Mùa xuân bình yên

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024

GỪNG NGÂM MẬT ONG

 Gừng Ngâm Mật Ong Và Tất Tần Tật Điều Cần Biết

POSTED ON BY NHÀ MẬT

Gừng ngâm mật ong là 1 trong số những thứ bạn “không nên bỏ qua” đối với công cuộc chăm soc sức khỏe bằng nguyên liệu tự nhiên, bởi hỗn hợp này vừa tốt cực tốt, rẻ tiền và rất dễ làm. Đặc biệt là vào mùa đông, hũ gừng ngâm mật ong sẽ là vị cứu tinh cho nhà bạn khỏi những cơn ho hay cảm do thời tiết

I – Tác dụng của gừng ngâm mật ong

Nếu mật ong được biết đến với một chất có chức năng tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể phát triển toàn diện thì gừng lại có chất kháng histamin giúp điều trị cảm cúm và cảm lạnh hiệu quả

1. Giúp giảm cân hiệu quả

Theo nghiên cứu khoa học, trong gừng có chứa những chất ức chế quá trình gây béo và có khả năng đốt cháy một lượng chất béo đáng kể. Do đó, gừng luôn thực hiện tốt chức năng giảm béo, giảm mỡ bụng và giảm lượng Cholesterol, giúp làm đẩy nhanh quá trình trao đổi chất khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, mật ong cũng có tác dụng rất tốt để giảm cân bởi trong thành phần của mật ong có chứa hơn 70 dưỡng chất khác nhau giúp tăng cường sức đề kháng. Vị ngọt của mật ong là tinh đường từ tự nhiên nên không gây béo phì như các loại đường thông thường.

2. Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa

Gừng và mật ong vốn có tác dụng rất tốt trong việc trị các chứng khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi, đi ngoài,… Do vậy, hỗn hợp này luôn đem lại hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày, làm tăng cảm giác thèm ăn và giúp bạn ăn ngon miệng hơn cũng như giúp tăng cường quá trình trao đổi chất.

Không những vậy, gừng có vị nóng, có thể kích thích việc bài tiết của các tế bào gan nên gừng ngâm mật ong sẽ giúp chúng ta loại bỏ độc tố ra khỏi gan, làm sạch và phòng ngừa các bệnh về gan một cách an toàn.

3. Chữa viêm xoang, đau họng, nhức đầu

Viêm xoang, đau họng hay nhức đầu là những căn bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết giao mùa. Một trong những nguyên nhân gây ra những triệu chứng này là do sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể còn kém dẫn đến sức khỏe bị suy giảm.

Trong khi đó, gừng ngâm mật ong có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, giúp làm ấm cơ thể và chữa các chứng phong hàn. Vì thế nên gừng ngâm mật ong được coi là “thần dược” cho những người thường xuyên mắc các bệnh viêm xoang, đau họng, nhức đầu,…

Gừng ngâm mật ong đem lại hiệu quả tốt trong việc chữa các chứng phong hàn.

4. Điều trị chứng mất ngủ

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau mà nhiều người có triệu chứng mất ngủ kéo dài dẫn đến việc mệt mỏi, mất tập trung, trí nhớ kém, ảnh hưởng tới công việc và học tập,… Để xử lý tình trạng này, sử dụng gừng ngâm mật ong là giải pháp hàng đầu.

Gừng ngâm mật ong có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần nên sử dụng hỗ hợp này hàng ngày sẽ khiến cho tinh thần của bạn cảm thấy thư thái, bớt căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Hỗn hợp này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần nên rất có ích đối với những người bị mất ngủ.

5. Ngăn ngừa ung thư

Y học đã chứng minh, mật ong và gừng đều có tính kháng khuẩn rất tốt, giúp phòng ngừa và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, trong thành phần của gừng còn có shogaol, một chất có thể chống lại các tế bào gây ung thư.

Nhờ đặc tính này mà gừng ngâm mật ong là một trong những phương pháp tự nhiên tốt nhất để ngăn ngừa ung thư.

6. Tốt cho hệ tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy gừng ngâm mật ong rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Gừng cũng đã được chứng minh là rất hữu ích trong việc ngăn ngừa cục máu đông và giảm cholesterol. Điều này sẽ giúp chống lại các bệnh tim, nơi các mạch máu bị tắc nghẽn.

7. Giảm viêm

Sự kết hợp của gừng và mật ong được biết đến là chất giảm đau tự nhiên. Đặc biệt, gừng giúp giảm đau và long đờm.

Ngoài ra, gừng ngâm mật ong còn có tác dụng làm ấm cơ thể, kháng khuẩn, sát khuẩn, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.

8. Ngăn ngừa buồn nôn và ốm nghén

Hầlu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng buồn nôn và ốm nghén. Trong khi đó, gừng là một trong những biện pháp tự nhiên vô cùng phổ biến để điều trị tình trạng này

Đây là liều thuốc đã được sử dụng từ thời xa xưa tới tận ngày nay. Để giúp giảm buồn nôn và ốm nghén, bạn chỉ cần thêm một chút nước gừng ngâm mật ong vào cốc nước ấm rồi uống vào buổi sáng.

II – Cách làm gừng ngâm mật ong Đơn Giản – Hiệu Quả

Mật ong nguyên chất và gừng là hai nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Khi kết hợp hai loại nguyên liệu này sẽ cho ra hỗn hợp gừng ngâm mật ong mang lại công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu cách làm nhé

Nguyên liệu:

·         Gừng ta: 0,5 kg

·         Mật ong: 1 lít

·         Hũ thủy tinh có nắp đậy dung tích 2 lít: 1 hũ

Bí kíp để lọ gừng ngâm mật ong chuẩn ngon:

+ Để món gừng ngâm mật ong chuẩn ngon, bạn cần đảm bảo mật ong nguyên chất. Nhà Mật có lọ dùng thử 100ml cam kết chuẩn ngon tại vườn.

+ Không nên gọt vỏ khi sử dụng gừng: Nhiều người thường gọt vỏ gừng vì cho rằng phần vỏ bên ngoài bị bẩn nhưng trên thực tế, việc gọt vỏ gừng sẽ khiến một số tác dụng bị giảm bớt.

+ Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

+ Lọ thủy tinh phải được rửa sạch, trụng qua nước sôi khử trùng và để thật khô mới bắt đầu ngâm trứng gà mật ong.

 

Cách thực hiện:

·         Gừng rửa sạch, không gọt vỏ, thái sợi nhỏ hoặc lát mỏng hoặc bằm nhuyễn.

·         Sau đó cho vào hũ thủy tinh, một lớp gừng, một lớp mật ong, đậy kín nắp và để ở nhiệt độ phòng.

·         Gừng ngâm mật ong từ 2-3 ngày là dùng được. Lúc này bạn quan sát sẽ thấy miếng gừng nó chín và quéo lại rồi nhé.

III – Ăn gừng ngâm mật ong vào lúc nào là tốt nhất?

Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để uống gừng mật ong là sáng sớm. Bạn cũng cần phải duy trì thói quen uống gừng liên tục mỗi sáng trong tuần. Nguyên tắc khác khi dùng gừng mật ong là uống một tuần rồi nghỉ 1 tuần.

Mỗi ngày nên uống khoảng 15 – 20 gram gừng mật ong, pha loãng cùng với 300ml nước ấm.

IV – Gừng ngâm mật ong để được bao lâu?

Gừng ngâm mật ong là nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản nên phải bảo quản thật cẩn thận để có thể sử dụng được lâu. Nhiều người thắc mắc Gừng ngấm mật ong để được bao lâu? Theo thông tin của nhiều người có kinh nghiệm, ta nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng khoảng 1 tháng.

Sau khi bạn lấy gừng mật ong ra khỏi tủ lạnh. Lúc này có thể dùng ngay mà không cần hâm nóng hoặc cho vào lò vi sóng. Nếu như bạn thấy màu sắc hoặc mùi vị khác thường thì nên bỏ ngay để tránh tác dụng phụ nhé. Lưu ý một điều rằng đối với trẻ em và phụ nữ có thai nên dùng ít và hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước bạn nhé.

V – Lưu ý khi uống gừng với mật ong

Nhìn chung, nước gừng mật ong an toàn, tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau:

·         Người đang uống thuốc chống đông máu, hạ huyết áp, hạ đường huyết nên hạn chế uống gừng mật ong.

·         Không nên uống quá nhiều trà gừng, mỗi lần sử dụng bạn chỉ nên dùng 1 muỗng là đủ, nếu không sẽ gây ra tác dụng không tốt với sức khỏe.

