Vì sao người mắc bệnh hô hấp không nên uống cà phê?
Hàm
lượng caffeine có trong cà phê có thể gây khó thở cho những người mắc bệnh về
đường hô hấp hoặc người có tiền sử bệnh tim mạch.
Cà
phê là một thức uống phổ biến. Đối với những người khỏe mạnh, cà phê có ít tác
động tiêu cực khi uống điều độ. Thậm chí, thức uống này còn có thể mang lại một
số lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao, lợi ích đốt cháy
chất béo nhẹ. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây đau đầu, lo lắng,
khó ngủ, khó chịu, mang đến các vấn đề về hô hấp. Dưới đây là những lý do mà những
người mắc bệnh về đường hô hấp và tim mạch nên cân nhắc khi tiêu thụ cà phê mỗi
ngày.
Gây
khó thở
Caffeine
có trong cà phê tương tự về mặt hóa học với theophylline, một loại thuốc cũ để
điều trị bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, cà phê không được khuyến khích trong việc hỗ
trợ điều trị đối với người bệnh hen suyễn. Bởi lẽ, việc dùng caffeine với liều
lượng cao có khả năng dẫn đến các tác dụng phụ như tăng nhịp tim, đau đầu, khó
ngủ, căng thẳng và kích động.
Người
bệnh hen suyễn chỉ nên uống cà phê với lượng thấp đến vừa phải là an toàn. Với
người trưởng thành, không nên tiêu thụ quá 400 miligam caffeine mỗi ngày.
Caffeine có thể khiến bạn cảm thấy khó thở nếu đang mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Ảnh: Freepik
Tăng
triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Người
mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường dễ bị khó thở. Theo Cleveland
Clinic, hàm lượng caffeine có trong cà phê sẽ làm tăng nhịp thở; hệ quả này sẽ
gây ra sự căng thẳng cho hệ tim mạch, phổi, làm trầm trọng thêm các triệu chứng
của bệnh. Ngoài ra, caffeine cũng có thể tương tác tiêu cực với các loại thuốc
đang được dùng để điều trị COPD.
Theo
tạp chí Y học New England, thuốc kháng sinh và thuốc giãn phế quản
thường được kê đơn để điều trị viêm phế quản cấp tính. Tuy nhiên, việc tiêu thụ
cà phê trong khi sử dụng thuốc giãn phế quản sẽ mang đến rủi ro làm giảm hiệu
quả của thuốc. Các nhà khoa học cho biết sự kết hợp giữa thuốc giãn phế quản và
caffeine có thể dẫn đến các triệu chứng bao gồm co giật, lú lẫn hoặc các vấn đề
về tim mạch như nhịp tim không đều.
Tác
dụng phụ
Vì
có độ pH trung bình từ 4.85 đến 5.10 nên hầu hết các loại cà phê đều có tính
axit khá cao. Do đó, chúng có thể gây ra bệnh trào ngược hoặc chứng ợ nóng cho
những người mắc bệnh hen suyễn.
Ngoài
ra, các nhà khoa học cũng khuyến cáo người bệnh nên tránh dùng caffeine trước
khi kiểm tra chức năng phổi vì một lượng nhỏ caffeine cũng có thể cải thiện chức
năng phổi trong tối đa bốn giờ.
Các
chuyên gia y tế khuyến cáo khó thở là điều không nên xem nhẹ, đặc biệt nếu bạn
mắc một bệnh lý nào đó gây ra các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, COPD, béo
phì, ung thư phổi, phản ứng dị ứng và viêm phổi. Để ngăn ngừa, thuyên giảm các
triệu chứng, người bệnh cần tránh uống cà phê. Trà hoặc nước tăng lực cũng là
thức uống chứa nhiều caffeine, do đó người bệnh cũng nên hạn chế.
Với
những trường hợp mắc viêm phế quản mạn tính, hãy xây dựng thời gian nghỉ ngơi đầy
đủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Huyền My(Theo Livestrong, Verywell Health, Drug.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét