Mùa xuân bình yên: ĐAM MÊ ĐÂM HAM - MỖI NGÀY MỘT BÀI

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2023

ĐAM MÊ ĐÂM HAM - MỖI NGÀY MỘT BÀI

                                   VẪN LÀ ĐỘT QUỴ

1. Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có thể kiểm soát được

Bệnh tăng huyết áp (còn gọi là cao huyết áp): Nguy cơ đột quỵ não của một người bắt đầu tăng khi huyết áp duy trì ở trên mức 115/75 mmHg. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não, nó làm tổn thương thành động mạch và có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông gây đột quỵ nhồi máu não.

Việc kiểm soát huyết áp giúp giảm nguy cơ đột quỵ một cách đáng kể, vì tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ từ hai đến sáu lần. Việc kiểm soát huyết áp có thể chỉ bằng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, cũng có cần sử dụng tới các thuốc hạ áp.

Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh việc gây hại cho phổi, hút thuốc cũng làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Bởi trong thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất độc hóa học như carbon monoxide, arsenic, formaldehyde và cyanide. Những chất độc này được sau khi hấp thu vào phổi sẽ được vận chuyển vào máu làm thay đổi và phá hủy các tế bào trong cơ thể.

Theo số liệu thống kê cho thấy có đến khoảng 50% số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có hút thuốc lá, Những nghiên cứu mới nhất cho thấy có sự tương quan giữa số lượng thuốc lá hút mỗi ngày và nguy cơ đột quỵ não. Việc thay đổi nhận thức về hành vi hút thuốc của người trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Những nghiên cứu này đang gióng thêm một hồi chuông cảnh báo cho những người đã và đang hút thuốc lá.

Hút thuốc lá là một trong các nguy cơ làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ.

Không chỉ những người hút thuốc lá trực tiếp, mà cả những người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá) cũng chịu những ảnh hưởng xấu. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ của một người. Tin tốt là, cho người đang hút thuốc lá đó là nếu họ dừng hút thuốc hôm nay, trong vòng hai đến năm năm sau, nguy cơ đột quỵ của họ sẽ ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.

Cholesterol cao: mức cholesterol từ 200 mg/dL trở xuống là tốt nhất cho người trưởng thành. Cholesterol dư thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này.

Có khoảng từ 50-60% bệnh nhân trẻ tuổi bị nhồi máu não có rối loạn chuyển hóa mỡ máu, có sự khác biệt nhẹ giữa nam và nữ, trong đó nam giới hay gặp hơn nữ. Người trẻ tuổi với thói quen ăn uống có hại sức khỏe như ăn quá nhiều thức ăn nhanh, sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn..., ngày càng đối diện với các bệnh lý mạch máu lớn và nhỏ sớm hơn như bệnh lý đột quỵ, tim mạch ...

Thừa cân và lười vận động: các nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy khoảng 10% các bệnh nhân trẻ tuổi đột quỵ có thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI >30). Ngoài ra các chỉ số chu vi vòng bụng, tỉ lệ vòng bụng/vòng hông, tỉ lệ vòng bụng/chiều cao cũng có mối liên quan chặt chẽ hơn đến nguy cơ đột quỵ.

Toàn bộ hệ tuần hoàn bị quá tải và tình trạng thừa cân còn mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác gây đột quỵ, như là cao huyết áp. Lối sống ngồi yên ít vận động làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kéo theo đó là chế độ ăn ít lành mạnh hơn. Giới trẻ ngày càng thích ngồi trước màn hình máy tính hoặc sử dụng điện thoại di động hơn là tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. Từ đó làm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi có xu hướng tăng dần.

Uống rượu bia: Theo các nghiên cứu cho thấy việc uống rượu bia, đặc biệt là rượu nặng có liên quan chặt chẽ đến sự tăng lên của bệnh lý xuất huyết não ở bệnh nhân trẻ tuổi. Nghiên cứu của Tạp chí Y khoa Lancet (Anh) về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 1990 - 2017 cho thấy Việt Nam là quốc gia có tốc độ tiêu thụ rượu tăng lớn nhất thế giới, gần 90% kể từ năm 2010.

2. Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ không kiểm soát được

Bạn không thể thay đổi các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ sau đây, nhưng bạn có thể giảm thiểu ảnh hưởng của chúng tới tổng thể nguy cơ đột quỵ bằng cách tập trung vào việc giảm thiểu các yếu tố có thể kiểm soát được ở trên.

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ không kiểm soát được bao gồm:

Tuổi tác: Mặc dù hiện nay người trẻ tuổi cũng có thể bị đột quỵ, nhưng nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.

Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới một chút.

Chủng tộc: Theo các số liệu thống kê cho thấy người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn gần gấp đôi so với người da trắng.

Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình bạn từng có người bị đột quỵ thì bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

Đái tháo đường: Các vấn đề về tuần hoàn liên quan đến bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, thậm chí ngay cả khi mức insulin và mức đường huyết được kiểm soát chặt chẽ.

Đái tháo đường và tăng huyết áp: Bệnh đái tháo đường gặp ở 30% bệnh nhân đột quỵ trẻ. Đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu não trẻ tuổi mắc bệnh đái tháo đường lên tới 54.8%. Tại Việt Nam, đang có sự gia tăng nhanh bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi, thậm chí với trẻ em. Nhiều trường hợp ghi nhận mắc bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ từ 9 đến 13 tuổi, thanh niên từ 20 đến dưới 30 tuổi.

Bệnh lý tim mạch: Bị đau tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn. Một yếu tố nguy cơ bổ sung gây đột quỵ là một bất thường ở tim được gọi là rung tâm nhĩ (AF), đây là một loại bất thường nhịp tim đặc biệt, nó ảnh hưởng đến trên một triệu người Mỹ.

Bình thường, cả bốn buồng tim của bạn đập theo cùng một nhịp, tần số khoảng 60 đến 100 lần một phút. Ở người bị rung tâm nhĩ, tâm nhĩ trái có thể đập nhanh hơn và không kiểm soát được lên đến 400 lần một phút. Nếu không được điều trị, rung tâm nhĩ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn từ 4 đến 6 lần. Tình trạng này có thể được điều chỉnh bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Đột quỵ tái phát: Một người có tiền sử đột quỵ sẽ có nguy cơ cao bị một lần đột quỵ khác. Nguy cơ này kéo dài trong khoảng năm năm và sau đó giảm dần theo thời gian. Nguy cơ cao nhất là trong vòng vài tháng đầu tiên sau lần đột quỵ trước. Những người đã từng bị đột quỵ có thể hưởng lợi từ các loại thuốc kê đơn để giảm nguy cơ đột quỵ của mình.

Cơn thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhẹ): Một người bị một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) sẽ cơ nguy cơ bị đột quỵ lớn trong tháng, thường là trong hai ngày. Các loại thuốc, bao gồm aspirin có thể được kê đơn để giúp ngăn ngừa cơn đột quỵ trong tương lai.

Bệnh lý dị dạng mạch máu não: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ xuất huyết não ở những người trẻ tuổi. Sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể hình thành những túi phình với thành mạch máu mỏng, đây là nguyên nhân có thể gây đột quỵ xuất huyết não.

Hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây hẹp, tắc mạch dẫn tới đột quỵ nhồi máu não. Hiện tại chúng ta vẫn chưa có biện pháp nào thực sự hiệu quả để dự phòng dị dạng mạch não. Tuy nhiên, những bất thường mạch máu não có thể được phát hiện sớm qua chụp cắt lớp vi tính tương phản mạch máu não, hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não.

Bệnh lý dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ xuất huyết não

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 15 triệu người mắc đột quỵ não, trong đó có khoảng 5 triệu người bị tàn phế vĩnh viễn và 5 triệu người tử vong. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp phòng tránh đột quỵ não kịp thời. Từ các nguyên nhân trên, ta thấy rằng đột quỵ có thể được đẩy lùi, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi nhờ những thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

Tích cực vận động thể dục thể thao.

Nói không với thuốc lá.

Hạn chế uống bia rượu.

Hạn chế việc các loại thực phẩm chế biến sẵn, sử dụng các loại thức ăn nhanh.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh đột quỵ, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. 

3. Dấu hiệu đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.

Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ

Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn

 Dấu hiệu đột quỵ xuất hiện và biến mất rất nhanh

Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.

Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.

"Cục máu đông", thủ phạm khiến đột quỵ "trẻ hóa"

Những yếu tố nguy cơ của đột quỵ kể trên vô tình tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch tạo nên các mảng xơ vữa. Khi các mảng xơ vữa nứt khỏi mạch máu sẽ tạo ra cục máu đông. Khi tích tụ đến ngưỡng nguy hiểm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.

Theo nghiên cứu "Tình hình đột quỵ tại Việt Nam" tiến hành tại 10 trung tâm đột quỵ trên toàn quốc với quy mô 2.310 bệnh nhân, 76% ca đột quỵ ở nước ta là do "cục máu đông" gây ra. Đáng lo hơn, trong nhóm tuổi dưới 45, tỷ lệ đột quỵ do yếu tố này chiếm đến 50% ca bệnh.

Ghi nhận tại một số bệnh viện, gần đây nhiều người trong độ tuổi 50 tuổi đến khám với các triệu chứng như chóng mặt, xây xẩm, tê yếu tay chân…Kết quả thăm khám đều cho thấy "cục máu đông" đã bắt đầu hình thành.

Theo các bác sĩ, tại bệnh viện trường hợp như trên rất phổ biến. Bệnh nhân đa số không kiểm tra sức khỏe định kỳ, phớt lờ sức khỏe, cũng không nghĩ rằng mình sẽ mắc nguy cơ vì mình còn trẻ.

Bên cạnh đó, các bác sĩ còn cho biết, cục máu đông được ví von là kẻ giết người thầm lặng. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người mắc.

Phòng tránh "cục máu đông"

"Cục máu đông" là sản phẩm không mong muốn của cuộc sống hiện đại với khả năng gây đột quỵ rất cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng chúng ta có thể chủ động ngăn ngừa tích tụ "cục máu đông" bằng những cách vô cùng đơn giản.

Trước hết là thực hiện lối sống lành mạnh, lựa chọn chế độ ăn nhiều rau xanh, rau quả, lấy chất béo tốt từ các loại cá, hải sản thay vì động vật. Tập luyện thể thao giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ lưu thông máu cũng là cách đơn giản để tránh tích tụ "cục máu đông".

Hãy bắt đầu với việc lên lại thời gian biểu mỗi ngày theo hướng khoa học hơn. Thay vì thức khuya để giải quyết công việc, bạn có thể dậy sớm, vận động nhẹ rồi bắt tay vào làm nốt các đầu việc dang dở. Chọn cách từ chối khéo léo các cuộc nhậu không cần thiết và cai thuốc lá sẽ giúp mỗi người tránh xa được "tử thần" đột quỵ.

Bí quyết từ "xứ sở" Mặt trời mọc

Ngoài những phương pháp kể trên, chúng ta cũng có thể học hỏi kinh nghiệm từ một quốc gia có nhịp sống hối hả, áp lực công việc cao nhưng vẫn duy trì tuổi thọ hàng đầu như Nhật Bản. Số liệu năm 2020 của World Health Ranking cho thấy tuổi thọ trung bình của người Nhật đã tăng lên mức kỷ lục là 87,74 với nữ và 81,64 với nam. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong do đột quỵ cực thấp, xếp vị trí 152 trong số 172 quốc gia.

Các chuyên gia nhận định, một trong các bí quyết phòng tránh "cục máu đông" nói riêng và đột quỵ nói chung của người Nhật chính là chế độ ăn đa dạng thực phẩm lên men. Trong đó, natto (đậu nành lên men) là lựa chọn phổ biến, thường xuất hiện trong bữa sáng, bữa tối của người Nhật bên cạnh súp miso và rau củ muối.

Trong natto có một hợp chất mang tên Nattokinase, chứa đến 275 amino và 28.000 nguyên tử, được nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận có khả năng hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết (fibrind) và cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym nội sinh của cơ thể. Enzym nattokinase có khả năng làm giảm độ cản trở dòng chảy trong lòng mạch máu, hỗ trợ phá huỷ dần các cục máu đông.

 

Món natto truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn của người Nhật© P.Q

Nắm được bí quyết này, Công ty CP Dược Hậu Giang, đơn vị có nhiều năm nghiên cứu lâm sàng về đột quỵ đã giới thiệu sản phẩm NattoEnzym như một bí quyết giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ chất lượng Nhật Bản tại Việt Nam.

Đây là 1 trong những sản phẩm hiếm hoi chứa hoạt chất Nattokinase tại Việt Nam đã được JNKA (Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản) kiểm chứng và công nhận. Đồng thời, NattoEnzym cũng được bổ sung thêm men gạo đỏ (Red Rice), giúp hỗ trợ giảm khả năng tăng mỡ máu, hình thành cục máu đông.

Dù cuộc sống có thay đổi thì sức khỏe vẫn luôn là vốn quý giá nhất của con người. Việc thay đổi thói quen sống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm, sản phẩm chứa nattokinase như NattoEnzym chưa bao giờ là muộn trên hành trình hỗ trợ chống "cục máu đông", tránh "vấp" phải đột quỵ.

 

                                 Photo-2© P.Q

NattoEnzym Red rice chứa enzym nattokinase và men gạo đỏ giúp hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ chóng mặt, xây xẩm, lưu thông máu kém. Hỗ trợ giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối.

NattoEnzym Red rice được chứng nhận về chất lượng bởi Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA.

Chúc độc giả đề phòng bệnh thành công.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét