thụ vào quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên phổi, gây ra khó thở, nghiêm trọng hơn nó có thể khiến bệnh nhân nghẹt thở hoặc suy tim, ảnh hưởng đến tính mạng.

5.Người bị bệnh gan

Trường hợp bị xơ gan hoặc một số bệnh liên quan đến gan khác cần phải kiểm soát lượng nước uống mỗi ngày. Nạp quá nhiều nước vào cơ thể sẽ khiến bụng tích tụ nhiều dịch và làm rối loạn tuần hoàn dịch trong cơ thể.

Những trường hợp bị bệnh tim, trướng gan, tăng nhãn áp... cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước và uống theo liều lượng nhất định.

6.Người bị đường huyết cao

Uống nhiều nước không có tác dụng làm hạ thấp đường huyết mà còn tăng thêm gánh nặng cho cơ thể, gây ra phù nề.

Tác dụng phụ khi uống quá nhiều nước

- Uống nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ làm loãng dịch dạ dày, làm giảm axit trong dịch, giảm hiệu quả diệt khuẩn của dịch dạ dày và khả năng tiêu hóa thức ăn.

- Uống nhiều nước có thể làm tăng thể tích máu từ đó tăng áp lực lên tim, mạch.

- Uống nhiều nước làm tăng lưu lượng máu, tốc độ lọc tăng lên tạo ra áp lực cho thận.

- Uống nhiều nước trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tăng thể tích máu, giảm thẩm thấu huyết tương, khiến một lượng nước bị giữ lại trong cơ thể và gây ra ngộ độc nước.

III-            6 thực phẩm nhiều canxi hơn cả sữa, món số 2 vô cùng "quen mặt" mà nhiều người không biết     ( PHUNUTODAY )

Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển xương, răng của con người. Thiếu canxi có thể làm ảnh hưởng đến việc tăng chiều cao, dẫn tới bệnh loãng xương, gãy xương...

Ở tuổi dưới 50, mỗi ngày chúng ta cần đến 1000mg canxi. Đến tuổi 50 - 70, cơ thể cần nhiều canxi hơn để bảo vệ xương (1200 – 2000mg canxi/ngày).

Ai cũng biết, sữa là nguồn cung cấp canxi rất tốt. Một cốc sữa 240ml có thể chứa khoảng 300mg canxi. Tuy nhiên, sữa không phải thực phẩm duy nhất chứa canxi. Trên thực tế, có rất nhiều thực phẩm chứa lượng canxi dồi dào hơn cả sữa mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.

1.Bột yến mạch

Nửa chén bột yến mạch nguyên chất chứa khoảng 200mg canxi. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin B. Ăn bột yến mạch cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng quá trình trao đổi chất, có lợi cho tiêu hóa và quá trình giảm cân.

Kết hợp bột yến mạnh với sữa hạnh nhân, bạn có thể nhận thêm khoảng 300-400mgl canxi.

2.Đậu phụ

Đậu phụ là món ăn dân dã, quen thuộc với rất nhiều gia đình. Đậu phụ được làm từ hạt đậu nành (đậu tương), được biết đến là nguồn cung cấp đạm thực vật dồi dào.

Bên cạnh đó, đậu phụ cũng là sản phẩm chứa nhiều canxi mà ít người biết đến. Lượng canxi trong đậu phụ lớn hơn nhiều lần so với sữa. Một bìa đậu phụ có thể chứa tới 861mg canxi.

Ngoài ra, đây là thực phẩm chứa ít calo nên ít có khả năng làm bạn tăng cân.

                         Đậu phụ là một trong những loại thực phẩm giàu canxi hơn cả sữa.

3.Cá hồi

Cá hồi tươi hay cá hồi đóng hộp đều là thực phẩm rất giàu canxi.

6 ounce (khoảng 170 gram) cá hồi tươi có thể cung cấp 340mg canxi. Trong khi đó, 5 ounce (khoảng 142 gram) cá hồi đóng hộp có thể cung cấp 350mg canxi.

4.Hạt chia

Đây là loại hạt "nhỏ nhưng có võ". 100 gram hạt chia có thể cung cấp tới 631mg canxi. Chỉ ăn 3 thìa hạt chia đã mang lại cho bạn lượng canxi nhiều hơn trong một cốc sữa.

Bạn có thể kết hợp loại hạt này với sữa, sữa chua hoặc các loại sữa hạt khác để làm tăng hương vị và dinh dưỡng cho cơ thể.

5.Hạnh nhân

Loại hạt này cũng rất giàu canxi. 3/4 cốc hạnh nhân có thể cung cấp 320mg canxi. Sữa hạnh nhân là lựa chọn hoàn hảo cho những người không muốn sử dụng sữa động vật.

6.Nước cam

Có thể bạn chưa biết, một cốc nước cam tươi chứa tới 350mg canxi. Đây là một lựa chọn hoàn hảo để khởi đầu một ngày mới. Uống nước cam tươi thường xuyên bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện làn da, vóc dáng.

IV-           6 thực phẩm tốt cho tuyến tiền liệt của "quý ông"

 Bạn có thể bắt đầu tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt bằng cách thêm 6 loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống của mình.

Thực phẩm bạn ăn có thể có tác động rất lớn đến sức khỏe của bạn, bao gồm cả sức khỏe của tuyến tiền liệt. Bằng cách bổ sung các thực phẩm lành mạnh, thân thiện với tuyến tiền liệt vào chế độ ăn uống, bạn có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới, ảnh hưởng đến 1 trong 9 nam giới tại nước này.

Một số chuyên gia tin rằng chế độ ăn phương Tây nhiều chất béo, nhiều đường có thể góp phần làm tăng tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt.

Dưới đây 6 loại thực phẩm tốt cho tuyến tiên liệt:

1 Cà chua

Cà chua có chứa một chất chống oxy hóa mạnh gọi là lycopene. Nó có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt cũng như giảm sự phát triển của khối u ở những người bị ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác nhận một lợi ích, nhưng trong một đánh giá của 24 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho rằng nam giới ăn nhiều cà chua ít có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt hơn.

Nhưng chính xác thì cà chua giúp ích như thế nào?

Lycopene có thể làm giảm tổn thương tế bào và làm chậm quá trình sản sinh tế bào ung thư. Nó là một chất chống oxy hóa, có nghĩa là nó bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.

Vì lycopene liên kết chặt chẽ với thành tế bào nên cơ thể gặp khó khăn khi chiết xuất nó từ cà chua sống. Các sản phẩm cà chua nấu chín là lựa chọn tốt hơn. Uống nước ép cà chua vào mỗi buổi sáng là một lựa chọn tốt khác.

2 Súp lơ xanh


Súp lơ xanh là một loại rau có chứa nhiều hợp chất phức tạp có thể giúp bảo vệ một số người khỏi bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa lượng rau họ cải bạn ăn, gồm súp lơ xanh và giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Lý do tại sao vẫn chưa được làm rõ, nhưng các nhà nghiên cứu đề xuất rằng một số chất phytochemical được tìm thấy trong những loại rau này, bao gồm sulforaphane, nhắm mục tiêu và tiêu diệt tế bào ung thư một cách có chọn lọc trong khi vẫn giữ cho các tế bào tuyến tiền liệt bình thường khỏe mạnh và không bị ảnh hưởng.

Các loại rau họ cải khác bao gồm bắp cải, cải Brussels và cải xoăn.

Bạn có thể thêm súp lơ xanh vào các món xào, súp và salad, hoặc đơn giản là ăn sống hoặc nấu chín với một số món nhúng.

3 Trà xanh

Mọi người đã sử dụng trà xanh vì những lợi ích sức khỏe của nó trong hàng nghìn năm. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều nghiên cứu xem xét tác động của nó đối với bệnh ung thư.

Bằng chứng cho thấy rằng các hợp chất đặc biệt trong trà xanh có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt thông qua việc ảnh hưởng đến sự phát triển của khối u, tế bào chết và tín hiệu hormone.

Nếu bạn thích hương vị của trà xanh, hãy bắt đầu bằng cách uống một tách vào mỗi sáng thay cho cà phê thông thường của bạn. Nếu bạn không thích trà ấm, hãy thử làm lạnh trà trong tủ lạnh và thêm đá để có đồ uống giải khát.

4 Các loại đậu và đậu nành

Các loại đậu là nhóm thực phẩm bao gồm đậu, lạc và đậu lăng. Các loại đậu chứa các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học được gọi là phytoestrogen.

Isoflavones là một trong những phytoestrogen. Một nghiên cứu tổng quan cho thấy những người ăn nhiều phytoestrogen nhất có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm 20% so với nhóm ăn ít nhất.

Tác dụng chống ung thư của phytoestrogen có thể đến từ tác dụng của chúng đối với việc điều hòa hormone, tế bào chết và tác dụng chống oxy hóa. Mặc dù vẫn cần nghiên cứu kết luận thêm, một số nghiên cứu đã liên kết isoflavone trong đậu tương với việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Viện Ung thư Quốc gia (NCI) cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đậu nành và giảm mức độ kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA). PSA là một loại protein được sản xuất bởi tuyến tiền liệt. Xét nghiệm PSA đo mức PSA trong máu của bạn và được sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

Để bổ sung thêm các loại đậu và đậu nành vào chế độ ăn uống của bạn, hãy cân nhắc đổi thịt lấy protein thực vật trong ít nhất một số bữa ăn. Đậu phụ là một nguồn đậu nành tuyệt vời.

5 Nước ép quả lựu

Giống như rượu vang đỏ hoặc trà xanh, lựu là một nguồn giàu chất chống oxy hóa. Nước ép lựu được biết đến như một loại trái cây thần kỳ do hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính liên quan đến stress oxy hóa.

NCI cho biết nước ép lựu và một số thành phần hoạt tính sinh học của nó có thể ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Các nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy nước ép và chiết xuất từ quả lựu ức chế sản sinh một số tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong các nghiên cứu trên động vật và tế bào, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm ở người.

6 Cá

Chất béo không bão hòa đa, bao gồm omega-3 và omega-6, là các axit béo thiết yếu chỉ có trong chế độ ăn uống. Chúng không được tổng hợp bởi cơ thể.

Các nghiên cứu tổng quan báo cáo rằng, mặc dù có thể có mối liên hệ giữa axit omega-3 và ung thư tuyến tiền liệt, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm, đặc biệt là các thử nghiệm với đối tượng là con người.

Cá béo có rất nhiều lợi ích sức khỏe khác. Hãy thử ăn cá béo được tìm thấy ở vùng nước lạnh để tăng lượng omega-3 của bạn như cá hồi, các trích, cá thu, cá mòi..

                                                                Hà An Dân trí

BÀI 84-NHỮNG BÀI THUỐC LIÊN QUAN SỐ 6

https://youtu.be/SwjIj--nePk