·         Không nên gọt vỏ gừng khi sử dụng vì phần vỏ có chứa một số dưỡng chất quan trọng.

·         Không nên ăn gừng đã bị giập hoặc sắp hỏng vì chúng có thể sinh ra chất cực độc, làm hủy hoại tế bào gan, gây ung thư.

·         Không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng thức uống có mật ong để tránh các hiện tượng ngộ độc.

·         Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

·         Đối với những chị em không có vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày có thể thêm chanh vào trong nước gừng mật ong để đạt hiệu quả giảm cân.

Tác hại có thể có khi dùng gừng ngâm mật ong

Sau khi đã điểm qua lợi ích, ở phần này, Ocany muốn liệt kê những tác hại của gừng ngâm mật ong nếu bạn dùng sai cách.

Có thể gây mất ngủ

Gừng và mật ong đều có tác dụng kích thích cơ thể, do đó sử dụng gừng ngâm mật ong có thể gây mất ngủ nếu bạn dùng vào thời điểm không đúng hoặc sử dụng quá nhiều.

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, bao gồm thói quen sinh hoạt, mức độ căng thẳng và sức khỏe tổng thể. Một số người có thể cảm thấy tăng năng lượng và khó ngủ khi sử dụng gừng và mật ong trong khi khác lại không.

Tác hại của gừng ngâm mật ong khi dùng sai cách – Gây mất ngủ

Có thể gây phản ứng với thuốc

Tuy gừng được coi là một loại thảo dược tốt, nhưng nếu không biết cách kết hợp, chúng sẽ phản ứng với một số chất trong thuốc, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị. Do đó, khi bạn đang sử dụng một loại thuốc điều trị bệnh nào đó, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng gừng ngâm mật ong.

Một số loại thuốc có thể gây phản ứng với gừng:

·         Thuốc chống đông máu Heparin;

·         Thuốc điều trị tiểu đường;

·         Thuốc điều trị tăng huyết áp.

Đầy hơi, ợ nóng

Một tác hại của gừng ngâm mật ong khá thường gặp đó là đầy hơi, ợ nóng. Gừng tính nóng cao, giúp tăng áp suất lòng dạ dày, vòng thực quản để kích thích mở thoát khí. Điều này gây ra tình trạng ợ nóng, đầy hơi.

Đối với bệnh nhân đang gặp tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng, cần hạn chế dùng gừng ngâm với mật ong vì nó có thể làm tình trạng viêm, loét trở nên tệ hơn.

Tác hại của gừng ngâm mật ong khi dùng sai cách – Đầy hơi, ợ nóng

Hạ đường huyết

Một tác hại của gừng ngâm mật ong được nhiều người quan tâm đó là hạ đường huyết. Gừng và mật ong đều có tính năng giảm đường huyết. Vì vậy, nếu kết hợp hai loại này lại có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết.

Chảy máu trong cơ thể

Không có bằng chứng khoa học cho thấy rằng gừng ngâm mật ong có thể gây chảy máu trong cơ thể. Gừng và mật ong đều có tính nóng và có thể gây kích ứng đối với đường tiêu hóa, nhưng không có bằng chứng cho thấy rằng chúng có thể gây chảy máu trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử về chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm tăng khả năng chảy máu, như thuốc chống đông máu, bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình trước khi sử dụng gừng và mật ong hoặc bất kỳ thực phẩm hoặc bổ sung nào khác.

Không tốt người đang mang thai

Nếu đang mang thai, bạn nên quan tâm đến tác hại của gừng ngâm ong, vì nó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mẹ bầu. Trong khi gừng và mật ong đều có lợi cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng gừng ngâm mật ong trong khi mang thai cần phải được cân nhắc thận trọng

Tác hại của gừng ngâm mật ong khi dùng sai cách – Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Theo một số nghiên cứu, gừng có thể gây ra tác dụng phụ như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, gừng có thể làm tăng động kinh của cơ tử cung và gây ra chuyển dạ, đặc biệt là khi được sử dụng trong liều lượng lớn.

Gây bất lợi với người mắc bệnh gan

Gừng và mật ong đều có tính nóng và có thể gây kích ứng đối với đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn có vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như viêm loét dạ dày hoặc tá tràng, bạn nên hạn chế sử dụng gừng và mật ong hoặc thảo luận với bác sĩ của mình trước khi sử dụng.

