Gan là một trong những bộ phận rất quan trọng của cơ thể thực hiện nhiều chức năng quan trọng như lọc máu, bài tiết độc tố, đồng thời có tác dụng thanh lọc cơ thể. Chính vì vậy mà cơ quan này phải gánh chịu những tổn thương cũng như có nguy cơ mắc phải rất nhiều bệnh làm suy giảm chức năng của gan. Bạn có thể hạn chế được những tác động tiêu cực đến gan bằng cách thường xuyên thực hiện các biện pháp giải độc gan.
Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau: 30% từ tim và 70% từ tĩnh mạch cửa (portal vein). Màu từ tim với các dưỡng khí và nhiên liệu sẽ nuôi dưỡng các tế bào gan. Máu đến từ tĩnh mạch cửa nhận máu từ những cơ quan như dạ dày, lá lách, tụy tạng, túi mật, ruột non, ruột già, cũng như các cơ quan khác nhau trong bụng. Vì gan là cơ quan đầu tiên, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau từ hệ thống tiêu hóa, gan đã trở thành "nhà máy lọc máu" chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Thức ăn và tất cả các nhiên liệu, vì thế , sẽ phải đi qua gan trước để được thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân chính mà ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác có thể lan sang gan một cách dễ dàng.
Gan
là một trong số ít nội tạng của cơ thể có khả năng tái tạo lại một lượng nhu mô
bị mất. Nếu khối lượng gan mất dưới 25% thì gan có thể tái tạo hoàn toàn. Điều
này là do tế bào gan có khả năng đặc biệt như là một tế bào mầm đơn
thẩm quyền (nghĩa là tế bào gan có thể phân đôi thành hai tế bào gan). Cũng có
một số tế bào mầm song thẩm quyền gọi là các tế bào oval có thể biệt hóa thành
tế bào gan và tế bào lót mặt trong ống mật. Tiếc rằng người ta chỉ có mỗi lá
Gan, trong khi đó có tới 2 quả Thận (gần như) đối xứng Trái, Phải. Xem phần 3-
Thận (hay cật thường
khi nói đến cơ thể loài thú) là một tạng (cơ quan) trong hệ tiết niệu, có hai quả, có nhiều chức năng,
được tìm thấy trong một số loại động vật có xương sống và không xương sống. Chúng là một bộ phận
quan trọng của hệ tiết niệu và cũng có chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh
các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-base, và điều chỉnh huyết áp.
Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự
nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được
dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo
ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải
như urê, acid uric và amonia;
thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose,
và các amino acid. Thận cũng sản xuất các hóc môn như calcitriol, renin, và erythropoietin.
Gan
lọc máu, tạo mật. Thận điều chỉnh huyết áp, đào thải các chất cặn bã và bài tiết
chúng bằng đường tiết niệu. Có thể nói Gan & Thận là cặp bài trùng, kết hợp
chặt chẽ với nhau, thanh lọc máu, giải độc cho cơ thể.
3 loại gia vị "ngấm
ngấm" làm tổn thương gan, ăn càng ít càng tốt.
( PHUNUTODAY
) - Nếu không muốn làm hại lá gan, tốt nhất bạn không nên sử dụng các loại
gia vị này.
1. Nước tương để lâu
Nước tương là loại gia
vị không thể thiếu trong nhà bếp của nhiều gia đình. Loại gia vị này có thể
dùng cho món mặn, món chay đều nược. Bạn có thể dùng nước tương để chấm trực tiếp
hoặc nêm nếm, tẩm ướp thực phẩm trước khi chế biến.
Quy trình sản xuất nước
tương khá kỳ công. Nếu không để ý, thành phẩm rất dễ lắng đọng axit amin và chứa
cả nitrit. Nitrit có thể gây bệnh cho cơ thể nếu tiêu thụ quá nhiều. Do đó, bạn
cần chọn mua nước tương có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
Cũng giống nhiều loại thực phẩm khác, nước tương cũng có hạn sử dụng và có thể hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Khi nước tương hết hạn hoặc thay đổi mùi vị, bạn không nên cố dừng tiếp.
Ngoài ra, vì nước tương
có chứa hàm lượng muối cao nên ăn nhiều cũng sẽ khiến muối tích tụ và gây ức chế
quá trình phân chia tế bào gan, dẫn đến xơ gan.
2. Hạt tiêu để quá
lâu
Hạt tiêu giúp tăng thêm
hương vị cho món ăn. Nếu hạt tiêu không được bảo quản đúng cách, nó rất dễ bị mốc
và biến chất, sinh ra chất gây hại tế bào gan. Nếu tiêu thụ quá nhiều hạt tiêu
bị hỏng, nguy cơ mắc bệnh gan càng cao.
Bạn chỉ nên mua một lượng hạt tiêu vừa đủ, không nên tích trữ quá nhiều. Hạt tiêu cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu thấy hạt tiêu có mùi vị lạ, tốt nhất không nên sử dụng.
3. Dầu ăn tích trữ
lâu ngày
Nhiều bà nội trợ có
thói quen mua một lượng lớn dầu ăn tích trữ trong nhà để sử dụng dần. Mọi người
có thể cho rằng dầu ăn có thể bao lâu cũng được. Tuy nhiên, sự thật là sản phẩm
này cũng có hạn sử dụng. Khi hết hạn, nó có thể bị biến chất.
Việc sử dụng dầu ăn hết hạn có thể sinh ra bệnh tật. Dầu ăn biến chất có thể xuất hiện aflatoxin - một độc tố kích thích sự phát triển của các tế bào K.
Các thí nghiệm đã chỉ
ra rằng, chỉ 1mg aflatoxin đi vào cơ thể có thể dẫn đến sự hình thành của tế
bào K ở các cơ quan nội tạng, trong đó có cả gan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét