Mùa xuân bình yên: tháng 6 2020

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

BÀI 33 – KHOAI LANG – TÁC DỤNG – CÁCH DÙNG


Một trong tứ trụ lương thực của nền nông nghiệp Việt Nam là khoai lang. Sản phẩm này thân thiện và gắn bó với nhà nông bởi nó vừa là thực phẩm, vừa là lương thực của người Việt. Thời buổi “ăn khoai lang, trả tiền bánh rán” qua lâu rồi. Giờ đây khoai lang đã trở thành đặc sản. Công dụng mà nó mang lại quá tuyệt vời.

33.1 Rau khoai lang
- Rau khoai lang giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong. Thành phần diệp lục tố dồi dào trong rau khoai lang giúp tăng cường đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
- Rau khoai lang giúp nhuận tràng, điều trị táo bón: Trong lá rau khoai lang chứa 1,95 – 1,97% chất nhựa tẩy có tác dụng nhuận tràng, rau có vị ngọt, thanh mát, hàm lượng chất xơ dồi dào giúp giảm táo bón hiệu quả. Do đó, khi bị táo bón, khó đi đại tiện bạn chỉ cần ăn rau khoai lang tình trạng này sẽ nhanh chóng được giải quyết.
- Rau khoai lang giúp chống lại sự oxy hóa trong cơ thể: Trong rau khoai lang chứa một loại protein có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Loại protein này chứa 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione, một trong những thành phần quan trọng giúp tạo ra các chất chống lại sự oxy hóa của cơ thể.
- Phòng tránh bệnh tiểu đường: Trong rau khoai lang, nhất là khoai lang đỏ có chứa chất gần giống với insulin, giúp hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên sử dụng loại rau này.
- Giúp chống béo phì: Những người đang có ý định giảm cân nên tăng cường ăn nhiều rau lang, nhất là rau lang luộc. Lượng chất xơ dồi dào có trong rau lang sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
- Giúp giảm nghén ở bà bầu, lợi sữa: Rau lang có tác dụng giảm ốm nghén, chán ăn, nôn ọe ở phụ nữ mới mang thai do chứa nhiều vitamin B6. Phụ nữ mới sinh nhưng ít sữa nên xào rau lang với thịt heo để ăn sẽ giúp về sữa hiệu quả.
- Rau khoai lang chữa trị thận âm hư, đau lưng, mỏi gối: Công dụng chữa thận âm hư, đau lưng, mỏi gối của rau khoai lang đã được truyền lại từ lâu trong dân gian với cách thực hiện như sau: Dùng lá rau khoai lang sắc cùng mai rùa để uống sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
- Rau khoai lang giúp chữa trị mụn nhọt: Để chữa trị mụn nhọt, mụn mủ, mụn viêm bằng rau khoai lang bạn có thể dùng lá khoai lang non, giã nát cùng một ít đậu xanh và vài hạt muối. Lấy hỗn hợp này bọc vào một mảnh vải sạch và đắp lên vết mụn từ 15 – 20 phút. Chỉ sau một vài lần thực hiện bạn sẽ thấy vết mụn xẹp dần đi, hút bớt mủ và nhanh lành vết thương hơn.
- Giúp điều trị bệnh quáng gà: Dùng ngọn rau khoai lang xào cùng gan gà, gan lợn để ăn mỗi tuần 1 – 2 lần cũng sẽ cải thiện tình trạng quáng gà.
- Rau khoai lang tốt cho phụ nữ bị băng huyết: Phụ nữ bị băng huyết có thể dùng một nắm lá rau lang rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống cũng giúp nhanh cầm máu hơn.


33.2 Củ khoai lang
Khoai lang được mệnh danh là một "siêu thực phẩm".
Khoai lang là món ăn bình dân phổ biến hàng đầu trong nhóm thực phẩm nhưng lại có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú, có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu của Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính kiềm, có lợi cho việc duy trì sự cân bằng a xít trong máu.
Khoai lang chứa một lượng lớn protein kết dinh, polysaccharides, chất nhầy, mang lại tác dụng giúp cơ thể có thể duy trì sự linh hoạt của máu não và tim, từ đó có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh xơ vữa động mạch, tốt cho đường hô hấp, đường tiêu hóa, mang lại tác dụng bôi trơn khoang khớp.
Ngoài ra, khoai lang có chứa một lượng lớn chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả và giảm tỷ lệ ung thư trực tràng và
Hơn nữa, khoai lang là món ăn chứa ít calo, tạo cảm giác no rất mạnh mẽ, là một món ăn có thể làm thức ăn chính (ăn khoai trừ bữa) hoặc có thể làm thức ăn vặt, ăn bữa phụ. Do có thể mang lại cảm giác no nhanh chóng nên khoai lang là thực phẩm hàng đầu giúp bạn giảm cân.
Năng lượng của khoai lang chỉ bằng 1/3 so với cơm, trong khi chứa rất ít chất béo và cholesterol. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều chất xơ và chất keo, có thể giúp làm hoặc ngăn đường chuyển hóa thành chất béo, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc bị béo khi ăn khoai. Sau đây là  tác dụng của khoai lang
1. Ngăn ngừa thiếu vitamin A
Vì chứa lượng beta carotene cao nên khoai lang là một nguồn cung vitamin A tuyệt vời cho cơ thể. Sau khi chúng ta ăn khoai lang, beta carotene có trong khoai sẽ được gan chuyển thành vitamin A, mỗi phân tử beta carotene tạo ra hai phân tử vitamin A.
Cơ thể chúng ta cần vitamin A để có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau và tăng khả năng chống nhiễm trùng về sau.
2. Giảm mức độ căng thẳng
Khoai lang có lượng magie cao, một khoáng chất quan trọng để cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra, magie còn có một công dụng tuyệt vời là giúp giảm lo lắng và căng thẳng.
Người bị thiếu magie có liên quan mật thiết đến nguy cơ rơi vào căng thẳng, trầm cảm và lo lắng cao hơn. Do đó, việc ăn khoai lang có thể giúp bổ sung lượng magie, hỗ trợ điều trị trầm cảm và các hành vi liên quan đến lo lắng.
3. Thúc đẩy hoạt động chống viêm
Không chỉ có chứa một lượng vitamin tốt có đặc tính chống viêm tuyệt vời mà khoai lang còn có nồng độ choline cao. Choline là một chất dinh dưỡng rất tuyệt vời. Một trong những lợi ích tốt nhất của choline là làm giảm phản ứng viêm của cơ thể nên dẫn đến tình trạng viêm ít hơn. Ngoài ra, khoai lang còn chứa anthocyanin, chất quan trọng để ngăn ngừa và giảm viêm trong các tế bào ung thư ruột kết, giảm sự tăng sinh tế bào ở một số tế bào ung thư.
Do có chứa choline và anthocyanin mà khoai lang trở thành một thực phẩm thiết yếu trong việc giúp giảm và ngăn ngừa viêm.
4. Ngăn ngừa, bảo vệ và điều trị ung thư
Khoai lang tím đặc biệt hiệu quả trong việc chống ung thư. Các thành phần có trong khoai lang tím có thể ức chế sự phát triển của các bệnh ung thư cụ thể như ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư ruột kết. Nồng độ anthocyanin cao trong khoai lang tím là lý do giải thích vì sao loại củ này có ích trong hoạt động chống ung thư trong ung thư vú và ung thư dạ dày.
Chiết xuất từ ​​khoai lang có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, đảm bảo rằng ung thư không lan rộng hoặc phát triển đến bất kỳ bộ phận nào khác của tuyến tiền liệt.
5. Giúp bảo vệ vết loét
Tình trạng loét xảy ra khi các mô bị viêm bong ra và có thể gây đau đớn rất nhiều. Chiết xuất từ ​​khoai lang rất tốt cho việc bảo vệ các mô đường tiêu hóa khỏi những vết loét do việc dùng thuốc aspirin gây ra. Vì vậy, khoai lang có thể được sử dụng trong việc quản lý và điều trị loét đường tiêu hóa.
6. Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Khi quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể có thể làm xuất hiện các biến chứng như xơ vữa động mạch, dẫn đến sự phát triển của nhiều bệnh tim mạch.
Các chất chiết xuất từ ​​khoai lang chứa hàm lượng polyphenol cao, sẽ ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch. Loại củ này cũng chứa các chất xơ hòa tan có liên quan mật thiết đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, anthocyanin, chất xơ, polyphenol… có trong những củ khoai lang rất hữu ích trong việc chống lại các bệnh về tim mạch.
7. Chứa thuộc tính kháng khuẩn
Các chất chiết xuất từ ​​những củ khoai này có chứa đặc tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gây bệnh thương hàn và viêm phổi. Hàm lượng chất xơ trong khoai lang có thể giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm. Đây là lý do tại sao khoai lang được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị các loại nhiễm trùng và nhiều bệnh khác nhau.
8. Cải thiện tóc và da
Loại củ này rất giàu vitamin A, C và E tốt cho tóc và da.
Vitamin E có khả năng làm tăng sự phát triển và tăng mật độ tóc ở những người bị rụng tóc nhiều. Nguyên do là loại vitamin này có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp giảm một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc là stress oxy hóa.
Vitamin C được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về da liễu như điều trị tăng sắc tố và lão hóa da. Vitamin C cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, một loại protein cấu trúc quan trọng của da. Loại vitamin này cũng có đặc tính chống viêm nên giúp quản lý các vấn đề về da như mụn trứng cá và giúp vết thương nhanh lành.
9. Hỗ trợ tiêu hóa
Nhiều người biến đến tác dụng của khoai lang là giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa và sức khỏe đường ruột do loại củ này có hàm lượng chất xơ cao. Việc tiêu thụ khoai lang có thể làm tăng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Loại củ này cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thêm khoai lang vào thực đơn cho trẻ để con được hưởng lợi ích tuyệt vời này.
10. Tăng khả năng sinh sản
Nhờ lượng vitamin A cao mà khoai lang trở thành một trong những loại rau tốt nhất cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì giúp tăng cường khả năng sinh sản. Đây có lẽ là một tác dụng của khoai lang mà ít người biết đến.
Vitamin A đóng vai trò chính trong việc cải thiện hiệu suất sinh sản và sự thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến vô sinh thứ phát ở phụ nữ. Ngoài ra, khoai lang còn có chứa sắt, một khoáng chất rất tốt trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản. Do đó, việc tăng lượng sắt và vitamin A từ khoai lang có thể giúp tránh nguy cơ vô sinh thứ cấp và giảm nguy cơ vô sinh liên quan đến vấn đề rụng trứng ở phụ nữ.
11. Cải thiện thị lực
Vitamin A có trong khoai lang giúp cải thiện thị lực. Loại vitamin này không chỉ rất quan trọng trong sự hình thành các sắc tố khác nhau chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ ánh sáng của mắt mà cũng duy trì cấu trúc thích hợp của võng mạc.
Tình trạng thiếu vitamin A sẽ dẫn đến thị lực kém và cũng có thể là nguyên nhân gây mù lòa. Ngoài ra, tình trạng này cũng liên quan đến các bệnh về mắt như loét giác mạc, khô giác mạc và viêm kết mạc.
Vitamin A, C và E có trong loại củ này rất tốt trong việc cải thiện thị lực tốt hơn và ngăn ngừa các vấn đề về mắt.
12. Tăng cường trí nhớ
Khoai lang chứa anthocyanin, một chất có tính chống oxy hóa mạnh. Do đó, việc ăn khoai lang có thể đem lại hiệu quả cao trong vấn đề giúp tăng cường trí nhớ.
13. Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Lá rau khoai lang có đặc tính giảm đường huyết, vì ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin (ở lá già không có chất này). Vì thế, những người bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau khoai lang non để ăn.
14. Phòng ngừa bệnh táo bón
Lá khoai lang còn có tác dụng chữa táo bón cực hiệu quả. Phần lá rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Bên cạnh đó, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón.
15. Thanh nhiệt, giải độc
Rau khoai lang có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Đặc biệt, loại rau này rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
16. Giúp giảm cân
Rau khoai lang có nhiều chất xơ nên khi ăn sẽ tạo cảm giác no lâu. Những người trong thời gian ăn kiêng giảm cân có thể ăn rau khoai lang luộc cùng với cơm, cháo... sẽ có tác dụng giảm cân hiệu quả.
17. Chống lại sự oxy hóa trong cơ thể
Trong rau khoai lang có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng kể. Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione - một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa trong cơ thể.
18. Phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ
Các nhà khoa học đã phát hiện chất lutein và zeaxanthin có trong rau lang rất có ích. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Bằng chứng từ thực nghiệm cho thấy, lutein từ dinh dưỡng rau lang đã làm giảm lượng cholesterol xấu trong thành động mạch một cách rõ rệt.
33.3 Những lưu ý khi ăn rau lang để khỏi 'gây độc' cho cơ thể
Mặc dù khoai lang là món ăn được đánh giá rất cao, có danh y từng nói rằng đây là món "siêu thực phẩm" tốt nhất thế giới, nhưng dù vậy, đây lại là món ăn không phải tốt cho tất cả mọi người. Sau đây là những lưu ý khi ăn khoai lang để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Không ăn rau khoai lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn.
1. Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính
Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột.
Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
2. Nên ăn khoai lang kết hợp với rau quả
Nếu bạn chỉ ăn mỗi khoai lang riêng biệt thì sẽ không đủ sự đa dạng dinh dưỡng. Hàng ngày khi ăn khoai lang, nên cố gắng kết hợp ăn thêm các loại rau xanh và trái cây, thực phẩm thuộc nhóm chất đạm để đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất. Ngoài ra, sự kết hợp giữa khoai lang và thực phẩm khác sẽ giúp cho bạn nhận được nhiều hơn những lợi ích sức khỏe kèm theo.
Ví dụ, khi ăn khoai, có thể ăn thêm món thịt lợn, giúp làm tăng khả năng hấp thụ, có thể thúc đẩy sự hấp thu chất carotenoid tan trong chất béo và vitamin E. Khi ăn khoai với một số món ăn mặn có thể điều chỉnh hương vị, giảm axit dạ dày và loại bỏ sự khó chịu của dạ dày do tích tụ khí.
3. Người có bệnh về dạ dày thì không nên ăn khoai lang, hoặc ăn hạn chế
Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.
4. Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là vào buổi trưa
Bởi vì sau khi chúng ta ăn khoai lang vào cơ thể, những chất dinh dưỡng trong khoai lang, đặc biệt là canxi cần trải qua ít nhất 4 giờ đồng hồ mới có thể được hấp thu hết. Khi buổi chiều có nhiều ánh sáng, trời nắng sẽ hỗ trợ việc hấp thụ canxi nhanh hơn. Nếu ăn khoai vào buổi trưa, đến tối là có thể hấp thụ hết canxi, không làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức ăn của bữa tối.
5. Cách ăn khoai lang tốt nhất là nên nấu chín kỹ
Do khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, nếu nấu không chín hoặc ăn sống sẽ gây ra chứng khó tiêu, thực phẩm không được tiêu hóa toàn phần. Vì vậy, nên nấu chính kỹ là tốt nhất. Khi luộc khoai, nên nấu với nhiệt độ cao, để giúp làm nóng chất xơ hòa tan, không chỉ dễ tiêu hóa, mà còn làm tăng vị ngọt của khoai lang.
Điều quan trọng cần lưu ý là khoai lang phải được nấu chín và nấu chín kỹ, nếu không nó sẽ không được tiêu hóa và sẽ gây khó chịu. Cách truyền thống và giàu dinh dưỡng nhất chính là cắt khoai lang thành từng miếng và nấu trộn với ngô hoặc gạo, đây là một cách ăn rất tốt mà bạn nên duy trì.
(Tham khảo Soha.vn và helobacsy.com)
Đường liên kết của video



Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

BÀI 30 - QUẢ VẢI CHỮA BỆNH


Vải là loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, hầu hết mọi người đều thích ăn vải vì chúng có vị ngọt tự nhiên rất dễ ăn. Mùa hè là mùa vải chín nên đi trên đường chúng ta thường thấy rất nhiều nơi bán vải với giá thành không quá cao. Quả vải là vị thuốc quí, có rất nhiều công dụng. Ngày nay, phấn đấu theo tiêu chuẩn VietGap, nhân dân Lục Ngạn - Bắc Giang đã đưa quả vải Việt Nam lên tầm Quốc tế. Quả vải Việt Nam có mặt ở khắp nơi, mang vị ngọt đậm đà, thơm, mát bổ đến với tất cả mọi người trên trái đất. Quả vải đã lọt danh sách những sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đạt hàng Tỷ Đô la, mang lợi nhuận không nhỏ cho nền Nông nghiệp nước nhà.
 Quả vải còn có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Trong bài viết này, xin đưa ra các tác dụng của quả vải để mọi người cùng tham khảo.
Theo các chuyên gia, vải chứa một lượng chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể con người, nên nó được xếp vào một trong những loại quả tốt cho sức khỏe. Không những, quả vải là loại trái cây hàng đầu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng chống ung thư, giúp bạn có làn da đẹp và suối tóc óng ả, mà nó còn là hoa quả đầy ma lực cuốn hút con người. Mùa hè đến là thời điểm tuyệt vời để thưởng thức trái vải thơm ngon và đầy hương vị.

Theo mô tả của các nhà thực vật học tại các nước phương Tây, vải có hương vị giống quả nhãn và chôm chôm. Bên ngoài trái vải được bao phủ bởi lớp vỏ hơi ráp có màu đỏ hồng rất đẹp. Bên trong có cùi trắng ngọt lịm. Ở Ấn Độ, vải được gieo trồng ở Muzaffarpur, Bihar và Bắc Ấn Độ. Muzaffarpur sản xuất ra khoảng 75% tổng lượng vải của Ấn Độ.

Vải mang ý nghĩa là “quà tặng cho hoàng gia”. Lợi ích của trái vải đã được chứng tỏ ở các nước như Trung Quốc hay Ấn Độ và được ghi chép lại trong các sách cổ của Trung Hoa. 
  1. Phòng chống ung thư
Loại trái cây này chứa chất flavonoid giúp chống lại căn bệnh chết người như ung thư. Nó còn chứa flavones, quercitin và kaemferol là các hợp chất cực mạnh làm giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Trái vải có đặc tính ấn tượng giúp phòng chống ung thư vú.
  2. Điều hòa huyết áp: Trong quả vải có một lượng kali nhất định giúp cơ thể kiểm soát được huyết áp, những ai bị huyết áp cao thì nên ăn vải để cân bằng cơ thể. Ngoài ra, trong quả vải có hàm lượng natri rất thấp nên có thể nói đây là loại trái cây thích hợp cho việc điều hòa, kiểm soát huyết áp. Bạn cũng có thể dùng quả vải ngâm rượu và từ từ cảm nhận những tác dụng của rượu vãi mang lại cho chúng ta nhé.

3. Ngăn ngừa bệnh tim
Vải giúp bình ổn huyết áp và nhịp tim, do đó giúp chống lại đột quỵ và bệnh tim mạch. Một cốc nước vải mỗi ngày giúp nhịp tim trở lại bình thường. Vải còn chứa lượng polyphenol cao thứ hai trong các loại hoa quả giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Chất chống oxy hóa có trong quả vải cải thiện hệ miễn dịch, làm chậm lại sự tiến triển của bệnh thoái hóa võng mạc và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Từ 3 công dụng quả vải mang lại trên đây, mà người ta kháo nhau rằng “muốn tránh ung thư, đột quị” hãy ăn vải thiều. Quả không sai!
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Vải giúp hệ tiêu hóa khỏe, làm sạch dạ dày, giúp ăn ngon miệng và chữa chứng ợ nóng cũng như cũng như cảm giác nóng dạ dày. Vải cũng giúp tăng cường mức năng lượng trong cơ thể và góp phần mang lại sức khỏe cho cả gia đình bạn. Hạt vải có chứa các chất làm se được sử dụng để chữa trị các bệnh đường tiêu hóa và giúp cơ thể đào thải giun đường ruột. Trái vải còn chứa chất xơ hòa tan giúp kiểm soát các vấn đề gặp phải ở đường ruột và giữ dạ dày khỏi các hợp chất độc cũng như giúp làm sạch ruột kết.
5. Giúp xương khỏe mạnh
Vải là nguồn cung dồi dào phốt pho và ma giê hỗ trợ xương chắc khỏe và các chất khoáng dẫn truyền như đồng và mangan giúp cải thiện tình trạng giòn xương. Cùng với đó, kẽm và đồng tăng cường hiệu quả của vitamin D, làm tăng sự hấp thụ can xi đồng nghĩa với việc duy trì sức khỏe của xương.
6. Vitamin C
Đây là loại vitamin mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được. Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể tăng cường khả năng đề kháng các nhân tố gây bệnh truyền nhiễm và loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm gây ra viêm nhiễm. Quả vải rất tốt cho ai đang bị sốt, cảm lạnh, hay viêm họng. Vải cũng hỗ trợ tiêu hóa giúp nhận được dưỡng chất tối đa cho cơ thể. Vitamin C tốt cho làn da, bộ xương và các mô cơ. Do đó nó là loại vitamin cực kỳ quan trọng đối với cơ thể chúng ta.
7. Vitamin B
Vải là nguồn cung các hợp chất vitamin B như thiamine, riboflavin, niacin và folate. Những loại vitamin này giúp cơ thể trao đổi chất carbonhydrate, protein và chất béo. Nó cũng chứa hàm lượng Beta carotene cao giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng gan cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.
8. Giảm cân
Quả vải có hàm lượng calorie thấp, không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol và giàu chất xơ, rất cần thiết đối với ai đang muốn giảm cân.
9. Cải thiện làn da
Vải giúp nuôi dưỡng làn da, giảm sự phát triển của mụn. Trái vải cũng giúp da mịn màng hơn. Vải là nguồn cung vitamin C tuyệt vời và các dưỡng chất khác cần thiết cho làn da của bạn.
 10. Chống lão hóa
Làn da của bạn bắt đầu trở nên lão hóa khi bạn có tuổi. Ô nhiễm môi trường, tia UV và khói bụi cũng làm lão hóa sớm làn da hơn so với tự nhiên. Các gốc tự do khiến làn da bị lão hóa. Vì trái vải rất giàu vitamin C giúp chống lại gốc tự do. Nó cũng chứa oligonol chống lão hóa và giảm nám da. Do đó, ăn vải hay dùng vải làm mặt nạ dưỡng da rất hiệu quả giúp các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn hay tàn nhang biến mất.
11. Chống lại các gốc tự do
Trái vải chứa hàm lượng chất chống oxy hóa như vitamin C, hợp chất của vitamin B và flavonoid cao. Những chất chống oxy hóa này bảo vệ cơ thể khỏi stress gây ra bởi ô nhiễm và tia UV. Các gốc tự do được tạo ra từ các phân tử bị oxy hóa và chúng đảo ngược chức năng của tế bào để tạo thành tế bào ung thư. Các chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do này, do đó bảo vệ tế bào da khỏi bị tổn thương. Bằng cách này, quả vải có thể bảo vệ chúng ta khỏi bệnh ung thư da hay viêm nhiễm.
12. Các dưỡng chất nuôi dưỡng làn da
Vải giàu các chất thân thiện với làn da như thiamin, niacin và đồng. Thiamin hỗ trợ cơ thể trao đổi chất béo và protein giúp da khỏe mạnh. Niacin thúc đẩy mức độ hydrat trên da trong khi đồng, với liều lượng rất nhỏ giúp đẩy nhanh việc hồi phục làn da bị tổn thương. Tất cả những lợi ích này khiến cho vải trở thành siêu trái cây cho làn da đẹp.
13. Duy trì mái tóc khỏe mạnh
Tất cả chúng ta đều khao khát một mái đầu khỏe mạnh với suối tóc dài óng ả. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều sống còn để có suối tóc khỏe mạnh vì nó giúp cung cấp oxy và các dưỡng chất để nuôi dưỡng nang tóc. Vải với các dưỡng chất vitamin C, niacin và thiamin có lợi cho sức khỏe mái tóc của bạn.
Vitamin C trong vải giúp lưu thông, cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng nang tóc.
Những lưu ý khi ăn quả vải
– Nếu các bạn đang mắc các chứng bệnh như đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp thì cần thận trọng khi ăn quả vải, tốt nhất chúng ta nên xin lời khuyên của bác sĩ có nên ăn hay không khi đang mắc bệnh.
– Đối với một số người khi ăn vải có thể sẽ bị dị ứng như phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt,…nên nếu ai có dấu hiệu thì không nên ăn loại quả này.
- Và đối với những người bị tiểu đường thì không được ăn vì nó sẽ làm tăng hàm lượng đường trong máu. Kể cả những người tiền tiểu đường cũng không nên ăn quá nhiều vì có thể sẽ bị mắc bệnh một cách nhanh chóng.
– Ăn vải là tốt nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến nóng trong người, làm mất sự cân bằng của cơ thể, dễ gây nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi,…Bên cạnh đó, nếu bạn sắp phải phẫu thuật thì không nên ăn vải trước 2 tuần để không bị ảnh hưởng về lượng máu trong cơ thể.
Điều cuối cùng: Vải cũng có thời kỳ hoàng kim. Đến tháng Bảy (âm lịch), khi Tu Hú kêu rộn rã, khi hoa ngâu nở trắng cành, ăn quả vải không còn thú vị nữa. Mùa sau, vải lại vậy, hoa quả này, giải khát như ông hoàng, bà chúa, xứng đáng là những hoa quả bậc nhất phục vụ Con người. Ăn 10 quả vải trong một ngày, bạn là người thông minh, bệnh tật xa lánh bạn. Kính chúc bạn đọc sức khỏe.
Mời xem V-Clip


Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

BÀI 26 - MƯỚP ĐẮNG


26.1- CỤ NGUYỄN DU KHÔNG PHẢI LÀ THÀY THUỐC
Cụ Nguyễn Du đã để lại hậu thế “Truyện Kiều” bất hủ. Những áng thơ tuyệt vời đã đi vào lòng người Việt Nam sâu sắc đến độ ngâm nôm Thúy Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều…như một thú vui tao nhã của giới thượng lưu, văn sỹ.
Hà Nội, những ngày tầm tã mưa rơi (thời tôi viết bài này), ngâm thơ Thúy Kiều, cách giải trí mà tôi thưởng thức.
    811        Tình cờ chẳng hẹn mà nên
    Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường
           Chung lưng mở một ngôi hàng
    Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề.

Cụ đã lấy điển tích sau: Hàn sĩ Thúc Thôi được hưởng gia tài cha mẹ để lại. Học hành chẳng ra gì, lại biếng nhác, nên thi mãi vẫn trượt. Chán nản bút nghiên, chàng ta bán hết gia tài, ăn tiêu rồi cũng hết, không có gì để sống. Bà con lối xóm không nỡ để một nho sinh chết đói nên tìm cách mai mối cho nàng Lưu Di, một thiếu phụ trẻ góa chồng, đảm đang.
Sống chung được thời gian ngắn, Thúc Thôi lại quen thói lười biếng, cả ngày chỉ nghêu ngao, không chịu làm lụng, ăn bám vợ đến hết cả vốn liếng của Lưu Di đã dành dụm được. Lưu Di cắn răng chịu đựng, nhưng đến lúc cùng cực quá, nàng phải thưa với chồng:
– Lang quân cam chịu cảnh nghèo đói này mãi sao?
– Ta chỉ sống với văn chuơng chữ nghĩa, từ nhỏ đến lớn chỉ biết đọc sách ngâm thợ Nay ta phải biết làm chi cho ra tiền đây?
Lưu Di e dè:
– Văn chương chữ nghĩa không bằng ai thì thôi, cũng phải kiếm việc khác làm ăn sinh sống chứ.
Thúc Thôi cười khẩy:
– Hiền thê ơi, đừng quá âu lo. Hôm nay ta là hàn sĩ, ngày mai đỗ đạt, thì tha hồ phú quí vinh hoa. Thôi được, trong lúc đợi bảng vàng đề tên, ta sẽ nghĩ ra một cách gì đó, không cần phải làm lụng cực nhọc, mà vẫn hái ra tiền.
Rồi mấy ngày sau, người ta thấy Thúc Thôi lẩn quẩn đây đó, lúc ra chợ, lúc vào xóm, như một học giả suy tư. Cuối cùng, chàng ta đem về một thúng mạt cưa, khoe vợ:
– Món hàng này không vốn mà bán được tiền. Mạt cưa này thợ cưa vất đi, ta lấy về đem ra chợ bán, giả làm cám heọ, sẽ có khối người bị lừa.
Lưu Di ngăn cản:
– Sao lại làm việc gian dối như vậy, thật là bất nhân.
Thúc Thôi dạy khôn:
– Miễn sao được tiền thì thôi! Đời mà! khôn sống, dại chết.
Không kể lời khuyên can của vợ, sáng sớm hôm sau, Thúc Thôi bưng thúng mạt cưa ra chợ, rao bán cám. Nhưng cho đến chiều tối vẫn chưa có ai bị lừa. Hôm sau, Thúc Thôi lại bưng thúng cám dởm ra chợ lần nữa. Đến chạng vạng, thì may thay, có một nàng đội thúng mướp trái xanh mởn đi ngang qua. Cô nàng mời:
– Tôi đang muốn bán thúng mướp tươi này để lấy tiền mua cám heo. Chúng ta thỏa thuận hàng đổi hàng nhé.
Thúc Thôi mừng rỡ, ỌK ngay, phen này trúng mánh, nhẩm tính thúng mướp cũng bán được bộn tiền. Chàng ta hí hửng bưng thúng mướp về khoe vợ. Lưu Di bật cười:
– Trời đất! Đây là loại mướp đắng, loại trái mọc hoang trên núi, không ăn được. Ừ mà thôi , như vậy cũng hay, cùng là một phường lừa phỉnh nhau, mướp đắng đổi lấy mạt cưa, không ai thua ai!
 Phỏng theo https://soanbaionline.net/2016/02/truyen-kieu-tron-bo-5.html
Cụ đã không chú ý đến khía cạnh Y học của Mướp đắng. Không chỉ là một trong những món ăn được nhiều người ưa thích, mướp đắng còn có công dụng như một vị thuốc chữa ho, tiểu đường, viêm họng…
Mướp đắng (hay khổ qua) là một loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất như protein, lipit, cacbon hydrat, canxi, kali, magie, sắt…
Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mướp đắng dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.
Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Trong thành phần dinh dưỡng của mướp đắng có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg).
Lượng vitamin C trong mướp đắng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… Kali trong mướp đắng chứa có tác dụng giảm huyết áp, beta-carotene giúp sáng mắt, giúp điều trị chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu.
Mướp đắng vị đắng, lạnh tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Bên cạnh đó, do chứa chứa thành phần vị đắng đặc thù nên mướp đắng còn có tác dụng ức chế quá trình hưng phấn của trung tâm điều nhiệt trong cơ thể nên đạt tác dụng giải nhiệt. Mướp đắng sau khi chín có màu vàng đỏ như đào, vị đắng nhẹ, là chất tốt bình can lợi đởm (tốt cho gan mật), thanh giải huyết nhiệt (làm mát máu).
Người bệnh viêm gan vàng da nên ăn thường xuyên, cũng có thể dùng chữa bệnh trĩ do nóng ruột gây ra. Đối với những người bị các vấn đề về đường ruột như đau dạ dày, đại tràng, táo bón thì mướp đắng là bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời. Mướp đắng chứa nhiều chất xơ giúp thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng, ngăn chặn, phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa.
Mướp đắng còn giúp cải thiện và tăng cường thị lực cho mắt, làm giảm các bệnh về mắt như nhiễm trùng mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
26.2 - MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH CÓ MƯỚP ĐẮNG
Chữa ho
Mướp đắng: 1-2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
Chữa thấp khớp
Lá mướp đắng 8 g, dây đau xương sao 8 g, cây xấu hổ 8 g, rễ nhàu 8 g, cỏ xước 8 g, cây vòi voi sao 8 g, cối xay 8 g, rễ ngũ trảo 5 g, dây thần thông 5 g, quế chi 4 g, gừng tươi 3 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nhiệt lỵ
Mướp đắng tươi 1-2 quả. Đem rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100 g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần.
Tiểu đường
Mướp đắng 150 g, đậu phụ 100 g. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Ăn ngày 1 lần.
Viêm họng
Mướp đắng 250-500 g, thịt lợn nạc 125-250 g, củ cải 100-200 g. Mướp đắng rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.
 (Theo Thúy Nga/Báo VTC News)
Có một khía cạnh khác: Nguy hại “chết người” từ mướp đắng
Từ lâu trong lịch sử, mướp đắng đã được sử dụng như là một loại thực phẩm trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Mướp đắng được tìm thấy ở nhiều vùng nhiệt đới trên khắp thế giới.
Mướp đắng là món ăn ngon nhưng dùng không đúng cách sẽ nguy hại sức khỏe.
Với vị đắng đặc trưng, mướp đắng được nhiều người yêu thích vì công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Không chỉ có lợi cho người bị tiểu đường, loại rau này còn được dùng để chữa đau dạ dày, chán ăn, sốt, hạ huyết áp…
 Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:
Mướp đắng chống thụ thai
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một protein trong cây mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng.
Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước mướp đắng.
Thiếu máu tan huyết
Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà mướp đắng có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt.
Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường.
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều mướp đắng, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.
Tăng men gan
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Ngay cả khi cây mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau.
Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.
Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ am. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến, nấu nướng.
Người không nên ăn mướp đắng
- Người bị bệnh gan, thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi.
- Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
- Người mắc bệnh tiêu hóa
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Người mắc bệnh huyết áp thấp
Dùng an toàn
Để đạt được hiệu năng dược lý học, bạn nên sử dụng mướp đắng tươi dạng dịch chiết. Chú ý, bỏ hoàn toàn hạt trước khi ép lấy dịch.
Không sử dụng liều cao. Liều an toàn là 10-20ml dịch chiết tươi trong một ngày. Lượng này tương đương với 2-3 quả cho một người trong một ngày là đủ.
Không sử dụng cho người có bệnh lý gan mật, vô sinh, tan máu.
(Nguồn: tintuconline.com.vn)


Tuy nhiên, có 2 nguồn sau đây, khẳng định ngược lại:
Mướp đắng giúp gan khỏe
Mướp đắng là 1 trong những loại thực phẩm bổ gan nhất. Nó không chỉ tốt cho gan của bạn. Mà nó còn giúp đường tiêu hóa hay các nội tạng như túi mật, hoạt động tốt hơn. Bạn sẽ ngăn chặn được các nguy cơ bị bệnh về gan hay tiêu hóa hiệu quả nhờ mướp đắng đấy!
Nếu ai bị ruột kích thích thì cũng được khuyên nên dùng mướp đắng. Nó sẽ cải thiện tình trạng này hiệu quả. Vì thế mỗi ngày hãy chịu khó uống 1 ly nước ép tươi từ quả mướp đắng nhé!
https://wikiohana.net/suc-khoe/cay-thuoc-nam/tac-dung-muop-dang/
Mướp đắng bổ gan
Thường xuyên ăn các thực phẩm bổ gan sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mướp đắng giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật, và làm giảm ứ dịch; do đó nó rất hữu ích cho những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ việc giảm cân cũng như làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Uống ít nhất một ly nước mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp bạn tận hưởng những lợi ích này.
PGs.Ts Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Chẳng biết đâu mà lần. 
Hai trích dẫn trên đây có những điều trái ngược nhau, cần phải nghiên cứu tiếp. Phần đúng dành cho thực tế chữa bệnh bằng mướp đắng của bạn. Món canh mướp đắng nhồi thịt nạc băm nhỏ, món xào mướp đắng với thịt bò... mùa nào cũng giúp bạn giải nhiệt, phòng bệnh.

Mướp đắng có công dụng chữa bệnh tuyệt vời như thế. Mùn cưa chỉ là thứ bỏ đi, sao sánh với mướp đắng được? Vì vậy, cụ Nguyễn Du không phải là thày thuốc. Thử sửa lại tý chơi:
811 Tình cờ chẳng hẹn mà nên
812 Mạt cưa vỏ trấu đôi bên một phường.
Phát hiện này chưa đủ độ làm luận văn tiến sỹ văn chương, nhưng quả thật, ‘Mua vui cũng được một vài’ phút giây.
Đắp chăn giữa mùa hè. Những ai sửa thơ Cụ, chẳng ấm đầu thì cũng khùng, điên hay là chập mạch!

26.3. NHỮNG MÓN ĂN KỴ MƯỚP ĐẮNG
    - Mướp đắng kỵ với tôm
Trong mướp đắng có chứa một hàm lượng lớn Vitamin C, trong khi trong vỏ tôm lại chứa nhiều asen hóa trị 5. Do đó, khi kết hợp với nhau sẽ dẫn tới sự biến đổi hóa học thành asen hóa trị 3 (hay còn được gọi là thạch tín). Thạch tín là một chất độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người.
- Mướp đắng kỵ măng cụt
Khi ăn chúng cùng với nhau sẽ dẫn đến làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người sử dụng.
- Mướp đắng kỵ trà xanh
Ăn bữa cơm xong uống trà là thói quen của rất nhiều người Việt Nam, tuy nhiên đối với mướp đắng thì nếu uống ngay sau khi ăn thì sẽ gây tổn hại đến dạ dày. Các bạn có thể đợi một vài tiếng đồng hồ sau khi ăn rồi hãy uống trà nhé.
   -  Mướp đắng kỵ sườn heo chiên
Khi ăn 2 món này cùng với nhau sẽ làm sản sinh ra chất canxi oxalte, chất này sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể./. Mời xem V-Clip
Kính chúc sự mọi may mắm đến với gia đình và sức khỏe của bạn. Trân trọng cảm ơn độc giả đã đọc hết bài./.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

BÀI THUỐC 23 - BÁT TRÂN THANG - Bài thuốc Mẹ


Chậm kinh, trễ kinh: Dùng ngay bài thuốc Bát trân thang!
HEALTH+ | Chậm kinh, trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt không chỉ khiến phụ nữ xanh xao, mệt mỏi, gầy yếu mà còn có thể dẫn tới vô sinh hiếm muộn. Nếu đang phải khốn khổ với chu kỳ kinh nguyệt của mình, bạn nên dùng bài thuốc Bát trân thang.
1/ Bát trân thang vốn là bài thuốc cổ được danh y Tiết Kỷ người Trung Quốc đời nhà Minh phát minh, dựa trên những nguyên lý Đông y, có công dụng bồi bổ khí huyết, phòng chống thiếu máu, điều trị các bệnh sản phụ khoa.
Trong nền y học cổ truyền của nước ta, Bát trân thang là một trong những phương thuốc bổ khí huyết rất thông dụng. Bài thuốc này thường được dùng làm hạt nhân để gia giảm, cấu tạo nên các bài thuốc mới.
Theo phân tích của y học hiện đại, Bát trân thang có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, làm tăng lượng huyết sắc tố, từ đó giúp phòng chống tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, điều tiết sự co bóp của tử cung, chống mệt mỏi, bảo vệ gan...
Phân tích bài thuốc Bát trân thang
Bát trân thang gồm có 8 vị thuốc: Đương quy 12gr, Xuyên khung 12gr, Thục địa 20gr, Bạch thược 12gr, Đảng sâm 12gr, Bạch linh 12gr, Bạch truật 12gr, Cam thảo 10gr.
Đây là bài thuốc kinh điển, được kết hợp từ 2 bài thuốc là Tứ quân tử thang (có tác dụng bổ khí) và Tứ vật thang (bổ huyết). Cả hai bài thuốc này kết hợp lại có tác dụng bổ khí bổ huyết. Bởi theo y học cổ truyền, khí là soái của huyết, khí hư dẫn đến huyết hư và ngược lại. Vì vậy, khi sử dụng các thuốc bổ khí thường kết hợp các loại thuốc bổ huyết với nhau.
Bài thuốc Tứ vật thang (bổ huyết): Đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Thục địa có tác dụng tư âm dưỡng huyết. Bạch thược giúp dưỡng huyết điều kinh. Xuyên khung có tác dụng hoạt huyết thông kinh, hành khí giải uất, làm huyết lưu thông, chống huyết ứ trệ.
Như vậy, bài thuốc Tứ vật thang có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí, không những điều trị huyết hư mà còn dùng cho cả huyết ứ trệ.
Bài thuốc Tứ quân tử thang (bổ khí): Đảng sâm bổ khí (nguyên khí), có tính cam ôn, dùng trong trường hợp trung khí bị hư, bạch truật khổ ôn để kiện tì vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện tỳ. Phục linh cam đạm để thẩm thấp kiện tỳ giúp Bạch truật tăng tác dụng hóa thấp, tăng nguồn khí huyết cho cơ thể. Cam thảo giúp bổ khí hòa trung đưa thuốc vào tỳ làm chức năng điều hòa các vị thuốc.
Bài thuốc này giúp bổ khí kiện tỳ mà không gây thấp trệ tăng lên, cơ thể khỏe hơn. Cả 4 vị thuốc kết hợp với nhau có tính hòa hoãn, dễ uống, đều làm ăn ngon, bổ khí.
Ứng dụng bài thuốc Bát trân thang thế nào?
Bài thuốc Bát trân thang chủ yếu vẫn được sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn mềm. Tuy vậy, việc đi bắt mạch, bốc thuốc, sắc thuốc không phải là vấn đề đơn giản với hầu hết phụ nữ.
Để tiện lợi và an toàn, chị em có thể tìm các loại thuốc được chiết xuất từ bài thuốc này kết hợp với Hương phụ và Trần bì (hai vị thuốc có công dụng hành khí giảm đau, khai uất điều kinh, giúp cho cơ thể lưu thông khí huyết, làm giảm đau), để giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, trễ kinh, đau bụng kinh...
2/ Nguyên bản bài thuốc: Bát trân thang (Chính thể loại yếu). Đơn vị Grames
Đẳng sâm   16      Bạch truật   12      Bạch linh    12            Cam thảo       6
Qui đầu       12      Thục địa     20      Bạch thược 12      Xuyên khung       8       
Cách dùng:
Sắc nước uống.
Tác dụng:
Ích khí bổ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc gồm 2 bài “tứ vật” và “tứ quân” hợp lại thành 1 bài thuốc có tác dụng song bổ khí huyết, trong bài tứ quân bổ khí, bài tứ vật bổ huyết gia thêm sinh khương, đại táo để điều hòa dinh vệ, là 1 bài thuốc thường dùng để bổ khí huyết.

Bài thuốc tứ vật thang
Bài thuốc tứ vật thang được chép trong sách cổ “Hòa tễ cục phương” như sau:
Thành phần:
Thục địa: 12 – 24gr
Bạch thược: 12 – 16gr
Đương quy: 12 – 16gr
Xuyên khung: 6 – 8gr
Cách dùng: Sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ huyết điều huyết, hoạt huyết điều kinh.
Bài thuốc Tứ quân tử thang
Thành phần:
Nhân sâm    10g
Bạch truật    9g
Phục linh     9g
Cam thảo     6g
Uống không câu nệ thời gian, cho vào ít muối.  Hiện nay dùng thang sắc uống.
Công dụng
Bổ khí, kiện tỳ.
Chủ trị
Chữa chứng tỳ vị khí hư, vận hóa kém gây sắc mặt trắng bệch, nói nhỏ, ăn kém, ỉa phân nát, tay chân mỏi mệt, chất lưỡi nhạt, mạch tế hoãn.
 Bài thuốc trên có tên Tứ quân tử thang là do 4 vị đều có tính bình hòa, không nhiệt, không táo, có thể dùng lâu mà không gây tác dụng xấu.

Theo các nghiên cứu dược lý hiện đại, Tứ quân tử thang có các tác dụng sau:
- Điều tiết hệ thần kinh thực vật, thúc đẩy hồi phục công năng tiêu hóa và làm lành vết loét.
- Tăng tạo glucogen trong gan, gia tăng năng lượng dự trữ.
- Thúc đẩy công năng tạo huyết của tủy xương.
- Điều chỉnh tuần hoàn huyết dịch.
- Tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch.
- Thúc đẩy công năng của các tuyến nội tiết, lập lại cân bằng thể dịch trong cơ thể.
- Cung cấp các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng và magiê.
Y học cổ truyền đã bổ sung vào Tứ quân tử thang một số vị kiện tỳ, ích khí khác để tạo thành các bài thuốc sau:
- Chữa thổ tả khó cầm ở trẻ em: Thêm biển đậu, hoắc hương, hoàng kỳ.
- Chữa tỳ vị hư nhược, chán ăn, đầy bụng, thổ tả, tiêu hoá kém: Thêm trần bì.
- Chữa tỳ hư đàm trệ: Thêm bán hạ, trần bì.
- Chữa tỳ vị khí hư, hàn thấp, trệ đọng: Thêm bán hạ, trần bì, sa nhân, mộc hương.
- Trị hư tổn sinh lực, nguyên khí bất túc: Bỏ bạch truật và phục linh, thêm hoàng kỳ, nhục quế.
 - Trị tỳ vị hư nhược, tâm khí bất túc: Thêm biển đậu, hoàng kỳ, sinh khương, đại táo.
Tứ quân tử thang cũng được ứng dụng trong các nghiên cứu lâm sàng hiện đại để chữa các bệnh lý nội khoa, phụ khoa và nhi khoa. Cụ thể là:
- Viêm loét đường tiêu hoá: Thêm trần bì, hoàng kỳ, mộc hương. Bài thuốc này đã được dùng trị liệu cho 38 người mắc các bệnh như viêm dạ dày mạn tính hoặc cấp tính, loét đường tiêu hóa, loét hành tá tràng, sa dạ dày.
- Xuất huyết đường tiêu hóa trên: Thêm đương quy, trần bì, bạch thược, hoàng liên, địa du, đan sâm, tam thất, bạch cập.
- Viêm ruột do nấm: Thêm khổ sâm. Nếu nhiệt nặng thì thêm bạch đầu ông, xuyên hoàng liên; có khí hư thì thêm hoàng kỳ; dương hư thêm phụ phiến, nhục quế; thấp nặng bổ sung ý dĩ, trạch tả; bụng chướng thì thêm chỉ xác, hậu phác.
- Viêm gan mạn tính hoạt động: Thêm hoàng kỳ, áp dụng điều trị cho 40 bệnh nhân có men gan cao, HBsAg dương tính. Sau 4-5 tháng dùng thuốc, tất cả đều có chỉ số men gan trở lại bình thường, 70% có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính.
- Đau đầu: Thêm hoàng kỳ, chế phụ phiến; tuỳ từng trường hợp mà bổ sung các vị khác.
- Nôn mửa ở phụ nữ có thai: Thêm bán hạ, trần bì, trúc nhự, tô ngạnh.
Một nghiên cứu khác kết hợp Tứ quân tử thang với trần bì, bán hạ, tô ngạnh, kê nội kim và hương phụ để trị liệu 52 ca, tất cả đều khỏi sau 1-5 tháng.
- Rong kinh, rong huyết: Thêm hoàng kỳ, hương phụ, đan sâm và đương quy. Hiệu quả trị liệu là 95%.
- U xơ tử cung: Thêm nga truật, tam lăng và ngưu tất. Hiệu quả điều trị sau 2 tháng dùng thuốc là 85%.
- Chán ăn ở trẻ em: Một nghiên cứu của Trung Quốc đã phối hợp Tứ quân tử thang với tân dược chứa kẽm để trị liệu cho 98 bệnh nhân. Đạt hiệu quả 100% sau khi uống 7-15 thang.

3/ Thành phần Bát trân thang (một bài Bát trân thang khác)
Đương quy      10g         Nhân sâm   3g
Xuyên khung    5g         Bạch linh    8g
Bạch thược        8g         Bạch truật 10g
Thục địa          15g         Cam thảo    5g
Cách dùng: nước sạch hai bát, thêm sinh khương 3 lát, đại táo hai quả, sách đến 8 phần, uống trước ăn.
Công dụng
Bổ ích khí huyết.
Chủ trị
Chữa chứng khí huyết lưỡng hư: Sắc mặt trắng nhợt hay vàng nhạt, hồi hộp, ăn kém, chậm tiêu, đoản khí, ngại nói, mệt mỏi, hoa mắt, chúng mặt, nhạt miệng, chất lưỡi bệu nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế mà hư.
Phương giải:
Trên lâm sàng nếu không chỉ là huyết hư mà có cả khí hư thì khí huyết cùng bổ, thì dùng phúc phương – bát trân thang do tứ quân tử thang và tứ vật thang kết hợp mà thành. Đây đều là dạy người ta một phương pháp, một nguyên tắc, trên lâm sàng còn căn cứ cụ thể vào sự cần thiết của bệnh chứng, trong phối ngũ điều chỉnh trọng tâm bổ khí và bổ huyết. Do đó tên gọi tứ quân tử thang, tứ vật thang đều đưa ra một vài ví dụ, giới thiệu quy luật biến hóa của nó hợp lại còn cần suy xét khí hư, huyết hư vấn đề nào là chủ, nếu hai phương diện đều hư như nhau, thì cần khí huyết cùng trọng.
Bát trân thang còn có hai phụ phương, một cái là thập toàn đại bổ hoàn (tôi đã đăng trong bài thuốc số 5), một cái là nhân sâm dưỡng vinh thang. Thập toàn đại bổ hoàn chính là bát trân thang thêm hoàng kỳ nhục quế, đây chính là trong tình trạng khí huyết đều hư, tăng cường bổ khí ôn dương, khiến dương sinh âm trưởng, khiến công năng của bổ huyết thêm mạnh, nên nói là điều trị khí huyết đều hư mà thiên về hàn. Về nhân sâm dưỡng vinh thang mà nói, qua bổ khí chú trọng bổ huyết. Phương tễ này có biến hóa chính là thập toàn đại bổ hoàn bỏ đi Xuyên khung, ngoài ra thêm 3 vị là Viễn trí, Ngũ vị, Trần bì gần giống với quy tỳ thang. Qua vấn đề này tôi muốn nói rõ phần dưới hai điểm, thứ nhất, trong khí huyết hư mà không cần hòa huyết là lý ở đâu, đặc biệt là doanh huyết hư mà trệ, là do huyết hư mà khí cũng hư, hiện nay có bổ khí lại có bổ huyết, nên bỏ đi một vị phương hương mà hành huyết, bất lợi ở xuyên khung bổ huyết. Do huyết hư, khí cũng hư, ở đây cũng có thuốc bổ khí, ngoài nó còn có trần bì, như vậy cùng ý nghĩa với dị công tán, khiến bổ khí mà không ủng, qua bổ khí mà hành khí. So sánh các vị thuốc này và xuyên khung tuy đều là tân ôn, nhưng không táo, đồng thời trực tiếp nhập huyết. Vậy tại sao nhục quế dùng ở đây? Ở đây liên quan đến 1 vấn đề, chính là trung y hay nói, huyết là chỗ nào sinh thành. Trung y trong thực tiễn lần mò ra một kinh nghiệm chính là làm sao “ biến hóa nhi xích thị vị huyết”, là thông qua trung tiêu, tức sự hấp thu của tỳ vị, vận hóa của tỳ, lại thêm quan hệ dương của tâm thận do đó ở đây nói dùng đến nhục quế, mới thêm Viễn trí, Ngũ vị. Từ lý luận trung y, trung tiêu thụ khí thu trấp, đây là thông qua tinh hoa của tỳ vị hấp thu thủy cốc mà nói, tức nhận tinh khí và tinh trấp của thủy cốc, đây là nguyên liệu tạo máu. Khí và trấp của thủy cốc đều không màu đỏ, nhưng thông qua khí hóa, biến hóa mà đỏ. Làm sao biến hóa được? chính là thông qua tác dụng khí hóa của tâm, thận, mệnh môn. Do đó hiện nay phương tễ như vậy dùng điều trị các loại thiếu máu hiệu quả khá tốt.
Vấn đề chủ yếu của bổ huyết có hai trọng điểm, một là nguyên liệu, một là công năng, do đó bản thân ăn uống vào không tốt, không có nguyên liệu tạo máu để hấp thu vào, trong tình trạng như vậy, tuy là thiếu máu, nhưng đầu tiên phải kiện tỳ vị. Nếu như có thể ăn, ăn muốn không giảm, ăn không kém, vẫn thiếu máu thì rõ ràng là có nguyên liệu nhưng không thể vận hóa, như vậy khi điều trị thì cần xem xét là công năng vận hóa của tỳ không được, hay là tỳ dương hư hoặc dương của tâm thận bất túc gây ra.
Thập toàn đại bổ hoàn và nhân sâm dưỡng vinh hoàn thì đơn giản. Về bát trân thang, khí huyết đều hư thì khí huyết cùng bổ. Nhưng trong khi dùng cụ thể, cần xem đâu là chủ, thì lấy thuốc nào làm chủ. Thập toàn đại bổ hoàn và nhân sâm dưỡng vinh hoàn, đặc biệt là nhân sâm dưỡng vinh hoàn trong điều trị thiếu máu cơ năng, cùng sẽ là khi công năng biến hóa không đủ, hiệu quả khá tốt.
Chậm kinh, trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt gây xáo trộn cuộc sống của chị em
Bài thuốc Nhân sâm Dưỡng Vinh Thang
Nguyên bản bài thuốc:
Nhân sâm dưỡng vinh thang. (Đơn vị g) 
Đương qui            12          Thục địa     20      Bạch thược 12
đẳng sâm              16          Bạch truật   12      Bạch linh    12
Cam thảo                6           Hoàng kỳ   10      Nhục quế      6     
Xuyên khung          8            Viễn chí       8     Táo             12
Sinh khương           8          Ngũ vị         12      Trần Bì         8
Cách dùng và lượng dùng: Thang sắc uống

Theo Hòa tễ cục phương: đây là bài Thập toàn đại bổ thang bỏ Xuyên khung và thay vào đó thêm 3 vị là Ngũ vị tử, Trần bì, Viễn chí.

Với ý nghĩa đây là bài thuốc kết hợp giữa các bài thuốc cổ Quy kỳ kiến trung thang, Linh quế truật cam thang, Linh quế ngũ vị Cam thảo thang và Nhân sâm thang với các bài thuốc hậu thế Tứ vật thang và Tứ quân tử thang có thêm Trần bì và Viễn chí, cho nên đây là bài thuốc bồi bổ thể lực cho những người nước ứ dưới da, trong khí quản và trong vị tràng nhiều nước ứ và do những thủy độc này mà cả khí lẫn huyết đều hư, những người có thể chất hư nhược, bị các bệnh về đường tuyến, bị mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược và ăn uống không ngon miệng sau khi ốm dậy.

Thuốc còn được dùng cho những người bị chứng chóng quên, mất ngủ, nôn mửa, đổ mồ hôi trộm, bí đại tiện hoặc là có chiều hướng bị ỉa chảy, ngạt thở, ho vì da, đầu tóc thiếu dinh dưỡng. Thuốc được ứng dụng trị các chứng viêm niêm mạc vị tràng, mất trương lực dạ dày, giãn dạ dày, suy nhược sau khi ốm dậy hoặc sau khi đẻ, lao phổi, lao ruột, sức khỏe giảm sút sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời, ăn uống không ngon miệng, đổ mồ hôi trộm, chân tay lạnh, thiếu máu.v.v..

Bài thuốc Nhân sâm Dưỡng Vinh Thang dùng trị 7 chứng: Rụng tóc, da mặt xỉn, chóng quên, chỉ uống chứ không ăn, tim đập mạnh, mất ngủ, toàn thân cảm thấy khô, móng chân móng tay khô, cơ bắp cứng. Giải thích: Theo Giải thích các bài thuốc chủ yếu hậu thế và các tài liệu tham khảo khác: đây là bài thuốc bồi bổ thể lực dùng cho những người cả tỳ lẫn phế đều hư, cả bộ máy hô hấp lẫn bô máy tiêu hóa đều bị bệnh, thêm vào đó lại do lao lực, hư tổn, âm dương suy nhược, khí ở ngũ tạng khô, nước bọt khô, suy dinh dưỡng, thiếu máu hoặc bị các chứng ác dịch chất, người vô cùng mỏi mệt

Bài thuốc Nhân sâm Dưỡng Vinh Thang dùng có hiệu quả cho những người tân dịch khô và bí đại tiện hơn là những người ỉa chảy.

Lưu ý khi dùng thuốc:
Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô
Bạch thược phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm - không được dùng chung với Lê lô
Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng.

Sau đây, trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những bài thuốc BÁT VỊ mọi người cùng quan tâm

a-     BÁT VỊ THANG
Nguyên bản bài thuốc
Dương Thị Gia, Tàng Phương, Q.6. Dương Đàm
Ôn trung, trục hàn. Trị tỳ vị hư hàn, khí không thăng giáng, bụng ngực đau như kim đâm, tạng phủ hư thoát, tiêu chảy.
Vị thuốc:
Can khương (nướng) …………80g
Đinh hương ….....................… 40g
Đương quy ….....................…. 40g
Mộc hương ……...................... 40g
Ngô thù du (tẩy nước 7 lần) … 80g
Nhân sâm …….........................40g
Nhục quế (bỏ vỏ) ………….... 40g
Quất hồng ….....................….. 40g
Tán bột.
Mỗi lần dùng 20g. Thêm nước 2 bát, sắc còn 1 bát, bỏ bã, uống ấm.
Lưu ý khi dùng thuốc:
        Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
        Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô
        Vị thuốc Đinh hương kỵ với Uất kim, khi dùng cần chú ý
        Vị thuốc Nhục quế kỵ thai, kỵ Xích thạch chi, khi dùng cần chú ý
        Vị thuốc Can khương rất nóng nên kỵ thai, có thai dùng thận trọng

b- BÁT BẢO THANG đặc trị viêm họng hạt: Bài thuốc Gồm có 8 vị
1- Cây Dàn Xay (có cả rễ càng tốt)- Trị được bá chứng, xuất phong nhập cốt,...
2- Dây Giang sẻ (còn gọi dây Giang đất): Vị quân - Chủ trị Viêm họng hạt(không có vị thuốc này xem như bài thuốc không có tác dụng). Trị được căn nguyên của bệnh.
3- Ké đầu ngựa: Kháng dị ứng, tiêu độc,...
4- Kim ngân hoa: Dùng loại tốt nhất, gồm có hoa 100%- Thanh nhiệt, hổ trợ tiêu viêm,...
5- Cây tra (có nơi còn gọi Cây Rướng)- Dùng vỏ cây là tốt nhất: Thấp nhiệt, bài độc, tiêu viêm,...
6- Cây Bạch đồng nữ: Có tác dụng trừ ho, tiêu đờm,...
7- Cây cỏ mực: Có tác dụng bổ thận âm hư, điều hòa huyết áp,...
8- Cỏ cứt lợn: Lưu dẫn thuốc.
Chú ý: Không được thay thế vị thuốc nào trong 8 vị thuốc nói trên. Nếu thiếu một vị thì bài thuốc cũng không hiệu nghiệm. (Bài thuốc chỉ có tính giới thiệu).

Có bài Bát bảo thang khác: Trị tạng độc, tiêu ra máu.
Vị thuốc:
Cam thảo .......... 2g
Chi tử ................10g
Hoàng bá .......... 10g
Hoàng cầm ..... 10g
Hoàng liên ........ 10g
Hòe hoa .............10g
Tế tân .................2g
Sắc uống lúc đói.
Lưu ý khi dùng thuốc:
  • Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
  • Trong bài vị Tế tân rất nóng và có độc và phản với vị Lê lô. cần chú ý liều dùng, không gia quá nhiều, và không dùng chung với Lê lô
  • Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
·         Hoàng liên kỵ Thịt heo. Nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi ăn trên 1 giờ.

c- Bài thuốc Bát Bảo Hồi Xuân Thang   (Đông y Thiên Lương)
Công dụng:
Khư phong, hòa Vị, hoạt huyết. Trị phong hư, đầu đau, mắt hoa, chóng mặt.
Vị thuốc:
·         Bạch thược ……….6g
·         Bạch truật ………....2g
·         Bán hạ …………… 2g
·         Cam thảo ……..… 1,6g
·         Can khương …..1,6g
·         Đương quy ……… 1,6g
·         Hạnh nhân …….… 1,6g
·         Hoàng cầm …… 1,6g
·         Hoàng kỳ …………3,2g
·         Hương phụ ……… 1,6g
·         Ma hoàng …….. 1,6g
·         Nhân sâm …….. 1,6g
·         Nhục quế ………... 1,6g
·         Ô dược …….……. 1,2g
·         Phòng phong ..….. 1,6g
·         phụ tử …………… 1,6g
·         Phục thần ………… 2g
·         Sinh địa …………..1,6g
·         Thục địa ………… 1,6g
·         Trầm hương ……..1,2g
·         Trần bì …………….1,6g
·         Xuyên khung ….... 1,6g
·         Xuyên ô …………. 1,2g
Sắc uống.

d- BÁT VỊ HOÀN trong Hải Thượng y tông tâm lĩnh
1. Công thức bài thuốc
Thục địa         8 lạng           Hoài sơn  4 lạng
Sơn thù          4 lạng            Đơn bì     3 lạng
Bạch linh      3 lạng            Trạch tả   3 lạng
Nhục quế      1 lạng             Phụ tử    1 lạng
Bào chế, viên với mật bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 60 – 70 viên lúc đói bụng, nấu nước muối làm thang mà uống, uống xong một lúc thì ăn thức ngon chận lên.
  2. Phân tích bài thuốc và ý nghĩa của bài thuốc
Thục địa bổ thận, điều tinh, sinh huyết, là thuốc thánh để bổ âm là đầu vị; Sơn thù vị chua vào can thận, chủ đóng kín mà tính chua liễm hợp với nó, Sơn thù là ấm gan, đuổi phong, cố tinh ích khí. Hai vị thục địa và sơn thù là chất nhu nhuận.
Bạch linh, Sơn dược vào để giúp tỳ vị, khiến cho từ chỗ đó mà sinh ra hóa nguyên, và làm cho hậu thiên phát triển mãi mãi ko cùng. Linh có thể vào tỳ, thấm được thấp nhiệt ở trong tỳ mà thông với thận, giao với tâm, tác dụng của nó đều chủ về thông lợi đỡ cho vị Sơn dược có tính trệ. Vả lại, sắc trắng thuộc kim, có thể bồi dưỡng bộ phận phế lại có ý nghĩa “con hư thì bổ mẹ”. Sơn dược vị ngọt vòa tỳ mà bổ tỳ yên được kẻ thù của thủy cho nên dùng làm thần và lại thanh hư nhiệt ở phế lại hay cố tinh bổ thận. Đơn bì để trừ nhiệt nấp ở phần âm, còn tả được cả hỏa ẩn náu của quan tướng, lương huyết lui nhiệt. Đơn bì là hỏa ở phương nam giống đực không phải cái, thuộc dương, cho nên vào được thận, tả được âm hỏa, dẹp lui được chứng nóng âm ỉ trong xương, không có mồ hôi, Đơn bì vào can, tác dụng chủ yếu là tuyên thông để giúp Sơn thù là thuốc cố sáp. Trạch tả lợi tiểu tiện, để thanh tướng hỏa, thông cái trệ của thục địa để dẫn các thuốc mau đến thận, có bổ có tả mà không thích công phạt. Trạch tả để tả hỏa tà, nước đọng của long lôi lại cùng phục linh thấm nhạt, chuyển vận các vị thuốc đi xuống. Trạch tả Phục linh tính thấm tả chính là để cho máu khiến cho chóng thông xuống dưới, thận âm không giũ được bốc cháy lên trên. Dùng Trạch tả tính mạnh để đưa phần âm trong dương xuống. Trong bài bát vị, kiêm cả công lẫn bổ, đầy đủ cả âm dương, vì không có dương thì âm không thể sinh sôi nảy nở được, cho nên các vị Nhục quế, Phụ tử là loại thuốc cay nhuận, có thể bổ hỏa trong thủy, thủy hỏa được nuôi dưỡng thì thận khí trở nguyên chỗ. Phụ tử là thuốc của cả tam tiêu, cay nóng thuần dương lưu thông các kinh mạch, tính chạy mà không giữ lại, Nhục quế là thuốc kinh thiếu âm, tuyên thông huyết mạch, tính cũng bốc, hai vị ấy đều khó khống chế, cần được 6 vị kia là thứ thuần âm, vị hậu, nhuận hạ để khơi thông đưa đường rồi mới dẫn xuống thận, tự nhiên sẽ không ngại chấn động lên nữa.
Ý nghĩa của bài Bát vị: phương này chữa chứng tướng hỏa không đủ, hư gầy khí kém, cho nên Vương Băng cho rằng “Bổ ích nguồn chân hỏa để làm tiêu tan mây mù trong phần âm’, mạch xích nhược thì dùng rất thích hợp.
  3. Công dụng bài thuốc
Trị các chứng : mệnh môn hỏa suy, tướng hỏa không đủ không sinh được thổ, đến nỗi tỳ vị hư hàn, hư yếu, khí kém, không thiết ăn uống, đại tiện không rắn, rốn bụng quặn đau, đêm đi đái nhiều, hoặc mạch hư nhược, thổ yếu thủy thắng, thiếu hỏa hao kém; hoặc mạch rỗng ấn vào có lực, hoặc hỏa hư đờm thịnh, cùng với các chứng âm thịnh cách dương, trong thực hàn mà ngoài giả nhiệt, nên nói rằng bổ ích cho nguồn chân hỏa để tiêu tan mây mù trong phần âm là thế.
  4. Cách gia giảm bài Bát vị:
– Thận hư ỉa chảy, kiết lỵ kéo dài gia Thăng ma, Phá cố chỉ, Ngũ vị; bội Linh, Trạch; khử Mẫu đơn
– Mạch bộ xích bên phải vi tế mà phần dương kém quá bội Quế Phụ
– Mạch bộ xích bên trái hồng sác mà phần âm quá thiếu thì bội Thục địa, hoặc chưng thành cao, hoặc nấy trước đi.
– Mạch bộ quan bên trái vô lực, can khí không đủ bội Sơn thù
– Mạch bộ quan bên phải vô lực, tỳ vị kém, bội Linh Trạch; không có thấp trện thì giảm Linh
– Vị hỏa nhiều quá sinh chứng phát vàng, sốt về chiều, miệng lở hay đói, khát nhiều, giảm trạch tả, bội Đơn bì
– Can hỏa thịnh nóng như nấu, ngọc hành đau, tiểu tiện ngắn xẻn, bội Thục địa, đơn bì
– Vị khí yếu, trung khí hư hàn, dễ trướng dễ tiết, khử Mẫu đơn, bội Linh Trạch, Quế, phụ
– Đàn bà kinh bế, huyết ít, có nhiệt, bội mẫu đơn, Thục địa; Hư hàn khử Đơn bì bội Phụ tử, Nhục quế
– Táo khô có dương không âm, khử Trạch tả, bội Thục địa, gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất hay khát uống nhiều bội Linh Trạch; không khát có nóng như nấu bội Đơn bì, khử Trạch tả, dùng Linh tẩm sữa
- Cô dương bốc nổi lên, vì thận hư không thu nạp đóng kín lại được, gia Ngưu tất Ngũ vị tử để giúp sức cho Sơn thù vị chua có tính thu liễm
- Dương hư tinh tổn gia Lộc Nhung, Hà xa đều là vị thuộc tính huyết hữu hình, để giúp công năng bổ mạnh cho loài thảo mộc
– Thận hư không thu nạp dược khí về nguyên chỗ là ra chứng hư trướng hư suyễn, nôn tức, khí nghịch lên, thượng tiêu phần nóng, bội Ngưu tất để giúp sức cho Linh Trạch dẫn đi xuống, gia Ngũ vị để giúp sức cho thu liễm lại
– Thận hư không bế tàng được, khí hư dưới dồn chạy ngươc lên mà thành chứng thần tả(đi ỉa lúc mờ sáng), gia Bổ cốt chỉ, Thỏ ty để bổ phần dương của tỳ thận, có tác dụng cho cả tiên thiên và hậu thiên
– Âm dương đều hư, nóng rét qua lại, giống sốt rét mà không phải sốt rét thì gia Sài hồ, lạnh nhiều thì bội Quế phụ, nóng nhiều thì bội Đơn bì, khát thì gia Mạch môn Ngũ vị. Bệnh mới mắc lúc đó nguyên khí chưa suy thì tạm gia Hy thiêm để khu tà, tà lui rồi thì bổ ngay là tốt, nóng rét thì âm dương đều hư cả, không nên để lâu, vì đuổi tà cũng là giúp chính khí
– Vừa mửa vừa ỉa, âm dương kiệt quệ, mửa nhiều có phù nhiệt bốc lên thì bội Đơn bì, gia Ngũ vị để thu lại, tả nhiều thì bội Linh Trạch để thấm đi, lại bội Ngũ vị, Cố chỉ để thu lại, đóng lại, gia Mạch môn (sao gạo), Ngũ vị (sao mật). Vong âm, trung tiện luôn (khí là dương, dưới không có âm đóng kín mà thoát ra, cho nên vong dương, cũng gọi là vong âm) gia Thăng ma để đưa lên, Cố chỉ để đóng kín lại.
– Chứng hư bĩ giả đầy trướng, giả tích khối, khử Mẫu đơn, bội quế phụ, gia Ngưu tất, Ngũ vị
– Chứng hư lâu ngày, đau bụng liên miên gia Ngô thù ,Tiểu hồi
– Thận hư đau sán khí gia Xuyên luyện Quất hạch, Ngô thù, Hoàng bá sao đen, khử Phụ tử
– Đờm dãi vít lấp, thủy hư thì khử Phụ, hỏa hư thì Thục địa sao khô mà dùng
– Các chứng phát sốt của trẻ em khử Quế phụ, gia Mạch môn Ngũ vị, có nóng rét gia Sài hồ Bạch Thược, kinh giật gia Quy thược, Tần giao, Câu đằng. Hư trướng thì dùng Quế chút ít. Các chứng trẻ em hư hàn khử Phụ; quyết lạnh dương thoát lại nên dùng Phụ; nếu hỏa hư kém cả âm huyết hư thì nên dùng quế khử phụ
– Trẻ em nhiệt uất đau bụng đi ỉa như rót khử Quế phụ, giảm Thục địa sao khô bội Trạch tả, gia Thăng ma, khát nhiều gia Mạch Môn, Ngũ vị
– Trẻ em hư nhiệt phát ban khử Quế Phụ, bội Đơn bì, gia Quy thược
– Đàn bà huyết khô kinh bế người gầy đen, tóc ngắn, tính nóng nẩy, hay đau bụng trước khi hành kinh, khát uống nước luôn, đau lưng, sốt về chiều hầm hập, khử Phụ giảm bớt lượng Quế, Trạch; bội Sơn thù, gia Quy Thược, Đỗ trọng sao rượu
– Đàn bà có chứng Bạch đới thì khử Phụ, bội Trạch tả, có đau mà trệ xuống gia Thăng ma, không thì gia Phá cố chỉ.
Đó là cách dùng tá sứ thỏa đáng thì có thể hợp chung thành một tễ để giúp thêm thành công.
5. Phép dùng thang tống Bát vị hoàn
– Dùng nước muối nhạt làm thang tống, là vì muối nhuận xuống, làm mềm chất rắn, có hư hỏa thì dẫn xuống
– Dùng nước lã đun sôi làm thang tống là vì nó không nhanh không chậm không nóng không ráo
– Dùng nước cơm sôi làm thang tống là vì nó là chân vị điềm đạm của tỳ, rất chóng sinh ra tinh, có ý nhân bổ thận mà bổ tới cả tỳ
– Dùng rượu nóng làm thang vì nó dẫn sức thuốc đi rất nhanh, mùa đông có thể ngăn được hàn tà, từ bên ngoài
– Dùng bài Bổ trung làm thang tất vì có chứng nguyên khí hãm xuống, đã muốn bổ nguồn gốc lại sợ thuốc chạy xuống thái quá, trên hư dưới thực, nên phải đưa trung khí lên, để cho nguyên khí ở tam tiêu còn mãi
– Dùng bài Lý trung làm thang, tất vì tỳ vị trầm hàn nên trước phải điều lý tủng châu rồi mới thông xuống được
– Dùng bài Sinh mạch làm thang là vì kim sinh thủy làm cho mẹ con nuôi nhau, khí của phế dồn xuống thận làm vệ khí lại dẫn được xuống hai tạng kim và thủy để sinh âm
– Dùng bài Quy tỳ làm thang là muốn cho tiên thiên thủy hỏa, hậu thiên khí huyết đều được tự nhuận
– Dùng nhân sâm Trần mễ làm thang là để cho dẫn xuống tỳ thận mà sinh dương khí
Cách dùng thang tống như đã kể trên để chiêu thuốc hoàn đều là vì bệnh cấp không thể để dây dưa, tiêu bản đều phải chiếu cố tới cả, cho nên phải mượn khí mạnh của thuốc sắc để làm công trước mở đường, vận tống thuốc hay của thủy hỏa nạp xuống đan điền, để giũ cho nguyên dương được vững chắc mãi, công dụng của thuốc sắc vừa đi qua thì tính của thuốc hoàn lại nảy sinh tác dụng, từ căn bản cho đến tam tiêu, cứ còn mãi mãi khí dương hòa ý nghĩa rất sâu xa
6. Sự cấm kỵ của bài Bát vị
– Có người dùng Hà thủ ô làm đầu vị trong bài này thì một bài thuốc hai đầu vị biết theo bên nào?
– Hoặc có khi phối hợp với Sâm kỳ thì thuốc bổ thận chạy vào âm kinh, thuốc bổ khí chạy về dương phận mà hay bên giằng giữ nhau ko yên được chỗ, lại quấy rối, khích động hư dương bốc lên không gì dẫn về kinh được
– Hoặc có người dùng Táo, Quy Truật để kiêm chữa cả tâm tỳ. Nào có biết rằng Thục địa bổ tinh huyết càng phải nhờ Sơn thù vị chua, chát để giữ vững lại. Còn như Quy cay mà chạy vào phần dinh là thuốc của phần huyết mà không phải là thuốc của phần tinh, chua thì thu, cay thì tán rất khác nhau xa, huyết với âm tinh đều nên phân biết cho rõ. Vả lại trong bài lục vị, bát vị đều có đủ cả âm dương khiến cho thủy hỏa hun nấy gây thành tinh huyết. Bạch truật có công năng làm cho khô cho ráo, chạy riêng vào tỳ vị, gia vào đó thì lại làm cho hao kém mất sức hun nấu, chân âm còn nhờ vào đâu mà sinh ra được. Còn như Táo nhân là thuốc phần khí của thượng tiêu tâm tỳ, không phải là thuốc thích hợp với tinh huyết ở thận
– Hoặc thêm vị như Câu kỷ, Phúc bồn, Liên nhục….có sức chậm chạp, nếu thêm một vị càng hãm lại một phần, khó kiến hiệu nhanh.
– Hoặc thêm vị Tiên mao tuy có sức mạnh, nhưng bẩm tính không giống nhau thì ở cùng đội ngũ sao được, mỗi bên đều cậy có sức mình, làm rối loạn phép thường.
– Hoặc gia Bào khương, Chích thảo là thứ thuốc chữa trung tiêu, không thể xuống dưới được. Vả lại Thục địa khí nhuận ngọt ấm, là thuốc nhuần bổ chân âm, bỏ lẫn vào thuốc cay nóng, ấm trung tiêu thì chẳng những mất hết tính nhu nhuận, mà vị Thục địa cũng không còn chút sức nào nữa. Cho nên bài Địa hoàng hoàn xưa nay không ai gia thêm Khung, Quy, Khương, Thảo là vì thế.

Cuối cùng, chúng ta cùng nghe “BC KIM THANG” nhé. Cứ tưởng bài thuốc, hóa ra không phải.
Bắc Kim Thang là bài đồng dao gần như gắn liền với tuổi thơ của mỗi người Việt Nam bởi ca từ dễ nhớ và âm điệu vui nhộn. Nhưng chúng tôi [ATABOOK] tin rằng không nhiều người hiểu được hết nội dung và ý nghĩa sâu xa của bài đồng dao này. Có hai quan điểm phổ biến giải thích về ý nghĩa bài Bắc Kim Thang:
1. Ý kiến thứ nhất là từ ông Nguyễn Hữu Thiệp (An Giang) đưa ra trong Hội thảo khoa học tại trường Đại học Cần Thơ năm 2003. Theo đó, Bắc Kim Thang phải có tên chính xác là Bắt Kim Than (tức là Bắt con ngựa màu nâu sậm). Cụ thể, bài hát này nguyên gốc phải là:
Bắt Kim Than, cà lang bí rợ
Cột quai chèo, chèo qua chèo lại
Bắt ngựa ô, chạy vô vườn mít
Hái lá mít, chùi đít ngựa ô
.
Theo ông Thiệp, đây vốn là bài đồng dao mà các em nhỏ Nam Bộ ngày trước sử dụng khi chơi trò khoèo chân, vừa chơi vừa hát.



2. Ý kiến thứ hai là từ ông Ngọc Thạch đưa ra dựa vào câu chuyện cổ tích của một cụ bà khoảng 80 tuổi mà ông nghe được trong chuyến công tác Long Xuyên năm 2008. Theo đó, Bắc Kim Thang bắt nguồn từ câu chuyện cảm động về tình bạn giữa một anh bán dầu và một anh bán ếch. Chuyện kể như sau (trích nguyên văn):
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nọ, có hai người bạn làm nghề buôn bán cùng nhau. Một người đi soi đèn bắt ếch về đêm, còn anh kia thì chuyên đi bán dầu thắp đèn vào rạng sáng. Nhà họ dựng trên một cù lao nhỏ ven sông, tách biệt với làng xóm, muốn đi vào chợ làng phải đi ngang một cây cầu khỉ vắt vẻo. Do hoàn cảnh đơn chiếc, nên hai anh cũng thân thiết với nhau. Có lần vì mẹ già của anh bán ếch bệnh mà không có tiền chạy chữa nên qua đời, anh bán dầu liền bỏ tiền ra giúp đỡ ma chay mà không hề tính toán, vì thế mà anh bắt ếch càng quý trọng tình bạn của anh bán dầu.
Một đêm nọ, trong lúc đi làm việc, anh bắt ếch nghe tiếng kêu thảm thiết phát ra từ một cái bẫy trên đồng. Tính tò mò, anh lại mở ra coi thì phát hiện ra hai con chim le le và bìm bịp nằm trong bẫy, do chúng giành ăn với nhau mới bất cẩn rơi vào bẫy của con người. Hai con chim ra sức năn nỉ anh bắt ếch mở bẫy tha cho mình, rồi hứa sẽ đền ơn báo đáp. Vốn là người có tính nhân từ, anh bắt ếch cũng xuôi lòng rồi giải thoát cho chúng.
Vài ngày sau, hai con chim cùng bay đến nhà anh bắt ếch để cảnh báo cho anh biết tai ương sắp đến. Chúng nghe được hai con ma da ở sông bàn với nhau rằng sẽ kéo chân anh bán dầu và anh bắt ếch, cho hai anh chết, thế mạng cho chúng để chúng được đầu thai. Vì hai con ma này chết đã lâu, nếu trong 7 ngày không bắt được người thay thế sẽ bị hồn phách tứ tán, không được đầu thai nữa. Thêm vào đó, ma da cũng chỉ có thể bắt hai anh khi trời vừa rạng sáng, lúc anh bán dầu ra chợ và lúc anh bắt ếch về nhà, bởi vì khi mặt trời lên thì chúng không còn ma phép.
Ban đầu anh bắt ếch đem cớ sự nói anh cho bán dầu nghe, khuyên anh nên ở nhà, nghỉ bán một tuần lễ, nhưng anh bán dầu lại không tin, cho rằng đấy là mê tín vớ vẩn, trên đời không có ma, quỷ. Theo lời le le và bìm bịp, anh bắt ếch viện cớ đến ngày cúng mẹ, gọi anh bán dầu qua nhà tiệc tùng ăn nhậu, chuốc cho anh say mèm đến mức sáng hôm sau không ra chợ bán được. Ngày kia lại lấy cớ sang nhà cảm ơn anh bán dầu đã giúp đỡ, lại bày tiệc ăn uống no say, trì hoãn việc đi ngang cây cầu kia. Hôm ấy là ngày cuối cùng của thời hạn 7 ngày ma da bắt hồn, do say xỉn nhiều ngày liền nên anh bắt ếch ngủ quên. Anh bán dầu sực tỉnh vào sáng sớm, nhận ra mình đã bỏ buôn bán mấy ngày liền bèn nhanh chóng quẩy hàng ra chợ. Do bước vội vàng qua cầu khỉ cheo leo, lại bị bọn ma da biến phép cho cầu trơn trượt nên sẩy chân rơi xuống nước mà chết. Anh bắt ếch vì tiếc thương bạn nhưng do còn sợ bọn ma da nên phải đợi hết một ngày sau mới dám vớt xác bạn lên mà làm ma chay. Thấy ân nhân của mình đau lòng, le le và bìm bịp cũng bay đến, cất tiếng kêu thảm thiết như tiếng kèn trống đám ma để tiễn biệt một người chết oan.”
Chú bán dầu, qua cầu mà té. Đọc hết truyện cổ tích này thì có lẽ mọi người đều sáng tỏ vì sao trong bài Bắc kim thang có 4 câu cuối là:
Chú bán ếch, ở lại làm chi.
Con le le đánh trống thổi kèn,
Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.
Câu chuyện cổ tích trên thực chất là nhằm đề cao tình bạn và tính chất cứu vật vật trả ơn của người xưa. Thế nên vấn đề truy tìm nguồn gốc từ - ngữ chủ yếu nằm ở hai câu: 
Bắc kim thang, cà lang bí rợ
Cột qua kèo, là kèo qua cột.

Ở câu đầu tiên, cà, lang, bí rợ là để chỉ cho 3 loại củ, quả có cùng một đặc tính là thuộc họ dây leo, trái cà, khoai lang và bí rợ. Đặc biệt với từ bí rợ, là một từ thuần chất của miền Nam, cũng đã nói lên xuất xứ của bài đồng dao này là từ miền Tây Nam bộ.
Riêng về từ kim thang” ở đây cần được hiểu là cái thang hình chữ KIM (), tc có hình tam giác cân. Cái kim thang của trẻ em ngày trước là do người lớn dùng hai thanh tre dài, bắt chéo vào nhau tạo thành một hình tam giác cân rồi cắm trên mặt đất, cách vài mét lại đặt một cái như vậy, tạo thành một hàng dài. Bản thân của cái kim thang này trở thành một cái cột (vì không có cây cột dựng đứng giữa nên hai thanh tre chéo vào trở thành cột luôn). Những cái kim thang được nối vào nhau bởi cái “vì kèo” là những thanh tre chạy dọc theo giàn, cứ như thế tạo thành một giàn cốt là để cho cà, lang, bí rợ leo lên mà sinh sôi, phát triển.

  D
o đó câu “cột qua kèo, kèo qua cột” nhằm chỉ mối quan hệ gắn bó vào nhau của hai vật thể, tức giữa kèo và cột. Cả câu “bắc kim thang, cà lang bí rợ, cột qua kèo, là kèo qua cột” nhằm làm rõ thêm mối quan hệ keo sơn, gắn bó của anh bán dầu và anh bán ếch ở bốn câu sau như đã phân tích từ câu chuyện cổ tích ở trên.
Cuối Siter, mời các bạn nghe bài hát trẻ thơ Bắc kim thang, nhạc thiếu nhi sôi động cho bé, cũng là an ủi những ai, sinh một bề - “Toàn con gái”. Chúc cả nhà vui vẻ.
Sưu tầm, tập hợp, chỉnh sửa từ các trang WEB liên quan. Mời xem V-Clip

https://bit.ly/2Xs0CUf