Men gan tăng cao có phải là dấu hiệu của xơ gan, ung thư gan không?
TÀI
TRỢ BỞI:
Gan là cơ quan đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Do đó, mọi thay đổi bất thường trong chỉ số và hoạt động của gan đều ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, men gan tăng cao là dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương và cần được chăm sóc để phục hồi.
Tăng
men gan có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan. Do
đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý và can thiệp y tế sớm để ổn định chỉ số men
gan.
I- Men
gan là gì? Thế nào là men gan cao?
Định
nghĩa về men gan
Men
gan (còn gọi là enzym gan) là chất xúc tác cho các phản ứng sinh hóa tại gan.
Chúng giúp gan thực hiện các quá trình tổng hợp, chuyển hóa và đào thải các chất
nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Có
rất nhiều loại enzyme trong gan, bao gồm alanine transaminase (ALT), aspartate
transaminase (AST), alkaline phosphatase (ALP) và gamma-glutamyl transpeptidase
(GGT). Các chỉ số bình thường của 4
loại men gan này như sau:
- ALT:
20 – 40 UI/L
- AST:
20 – 40 UI/L
- ALP:
30 – 110 UI/L
- GGT:
20 – 40 UI/L
Chỉ
số men gan bao nhiêu là cao?
Nồng
độ men gan trong máu là một chỉ số quan trọng giúp bác sĩ dự đoán và xác định
các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến gan. Chẳng hạn, khi gan bị viêm hoặc tổn
thương, men gan sẽ được giải phóng vào máu, làm nồng độ men gan tăng cao.
Tình trạng tăng men gan được chia làm nhiều mức độ, cụ thể:
- Mức
độ nhẹ: Men gan tăng từ 1 – 2 lần so với bình thường
- Mức
độ trung bình: Men gan tăng từ 2 – 5 lần so với bình thường
- Mức
độ nặng: Men gan tăng > 5 lần so với bình thường
Kết
quả chỉ số men gan cao khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, không biết men gan
cao có nguy hiểm không. Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn tìm hiểu về mối liên
hệ giữa men gan cao và các bệnh lý về
gan thường gặp.
II- Men
gan tăng cao có nguy hiểm không? Nó có phải là dấu hiệu xơ gan, ung thư gan?
Trên
thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến men gan tăng cao, bao gồm:
- Chế
độ ăn uống không hợp lý, tiêu thụ nhiều rượu, bia, chất kích thích
- Lạm
dụng thuốc giảm đau, kháng sinh
- Gan
nhiễm mỡ
- Các
dạng viêm gan (viêm gan siêu vi, viêm gan tự miễn, viêm gan do rượu)
- Bệnh
đường mật như viêm đường mật, sỏi đường mật…
- Các
bệnh lý khác như rối loạn chuyển hóa, viêm tụy, sốt rét, ngộ độc hóa
chất, bệnh tim…
Tuy
nhiên, các dấu hiệu tăng men gan do các tình trạng trên thường không rõ ràng.
Người bệnh có thể gặp phải cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau âm ỉ hạ sườn
phải, nổi mẩn ngứa, vàng da, nước tiểu sẫm màu… Thậm chí, trong một số trường hợp,
người bệnh có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào dù men gan đã ở mức rất
cao.
Ở giai đoạn này, nếu người bệnh tiếp tục tiêu thụ rượu bia và hút thuốc lá thì gan sẽ ngày càng tổn thương nặng hơn. Lâu dần, nếu không được điều trị, men gan cao sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan.
Nói
tóm lại, men gan tăng cao được coi là một trong những dấu hiệu để nhận diện
nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan. Trong quá trình chẩn đoán 2 căn bệnh này, bác
sĩ cũng sẽ tiến hành các xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ các men gan, từ đó
có thêm cơ sở để xác nhận chẩn đoán.
III-
Cách hạ men gan tăng cao đơn giản, hiệu quả
Men
gan cao kéo dài không được chữa trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.
Do đó, việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp giúp hạ men gan là điều cần thiết.
Dưới
đây là một cách đơn giản giúp bạn điều chỉnh men gan về mức bình thường khi bị
tăng men gan:
1. Uống
đủ nước
Uống
1,6 – 2l nước (tương đương 6 – 8 ly nước) mỗi ngày là cách tốt nhất để giúp lá
gan thải độc hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên uống nước vào những thời điểm sau để vừa hạ men gan, vừa đem lại
nhiều lợi ích sức khỏe khác:
- Ngay
sau khi thức dậy vào buổi sáng;
- Trước
và sau khi hoạt động thể chất;
- Trước
khi đi ngủ vào ban đêm.
2.
Tránh uống rượu, hút thuốc và các độc tố khác từ môi trường
Uống
rượu sẽ làm tăng các tổn hại ở gan. Do đó, khi bị men gan cao, bạn nên hạn chế uống
rượu và các thức uống có cồn khác. Tiêu thụ càng ít đồ uống có cồn thì gan sẽ
càng khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, bạn nên ngừng ngay việc hút thuốc và cố gắng tránh hút thuốc thụ động. Điều này sẽ giảm tải khối lượng chất độc phải đào thải ở gan.
Ngoài
ra, một số yếu tố trong gia đình hoặc nơi làm việc cũng có thể góp phần khiến
men gan tăng cao. Các chất tẩy rửa
hóa học, sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân, chất khử trùng, không khí ô nhiễm…
cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Tốt nhất là bạn hãy thay thế các
sản phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại bằng các loại khác có nguồn gốc thiên
nhiên để giảm nguy cơ phơi nhiễm. Đồng thời, việc sử dụng máy lọc không khí
trong nhà cũng là một cách hay giúp bạn loại bỏ độc tố gây tăng men gan.
3.
Tăng cường các loại thực phẩm giúp kiểm soát men gan tăng cao
Chế
độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe lá gan. Để
hạ men gan và phòng tránh men gan tăng cao, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau
vào chế độ ăn của mình:
- Rau
xanh: Rau xanh cung cấp vitamin và các dưỡng chất cần
thiết giúp
tăng sức đề kháng và giảm lượng mỡ tích trữ trong gan. Do
đó, bạn nên ăn thêm các loại rau như cải bó xôi, bông cải xanh, bắp cải, cải
xoăn…
- Thực
phẩm giàu chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ
như yến mạch, các loại đậu, quả mọng, hạt lanh… sẽ giúp bạn giảm
cholesterol, phá vỡ chất béo và giúp kiểm soát men gan hiệu quả.
- Thực
phẩm giàu axit folic: Thiếu hụt folate có thể làm
tăng nguy cơ tổn thương gan và ung thư
gan. Vì vậy, bạn có thể cải thiện sức khỏe của gan bằng cách
tăng cường các thực phẩm giàu axit folic như gan bò, cải bó xôi, đậu mắt đen,
măng tây, rau diếp, quả bơ…
- Thực
phẩm có tính chống oxy hóa: Các thực phẩm chứa
chất chống oxy hóa như bơ, củ cải đường, hạt dẻ… dù không trực tiếp giúp hạ
men gan nhưng lại hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả hơn. Do đó, bạn vẫn nên bổ
sung chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày cho gia đình.
4.
Tích cực luyện tập để hạ men gan tăng cao
Việc
luyện tập thể dục, thể thao đều đặn đem lại vô số các lợi ích sức khỏe tuyệt vời,
trong đó có hỗ trợ hạ men gan cao. Các bài tập như chạy bộ, đi bộ, bơi lội hay
nhảy múa sẽ cải thiện chức năng gan và điều chỉnh nồng độ men gan về mức hợp
lý.
Không những thế, việc này còn giúp bạn giảm cân và giảm cholesterol. Một nghiên cứu năm 2018 ở Hoa Kỳ đã chỉ ra LDL cholesterol và HDL cholesterol mức độ cao có liên quan đến tăng nồng độ men gan ở người trưởng thành.
*HDL
– Cholesterol là một trong những thành phần mỡ tốt quan trọng đối với sức khỏe
tim mạch. Duy trì chỉ số HDL – cholesterol ở mức cao sẽ giúp cơ thể tránh được
nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch.
HDL
Cholesterol là chất không hòa tan vào máu, bởi vậy để di chuyển trong máu nó cần
được bao bọc bởi một lớp áo protein hay còn được gọi là lipoprotein. Có 2 loại
lipoprotein chính đó là lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) hay còn gọi là
“cholesterol tốt ” và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL -Cholesterol), Non-HDL
cholesterol
Điểm
khác biệt giữa HDL cholesterol, LDL- Cholesterol và Non-HDL cholesterol là gì ?
- LDL
cholesterol là thành phần “xấu” của cholesterol, khi LDL cholesterol tăng
nhiều trong máu dẫn đến lắng đọng ở thành mạch máu, gây nên các mảng xơ vữa.
Mảng xơ vữa dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu, dẫn đến những bệnh lý nguy
hiểm đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
- Non-HDL
cholesterol cũng là chất tổng cholesterol của các hạt lipoprotein chứa
apo B, là nguyên nhân gây xơ vữa gồm LDL, IDL, Lp (a), VLDL (cả VLDL thừa)
, các hạt chylomicron và chylomicron thừa. NCEP ATP III (2002) ghi nhận tầm
quan trọng của non-HDL-C trong bệnh sinh xơ vữa , có nhiều bằng chứng đã ủng
hộ quan điểm Non-HDL-C liên quan đến nguy cơ của BTMXV (?) nhiều hơn so với
LDL-Cholesterol.
- HDL
cholesterol là “Cholesterol tốt”, HDL cholesterol chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng
số cholesterol trong máu, được cho là tốt bởi nó vận chuyển cholesterol từ
máu về gan, vận chuyển cholesterol khỏi các mảng xơ vữa, do vậy, làm giảm nguy
cơ xơ vữa động mạch và biến cố tim mạch nghiêm trọng khác.
** LDL là “cholesterol xấu” bởi nó gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
5.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Ngủ
đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể được phục hồi tốt. Từ đó, các cơ
quan nội tạng như gan, thận, phổi… cũng hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn
nên tránh căng thẳng vì chúng hoàn toàn không có lợi cho lá gan đang bị tổn
thương của bạn.
6.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ chức năng gan
Các
sản phẩm hỗ
trợ chức năng gan là giải pháp phục hồi các tổn thương ở gan nhanh
chóng, từ đó giúp hạ men gan hiệu quả hơn. Ngoài ra, các sản phẩm này còn cung
cấp nhiều dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ hoạt động và tăng cường sức khỏe cho
gan.
Sử
dụng các sản phẩm hỗ trợ chức năng gan đúng liều lượng, đúng hướng dẫn sẽ giúp
bạn duy trì nồng độ men gan ở mức ổn định và phòng tránh được các căn bệnh nguy
hiểm như xơ gan, ung thư gan.
Hy
vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về mối liên hệ giữa men gan tăng cao và xơ
gan, ung thư gan cũng như cách điều chỉnh men gan về mức hợp lý. Xây dựng chế độ
ăn phù hợp và thay đổi các thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc, thức khuya…
sẽ giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng tăng men gan và có lá gan khỏe mạnh hơn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
LÀM SAO ĐỂ PHÒNG TRÁNH MEN
GAN CAO
–
Tránh xa rượu bia, thuốc lá là hai món đại kỵ với lá gan. Nếu có lỡ dùng đến
thì người bệnh đừng quên tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh và nhận đơn thuốc
từ bác sĩ.
–
Áp dụng chế độ dinh dưỡng dồi dào dưỡng chất cần thiết cho tiến trình tái tạo
mô gan như lysin trong tảo spirulina, lecithin trong đậu nành, tiền sinh tố A
trong dầu gấc, polyphenol trong nấm đông cô…, thay vì hình thức dinh dưỡng
kiêng khem khắt khe. Đừng quên, ăn uống thiếu chất cũng là nguyên nhân làm suy
yếu lá gan.
–
Phối hợp các loại men kháng viêm và kháng oxy hóa như papain trong đu đủ,
bromalin trong thơm (dứa) … trong chế độ dinh dưỡng. Ngay cả việc dùng thuốc có
các hoạt chất này cũng là điều nên làm để nhờ đó đồng thời tối ưu hóa hoạt động
của hệ miễn dịch.
–
Dùng các loại thuốc, thảo dược hỗ trợ làm giải độc gan, hạ men gan như: cà gai
leo, diệp hạ châu, bán chi liên, bạch hoa xà thiệt thảo, bồ công anh, hạ khô thảo…
–
Ngủ đủ giấc vì giấc ngủ 8 tiếng chính là cao điểm cho tiến trình phục hồi của
lá gan. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh là kháng thể chống viêm gan được tổng
hợp với vận tốc nhanh gấp 3-5 lần bình thường trong giấc ngủ.