Theo bác sĩ Dương Ngọc Vân, Bệnh viện đa khoa Medlatec, trong Đông y, cây cúc tần vị hơi đắng, tính mát. Nhờ thành phần dược lý có lợi, cúc tần thường được sử dụng để chữa ho, cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp và hỗ trợ tiêu hóa.
Dưới đây là một số bài thuốc làm từ cây cúc tần để chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian.
1.Chữa ho
Chuẩn bị lá chanh 50g, lá cúc tần 200g, rễ thủy xương bồ, rễ cà gai leo, củ sả mỗi loại 100g, trần bì 50g. Đem đi phơi khô, cắt nhỏ, sao vàng sắc nước uống 2 lần/ngày.
2.Chữa cảm sốt
Dùng đinh lăng, lá và rễ cúc tần, rễ bưởi, cam thảo mỗi loại 20g, sắc nước uống 1 thang/ngày.
3.Chữa viêm khí quản
Dùng lá cúc tần 20g, gừng 3g, thịt lợn băm nhuyễn. Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu này rồi cho vào nấu cháo, chia thành 3 phần ăn hết trong ngày.
Cây cúc tần là loài cây quen thuộc với người Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)© Được VTC cung cấp4.Chữa ghẻ
Rửa sạch lá cúc tần tươi, ngâm với nước muối, giã nát sau đó đem đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ. Bên cạnh đó người bệnh có thể đun lá cúc tần để tắm mỗi ngày.
5.Xông hơi tiêu trĩ
Chuẩn bị ngải cứu, lá lốt, cúc tần, lá sung với tỷ lệ tương đương nhau cùng một củ nghệ vàng. Đem nguyên liệu chuẩn bị rửa sạch sẽ, đun cùng 1,5 lít nước, thêm vài lát nghệ vàng để nấu cùng.
Tiếp theo cho nước thuốc đã nấu vào chậu, chờ tới khi thuốc bớt nóng thì xông hơi hậu môn trong khoảng 15 phút. Cho tới khi nước còn ấm thì bạn hãy ngâm hậu môn trực tiếp vào chậu nước này thêm 10 phút nữa. Nên thực hiện điều này từ 2 - 3 lần/tuần và khá hiệu quả đối với những người bị trĩ nhẹ.
6.Chữa chứng bí tiểu
Dùng 100g lá cúc tần tươi hoặc 40g lá khô rửa sạch, sau đó đem nấu với nước uống thay nước lọc hàng ngày giúp tăng cường chức năng thận, lợi tiểu.
7.Tác dụng chống nọc độc rắn
Ít ai biết trong rễ cây cúc tần chứa rất nhiều chất có tác dụng vô hiệu hóa sự xâm nhập của nọc độc loài rắn vipera russelli, cụ thể là làm giảm biến chứng xuất huyết và nguy cơ tử vong cao do nọc độc rắn gây nên.
8.Tác dụng kháng khuẩn
Trong cây cúc tần chứa các hợp chất có khả năng kiểm soát những triệu chứng của bệnh lao. Ngoài ra đây còn được coi là liệu pháp thay thế hiệu quả trong việc điều trị bệnh kiết lỵ và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Loại tinh dầu do lá cúc tần tiết có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt được một số loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.
9.Tác dụng chống oxy hóa
Theo các chuyên gia, chiết xuất dung dịch từ lá cúc tần rất giàu hoạt chất chống viêm và chất chống oxy hóa.
10.Tác dụng bảo vệ gan
Rễ cúc tần chứa hoạt chất giúp bảo vệ các tế bào gan trước các tổn thương do carbon tetraclorid gây nên.
11.Tác dụng chống viêm
Ngoài những công dụng nêu trên, cây cúc tần còn giúp tăng khả năng chống viêm nhờ bộ rễ chứa các chất có thể ức chế 2 tác nhân gây sưng bàn chân và phù khớp.
12.Tác dụng chống loét
Theo các nghiên cứu khoa học, dịch chiết từ cây cúc tần còn có công dụng hữu hiệu khác là bảo vệ vùng da bị tổn thương do các vết loét.
13.Tác dụng chống ung thư
Chiết xuất từ rễ cúc tần còn có công dụng ngăn cản sự hình thành và phát triển các tế bào ác tính gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Ngoài ra phần rễ và lá cây còn cung cấp các thành phần giúp ức chế các liên kết vận chuyển trong tế bào ung thư.
Có thể nói cây cúc tần là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Ở mỗi cách bào chế với liều lượng và bộ phận khác nhau sẽ mang lại những tác dụng dược lý khác nhau. Do đó người dân cần tìm hiểu kỹ về cây cúc tần trước khi đưa vào sử dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét