Ho dai dẳng có thể do mắc bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, trào ngược dạ dày axit hay ô nhiễm không khí, hút thuốc lá.
Có nhiều nguyên nhân
khiến ho dai dẳng, có thể trở thành mạn tính, gây khó chịu và ảnh hưởng đến
cuộc sống của người bệnh.
Trào ngược axit: Tình
trạng này khiến các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Thông thường,
bệnh chủ yếu gây ợ chua nhưng một số trường hợp cũng có thể ho dai dẳng kèm
theo thở khò khè. Các thành phần axit khi trào ngược lên sẽ đi qua thực quản,
kích thích vùng cổ họng dẫn đến ho.
Nhiễm trùng đường hô
hấp: Ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của cảm
lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác gây cản trở nhịp thở bình
thường. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, triệu chứng khác đi kèm với cảm lạnh,
cúm gồm nghẹt mũi, sốt. Ho có thể kéo dài hơn các triệu chứng khác do đường dẫn
khí trong phổi vẫn nhạy cảm và viêm.
Nhiễm trùng
đường hô hấp nghiêm trọng hơn là viêm phổi, có thể do vi khuẩn
hoặc virus gây ra. Trường hợp này, ho thường tiết ra chất nhầy màu xanh hoặc
màu rỉ sét cùng với sốt, ớn lạnh, đau ngực, suy nhược, mệt mỏi; biểu hiện khác
nhau tùy theo độ tuổi.
Ho sau khi nhiễm
virus: Ho kéo dài sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.
Nguyên nhân là do đường hô hấp phản ứng quá mức với virus. Điều này cũng có thể
do các mô cơ trơn lót đường thở giữ lại chất gây kích ứng cổ họng.
Ho kéo dài có thể do nhiễm trùng đường hô hấp. Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp
Dị ứng nặng: Các
chất kích ứng có trong không khí gây dị ứng hô hấp theo mùa ở một số người có
thể kèm theo ho dai dẳng. Tình trạng này phổ biến ở người bệnh hen suyễn và
thường dùng steroid dạng hít để kiểm soát triệu chứng.
Ho gà: Đây
là bệnh hô hấp rất dễ lây lan do vi khuẩn bordetella pertussis gây ra. Triệu
chứng thường gặp bao gồm sốt nhẹ, sổ mũi, ho dữ dội gây khó thở. Ở giai đoạn
đầu, người bệnh không sốt nhưng ho nhẹ, sau đó có thể kéo dài trong vài tuần.
Tiêm vaccine có thể phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.
Chất lượng không khí
kém: Người sống gần nơi ô nhiễm không khí,
hệ hô hấp nhạy cảm với chất kích thích có thể ho dai dẳng. Trong những ngày
không khí có chất lượng kém, người bệnh nên hạn chế ra ngoài, nhất vào sáng sớm
khi trời lạnh. Sử dụng khẩu trang chất lượng tốt, tránh khu vực đông đúc và tập
thể dục trong nhà thay vì ngoài trời.
Hút thuốc lá: Người
hút thuốc thường ho do phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các hóa chất
xâm nhập vào đường hô hấp và phổi từ thuốc lá. Ban đầu có thể là ho khan, sau
đó kèm theo đờm. Bỏ hút thuốc có thể khắc phục tình trạng này.
Theo Trung tâm Kiểm
soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ, hút thuốc cũng là nguyên nhân hàng đầu
gây ung thư phổi. Người bệnh ho không bớt, ngày càng nặng hơn, đau tức ngực,
khó thở hoặc ho ra máu nên đi khám sớm.
Người có triệu chứng
ho mạn tính, không rõ nguyên nhân nên đi khám chuyên khoa để xác định bệnh và
điều trị phù hợp.
Bảo Bảo (Theo The
Healthy, Health)