Đối với người có bệnh gan, một số nghiên cứu cho thấy rằng gừng và mật ong có thể có tác dụng bảo vệ gan khỏi tổn thương và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh gan. Tuy nhiên, như đã đề cập, bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm hoặc bổ sung nào mới, đặc biệt là khi bạn có bệnh gan.

Gây bất lợi với người mắc bệnh sỏi mật

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về tác hại của gừng ngâm mật ong đối với sỏi mật. Tuy nhiên, trong một số nguồn tài liệu cho biết, việc sử dụng thức uống này có thể ảnh hưởng đến người bệnh sỏi mật.

Tác hại của gừng ngâm mật ong – Không tốt cho người bị bệnh về thận

Gừng có tính năng kích thích ức chế sự tiết mật, làm giảm lượng mật tiết ra, điều này có thể góp phần tạo ra yếu tố gây sỏi mật. Nếu người bệnh sỏi mật uống gừng ngâm mật ong quá nhiều hoặc trong thời gian dài, có thể gây ra sự kích thích quá mức, tăng lượng mật tiết ra và góp phần tạo ra sỏi mật.

Đối tượng cần hạn chế dùng gừng ngâm cùng mật ong

Mặc dù gừng ngâm mật ong Hạ đường huyết có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cũng không phải ai cũng nên uống. Đối với một số đối tượng nhất định, tác hại của gừng ngâm mật ong sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là các đối tượng không nên dùng:

·         Người bị dị ứng với gừng hoặc mật ong: Nếu bạn có dấu hiệu phản ứng dị ứng với gừng hoặc mật ong, thì nên tránh sử dụng gừng ngâm mật ong

·         Người bị bệnh dạ dày: Việc sử dụng gừng ngâm mật ong có thể gây kích thích trên dạ dày, gây ra các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy

·         Người đang dùng thuốc hoặc có bệnh mãn tính: Việc sử dụng gừng ngâm mật ong có thể tương tác với một số loại thuốc, gây ra tác dụng phụ hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc

·         Trẻ em dưới 2 tuổi: Trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị ngộ độc nếu sử dụng quá nhiều gừng.

·         Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Việc sử dụng gừng ngâm mật ong có thể gây tác dụng phụ và không tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Người bị bệnh dạ dày nên cân nhắc khi sử dụng gừng ngâm mật ong

Lưu ý khi sử dụng gừng ngâm mật ong

Để tránh những tác hại của gừng ngâm mật ong, bạn cần ghi nhớ 2 lưu ý dưới đây.

Thời điểm uống

Tác hại của gừng ngâm mật ong còn có thể xảy ra nếu bạn không dùng đúng thời điểm. Các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian dùng tốt nhất là vào sáng sớm, trước khi ăn. Nếu bạn uống liên tục mỗi sáng trong tuần, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện trông thấy.

Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ nguyên tắc là chỉ dùng trong tuần, sau đó ngưng 1 tuần. Mẹo này sẽ giúp bạn phát huy được tối đa công dụng của thức uống này, nhất là đối với những người đang trong lộ trình giảm cân.

Lưu ý khi uống

Một số lưu ý trong khi dùng trà gừng mật ong:

·         Không gọt bỏ vỏ gừng vì phần này chứa khá nhiều dược tính;

·         Không nên uống quá 3 ly nước gừng ngâm mật ong để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe;

·         Đối với những ai đang hạ huyết áp, thuốc chống đông máu thì nên hạn chế dùng thức uống này;

·         Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi dùng;

·         Không dùng chung với rượu vang trắng, thịt chó, thịt thỏ và thịt ngựa;

·         Tránh dùng gừng dập, hỏng vì chúng dễ sinh độc, gây biến tính và làm hoại tử tế bào gan.

Trong bài viết này, Ocany đã liệt kê những tác hại của gừng ngâm mật ong bạn có thể gặp phải khi dùng sai cách. Tuy nhiên, nếu biết cách tận dụng thì đây vẫn là một thức uống tuyệt vời dành cho sức khỏe.

 

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

GENE VÀ TẾ BÀO GỐC

Muốn chậm lão hóa, cơ thể phải có hệ miễn dịch tốt

Tế bào gốc đã được ứng dụng để chữa trị nhiều loại bệnh lý, từ các bệnh lý ung thư cho đến tim mạch, thậm chí là lão hóa.

PGS.TS.BS Trần Công Toại, chủ tịch Hội Tế bào gốc TP.HCM, cho biết tế bào gốc điều trị cả lão hóa - Ảnh: T.DƯƠNG© Được Tuổi trẻ cung cấp

Hiện nay vấn đề "làm chậm quá trình lão hóa" được rất nhiều người quan tâm. Có nhiều phương pháp tiếp cận vào quá trình này như gene, sự biến đổi của tế bào... 

"Tuy nhiên, một người muốn chậm lão hóa, trẻ lâu trước hết phải giữ cho bản thân có một hệ miễn dịch tốt, để không bị bệnh", bác sĩ Phan Thanh Hào, chủ tịch chi hội Chống lão hóa TP.HCM, đã cho biết như vậy tại hội nghị khoa học tế bào gốc 2023 với chủ đề "Các công nghệ và sản phẩm ứng dụng từ tế bào gốc", được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 8-12.

Theo ông Hào, hệ miễn dịch của mỗi người có yếu tố chống viêm và gây viêm. Yếu tố gây viêm làm phá vỡ các tế bào trong cơ thể, gây bệnh. Ví dụ, một người bị bệnh đái tháo đường thì trước đó đã bị viêm âm thầm trong cơ thể nhiều ngày và sau đó mới mắc bệnh.

Do vậy, muốn có hệ miễn dịch tốt phải luôn lắng nghe cơ thể mình, có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp... Ngoài ra, cần phải tầm soát khám bệnh định kỳ xem cơ thể mình có bị viêm hay không.

Khi cơ thể bị viêm có nhiều cách để tiếp cận, trong đó có sử dụng tế bào gốc. Tế bào gốc có chức năng chống viêm, chức năng điều hòa miễn dịch và chức năng tái tạo.

Muốn chậm lão hóa, cơ thể phải có hệ miễn dịch tốt© Được Tuổi trẻ cung cấp

Bệnh viện Quốc tế DNA là bệnh viện đầu tiên được Bộ Y tế cho phép thực hiện nghiên cứu trên cơ sở lấy mô mỡ tự thân của những người có vấn đề lão hóa viêm để nuôi cấy, truyền tế bào gốc lại cho chính người đó.

Lão hóa là vấn đề rộng, liên quan nhiều nhóm bệnh về cơ xương khớp, thần kinh, tim mạch, bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu, béo phì, hay nhóm bệnh ung thư.

Bệnh viện này đã thực hiện nghiên cứu giai đoạn 1 trên 12 bệnh nhân có độ tuổi từ 40 - 64.

Kết quả bước đầu cho thấy sau khi được truyền tế bào gốc 12 bệnh nhân đều an toàn, các yếu tố gây viêm giảm hẳn, da bệnh nhân hồng hào, ngủ ngon, tinh thần thoải mái.

Bộ Y tế đã duyệt thông qua giai đoạn 1 và đã đồng ý cho bệnh viện nghiên cứu mở rộng tiếp trên 60 người. Bệnh viện này dự kiến sẽ báo cáo kết quả với Bộ Y tế vào đầu năm 2024.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS.BS Trần Công Toại, chủ tịch Hội Tế bào gốc TP.HCM, cho biết: "Với khả năng đặc biệt của mình, tế bào gốc đã mở ra một thế giới mới về điều trị bệnh, y học tái tạo. 

Chúng ta đã chứng kiến những bước tiến đáng kinh ngạc trong việc ứng dụng tế bào gốc để chữa trị nhiều loại bệnh lý, từ các bệnh lý ung thư cho đến các vấn đề về tim mạch và thậm chí là lão hóa".

Còn ông Lê Thanh Minh, phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, cho rằng: "Chúng ta đang đứng trước một thời điểm lịch sử quan trọng, nơi sự hiểu biết và ứng dụng về gene và tế bào gốc đã và đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội. 

Từ việc nắm bắt khả năng chữa trị các bệnh lý di truyền đến khả năng tái tạo mô cơ thể, chúng ta đang chứng kiến thành quả to lớn của sự tiến bộ về khoa học và công nghệ".

Ông Minh cũng thông tin thêm về những chính sách đột phá của TP.HCM có liên quan để thúc đẩy hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế; hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong những lĩnh vực ưu tiên của TP, trong đó có lĩnh vực gene và tế bào gốc.


 

 

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2024

Đột tử do bệnh tim có phải là đột quỵ hay không?

                                Câu chuyện của Hà Lê 

Khi trời lạnh, người cao tuổi dễ bị đột quỵ. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Nhiều người trong số chúng ta thường hay nhầm lẫn khái niệm đột quỵ và những trường hợp tử vong đột ngột do bệnh lý tim mạch là giống nhau. Thế nhưng, nói một cách dễ hiểu, khái niệm đột quỵ đề cập đến bệnh lý bởi nguyên nhân mạch máu não, còn đột tử là tử vong do bệnh lý tim mạch.

TS Ngô Tuấn Anh – Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: Đột quỵ thường được nhắc đến là đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương không hồi phục (mất chức năng vĩnh viễn) do không được cung cấp máu lên nuôi dưỡng kịp thời.

Đột quỵ não gồm hai thể đó là:

– Đột quỵ xuất huyết não hay đột quỵ do vỡ mạch máu não xảy ra do mạch máu não bị vỡ ra, khiến máu tràn vào trong hoặc xung quanh não.

– Đột quỵ nhồi máu não hay đột quỵ do thiếu máu não hoặc đột quỵ do tắc mạch mạch máu: xảy ra do cục huyết khối (cục máu đông), xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn hoặc cản trở lượng máu và các chất dinh dưỡng lên nuôi dưỡng các tế bào não.

Đột tử có 4 nguyên nhân chính gây ra là vấn đề về tim mạch, đột quỵ, thuyên tắc phổi và vỡ động mạch chủ. Trong đó, các vấn đề về tim mạch chiếm tỉ lệ lớn.

Đột tử do bệnh tim mạch có thể hiểu như là đột quỵ tim vì đây là tình trạng người bệnh chết một cách bất ngờ, đột ngột ngay lập tức khi vừa phát hiện do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do các bệnh lý cấp tính về tim mạch kể trên (hay gặp nhất là ngừng tim và nhồi máu cơ tim). Như vậy, đột tử do bệnh lý tim mạch được hiểu cơ bản là tình trạng người bệnh bị chết đột ngột do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim dẫn tới hoại tử mô cơ tim.

Các nguyên nhân gây ngừng tim chủ yếu do một số bệnh lý tim mạch như bệnh cơ tim phì đại hoặc giãn to, bất thường động mạch, bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim trầm trọng (cơn nhịp nhanh thất, rung thất), hội chứng Brugada,…

Các nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp xơ vữa động mạch, cục máu đông (huyết khối), co thắt động mạch vành, bóc tách động mạch chủ, dị dạng động mạch bẩm sinh.

Dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo cơn đột quỵ não, đột quỵ tim cần cấp cứu ngay.

Đột quỵ não: Méo mặt, méo miệng thường ở một bên. Rõ nhất khi người bệnh há lớn miệng hoặc cố gắng mỉm cười; Yếu tay thường ở một bên. Đưa 2 tay lên không đều nhau; Nói không rõ chữ, nói lắp, nói khó, không diễn đạt được điều muốn nói, thậm chí không thể nói được; Nhiều người hợp mất ý thức, hôn mê sâu và dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Đột quỵ tim: Đau hoặc tức ngực; Choáng váng, buồn nôn hoặc nôn ói; đau hàm, cổ hoặc lưng; khó chịu hoặc đau ở cánh tay hoặc vai; khó thở

Ngoài ra, khi có các triệu chứng: Khó thở, chóng mặt, đau hoặc tức ngực, ho ra máu hoặc đau bụng dữ dội, đau thắt lưng dữ dội, tụt huyết áp, sốc, bụng nổi khối... cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu ngay tại cơ sở y tế, để được thăm khám và xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do thuyên tắc động mạch phổi và phình hoặc vỡ động mạch chủ.


Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2024

Uống nước lá cúc tần có tác dụng gì?

 Theo bác sĩ Dương Ngọc Vân, Bệnh viện đa khoa Medlatec, trong Đông y, cây cúc tần vị hơi đắng, tính mát. Nhờ thành phần dược lý có lợi, cúc tần thường được sử dụng để chữa ho, cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp và hỗ trợ tiêu hóa. 

Dưới đây là một số bài thuốc làm từ cây cúc tần để chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian.

1.Chữa ho

Chuẩn bị lá chanh 50g, lá cúc tần 200g, rễ thủy xương bồ, rễ cà gai leo, củ sả mỗi loại 100g, trần bì 50g. Đem đi phơi khô, cắt nhỏ, sao vàng sắc nước uống 2 lần/ngày.

2.Chữa cảm sốt

Dùng đinh lăng, lá và rễ cúc tần, rễ bưởi, cam thảo mỗi loại 20g, sắc nước uống 1 thang/ngày.

3.Chữa viêm khí quản

Dùng lá cúc tần 20g, gừng 3g, thịt lợn băm nhuyễn. Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu này rồi cho vào nấu cháo, chia thành 3 phần ăn hết trong ngày.

Cây cúc tần là loài cây quen thuộc với người Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)© Được VTC cung cấp

4.Chữa ghẻ

Rửa sạch lá cúc tần tươi, ngâm với nước muối, giã nát sau đó đem đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ. Bên cạnh đó người bệnh có thể đun lá cúc tần để tắm mỗi ngày.

5.Xông hơi tiêu trĩ

Chuẩn bị ngải cứu, lá lốt, cúc tần, lá sung với tỷ lệ tương đương nhau cùng một củ nghệ vàng. Đem nguyên liệu chuẩn bị rửa sạch sẽ, đun cùng 1,5 lít nước, thêm vài lát nghệ vàng để nấu cùng.

Tiếp theo cho nước thuốc đã nấu vào chậu, chờ tới khi thuốc bớt nóng thì xông hơi hậu môn trong khoảng 15 phút. Cho tới khi nước còn ấm thì bạn hãy ngâm hậu môn trực tiếp vào chậu nước này thêm 10 phút nữa. Nên thực hiện điều này từ 2  - 3 lần/tuần và khá hiệu quả đối với những người bị trĩ nhẹ.

6.Chữa chứng bí tiểu

Dùng 100g lá cúc tần tươi hoặc 40g lá khô rửa sạch, sau đó đem nấu với nước uống thay nước lọc hàng ngày giúp tăng cường chức năng thận, lợi tiểu.

7.Tác dụng chống nọc độc rắn

Ít ai biết trong rễ cây cúc tần chứa rất nhiều chất có tác dụng vô hiệu hóa sự xâm nhập của nọc độc loài rắn vipera russelli, cụ thể là làm giảm biến chứng xuất huyết và nguy cơ tử vong cao do nọc độc rắn gây nên.

8.Tác dụng kháng khuẩn

Trong cây cúc tần chứa các hợp chất có khả năng kiểm soát những triệu chứng của bệnh lao. Ngoài ra đây còn được coi là liệu pháp thay thế hiệu quả trong việc điều trị bệnh kiết lỵ và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Loại tinh dầu do lá cúc tần tiết có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt được một số loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.

9.Tác dụng chống oxy hóa

Theo các chuyên gia, chiết xuất dung dịch từ lá cúc tần rất giàu hoạt chất chống viêm và chất chống oxy hóa.

10.Tác dụng bảo vệ gan

Rễ cúc tần chứa hoạt chất giúp bảo vệ các tế bào gan trước các tổn thương do carbon tetraclorid gây nên. 

11.Tác dụng chống viêm

Ngoài những công dụng nêu trên, cây cúc tần còn giúp tăng khả năng chống viêm nhờ bộ rễ chứa các chất có thể ức chế 2 tác nhân gây sưng bàn chân và phù khớp.

12.Tác dụng chống loét

Theo các nghiên cứu khoa học, dịch chiết từ cây cúc tần còn có công dụng hữu hiệu khác là bảo vệ vùng da bị tổn thương do các vết loét.

13.Tác dụng chống ung thư

Chiết xuất từ rễ cúc tần còn có công dụng ngăn cản sự hình thành và phát triển các tế bào ác tính gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Ngoài ra phần rễ và lá cây còn cung cấp các thành phần giúp ức chế các liên kết vận chuyển trong tế bào ung thư. 

Có thể nói cây cúc tần là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Ở mỗi cách bào chế với liều lượng và bộ phận khác nhau sẽ mang lại những tác dụng dược lý khác nhau. Do đó người dân cần tìm hiểu kỹ về cây cúc tần trước khi đưa vào sử dụng.