TẾT LÀ GÌ - TẾT NGUYÊN
ĐÁN ... CÓ TỪ BAO GIỜ ?! 🔴🔔🔵
* * *
... Theo cách tính Âm lịch
về thời tiết thì chu kỳ một năm có 24 Tiết khí. Trong thời gian của một Tiết
khí lại có những đặc trưng riêng về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ....mà
người ta gọi vắn tắt là TIẾT như:
Tiết Lập Xuân, Tiết
Thanh Minh,Tiết Thu phân, Tiết Đông chí .v.v...
Các quốc gia ở châu Á
nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì trong mỗi Tiết lại có những lễ hội, phong
tục, tập quán của Tiết đó. Các hoạt động lễ hội đó gọi là LỄ TIẾT.Thí dụ như:
Lễ tiết Lập Xuân, Lễ tiết
Thượng nguyên, Lễ tiết Thanh Minh, Lễ tiết Trung Thu v.v...
Nhưng người ta lại gọi
vắn tắt LỄ TIẾT là TẾT. Nên trong một năm Âm lịch có rất nhiều Tết, tính từ đầu
năm có các Tết như:
Tết Thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), Tết Thanh minh (lễ tảo mộ), Tết Hàn thực (3 tháng Ba),Tết Đoan Ngọ (5 tháng Năm), Tết Vu Lan (Rằm tháng Bảy), Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám), Tết mừng cơm mới (10 tháng Mười), Tết Táo quân (23 tháng Chạp) v.v...
Trong Tiết Lập Xuân có
lễ đón mừng ngày đầu tiên của một năm mới (Khởi đầu tiên hay gọi là Nguyên
Đán), bắt đầu một chu kỳ mới cho lịch canh tác nông nghiệp là lễ tiết quan trọng
nhất, đó là TẾT NGUYÊN ĐÁN.
Tết này còn được gọi là
Tết Cả (tết lớn nhất), Tết Âm lịch (phân biệt với Dương lịch),Tết Ta (phân biệt
với tết Tây).
Các nghi thức của Tết
Nguyên Đán từ cổ xưa bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ "Dựng cây
Nêu" để xua đuổi ma quỷ đồng thời làm lễ "Cúng tiễn Táo quân"
lên chầu Trời. Đến 30 tháng Chạp lễ "Cúng Tất niên", đúng O giờ làm lễ
"Tống cựu, Nghinh tân" (lễ Giao thừa). Trong ba ngày Tết đều cúng lễ ở
bàn thờ gia tiên. Mồng 4 làm lễ "Cúng Hóa vàng" và kết thúc là lễ
"Hạ cây Nêu" vào ngày 7 tháng giêng.
Tết Nguyên Đán có từ đời
Tam vương, Ngũ đế năm 2869 trước Công nguyên. Sau đó các triều đại kế tiếp xác
định ngày Nguyên đán ở các mốc thời gian khác nhau. Từ năm 140 trước Công
nguyên, đời Hán Vũ đế đến nay đều lấy ngày đầu tiên của năm mới (Nguyên đán) là
ngày 1 tháng giêng.
Người Việt Nam chúng ta
từ thời Hùng Vương đến nay, trong các phong tục, tập quán rất coi trọng ăn tết,
nghỉ tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán không chỉ để thể hiện lòng thành kính đối với
tổ tiên, cội nguồn mà còn là dịp đoàn tụ gia đình. Người Việt dù ở đâu xa xôi,
đến ngày tết Nguyên Đán cũng đều mong muốn và cố thực hiện bằng được việc trở về
xum họp gia đình. Trong những ngày tết, mọi người đều chúc và mong muốn cho
nhau những điều tốt đẹp nhất....!
(Sưu tầm)
Ngày nay, nhiều
học giả cho rằng bỏ Tết ta thì Việt Nam mới khá được. Ví như Nhật Bản, sau hàng
chục năm bỏ Tết Nguyên đán, chỉ ăn Tết Dương lịch, họ đã có nước Nhật hùng cường
thứ 3 thế giới. Đó chỉ là trường hợp cá biệt. Việt Nam khác hẳn, Tết Nguyên đán
đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành nền Văn hoá của dân tộc. Tết đoàn viên, Tết
xum vầy, Tết tưởng nhớ và thờ cúng Tổ tiên, Tết của những lễ hội truyền thống
Nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc, Tết cung chúc những điều may mắn…xem ra trường
tồn mãi mãi cùng đất nước.
Thần tài rảo bước khắp mọi
nhà, Tiền lộc đầy ắp, xuân hạnh phúc, Mọi người xum họp đón xuân về.
Đong cho đầy Hạnh phúc.
Gói cho trọn Lộc tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt cho chặt Phú quý. Cùng chúc
nhau Như ý, Hứng cho tròn An Khang, Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc.
Mời Độc giả đón
xem Phương Anh MTV hát ca mừng đón Tết. https://youtu.be/x1bhASALprE