Mùa xuân bình yên

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2024

Đột tử do bệnh tim có phải là đột quỵ hay không?

                                Câu chuyện của Hà Lê 

Khi trời lạnh, người cao tuổi dễ bị đột quỵ. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Nhiều người trong số chúng ta thường hay nhầm lẫn khái niệm đột quỵ và những trường hợp tử vong đột ngột do bệnh lý tim mạch là giống nhau. Thế nhưng, nói một cách dễ hiểu, khái niệm đột quỵ đề cập đến bệnh lý bởi nguyên nhân mạch máu não, còn đột tử là tử vong do bệnh lý tim mạch.

TS Ngô Tuấn Anh – Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: Đột quỵ thường được nhắc đến là đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương không hồi phục (mất chức năng vĩnh viễn) do không được cung cấp máu lên nuôi dưỡng kịp thời.

Đột quỵ não gồm hai thể đó là:

– Đột quỵ xuất huyết não hay đột quỵ do vỡ mạch máu não xảy ra do mạch máu não bị vỡ ra, khiến máu tràn vào trong hoặc xung quanh não.

– Đột quỵ nhồi máu não hay đột quỵ do thiếu máu não hoặc đột quỵ do tắc mạch mạch máu: xảy ra do cục huyết khối (cục máu đông), xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn hoặc cản trở lượng máu và các chất dinh dưỡng lên nuôi dưỡng các tế bào não.

Đột tử có 4 nguyên nhân chính gây ra là vấn đề về tim mạch, đột quỵ, thuyên tắc phổi và vỡ động mạch chủ. Trong đó, các vấn đề về tim mạch chiếm tỉ lệ lớn.

Đột tử do bệnh tim mạch có thể hiểu như là đột quỵ tim vì đây là tình trạng người bệnh chết một cách bất ngờ, đột ngột ngay lập tức khi vừa phát hiện do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do các bệnh lý cấp tính về tim mạch kể trên (hay gặp nhất là ngừng tim và nhồi máu cơ tim). Như vậy, đột tử do bệnh lý tim mạch được hiểu cơ bản là tình trạng người bệnh bị chết đột ngột do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim dẫn tới hoại tử mô cơ tim.

Các nguyên nhân gây ngừng tim chủ yếu do một số bệnh lý tim mạch như bệnh cơ tim phì đại hoặc giãn to, bất thường động mạch, bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim trầm trọng (cơn nhịp nhanh thất, rung thất), hội chứng Brugada,…

Các nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp xơ vữa động mạch, cục máu đông (huyết khối), co thắt động mạch vành, bóc tách động mạch chủ, dị dạng động mạch bẩm sinh.

Dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo cơn đột quỵ não, đột quỵ tim cần cấp cứu ngay.

Đột quỵ não: Méo mặt, méo miệng thường ở một bên. Rõ nhất khi người bệnh há lớn miệng hoặc cố gắng mỉm cười; Yếu tay thường ở một bên. Đưa 2 tay lên không đều nhau; Nói không rõ chữ, nói lắp, nói khó, không diễn đạt được điều muốn nói, thậm chí không thể nói được; Nhiều người hợp mất ý thức, hôn mê sâu và dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Đột quỵ tim: Đau hoặc tức ngực; Choáng váng, buồn nôn hoặc nôn ói; đau hàm, cổ hoặc lưng; khó chịu hoặc đau ở cánh tay hoặc vai; khó thở

Ngoài ra, khi có các triệu chứng: Khó thở, chóng mặt, đau hoặc tức ngực, ho ra máu hoặc đau bụng dữ dội, đau thắt lưng dữ dội, tụt huyết áp, sốc, bụng nổi khối... cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu ngay tại cơ sở y tế, để được thăm khám và xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do thuyên tắc động mạch phổi và phình hoặc vỡ động mạch chủ.


Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2024

Uống nước lá cúc tần có tác dụng gì?

 Theo bác sĩ Dương Ngọc Vân, Bệnh viện đa khoa Medlatec, trong Đông y, cây cúc tần vị hơi đắng, tính mát. Nhờ thành phần dược lý có lợi, cúc tần thường được sử dụng để chữa ho, cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp và hỗ trợ tiêu hóa. 

Dưới đây là một số bài thuốc làm từ cây cúc tần để chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian.

1.Chữa ho

Chuẩn bị lá chanh 50g, lá cúc tần 200g, rễ thủy xương bồ, rễ cà gai leo, củ sả mỗi loại 100g, trần bì 50g. Đem đi phơi khô, cắt nhỏ, sao vàng sắc nước uống 2 lần/ngày.

2.Chữa cảm sốt

Dùng đinh lăng, lá và rễ cúc tần, rễ bưởi, cam thảo mỗi loại 20g, sắc nước uống 1 thang/ngày.

3.Chữa viêm khí quản

Dùng lá cúc tần 20g, gừng 3g, thịt lợn băm nhuyễn. Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu này rồi cho vào nấu cháo, chia thành 3 phần ăn hết trong ngày.

Cây cúc tần là loài cây quen thuộc với người Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)© Được VTC cung cấp

4.Chữa ghẻ

Rửa sạch lá cúc tần tươi, ngâm với nước muối, giã nát sau đó đem đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ. Bên cạnh đó người bệnh có thể đun lá cúc tần để tắm mỗi ngày.

5.Xông hơi tiêu trĩ

Chuẩn bị ngải cứu, lá lốt, cúc tần, lá sung với tỷ lệ tương đương nhau cùng một củ nghệ vàng. Đem nguyên liệu chuẩn bị rửa sạch sẽ, đun cùng 1,5 lít nước, thêm vài lát nghệ vàng để nấu cùng.

Tiếp theo cho nước thuốc đã nấu vào chậu, chờ tới khi thuốc bớt nóng thì xông hơi hậu môn trong khoảng 15 phút. Cho tới khi nước còn ấm thì bạn hãy ngâm hậu môn trực tiếp vào chậu nước này thêm 10 phút nữa. Nên thực hiện điều này từ 2  - 3 lần/tuần và khá hiệu quả đối với những người bị trĩ nhẹ.

6.Chữa chứng bí tiểu

Dùng 100g lá cúc tần tươi hoặc 40g lá khô rửa sạch, sau đó đem nấu với nước uống thay nước lọc hàng ngày giúp tăng cường chức năng thận, lợi tiểu.

7.Tác dụng chống nọc độc rắn

Ít ai biết trong rễ cây cúc tần chứa rất nhiều chất có tác dụng vô hiệu hóa sự xâm nhập của nọc độc loài rắn vipera russelli, cụ thể là làm giảm biến chứng xuất huyết và nguy cơ tử vong cao do nọc độc rắn gây nên.

8.Tác dụng kháng khuẩn

Trong cây cúc tần chứa các hợp chất có khả năng kiểm soát những triệu chứng của bệnh lao. Ngoài ra đây còn được coi là liệu pháp thay thế hiệu quả trong việc điều trị bệnh kiết lỵ và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Loại tinh dầu do lá cúc tần tiết có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt được một số loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.

9.Tác dụng chống oxy hóa

Theo các chuyên gia, chiết xuất dung dịch từ lá cúc tần rất giàu hoạt chất chống viêm và chất chống oxy hóa.

10.Tác dụng bảo vệ gan

Rễ cúc tần chứa hoạt chất giúp bảo vệ các tế bào gan trước các tổn thương do carbon tetraclorid gây nên. 

11.Tác dụng chống viêm

Ngoài những công dụng nêu trên, cây cúc tần còn giúp tăng khả năng chống viêm nhờ bộ rễ chứa các chất có thể ức chế 2 tác nhân gây sưng bàn chân và phù khớp.

12.Tác dụng chống loét

Theo các nghiên cứu khoa học, dịch chiết từ cây cúc tần còn có công dụng hữu hiệu khác là bảo vệ vùng da bị tổn thương do các vết loét.

13.Tác dụng chống ung thư

Chiết xuất từ rễ cúc tần còn có công dụng ngăn cản sự hình thành và phát triển các tế bào ác tính gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Ngoài ra phần rễ và lá cây còn cung cấp các thành phần giúp ức chế các liên kết vận chuyển trong tế bào ung thư. 

Có thể nói cây cúc tần là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Ở mỗi cách bào chế với liều lượng và bộ phận khác nhau sẽ mang lại những tác dụng dược lý khác nhau. Do đó người dân cần tìm hiểu kỹ về cây cúc tần trước khi đưa vào sử dụng.

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2024

Cách ăn uống sau khi bị đột quỵ

 Thay đổi chế độ ăn uống tốt hơn có thể giúp bạn chữa lành và ngăn ngừa đột quỵ cũng như bệnh tim trong tương lai.

Sau cơn đột quỵ, nhiều điều trong cuộc sống của bạn có thể khác đi, bao gồm cả chế độ ăn uống. Thay đổi chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm nguy cơ bị một cơn đột quỵ khác. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ đảm bảo cơ thể bạn nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ quá trình chữa lành thần kinh và thể chất.

Những thứ cần cắt giảm nhiều nhất là đường, muối, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa,...

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống để giúp bạn phục hồi sau đột quỵ:

Thay đổi chế độ ăn uống để chữa lành và ngăn ngừa đột quỵ. Ảnh ghép: Huỳnh Phương© Lao Động

1.Ăn nhiều rau

Chuyên gia khuyên rằng, người sau khi bị đột quỵ nên ăn nhiều rau xanh, măng tây, cà rốt... Đồng thời, nên cẩn thận nếu bạn dự định ăn những loại thực phẩm phủ lên rau. Nếu bạn dự định ăn món salad với thịt xông khói hay phô mai thì tốt nhất bạn nên thay thế giấm vào món salad, đồng thời cân nhắc thêm các loại hạt để giữ cho bữa ăn có nhiều rau xanh tốt cho sức khỏe.

2.Tránh thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn được đóng gói như: Bánh quy giòn, một số loại bánh mì, khoai tây chiên... thường chứa nhiều đường và muối, có thể góp phần gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Một số nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ uống một hoặc nhiều loại đồ uống có đường như soda, nước tăng lực... có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 20% so với những phụ nữ hiếm khi uống đồ uống có đường. Lượng đường dư thừa gây tăng cân và tiểu đường, cả hai đều là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

3.Ăn nhiều đậu hơn

Nên ăn các loại đậu vì chúng ít chất béo và giàu folate (vitamin B9), kali, sắt và magie. Chúng cũng không chứa cholesterol và nhiều chất xơ.

4.Ăn cá và gia cầm thay vì thịt đỏ

Các nghiên cứu cho thấy rằng, chế độ ăn nhiều rau củ quả, hoặc chế độ ăn bao gồm cá, không có thịt sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Cá chứa chất béo lành mạnh - chất béo không bão hòa bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, cả hai đều được công nhận có lợi cho tim.

Huỳnh Phương (Theo Everyday Heath)

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2024

Tôm hỗ trợ giảm cân nhưng không nên ăn cùng một số thực phẩm

                                                                 Kiều Vũ (T/H)

Tôm có tác dụng hỗ trợ giảm cân nhưng chú ý không nên kết hợp với một số thực phẩm trong chế độ ăn. Ảnh: Phạm My© Lao Động

Trong khẩu phần gần 60gram tôm chứa 10gram protein. Do đó, tôm được đưa vào chế độ ăn nhiều protein hỗ trợ giảm cân hiệu quả và giúp kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, chú ý không nên ăn tôm cũng một số thực phẩm.

Không ăn cùng thịt gà, thịt lợn

Tôm và thịt lợn, thịt gà không tương thích do tính nóng của mỗi loại. Nếu kết hợp tôm với hai loại thực phẩm này, có thể dẫn đến khó tiêu, lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa. Có thể thỉnh thoảng bổ sung trong bữa ăn nhưng không nên ăn thường xuyên hoặc quá nhiều.

Không kết hợp cùng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Tôm và đậu nành cùng là loại thực phẩm giàu protein. Nếu kết hợp tôm và đậu nành, có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đau bụng hoặc tiêu chảy.

Không nên uống trà sau khi ăn tôm

Uống trà ngay sau khi ăn tôm có thể gây kích ứng dạ dày vì sự hình thành canxi không hòa tan xảy ra khi axit tannic (có trong trà) và canxi (có trong tôm) kết hợp.

Một số món ăn chế biến từ tôm giúp hỗ trợ giảm cân

Muốn tốt và giảm cân thì nên lựa chọn món tôm hấp hoặc luộc vì cách chế biến cách này bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng tối đa cho cơ thể.

Tôm xào hoa bí cũng là món nên bổ sung vào danh sách thực đơn bữa ăn hàng ngày nếu đang trong quá trình giảm béo.

Quá trình giảm cân yêu cần hạn chế sử dụng các món ăn nhiều dầu mỡ, do đó hãy lựa chọn món tôm nướng.

Ăn tôm tạo cảm giác nhanh no, giúp cơ thể khống chế cơn đói. Tuy nhiên không nên lạm dụng, chỉ ăn ở mức độ vừa phải.

Tóm lại,Tôm là một loại thực phẩm ngon bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích nhưng không nên uống vitamin C trước và sau khi ăn tôm vì chúng tạo thành Thạch Tín, có thể gây nguy cơ tử vong. Nếu ăn tôm/tép vắt chanh có ngon miệng thì cũng không nên ăn quá nhiều để tránh gây nên những trường hợp đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2024

CÙNG NGHE NHẠC CỔ ĐIỂN (ST)

 1. The Nutcracker - Tchaikovsky

Bản nhạc của Tchaikovsky đã trở thành một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của ông. Nó được chú ý vì sử dụng celesta , một nhạc cụ mà nhà soạn nhạc đã sử dụng trong bản ballad giao hưởng ít được biết đến của mình The Voyevoda. Dù có sức hút bền bỉ với khán giả dịp Giáng sinh, âm nhạc của The Nutcracker vẫn được các gia đình và trẻ nhỏ yêu thích quanh năm.

https://youtu.be/MbcsGBNd0bc

2. Water Music - Handel

Water Music của Handel được tạo thành từ ba bộ dàn nhạc vui nhộn tuyệt vời, dễ nghe và khẳng định cuộc sống vui vẻ. Nó được công diễn vào ngày 17 tháng 7 năm 1717, theo yêu cầu của Vua George I về một buổi hòa nhạc trên sông Thames. Với những giai điệu hấp dẫn và nổi tiếng, mỗi động tác đều dựa trên một phong cách khiêu vũ. Trong mười một phần, nó bắt đầu với một Ouverture kiểu Pháp tuyệt đẹp, tiếp tục qua một 'Bourée' vui nhộn, một 'Minuet' trang nghiêm, và kết thúc bằng 'Alla Hornpipe'.

https://youtu.be/gmz8xA_42cA

3. The Great Escape (Cuộc tẩu thoát vĩ đại) - Elmer Bernstein

Chủ đề vui nhộn, chiến thắng, hấp dẫn và cực kỳ hài hước của Elmer Bernstein là phần đệm hoàn hảo cho bộ phim Chiến tranh thế giới thứ hai này, trong đó Steve McQueen, James Garner và Richard Attenborough chủ mưu cuộc vượt ngục hàng loạt khỏi trại tù binh chiến tranh của Đức. Nhịp điệu vui nhộn và chủ đề sâu lắng đã làm cho bản nhạc phim này trở thành một bài hát được những thính giả trẻ yêu thích từ lâu.

https://youtu.be/zyUCvmVtS_Y

4. Overture to Carmen - Bizet

Vở opera thứ hai của Bizet chứa đầy những giai điệu đáng nhớ đến nỗi nó đã đảm bảo một vị trí gần như vĩnh viễn là vở opera được biểu diễn thường xuyên và phổ biến nhất thế giới. Số mở đầu của chương trình gây sốt và sôi động với giai điệu phấn khích và phần đệm nhịp nhàng bền bỉ trong phần kèn đồng và timpani.

https://youtu.be/Nk0Z5pzGQIo

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

Bí quyết giảm cân bằng mật ong và nước chanh

Thanh Thanh (Theo Boldsky)

Khi kết hợp với nhau, mật ong và chanh trở thành thức uống giàu năng lượng có thể hỗ trợ giảm cân. Đồ họa: Thanh Thanh© Lao Động

Trang Boldsky đưa ra bí quyết giảm cân bằng mật ong và nước chanh.

Mật ong và chanh đều mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, khi kết hợp với nhau, mật ong và chanh trở thành thức uống giàu năng lượng có thể hỗ trợ giảm cân.

Mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên, có chỉ số đường huyết lành mạnh. Điều này có nghĩa là không khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến, giúp duy trì tốc độ trao đổi chất ổn định.

Tương tự, chanh giàu vitamin C và chất chống ôxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giải độc.

Để đạt được lợi ích giảm cân tối đa từ mật ong và nước chanh, điều cần thiết là pha và uống đúng cách. Bắt đầu bằng cách đun sôi một cốc nước và để nguội đến nhiệt độ ấm.

Vắt nửa quả chanh vào nước ấm và trộn 1 thìa mật ong hữu cơ. Khuấy đều và uống khi bụng đói vào buổi sáng. Nước ấm hỗ trợ tiêu hóa, chanh và mật ong kích thích đốt cháy chất béo và hỗ trợ duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Ngoài lợi ích giảm cân, uống mật ong và nước chanh còn có những lợi ích khác. Chanh giúp giải độc cơ thể, cải thiện sức khỏe làn da, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh và duy trì độ kiềm của cơ thể.

Mặt khác, mật ong có đặc tính kháng khuẩn mạnh, tăng cường sức khỏe tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch và có thể giúp chống dị ứng. Thêm thức uống thơm và ngọt này vào thói quen ăn uống hàng ngày sẽ hỗ trợ sức khỏe và tinh thần tổng thể của bạn.


 

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2024

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết ông Công ông Táo

 Lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp là ngày lễ quan trọng trong mùa Tết Nguyên đán. Đây là ngày mà các vị thần Bếp cưỡi cá chép lên trời để báo với Ngọc hoàng những chuyện tốt, xấu trong gia đình suốt năm qua. 

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết ông Công ông Táo

Ông Công ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam bao gồm các vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp (Táo quân). Bộ ba này được cho là sự Việt hóa của ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ trong Lão giáo Trung Quốc. 

Dân gian có nhiều câu chuyện cho biết nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết ông Công ông Táo. Một trong các sự tích này kể rằng, vợ chồng Trọng Cao và Thị Nhi lấy nhau đã lâu mà không có con. Vì vậy mà dù vốn yêu nhau thắm thiết, Trọng Cao dần dần trở bên cáu gắt khó chịu, thường kiếm chuyện mắng mỏ, dằn vặt vợ.

Một hôm hai vợ chồng cãi nhau, Trọng Cao nổi cơn vũ phu, đánh mắng vợ rồi đuổi đi. Thị Nhi lang thang đến xứ người, gặp và lấy chồng mới là Phạm Lang, người đối xử với cô rất tốt.

Trọng Cao hối hận khi thấy mất vợ, bèn bỏ nhà đi tìm. Ngày tháng trôi qua, vợ không thấy mà tiền cũng hết, anh ta đành phải lần hồi xin ăn. Thế rồi số phận run rủi đưa anh ta đến ăn xin tại nhà Phạm Lang. Thị Nhi nhận ngay ra chồng cũ. Nhân lúc chồng mới đi vắng, cô đưa chồng cũ vào thết đãi, sau đó đem anh ta ra giấu ở đống rơm ngoài đồng, định bụng bữa sau sẽ lại đưa cơm ra.

Không ngờ lát sau, Phạm Lang đốt đống rơm ấy để lấy tro bón ruộng, khiến Trọng Cao bị thiêu chết. Hối hận và cảm thấy tội lỗi, cho rằng chồng cũ mất mạng là do mình, Thị Nhi nhảy vào lửa. Phạm Lang xông vào cứu cũng không thoát khỏi cái chết. Ngọc hoàng cảm động trước tình cảm của ba người, cho họ làm thần Bếp.

Tranh về sự tích Táo quân. (Ảnh: Pinterest)© Được VTC cung cấp

Còn theo truyện Sự tích ông đầu rau trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi) lại có cách kể khác về nguồn gốc ngày Tết ông Công ông Táo: Có có hai vợ chồng tuy nghèo nhưng rất yêu nhau. Vào năm mất mùa đói kém, họ không được ai thuê mướn, phải đi mò cua bắt ốc, đào củ, hái rau về ăn nhưng vẫn có nguy cơ chết đói. Người chồng bèn dứt áo ra đi kiếm cách khác mưu sinh, dặn vợ nếu sau 3 năm mình không về thì cứ đi lấy chồng khác vì khi đó anh đã bỏ xác quê người.

Sau đó, vợ được nhận làm thuê trong một gia đình khá giả. Nạn đói chấm dứt, cái hẹn 3 năm đã trôi qua nhưng chồng vẫn biệt tăm. Trong khi đó, ông chủ vừa góa vợ đã đem lòng yêu và muốn cưới nàng làm vợ. Chưa hết hy vọng gặp lại chồng, nàng xin để tang 3 năm rồi mới tính chuyện đi bước nữa. Hết 3 năm, tin tức của chồng vẫn biệt tăm, người đàn ông kia thúc giục, nàng lại cố trì hoãn thêm một năm.

Cuối cùng, khi hết năm thứ 7, người đàn bà cho rằng chồng mình thật sự đã chết nên làm mâm cơm cúng rồi chấp nhận gá nghĩa với người mới. Không ngờ 3 tháng sau, người chồng lưu lạc trở về khiến cả ba người lâm vào tình huống trớ trêu, khó xử. Người chồng mới xin trả lại vợ, nhưng anh chồng cũ không nỡ phá hoại hạnh phúc của họ nên từ chối và quyết định ra đi. Thế nhưng tình cảm sâu đậm với vợ khiến anh không thể bước chân ra khỏi làng, quẫn trí treo cổ lên cây đa.

Cái chết của chồng cũ khiến người đàn bà đau đớn, tự cho là lỗi của mình đã không thể chờ thêm vài tháng dù đã đợi đằng đẵng 7 năm. Nàng cảm thấy không có mặt mũi nào sống tiếp nên nhảy xuống ao cạnh nhà. Người chồng mới cũng thấy mình có lỗi, sau khi làm ma cho vợ đã chia hết gia sản cho họ hàng và cúng vào chùa rồi cũng tự tử.

Trước tòa án của Diêm vương, hai người đàn ông đều khai họ rất nặng tình với vợ mình, còn người đàn bà thú thật rằng tình cảm của nàng với cả hai người chồng đều rất sâu đậm. Diêm vương rất cảm động, cho họ hóa thành ba ông đầu rau (3 hòn đất nung chụm lại để thành bếp đun) để được ở gần nhau mãi mãi, và ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Họ cũng được phong làm Táo quân, trong nom từng bếp lửa của từng gia đình.

Ý nghĩa tục cúng ông Công ông Táo

Không chỉ định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo quân được cho là còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Hằng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh.

Với mong muốn thần Bếp phù hộ cho gia đình mình được nhiều may mắn, người Việt thường làm lễ tiễn đưa Táo quân chầu trời một cách long trọng.

Phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc. Mâm cơm cúng vừa để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần, vừa là để mọi người trong gia đình sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.

Mâm cỗ tiễn Táo Quân về trời. (Ảnh: Vũ Thu Hương)© Được VTC cung cấp

Đặc biệt trong lễ cúng ông Công ông Táo, người Việt thường chuẩn bị thêm cá chép (thường là 3 con) đựng trong chậu nước. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Sau khi cúng lễ xong, các gia đình đem cá ra sông hay ra ao để thả.

Việc thả cá chép có ngụ ý "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng". Cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.