Mùa xuân bình yên

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

3 NGUYÊN TẮC VÀNG CHỐNG LẠI GIÀ NUA

Bạn nên giữ bình tĩnh khi xử lý vấn đề, ăn no chỉ bảy tám phần... để tránh xa bệnh tật và giữ cơ thể tươi trẻ.

1. Học cách điều tiết cảm xúc: Bảo vệ gan, ổn định huyết áp

Những người nóng tính sẽ bộc lộ cảm xúc và giải tỏa áp lực vào lúc tức giận. Nhưng cơ thể giống như một cuốn sổ ghi chú cho tâm trí của chúng ta và mọi tổn thương sẽ ảnh hưởng vô hình đến sức khỏe.

Khi tâm trạng thay đổi thất thường, cơ thể con người sẽ tiết ra một chất gọi là "catecholamine", chất này làm tăng lượng đường, độc tố trong máu và từ đó ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.

Vì vậy, những người có tâm trạng không tốt thường có chức năng gan yếu. Tâm tư phiền muộn về bệnh tật cũng làm tổn thương tỳ (lách) và phổi. Khi cảm xúc thường xuyên kém, ba trong số năm tạng phủ sẽ bị tổn thương, theo thời gian, nước da của con người sẽ trở nên xỉn màu, không còn sức sống tươi trẻ nữa.

Vì vậy, để sống lâu hơn, mỗi người phải bình tĩnh đối phó với những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống, bớt giận dữ và cười nhiều hơn. Bất kể chuyện gì xảy ra, chúng ta nên bình tĩnh giải quyết và đối mặt với nó một cách bình tĩnh. Có vấn đề thì cố gắng giải quyết, không được thì nên buông bỏ. Có như vậy chúng ta mới giữ được nền tảng sức khỏe tốt để mai sau sống theo ý mình, sống đúng với mình.

2. Ăn vừa phải, không ăn quá nhiều: Bảo vệ dạ dày

 

3 nguyên tắc 'vàng' giúp tránh xa bệnh tật, sự già nua© Được Ngoi sao cung cấp.Ảnh: Freepik

Ăn uống là điều tất cả chúng ta làm hàng ngày. Nhưng ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến béo phì trong trường hợp nhẹ; trường hợp nghiêm trọng, nó có thể tạo gánh nặng cho gan và dạ dày, gây nhiều bệnh, trong đó có ung thư.

Bạn nên lấy ăn làm thuốc, không kén ăn, để giải quyết tâm muốn ăn ngon, đồng thời cũng có thể suy tính trước lượng no bảy tám phần. Sau khi ăn xong tuyệt đối không được cắn thêm một miếng nào.

Vì lợi ích của sức khỏe, chúng ta có thể dành hai ngày một tuần để nhịn ăn, điều này có thể mang lại cho cơ thể cảm giác đói nhất định, giữ cho các tế bào hoạt động và khiến chúng ta sống lâu hơn.

3. Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc: Kéo dài tuổi thọ

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các sản phẩm điện tử đã đi vào vô vàn hộ gia đình, những đoạn video ngắn, chương trình phát sóng trực tiếp... khiến thông tin tràn vào cuộc sống của chúng ta mỗi phút.

Nhiều người liên tục làm mới trang điện thoại để lọc ra những thông tin liên quan đến cuộc sống, cảm nhận sự mới lạ của thế giới. Vì vậy, dù là người lớn hay trẻ nhỏ, ai cũng chăm chăm dán mắt vào chiếc điện thoại di động của mình khi đi trên đường, khi ngồi trong nhà hàng hay thậm chí là khi nói chuyện với người khác.

Kết quả là đêm của chúng ta ngày càng dài ra, mắt ngày càng mờ, tinh thần ngày càng sa sút. Loại cuộc sống này đang hủy hoại cơ thể chúng ta từng chút một.

Tưởng chừng như bạn đã chạy trốn thời gian và giải trí cho bản thân, nhưng thực tế là bạn đánh mất sức khỏe và khoảng thời gian quý báu dành cho gia đình. Vì vậy, để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, buổi tối khi đi ngủ, bạn phải đặt điện thoại cách xa giường, hoặc tắt nguồn.

Học cách nói "không" với các sản phẩm điện tử kịp thời, nghỉ ngơi khi đến lúc cần nghỉ ngơi và có một lịch trình sinh hoạt đều đặn là cách tốt nhất giúp chúng ta sống lâu và khỏe mạnh.

             Hằng Trần (Theo Aboluowang) TỪ NGÔI SAO


Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

BỮA ĂN LÀNH MẠNH

 

Bác sĩ khuyến cáo nên tăng cường các loại rau trái có màu sắc xanh đậm, đỏ... vào bữa ăn

Một "mô hình" ăn uống lành mạnh bao gồm:

• Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

• Thực phẩm không chứa nhiều calo và giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.

• Đa dạng loại rau quả xanh đậm, đỏ và cam.

• Các loại đậu giàu chất xơ.

• Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen, mì ống, và gạo lứt.

Hạn chế các thực phẩm sau:

• Một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu.

• Các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội.

• Đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt, đồ uống thể thao...

• Thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế.

Lời khuyên cho một mô hình ăn uống lành mạnh:

• Bổ sung các món ăn bằng các loại rau và trái cây nhiều màu sắc, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

• Chọn cá, thịt gia cầm hoặc đậu làm nguồn cung cấp protein chính thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.

• Nếu tiêu thụ thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến, nên sử dụng khẩu phần nhỏ hơn.

• Chế biến các loại thịt gia cầm và cá bằng cách hấp hoặc luộc, tránh chiên hoặc nướng.

• Tăng cường ăn đồ ăn tự chế biến thay vì "ăn hàng", tiêu thụ nhiều rau, trái cây nguyên quả và các loại thực phẩm ít calo thay vì thực phẩm nhiều calo như khoai tây chiên, kem, bánh rán và đồ ngọt khác.

Các nhà hàng thường phục vụ các phần ăn lớn, nhưng bạn không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần và có thể lựa chọn mang đồ ăn còn lại về để sử dụng cho những bữa ăn tiếp theo.

• Sử dụng đĩa đựng đồ ăn và bát ăn kích thước nhỏ hơn cho những món ăn có chứa lượng calo lớn.

• Chú ý tới bảng thành phần được in trên bao bì của từng sản phẩm.

• Hạn chế sử dụng nước xốt kem, các loại nước xốt nhiều muối và phụ gia.

TS Trương Hồng Sơn - viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam - trả lời về mô hình bữa ăn lành mạnh, phòng bệnh trong đó có ung thư:

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

GIẬT MÌNH KHI ĐỌC BÀI BÁO NÀY

 Nguy cơ tử vong tăng gấp đôi khi uống 2 tách cà phê trở lên mỗi ngày

Theo nghiên cứu được công bố hôm 21/12/2022 trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, uống nhiều hơn 2 tách cà phê mỗi ngày có thể tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh tim ở người bị huyết áp cao nghiêm trọng (từ 160/100 mmHg trở lên). Tuy nhiên, nguy cơ tử vong có thể không xảy ra ở người cao huyết áp nhưng ở mức độ không nghiêm trọng.

Ngược lại, nghiên cứu cho thấy uống một tách cà phê và trà xanh hàng ngày không làm tăng nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở bất kỳ mức huyết áp nào, mặc dù cả 2 loại đồ uống này đều chứa caffeine.

Theo FDA, một tách trà xanh hoặc trà đen 237 ml chứa 30-50 mg caffeine và một tách cà phê 237 ml có gần 80-100 mg caffeine.

Vai trò của cà phê với sức khỏe

Theo News Medical Life Sciences, nghiên cứu trước đây cho thấy uống một tách cà phê mỗi ngày không chỉ giảm nguy cơ tử vong cho người trải qua cơn đau tim, mà còn ngăn ngừa các cơn đau tim hoặc đột quỵ ở người khỏe mạnh.

Ngoài ra, các nghiên cứu riêng biệt chỉ ra uống cà phê thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư. Nó cũng giúp kiểm soát sự thèm ăn, giảm nguy cơ trầm cảm hoặc tăng cường sự tỉnh táo, mặc dù không rõ tác dụng này là do caffeine hay chất khác trong cà phê.

Về tác hại, uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến lo lắng, tim đập nhanh và khó ngủ.

“Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định xem lợi ích của cà phê có áp dụng cho những người bị tăng huyết áp ở các mức khác nhau hay không và cũng kiểm tra tác dụng của trà xanh trong cùng nhóm người tham gia”, Hiroyasu Iso, tác giả chính của nghiên cứu, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Y tế Toàn cầu Nhật Bản, giáo sư danh dự tại Đại học Osaka, cho biết.

Theo nhóm của ông, đây là nghiên cứu đầu tiên tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống 2 tách cà phê trở lên mỗi ngày và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở người bị tăng huyết áp nặng.

Tiêu thụ trà xanh không liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch đối với bất kỳ mức huyết áp nào. (Ảnh: Twigscafe)© Được VTC cung cấp

Phát hiện nguy cơ tử vong ở nghiên cứu mới

Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi lực đẩy máu lên thành mạch luôn quá cao, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (ACC) và Đại học Tim mạch Mỹ (AHA), tăng huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp từ 130/80 mmHg trở lên.

Tuy nhiên, tiêu chí huyết áp cho nghiên cứu này khác so với hướng dẫn của ACC và AHA. Các nhà nghiên cứu phân loại huyết áp thành 5 nhóm:

- Tối ưu và bình thường (dưới 130/85 mmHg).

- Bình thường cao (130-139/85-89 mmHg).

- Tăng huyết áp cấp độ 1 (140-159/90-99 mmHg).

- Tăng huyết áp cấp độ 2 (160-179/100-109 mmHg).

- Tăng huyết áp cấp độ 3 (cao hơn 180/110 mmHg).

Khi huyết áp tăng ở cấp độ 2 và 3 được coi là tăng huyết áp nghiêm trọng trong nghiên cứu này.

Nghiên cứu có sự tham gia của hơn 6.570 nam giới và hơn 12.000 phụ nữ, độ tuổi dao động 40-79 khi bắt đầu nghiên cứu. Người tham gia được chọn từ Nghiên cứu đoàn hệ hợp tác Nhật Bản để Đánh giá Nguy cơ Ung thư. Họ phải cung cấp dữ liệu thông qua khám sức khỏe cũng như trả lời bảng câu hỏi về lối sống, chế độ ăn uống tiền sử bệnh.

Suốt gần 19 năm theo dõi (đến năm 2009), 842 trường hợp tử vong liên quan đến tim mạch đã được ghi nhận. Việc phân tích dữ liệu của tất cả người tham gia kết luận:

- Uống 2 tách cà phê trở lên mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch gấp đôi ở người có huyết áp từ 160/100 mmHg trở lên so với người không uống cà phê.

- Uống một tách cà phê mỗi ngày không liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch đối với bất kỳ mức huyết áp nào.

- Tiêu thụ trà xanh không liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch đối với bất kỳ mức huyết áp nào.

Ông Iso cho biết: “Những phát hiện này ủng hộ cho việc những người bị huyết áp cao nghiêm trọng nên tránh uống quá nhiều cà phê. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi caffeine hơn, tác hại của caffeine cũng lớn hơn lợi ích của nó và có thể làm tăng nguy cơ tử vong”.

Người uống cà phê thường xuyên ở độ tuổi trẻ, đang hút thuốc, uống rượu, ăn ít rau, đồng thời có mức cholesterol toàn phần cao hơn và huyết áp tâm thu thấp hơn bất kể huyết áp thuộc mức nào.

Lợi ích của trà xanh có thể được giải thích bằng sự hiện diện của polyphenol, chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm lành mạnh được tìm thấy trong thực vật.

Các nhà nghiên cứu lưu ý polyphenol có thể là một phần lý do khiến việc chỉ uống cà phê có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong ở người bị huyết áp cao nghiêm trọng mặc dù cả trà xanh và cà phê đều chứa caffeine.

Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu có một số hạn chế như người tham gia tự báo số lượng cà phê và trà họ uống, huyết áp được đo tại một thời điểm duy nhất và không tính đến sự thay đổi theo thời gian.

Ngoài ra, bản chất quan sát của nghiên cứu không thể rút ra mối liên hệ nhân quả trực tiếp giữa việc uống cà phê và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bị huyết áp cao nghiêm trọng.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ cần tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của việc tiêu thụ cà phê và trà xanh đối với người bị huyết áp cao cũng như xác nhận ảnh hưởng của chúng ở các quốc gia khác.

                                VTC VTC

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

Cách phòng đột quỵ khi trời lạnh

 Giữ ấm cơ thể, ăn thức ăn khi còn nóng, chọn thực phẩm lành mạnh, tăng cường sức khỏe với các bài tập thể dục…. giúp phòng tránh đột quỵ.

Theo dự báo thời tiết, từ nay đến Tết Nguyên đán, khu vực Bắc bộ sẽ đón những đợt rét đậm, rét hại, trong khi khu vực Trung bộ và Nam bộ cũng có nền nhiệt trung bình thấp.

BS.CKI Phạm Mạnh Hoàn (Trưởng phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Thử nghiệm lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, vào mùa đông, nhất là những ngày nhiệt độ giảm sâu, hormone ở tuyến thượng thận tự động tiết ra nhiều hơn bình thường nhằm co các mạch máu ngoại vi, giảm lưu lượng máu đến các chi, giúp giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, khi co mạch, chỉ số trương lực mạch máu sẽ tăng lên, dẫn đến tăng huyết áp - yếu tố chính gây đột quỵ.

Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ do thời tiết, Bác sĩ Hoàn khuyên mọi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bằng các giải pháp khoa học.

Khi trời chuyển lạnh, mọi người cần chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ với áo khoác nhiều lớp, mũ và khăn len, găng tay, giày cổ cao... Những ngày nhiệt độ giảm sâu, rét đậm rét hại nên hạn chế ra ngoài khi không cần thiết và trang bị thêm quạt sưởi, lò sưởi để làm ấm không gian sống.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh giúp phòng ngừa đột quỵ. Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp

Thay vì ăn uống đồ lạnh như kem, sữa chua, trái cây tô..., mọi người nên ưu tiên tiêu thụ những thực phẩm mới chế biến, còn nóng hổi và uống nước ấm. Vào mùa đông, tuyệt đối không tắm nước lạnh vào ban đêm, kể cả thanh niên. Bởi thời tiết chuyển mưa lạnh làm tăng hoạt động sản xuất hồng cầu và tiểu cầu để đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể. Điều này có thể khiến máu dễ vón cục, tạo thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu, gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Jena trên 1.695 bệnh nhân đột quỵ của Đức công bố trên Tạp chí Dịch tễ châu Âu cho thấy, nhiệt độ giảm 2,9 độ C trong 24 giờ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 11%. Với những người có vấn đề về tim mạch, nguy cơ đột quỵ tăng 30%.

Xu hướng ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng, uống nhiều rượu bia và hạn chế vận động trong mùa đông cũng là những yếu tố khiến số ca đột quỵ nhiều hơn bình thường.

Nhiệt độ giảm làm co mạch, tăng huyết áp, có thể dẫn đến đột quỵ. Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp

Tập thể dục thể thao trong tiết trời lạnh giá có thể gặp trở ngại. Tuy nhiên, tích cực tập luyện giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Theo khuyến nghị về hoạt động thể chất của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi người nên dành ít nhất 150 phút để tập thể dục mỗi tuần (ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần).

Nếu tập thể dục ngoài trời, bạn nên mặc đủ ấm. Khi cơ thể nóng lên sau một thời gian vận động, bạn có thể cởi bỏ bớt lớp áo khoác ngoài. Trường hợp cơ thể ra nhiều mồ hôi khi đang vận động ngoài trời lạnh, bạn nên dừng tập và trở về nhà. Vào những ngày buốt giá, mọi người có thể luyện tập trong nhà với các bộ môn như khiêu vũ, yoga, đạp xe cố định, chạy trên máy chạy bộ...

Ngoài việc ăn nóng, uống nóng để giữ ấm cơ thể, mọi người nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và giàu chất xơ, vitamin. Cụ thể là trái cây tươi, rau xanh đậm, cá hồi, cá ngừ, thịt heo nạc lọc bỏ hết mỡ, thịt gia cầm đã bỏ da, dầu ôliu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt... Một người nên kiểm soát lượng muối mỗi ngày ở mức 5g. Người trưởng thành nên tránh căng thẳng quá mức, duy trì trọng lượng phù hợp, ngủ đủ giấc, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá và quản lý sát sao các chỉ số như huyết áp, mỡ máu, đường huyết...

Song song đó, mỗi người nên chú trọng điều hòa máu não, bởi khi dòng máu lên não bị gián đoạn làm sụt giảm lượng oxy và dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng tế bào não, khiến tế bào thần kinh dần suy yếu hoặc chết đi, dẫn đến đột quỵ.

Theo bác sĩ Hoàn, giải pháp trung hòa gốc tự do bằng cách bổ sung hai dưỡng chất blueberry (việt quất) và ginkgo biloba (bạch quả) có thể giúp tăng cường máu lên não. Bộ đôi tinh chất này chứa các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ ức chế hoạt tính của gốc tự do, nuôi dưỡng mạch máu, góp phần ngăn chặn hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối. Nhờ đó, chúng có thể thúc đẩy lưu thông máu lên não, cải thiện kết nối thần kinh và chức năng của tế bào bão, hỗ trợ phòng chống đột quỵ cùng các bệnh lý thần kinh khác trong mùa đông.

Người bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, cholesterol cao hoặc mắc bệnh lý thần kinh, tim mạch nên tuân thủ lịch thăm khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện để tầm soát nguy cơ đột quỵ.

                                  Theo: Hường Nguyễn

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2022

Ăn hải sản giúp phòng ngừa đột quỵ

 Hải sản chứa ít natri, nhiều kali, có iốt tự nhiên, giàu axit béo omega-3 giúp bảo vệ não và dây thần kinh, ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, người thường xuyên ăn hải sản có tỷ lệ đột quỵ thấp hơn đáng kể so với người ăn rất ít hoặc hoàn toàn không ăn hải sản. Các nhà nghiên cứu chỉ ra các loại hải sản gồm cá béo, cá nạc và động vật có vỏ (cua, tôm, hàu...) đều có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ, giảm đau tim và ung thư.

Huyết áp cao góp phần gây đột quỵ và bệnh tim. Hải sản chứa ít natri và nhiều kali, sự kết hợp này giúp duy trì huyết áp tối ưu nên ngăn ngừa đột quỵ. Hải sản có nhiều khoáng chất tự nhiên như selen, iốt - cần thiết cho chức năng tuyến giáp khỏe mạnh. Loại thực phẩm này cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào và vitamin B12, D, A, E là những thành phần quan trọng trong hầu hết các chức năng của cơ thể.

Theo nghiên cứu của Đại học Cambridge (Anh), hải sản rất giàu chất béo lành mạnh như axit béo omega-3 gồm: axit alpha-linolenic (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Những axit béo này giúp bảo vệ não và dây thần kinh, đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ của chất béo có hại và cholesterol trong mạch máu. Nhờ những tác động này mà ăn hải sản giúp ngăn ngừa nguy cơ đôt quỵ, bệnh tim và có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Thường xuyên ăn hải sản sẽ giảm nguy cơ đột quỵ.

       Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp

Tuy nhiên, người dùng cần chú ý cách chế biến để đảm bảo giá trị dinh dưỡng, lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ, món cá chiên lại có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim vì được chế biến bằng cách chiên ngập dầu, tẩm bột dày nên chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có hại.

Hải sản khô hoặc hun khói thường trải qua quá trình chế biến đã bị khử nước và có hàm lượng muối cao, mất đi chất béo và một số chất dinh dưỡng. Do đó loại này cũng có thể mất đi lợi ích liên quan đến phòng đột quỵ.

Ăn hải sản tái, sống có nguy cơ bị nhiễm khuẩn vì có thể chứa các sinh vật, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), một số loại hải sản (như cá ngừ, cá kiếm) cũng được phát hiện có chứa hàm lượng thủy ngân. Độc tố này tích tụ âm thầm và gây ra tổn thương từ từ.

Ngoài ăn hải sản, bổ sung dầu cá cũng là cách tăng cường axit béo omega-3, giúp phòng ngừa đột quỵ và bệnh tim. Các loại dầu cá cũng đóng một vai trò trong sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh.

               Mai Cát (Theo Very Well Health) VnExpress

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

NHỮNG CÔ GÁI XINH ĐẸP

 Làm quen kết bạn  Hẹn Hò - Kết Bạn 4 Phương

Ai nhặt giùm tôi chiếc lá vàng

Để lòng thôi bớt những hoang mang

Mưa bay lất phất chiều khắc khoải

Buồn như mộ địa buổi thu tàn.

 

Ai nhặt giùm tôi chiếc lá rơi

Hoàng hôn tím nhuộm cuối chân trời

Heo may buốt giá đời cô lẻ

Quạnh quẽ thân côi giữa chợ đời.

 

Nhặt giúp cho tôi chiếc lá bay

Đêm về nhóm lửa sưởi vòng tay

Màn trời gió thổi sương rơi đục

Dốc chén men đời nghe đắng cay.

 

Cũng hãy cho tôi chút tình thương

Cho tôi bớt lạnh những canh trường

Tôi như chiếc lá rơi vàng úa

Gió cuốn xa bay mấy dặm đường.

   Sưu tầm (Hình ảnh FB - không nhạc)


 

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Não có thể già thêm 36 tuổi sau một lần đột quỵ

 Sau một lần đột quỵ tắc động mạch não giữa, số lượng tế bào thần kinh bị chết tương đương với quá trình lão hóa tự nhiên 36 năm.

"Chẳng hạn, một bệnh nhân 40 tuổi, sau khi tắc động mạch não giữa, điều trị xong, bộ não có thể như người 70 tuổi, bởi số lượng tế bào thần kinh chết rất nhiều", PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não (Bệnh viện Nhân dân 115), nói tại Hội nghị khoa học Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, ngày 25/11/2022.

Cụ thể, với bệnh nhân tắc động mạch não giữa - một trong những bệnh cảnh nặng nề nhất của nhồi máu não, mỗi phút trôi đi có thể mất gần hai triệu tế bào thần kinh, mỗi phút già thêm hơn ba tuần tuổi. Trên thực tế, nhiều người sau đột quỵ thường giảm trí nhớ, đi đứng khó khăn, nằm một chỗ... Do đó, thời gian luôn luôn là yếu tố quan trọng trong điều trị đột quỵ cấp.

Theo phó giáo sư Thắng, lĩnh vực đột quỵ có khái niệm giờ vàng, giờ kim cương. Theo đó, nếu bệnh nhân được điều trị trong thời gian 60 phút, gọi là cửa sổ kim cương; trong 90 phút, gọi là cửa sổ giờ vàng. Mục tiêu chính trong điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp là tái thông mạch máu não bị tắc nghẽn nhằm cứu lấy vùng nhu mô não đang bị tổn thương.

Trước đây, các phương pháp điều trị cấp bị giới hạn bởi cửa sổ thời gian như thuốc tiêu sợi huyết - trong 4,5 giờ hay can thiệp mạch máu não lấy huyết khối thường quy - trong 6 giờ. Hiện, phương pháp can thiệp mạch máu não đã được mở rộng, cửa sổ điều trị có thể lên đến 24 giờ.

Bằng cách sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh học hiện đại, các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng nhu mô não và hệ thống mạch máu não. Nếu bệnh nhân vẫn còn chỉ định, phương pháp can thiệp sẽ được tiến hành nhằm tái thông mạch máu, đem lại khả năng phục hồi tốt hơn cho người bệnh, giảm di chứng tàn phế và tử vong.

"Vấn đề nhiều người thắc mắc là tại sao có những trường hợp chỉ chữa trong 3 giờ, nhưng có những người chữa được trong hơn 20 giờ", bác sĩ Thắng nói. Nguyên nhân là khoảng 20% bệnh nhân có ổ nhồi máu diễn tiến cực kỳ nhanh, dù đến sớm thì việc chạy đua thời gian cứu chữa cũng rất khó khăn. Khoảng 30% bệnh nhân diễn tiến từ từ và 50% người bệnh diễn tiến ổ nhồi máu chậm, dù đến trễ hơn, nếu đáp ứng các tiêu chuẩn về hình ảnh học vẫn có thể điều trị bằng can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Tuy nhiên, đến nay, tất cả nghiên cứu đều ghi nhận bệnh nhân đến càng sớm, lợi ích của tái thông càng cao.

Ảnh minh họa không nên tự ý đưa người bị đột quỵ đi cấp cứu. Ảnh: Freepik

Về nguyên nhân khiến việc điều trị chậm trễ, lãnh đạo Hội Đột quỵ cho rằng do bệnh nhân nhập viện muộn, quy trình tiếp nhận trong bệnh viện còn tốn nhiều thời gian. Hiện, nhiều cơ sở y tế tại Việt Nam đã dần rút ngắn được quy trình để điều trị bệnh nhân sớm nhất. Tuy nhiên, điều hạn chế là nhiều người dân chưa nhận biết sớm triệu chứng để đưa nạn nhân vào viện kịp thời. Ngoài ra, xe cấp cứu chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển. Tại Bệnh viện Nhân dân 115, khoảng 90% bệnh nhân tự đến viện bằng xe cộng đồng, chỉ 10% đến bằng xe cấp cứu.

Hiện, nhiều nước trên thế giới điều trị đột quỵ ngay trên xe cấp cứu lưu động. Bệnh nhân sẽ được chụp CT mạch máu não trên xe cấp cứu, hội chẩn telemedicine với bác sĩ để dùng thuốc tiêu sợi huyết ngay trước khi chuyển đến bệnh viện. Đây được xem là tương lai của điều trị đột quỵ cấp, hiệu quả hơn rất nhiều so với quy trình nước ta hiện nay là đưa đến bệnh viện mới điều trị.

Chẳng hạn, ở Mỹ, với điều trị thường quy, chỉ 3% điều trị trong giờ kim cương. Với mô hình điều trị trên xe cấp cứu, khoảng 33% bệnh nhân điều trị trong 60 phút. Việc điều trị trong thời gian kim cương sẽ làm tăng khả năng tái thông, giảm biến cố xuất huyết và tăng tỷ lệ phục hồi tốt sau đột quỵ.

Theo bác sĩ Võ Hoàng Tố Uyên, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hiện nay. Dù may mắn tránh được cánh cửa tử thần, nhiều người bệnh cũng có thể đối mặt nguy cơ tàn phế suốt đời. Đột quỵ xuất hiện đột ngột và hầu như không có dấu hiệu báo trước, song có thể phòng ngừa bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch...

Hiện, số lượng người bệnh bị đột quỵ ngày càng tăng và có dấu hiệu trẻ hóa khi xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ tuổi. Điều này có thể do thói quen ít vận động, ăn uống thừa calo..., dẫn đến các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ liên quan đến lối sống gia tăng. Ngoài ra, các yếu tố như bất thường bẩm sinh ở tim, mạch máu não... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Việc nhận biết và phát hiện bản thân hoặc người xung quanh bị đột quỵ là vô cùng quan trọng để đi cấp cứu, điều trị kịp thời. Bác sĩ Uyên khuyến cáo mọi người đến viện ngay khi có một trong các triệu chứng như mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt; rối loạn thị lực, mắt nhìn mờ; méo miệng; yếu liệt tay, chân; nói khó hoặc thay đổi giọng nói.

                               Lê Phương vnExpres