Mùa xuân bình yên: BÀI 33 – KHOAI LANG – TÁC DỤNG – CÁCH DÙNG

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

BÀI 33 – KHOAI LANG – TÁC DỤNG – CÁCH DÙNG


Một trong tứ trụ lương thực của nền nông nghiệp Việt Nam là khoai lang. Sản phẩm này thân thiện và gắn bó với nhà nông bởi nó vừa là thực phẩm, vừa là lương thực của người Việt. Thời buổi “ăn khoai lang, trả tiền bánh rán” qua lâu rồi. Giờ đây khoai lang đã trở thành đặc sản. Công dụng mà nó mang lại quá tuyệt vời.

33.1 Rau khoai lang
- Rau khoai lang giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong. Thành phần diệp lục tố dồi dào trong rau khoai lang giúp tăng cường đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
- Rau khoai lang giúp nhuận tràng, điều trị táo bón: Trong lá rau khoai lang chứa 1,95 – 1,97% chất nhựa tẩy có tác dụng nhuận tràng, rau có vị ngọt, thanh mát, hàm lượng chất xơ dồi dào giúp giảm táo bón hiệu quả. Do đó, khi bị táo bón, khó đi đại tiện bạn chỉ cần ăn rau khoai lang tình trạng này sẽ nhanh chóng được giải quyết.
- Rau khoai lang giúp chống lại sự oxy hóa trong cơ thể: Trong rau khoai lang chứa một loại protein có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Loại protein này chứa 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione, một trong những thành phần quan trọng giúp tạo ra các chất chống lại sự oxy hóa của cơ thể.
- Phòng tránh bệnh tiểu đường: Trong rau khoai lang, nhất là khoai lang đỏ có chứa chất gần giống với insulin, giúp hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên sử dụng loại rau này.
- Giúp chống béo phì: Những người đang có ý định giảm cân nên tăng cường ăn nhiều rau lang, nhất là rau lang luộc. Lượng chất xơ dồi dào có trong rau lang sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
- Giúp giảm nghén ở bà bầu, lợi sữa: Rau lang có tác dụng giảm ốm nghén, chán ăn, nôn ọe ở phụ nữ mới mang thai do chứa nhiều vitamin B6. Phụ nữ mới sinh nhưng ít sữa nên xào rau lang với thịt heo để ăn sẽ giúp về sữa hiệu quả.
- Rau khoai lang chữa trị thận âm hư, đau lưng, mỏi gối: Công dụng chữa thận âm hư, đau lưng, mỏi gối của rau khoai lang đã được truyền lại từ lâu trong dân gian với cách thực hiện như sau: Dùng lá rau khoai lang sắc cùng mai rùa để uống sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
- Rau khoai lang giúp chữa trị mụn nhọt: Để chữa trị mụn nhọt, mụn mủ, mụn viêm bằng rau khoai lang bạn có thể dùng lá khoai lang non, giã nát cùng một ít đậu xanh và vài hạt muối. Lấy hỗn hợp này bọc vào một mảnh vải sạch và đắp lên vết mụn từ 15 – 20 phút. Chỉ sau một vài lần thực hiện bạn sẽ thấy vết mụn xẹp dần đi, hút bớt mủ và nhanh lành vết thương hơn.
- Giúp điều trị bệnh quáng gà: Dùng ngọn rau khoai lang xào cùng gan gà, gan lợn để ăn mỗi tuần 1 – 2 lần cũng sẽ cải thiện tình trạng quáng gà.
- Rau khoai lang tốt cho phụ nữ bị băng huyết: Phụ nữ bị băng huyết có thể dùng một nắm lá rau lang rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống cũng giúp nhanh cầm máu hơn.


33.2 Củ khoai lang
Khoai lang được mệnh danh là một "siêu thực phẩm".
Khoai lang là món ăn bình dân phổ biến hàng đầu trong nhóm thực phẩm nhưng lại có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú, có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu của Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính kiềm, có lợi cho việc duy trì sự cân bằng a xít trong máu.
Khoai lang chứa một lượng lớn protein kết dinh, polysaccharides, chất nhầy, mang lại tác dụng giúp cơ thể có thể duy trì sự linh hoạt của máu não và tim, từ đó có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh xơ vữa động mạch, tốt cho đường hô hấp, đường tiêu hóa, mang lại tác dụng bôi trơn khoang khớp.
Ngoài ra, khoai lang có chứa một lượng lớn chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả và giảm tỷ lệ ung thư trực tràng và
Hơn nữa, khoai lang là món ăn chứa ít calo, tạo cảm giác no rất mạnh mẽ, là một món ăn có thể làm thức ăn chính (ăn khoai trừ bữa) hoặc có thể làm thức ăn vặt, ăn bữa phụ. Do có thể mang lại cảm giác no nhanh chóng nên khoai lang là thực phẩm hàng đầu giúp bạn giảm cân.
Năng lượng của khoai lang chỉ bằng 1/3 so với cơm, trong khi chứa rất ít chất béo và cholesterol. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều chất xơ và chất keo, có thể giúp làm hoặc ngăn đường chuyển hóa thành chất béo, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc bị béo khi ăn khoai. Sau đây là  tác dụng của khoai lang
1. Ngăn ngừa thiếu vitamin A
Vì chứa lượng beta carotene cao nên khoai lang là một nguồn cung vitamin A tuyệt vời cho cơ thể. Sau khi chúng ta ăn khoai lang, beta carotene có trong khoai sẽ được gan chuyển thành vitamin A, mỗi phân tử beta carotene tạo ra hai phân tử vitamin A.
Cơ thể chúng ta cần vitamin A để có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau và tăng khả năng chống nhiễm trùng về sau.
2. Giảm mức độ căng thẳng
Khoai lang có lượng magie cao, một khoáng chất quan trọng để cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra, magie còn có một công dụng tuyệt vời là giúp giảm lo lắng và căng thẳng.
Người bị thiếu magie có liên quan mật thiết đến nguy cơ rơi vào căng thẳng, trầm cảm và lo lắng cao hơn. Do đó, việc ăn khoai lang có thể giúp bổ sung lượng magie, hỗ trợ điều trị trầm cảm và các hành vi liên quan đến lo lắng.
3. Thúc đẩy hoạt động chống viêm
Không chỉ có chứa một lượng vitamin tốt có đặc tính chống viêm tuyệt vời mà khoai lang còn có nồng độ choline cao. Choline là một chất dinh dưỡng rất tuyệt vời. Một trong những lợi ích tốt nhất của choline là làm giảm phản ứng viêm của cơ thể nên dẫn đến tình trạng viêm ít hơn. Ngoài ra, khoai lang còn chứa anthocyanin, chất quan trọng để ngăn ngừa và giảm viêm trong các tế bào ung thư ruột kết, giảm sự tăng sinh tế bào ở một số tế bào ung thư.
Do có chứa choline và anthocyanin mà khoai lang trở thành một thực phẩm thiết yếu trong việc giúp giảm và ngăn ngừa viêm.
4. Ngăn ngừa, bảo vệ và điều trị ung thư
Khoai lang tím đặc biệt hiệu quả trong việc chống ung thư. Các thành phần có trong khoai lang tím có thể ức chế sự phát triển của các bệnh ung thư cụ thể như ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư ruột kết. Nồng độ anthocyanin cao trong khoai lang tím là lý do giải thích vì sao loại củ này có ích trong hoạt động chống ung thư trong ung thư vú và ung thư dạ dày.
Chiết xuất từ ​​khoai lang có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, đảm bảo rằng ung thư không lan rộng hoặc phát triển đến bất kỳ bộ phận nào khác của tuyến tiền liệt.
5. Giúp bảo vệ vết loét
Tình trạng loét xảy ra khi các mô bị viêm bong ra và có thể gây đau đớn rất nhiều. Chiết xuất từ ​​khoai lang rất tốt cho việc bảo vệ các mô đường tiêu hóa khỏi những vết loét do việc dùng thuốc aspirin gây ra. Vì vậy, khoai lang có thể được sử dụng trong việc quản lý và điều trị loét đường tiêu hóa.
6. Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Khi quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể có thể làm xuất hiện các biến chứng như xơ vữa động mạch, dẫn đến sự phát triển của nhiều bệnh tim mạch.
Các chất chiết xuất từ ​​khoai lang chứa hàm lượng polyphenol cao, sẽ ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch. Loại củ này cũng chứa các chất xơ hòa tan có liên quan mật thiết đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, anthocyanin, chất xơ, polyphenol… có trong những củ khoai lang rất hữu ích trong việc chống lại các bệnh về tim mạch.
7. Chứa thuộc tính kháng khuẩn
Các chất chiết xuất từ ​​những củ khoai này có chứa đặc tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gây bệnh thương hàn và viêm phổi. Hàm lượng chất xơ trong khoai lang có thể giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm. Đây là lý do tại sao khoai lang được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị các loại nhiễm trùng và nhiều bệnh khác nhau.
8. Cải thiện tóc và da
Loại củ này rất giàu vitamin A, C và E tốt cho tóc và da.
Vitamin E có khả năng làm tăng sự phát triển và tăng mật độ tóc ở những người bị rụng tóc nhiều. Nguyên do là loại vitamin này có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp giảm một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc là stress oxy hóa.
Vitamin C được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về da liễu như điều trị tăng sắc tố và lão hóa da. Vitamin C cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, một loại protein cấu trúc quan trọng của da. Loại vitamin này cũng có đặc tính chống viêm nên giúp quản lý các vấn đề về da như mụn trứng cá và giúp vết thương nhanh lành.
9. Hỗ trợ tiêu hóa
Nhiều người biến đến tác dụng của khoai lang là giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa và sức khỏe đường ruột do loại củ này có hàm lượng chất xơ cao. Việc tiêu thụ khoai lang có thể làm tăng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Loại củ này cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thêm khoai lang vào thực đơn cho trẻ để con được hưởng lợi ích tuyệt vời này.
10. Tăng khả năng sinh sản
Nhờ lượng vitamin A cao mà khoai lang trở thành một trong những loại rau tốt nhất cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì giúp tăng cường khả năng sinh sản. Đây có lẽ là một tác dụng của khoai lang mà ít người biết đến.
Vitamin A đóng vai trò chính trong việc cải thiện hiệu suất sinh sản và sự thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến vô sinh thứ phát ở phụ nữ. Ngoài ra, khoai lang còn có chứa sắt, một khoáng chất rất tốt trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản. Do đó, việc tăng lượng sắt và vitamin A từ khoai lang có thể giúp tránh nguy cơ vô sinh thứ cấp và giảm nguy cơ vô sinh liên quan đến vấn đề rụng trứng ở phụ nữ.
11. Cải thiện thị lực
Vitamin A có trong khoai lang giúp cải thiện thị lực. Loại vitamin này không chỉ rất quan trọng trong sự hình thành các sắc tố khác nhau chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ ánh sáng của mắt mà cũng duy trì cấu trúc thích hợp của võng mạc.
Tình trạng thiếu vitamin A sẽ dẫn đến thị lực kém và cũng có thể là nguyên nhân gây mù lòa. Ngoài ra, tình trạng này cũng liên quan đến các bệnh về mắt như loét giác mạc, khô giác mạc và viêm kết mạc.
Vitamin A, C và E có trong loại củ này rất tốt trong việc cải thiện thị lực tốt hơn và ngăn ngừa các vấn đề về mắt.
12. Tăng cường trí nhớ
Khoai lang chứa anthocyanin, một chất có tính chống oxy hóa mạnh. Do đó, việc ăn khoai lang có thể đem lại hiệu quả cao trong vấn đề giúp tăng cường trí nhớ.
13. Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Lá rau khoai lang có đặc tính giảm đường huyết, vì ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin (ở lá già không có chất này). Vì thế, những người bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau khoai lang non để ăn.
14. Phòng ngừa bệnh táo bón
Lá khoai lang còn có tác dụng chữa táo bón cực hiệu quả. Phần lá rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Bên cạnh đó, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón.
15. Thanh nhiệt, giải độc
Rau khoai lang có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Đặc biệt, loại rau này rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
16. Giúp giảm cân
Rau khoai lang có nhiều chất xơ nên khi ăn sẽ tạo cảm giác no lâu. Những người trong thời gian ăn kiêng giảm cân có thể ăn rau khoai lang luộc cùng với cơm, cháo... sẽ có tác dụng giảm cân hiệu quả.
17. Chống lại sự oxy hóa trong cơ thể
Trong rau khoai lang có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng kể. Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione - một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa trong cơ thể.
18. Phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ
Các nhà khoa học đã phát hiện chất lutein và zeaxanthin có trong rau lang rất có ích. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Bằng chứng từ thực nghiệm cho thấy, lutein từ dinh dưỡng rau lang đã làm giảm lượng cholesterol xấu trong thành động mạch một cách rõ rệt.
33.3 Những lưu ý khi ăn rau lang để khỏi 'gây độc' cho cơ thể
Mặc dù khoai lang là món ăn được đánh giá rất cao, có danh y từng nói rằng đây là món "siêu thực phẩm" tốt nhất thế giới, nhưng dù vậy, đây lại là món ăn không phải tốt cho tất cả mọi người. Sau đây là những lưu ý khi ăn khoai lang để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Không ăn rau khoai lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn.
1. Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính
Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột.
Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
2. Nên ăn khoai lang kết hợp với rau quả
Nếu bạn chỉ ăn mỗi khoai lang riêng biệt thì sẽ không đủ sự đa dạng dinh dưỡng. Hàng ngày khi ăn khoai lang, nên cố gắng kết hợp ăn thêm các loại rau xanh và trái cây, thực phẩm thuộc nhóm chất đạm để đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất. Ngoài ra, sự kết hợp giữa khoai lang và thực phẩm khác sẽ giúp cho bạn nhận được nhiều hơn những lợi ích sức khỏe kèm theo.
Ví dụ, khi ăn khoai, có thể ăn thêm món thịt lợn, giúp làm tăng khả năng hấp thụ, có thể thúc đẩy sự hấp thu chất carotenoid tan trong chất béo và vitamin E. Khi ăn khoai với một số món ăn mặn có thể điều chỉnh hương vị, giảm axit dạ dày và loại bỏ sự khó chịu của dạ dày do tích tụ khí.
3. Người có bệnh về dạ dày thì không nên ăn khoai lang, hoặc ăn hạn chế
Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.
4. Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là vào buổi trưa
Bởi vì sau khi chúng ta ăn khoai lang vào cơ thể, những chất dinh dưỡng trong khoai lang, đặc biệt là canxi cần trải qua ít nhất 4 giờ đồng hồ mới có thể được hấp thu hết. Khi buổi chiều có nhiều ánh sáng, trời nắng sẽ hỗ trợ việc hấp thụ canxi nhanh hơn. Nếu ăn khoai vào buổi trưa, đến tối là có thể hấp thụ hết canxi, không làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức ăn của bữa tối.
5. Cách ăn khoai lang tốt nhất là nên nấu chín kỹ
Do khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, nếu nấu không chín hoặc ăn sống sẽ gây ra chứng khó tiêu, thực phẩm không được tiêu hóa toàn phần. Vì vậy, nên nấu chính kỹ là tốt nhất. Khi luộc khoai, nên nấu với nhiệt độ cao, để giúp làm nóng chất xơ hòa tan, không chỉ dễ tiêu hóa, mà còn làm tăng vị ngọt của khoai lang.
Điều quan trọng cần lưu ý là khoai lang phải được nấu chín và nấu chín kỹ, nếu không nó sẽ không được tiêu hóa và sẽ gây khó chịu. Cách truyền thống và giàu dinh dưỡng nhất chính là cắt khoai lang thành từng miếng và nấu trộn với ngô hoặc gạo, đây là một cách ăn rất tốt mà bạn nên duy trì.
(Tham khảo Soha.vn và helobacsy.com)
Đường liên kết của video



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét