Mùa xuân bình yên: BÀI 26 - MƯỚP ĐẮNG

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

BÀI 26 - MƯỚP ĐẮNG


26.1- CỤ NGUYỄN DU KHÔNG PHẢI LÀ THÀY THUỐC
Cụ Nguyễn Du đã để lại hậu thế “Truyện Kiều” bất hủ. Những áng thơ tuyệt vời đã đi vào lòng người Việt Nam sâu sắc đến độ ngâm nôm Thúy Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều…như một thú vui tao nhã của giới thượng lưu, văn sỹ.
Hà Nội, những ngày tầm tã mưa rơi (thời tôi viết bài này), ngâm thơ Thúy Kiều, cách giải trí mà tôi thưởng thức.
    811        Tình cờ chẳng hẹn mà nên
    Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường
           Chung lưng mở một ngôi hàng
    Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề.

Cụ đã lấy điển tích sau: Hàn sĩ Thúc Thôi được hưởng gia tài cha mẹ để lại. Học hành chẳng ra gì, lại biếng nhác, nên thi mãi vẫn trượt. Chán nản bút nghiên, chàng ta bán hết gia tài, ăn tiêu rồi cũng hết, không có gì để sống. Bà con lối xóm không nỡ để một nho sinh chết đói nên tìm cách mai mối cho nàng Lưu Di, một thiếu phụ trẻ góa chồng, đảm đang.
Sống chung được thời gian ngắn, Thúc Thôi lại quen thói lười biếng, cả ngày chỉ nghêu ngao, không chịu làm lụng, ăn bám vợ đến hết cả vốn liếng của Lưu Di đã dành dụm được. Lưu Di cắn răng chịu đựng, nhưng đến lúc cùng cực quá, nàng phải thưa với chồng:
– Lang quân cam chịu cảnh nghèo đói này mãi sao?
– Ta chỉ sống với văn chuơng chữ nghĩa, từ nhỏ đến lớn chỉ biết đọc sách ngâm thợ Nay ta phải biết làm chi cho ra tiền đây?
Lưu Di e dè:
– Văn chương chữ nghĩa không bằng ai thì thôi, cũng phải kiếm việc khác làm ăn sinh sống chứ.
Thúc Thôi cười khẩy:
– Hiền thê ơi, đừng quá âu lo. Hôm nay ta là hàn sĩ, ngày mai đỗ đạt, thì tha hồ phú quí vinh hoa. Thôi được, trong lúc đợi bảng vàng đề tên, ta sẽ nghĩ ra một cách gì đó, không cần phải làm lụng cực nhọc, mà vẫn hái ra tiền.
Rồi mấy ngày sau, người ta thấy Thúc Thôi lẩn quẩn đây đó, lúc ra chợ, lúc vào xóm, như một học giả suy tư. Cuối cùng, chàng ta đem về một thúng mạt cưa, khoe vợ:
– Món hàng này không vốn mà bán được tiền. Mạt cưa này thợ cưa vất đi, ta lấy về đem ra chợ bán, giả làm cám heọ, sẽ có khối người bị lừa.
Lưu Di ngăn cản:
– Sao lại làm việc gian dối như vậy, thật là bất nhân.
Thúc Thôi dạy khôn:
– Miễn sao được tiền thì thôi! Đời mà! khôn sống, dại chết.
Không kể lời khuyên can của vợ, sáng sớm hôm sau, Thúc Thôi bưng thúng mạt cưa ra chợ, rao bán cám. Nhưng cho đến chiều tối vẫn chưa có ai bị lừa. Hôm sau, Thúc Thôi lại bưng thúng cám dởm ra chợ lần nữa. Đến chạng vạng, thì may thay, có một nàng đội thúng mướp trái xanh mởn đi ngang qua. Cô nàng mời:
– Tôi đang muốn bán thúng mướp tươi này để lấy tiền mua cám heo. Chúng ta thỏa thuận hàng đổi hàng nhé.
Thúc Thôi mừng rỡ, ỌK ngay, phen này trúng mánh, nhẩm tính thúng mướp cũng bán được bộn tiền. Chàng ta hí hửng bưng thúng mướp về khoe vợ. Lưu Di bật cười:
– Trời đất! Đây là loại mướp đắng, loại trái mọc hoang trên núi, không ăn được. Ừ mà thôi , như vậy cũng hay, cùng là một phường lừa phỉnh nhau, mướp đắng đổi lấy mạt cưa, không ai thua ai!
 Phỏng theo https://soanbaionline.net/2016/02/truyen-kieu-tron-bo-5.html
Cụ đã không chú ý đến khía cạnh Y học của Mướp đắng. Không chỉ là một trong những món ăn được nhiều người ưa thích, mướp đắng còn có công dụng như một vị thuốc chữa ho, tiểu đường, viêm họng…
Mướp đắng (hay khổ qua) là một loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất như protein, lipit, cacbon hydrat, canxi, kali, magie, sắt…
Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mướp đắng dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.
Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Trong thành phần dinh dưỡng của mướp đắng có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg).
Lượng vitamin C trong mướp đắng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… Kali trong mướp đắng chứa có tác dụng giảm huyết áp, beta-carotene giúp sáng mắt, giúp điều trị chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu.
Mướp đắng vị đắng, lạnh tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Bên cạnh đó, do chứa chứa thành phần vị đắng đặc thù nên mướp đắng còn có tác dụng ức chế quá trình hưng phấn của trung tâm điều nhiệt trong cơ thể nên đạt tác dụng giải nhiệt. Mướp đắng sau khi chín có màu vàng đỏ như đào, vị đắng nhẹ, là chất tốt bình can lợi đởm (tốt cho gan mật), thanh giải huyết nhiệt (làm mát máu).
Người bệnh viêm gan vàng da nên ăn thường xuyên, cũng có thể dùng chữa bệnh trĩ do nóng ruột gây ra. Đối với những người bị các vấn đề về đường ruột như đau dạ dày, đại tràng, táo bón thì mướp đắng là bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời. Mướp đắng chứa nhiều chất xơ giúp thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng, ngăn chặn, phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa.
Mướp đắng còn giúp cải thiện và tăng cường thị lực cho mắt, làm giảm các bệnh về mắt như nhiễm trùng mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
26.2 - MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH CÓ MƯỚP ĐẮNG
Chữa ho
Mướp đắng: 1-2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
Chữa thấp khớp
Lá mướp đắng 8 g, dây đau xương sao 8 g, cây xấu hổ 8 g, rễ nhàu 8 g, cỏ xước 8 g, cây vòi voi sao 8 g, cối xay 8 g, rễ ngũ trảo 5 g, dây thần thông 5 g, quế chi 4 g, gừng tươi 3 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nhiệt lỵ
Mướp đắng tươi 1-2 quả. Đem rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100 g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần.
Tiểu đường
Mướp đắng 150 g, đậu phụ 100 g. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Ăn ngày 1 lần.
Viêm họng
Mướp đắng 250-500 g, thịt lợn nạc 125-250 g, củ cải 100-200 g. Mướp đắng rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.
 (Theo Thúy Nga/Báo VTC News)
Có một khía cạnh khác: Nguy hại “chết người” từ mướp đắng
Từ lâu trong lịch sử, mướp đắng đã được sử dụng như là một loại thực phẩm trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Mướp đắng được tìm thấy ở nhiều vùng nhiệt đới trên khắp thế giới.
Mướp đắng là món ăn ngon nhưng dùng không đúng cách sẽ nguy hại sức khỏe.
Với vị đắng đặc trưng, mướp đắng được nhiều người yêu thích vì công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Không chỉ có lợi cho người bị tiểu đường, loại rau này còn được dùng để chữa đau dạ dày, chán ăn, sốt, hạ huyết áp…
 Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:
Mướp đắng chống thụ thai
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một protein trong cây mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng.
Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước mướp đắng.
Thiếu máu tan huyết
Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà mướp đắng có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt.
Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường.
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều mướp đắng, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.
Tăng men gan
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Ngay cả khi cây mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau.
Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.
Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ am. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến, nấu nướng.
Người không nên ăn mướp đắng
- Người bị bệnh gan, thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi.
- Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
- Người mắc bệnh tiêu hóa
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Người mắc bệnh huyết áp thấp
Dùng an toàn
Để đạt được hiệu năng dược lý học, bạn nên sử dụng mướp đắng tươi dạng dịch chiết. Chú ý, bỏ hoàn toàn hạt trước khi ép lấy dịch.
Không sử dụng liều cao. Liều an toàn là 10-20ml dịch chiết tươi trong một ngày. Lượng này tương đương với 2-3 quả cho một người trong một ngày là đủ.
Không sử dụng cho người có bệnh lý gan mật, vô sinh, tan máu.
(Nguồn: tintuconline.com.vn)


Tuy nhiên, có 2 nguồn sau đây, khẳng định ngược lại:
Mướp đắng giúp gan khỏe
Mướp đắng là 1 trong những loại thực phẩm bổ gan nhất. Nó không chỉ tốt cho gan của bạn. Mà nó còn giúp đường tiêu hóa hay các nội tạng như túi mật, hoạt động tốt hơn. Bạn sẽ ngăn chặn được các nguy cơ bị bệnh về gan hay tiêu hóa hiệu quả nhờ mướp đắng đấy!
Nếu ai bị ruột kích thích thì cũng được khuyên nên dùng mướp đắng. Nó sẽ cải thiện tình trạng này hiệu quả. Vì thế mỗi ngày hãy chịu khó uống 1 ly nước ép tươi từ quả mướp đắng nhé!
https://wikiohana.net/suc-khoe/cay-thuoc-nam/tac-dung-muop-dang/
Mướp đắng bổ gan
Thường xuyên ăn các thực phẩm bổ gan sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mướp đắng giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật, và làm giảm ứ dịch; do đó nó rất hữu ích cho những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ việc giảm cân cũng như làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Uống ít nhất một ly nước mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp bạn tận hưởng những lợi ích này.
PGs.Ts Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Chẳng biết đâu mà lần. 
Hai trích dẫn trên đây có những điều trái ngược nhau, cần phải nghiên cứu tiếp. Phần đúng dành cho thực tế chữa bệnh bằng mướp đắng của bạn. Món canh mướp đắng nhồi thịt nạc băm nhỏ, món xào mướp đắng với thịt bò... mùa nào cũng giúp bạn giải nhiệt, phòng bệnh.

Mướp đắng có công dụng chữa bệnh tuyệt vời như thế. Mùn cưa chỉ là thứ bỏ đi, sao sánh với mướp đắng được? Vì vậy, cụ Nguyễn Du không phải là thày thuốc. Thử sửa lại tý chơi:
811 Tình cờ chẳng hẹn mà nên
812 Mạt cưa vỏ trấu đôi bên một phường.
Phát hiện này chưa đủ độ làm luận văn tiến sỹ văn chương, nhưng quả thật, ‘Mua vui cũng được một vài’ phút giây.
Đắp chăn giữa mùa hè. Những ai sửa thơ Cụ, chẳng ấm đầu thì cũng khùng, điên hay là chập mạch!

26.3. NHỮNG MÓN ĂN KỴ MƯỚP ĐẮNG
    - Mướp đắng kỵ với tôm
Trong mướp đắng có chứa một hàm lượng lớn Vitamin C, trong khi trong vỏ tôm lại chứa nhiều asen hóa trị 5. Do đó, khi kết hợp với nhau sẽ dẫn tới sự biến đổi hóa học thành asen hóa trị 3 (hay còn được gọi là thạch tín). Thạch tín là một chất độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người.
- Mướp đắng kỵ măng cụt
Khi ăn chúng cùng với nhau sẽ dẫn đến làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người sử dụng.
- Mướp đắng kỵ trà xanh
Ăn bữa cơm xong uống trà là thói quen của rất nhiều người Việt Nam, tuy nhiên đối với mướp đắng thì nếu uống ngay sau khi ăn thì sẽ gây tổn hại đến dạ dày. Các bạn có thể đợi một vài tiếng đồng hồ sau khi ăn rồi hãy uống trà nhé.
   -  Mướp đắng kỵ sườn heo chiên
Khi ăn 2 món này cùng với nhau sẽ làm sản sinh ra chất canxi oxalte, chất này sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể./. Mời xem V-Clip
Kính chúc sự mọi may mắm đến với gia đình và sức khỏe của bạn. Trân trọng cảm ơn độc giả đã đọc hết bài./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét