Tôm được đánh giá là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong não tôm chứa các thành phần quan trọng với cơ thể như axit amin, cephalin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Phần thịt tôm chứa một lượng lớn protein, carbohydrat. Phần vỏ tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, phốt pho, kali và các loại tương tự khác.
Tôm là món ăn rất giàu protein, nhưng lại chứa lượng chất béo thấp so với các loại thực phẩm nguồn gốc hải sản. Vì thế, tôm luôn là thực phẩm được lựa chọn trong thực đơn của những người muốn bồi bổ mà không sợ bị béo.
Tôm rất bổ dưỡng nhưng không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người dưới đây.
Tôm được đánh giá là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. (Ảnh minh hoạ).© Được VTC cung cấp
Những người tuyệt đối không ăn tôm
Người đang bị ho
Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn, bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng, lâu khỏi.
Người bị đau mắt đỏ
Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, người đau mắt đỏ cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá.
Người có hàm lượng cholesterol cao
Trong 100gr tôm chứa tới 152mg cholesterol, vì thế với những ai có hàm lượng cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.
Người đang bị hen suyễn
Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.
Người đang có triệu chứng viêm
Trong tôm chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.
Người bị cường giáp, vấn đề về tuyến giáp
Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều i-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.
Người bị dị ứng hải sản
Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn tôm.
Người yếu bụng
Khi ăn đồ lạnh, bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.
Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp
Những người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét