Lá cây: Lá thường được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng, lúc cây chưa ra hoa hoặc hái trước tết âm lịch một tháng. Lá sau khi thu đã được phơi hoặc sấy khô.
- Rễ
và thân cũng được dùng làm thuốc
- Đế
hoa và lá bắc dùng làm thức ăn
Tác dụng, công dụng
Uống atiso có tác dụng gì?
Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, tác dụng
của atiso còn có thể kể đến như làm thuốc thông tiểu, thông mật, chữa các bệnh
yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương…
Thảo dược này thường được dùng để kích thích
sự tiết dịch của gan và giúp giảm các triệu chứng sau khi say xỉn như ợ nóng, xây xẩm…
Không chỉ được dùng cho các bệnh về gan, tác dụng của atiso còn mở rộng sang phòng chống xơ vữa động mạch và chống tăng mỡ trong máu hoặc trị chứng khó tiêu.
Lá atiso vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được
dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài ra, loài cây này còn được dùng
để nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em.
Hoa hay bông atiso có khả năng giảm lượng
cholesterol trong máu, giúp tăng sự thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa và trị chứng khó
tiêu ở dạ dày. Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo
đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, còn phần lớn carbonhydate là inulin.
Nhìn chung, công dụng của atiso đối với sức
khỏe rất đa dạng, bao gồm điều trị:
- Cholesterol
cao, giúp hạ thấp lượng đường trong máu
- Hội chứng ruột kích
thích (IBS)
- Các
vấn đề về thận, ngăn ngừa sỏi mật
- Thiếu máu, hạ huyết áp
- Giữ
nước (phù)
- Viêm khớp
- Nhiễm
trùng bàng quang, giúp lợi tiểu
- Các
vấn đề về gan
- Trị
rắn cắn
- Dùng
như nước dưỡng da hoặc kích thích làm lành da.
Liều dùng
Liều dùng của atiso có thể khác nhau đối với
từng đối tượng. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề
cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều
dùng thích hợp.
Liều dùng thông thường của atiso là bao
nhiêu?
Để chữa chứng ợ hơi, bạn có thể dùng
320-640mg chiết xuất từ lá atiso ba lần mỗi ngày.
Để làm giảm lượng cholesterol, bạn nên dùng
1.800-19.320mg chiết xuất a-ti-sô từ 2-3 lần/ngày. Một số sản phẩm từ atiso được
bào chế để chỉ giữ lại hoạt chất cynarin. Nếu dùng sản phẩm cynarin, bạn nên
dùng từ 60-1.500mg mỗi ngày.
Cách dùng, dạng dùng
Dạng dùng của atiso
Cây atiso có thể được chế biến và dùng dưới
nhiều dạng khác nhau như:
- Nước
sắc
- Cao
mềm, cao lỏng hoặc cao khô
- Viên
bao
- Trà
atiso
Một số cách dùng atiso bạn có thể áp dụng
Sắc lấy nước
Bạn có thể dùng lá khô hoặc lá tươi, đem sắc
hoặc nấu thành cao lỏng (5-10%) để uống với liều 2-10g lá khô một ngày.
Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt
dùng dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 10-40 giọt.
Nấu để ăn
Bạn cần loại bỏ hết các cánh hoa, bào phần
lõi cho tới khi có được phần tim hoa màu xanh lá sáng. Bạn có thể vắt một chút
nước chanh vào phần tim hoa này để hoa không bị thâm.
Khi đã có được phần tim hoa, bạn có thể hấp,
nướng, chiên hay làm nước sốt tùy thích. Bạn hãy tham khảo thêm công thức nấu để
có nhiều món ăn đa dạng.
Bạn cũng đừng bỏ qua phần hoa atiso non vì nó
ngọt và mềm, phù hợp với nhiều món ăn đấy.
Uống trà atiso
Ngày nay, atiso thường được sử dụng để chế biến thành các loại trà dạng túi lọc tiện lợi. Bạn chỉ cần ngâm túi trà trong nước nóng là có thể uống được ngay.
Nhiều người tự hỏi tác dụng của trà atiso là
gì? Uống một ly trà atiso có thể giúp bạn thư giãn tinh thần và giải tỏa căng
thẳng hiệu quả. Không những vậy, một số công dụng khác của trà atiso có thể kể
đến như giảm cân, giảm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu.
Lưu ý, thận trọng:
Các tác dụng phụ của atiso
Thảo dược này là một loại thực phẩm được dùng
nhiều trong các gia đình và có rất ít tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ
của atiso là gây đói và làm người dùng cảm thấy yếu sức. Tuy nhiên, bạn cũng cảm
thấy tăng sự thèm ăn.
Trong một số trường hợp, người dùng có thể bị
dị ứng với a-ti-sô. Những người dễ bị dị ứng với hoa atiso cũng có thể bị ứng với
các loại cây thuộc họ Cúc.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ
như trên và có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ
thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Trước khi dùng hoa atiso, bạn nên biết những
gì?
Bạn nên kiểm tra lượng cholesterol thường
xuyên nếu dùng hoa atiso trong thời gian dài để chữa bệnh mỡ trong máu. Bạn
cũng nên có một chế độ ăn uống hạn chế chất béo. Khi dùng atiso dưới dạng chiết
xuất hoặc ngâm trà, bạn nên pha loãng với một ít nước.
Bạn cũng nên phân biệt hoa atiso xanh với
atiso đỏ. Loại hoa đang được đề cập trong trường hợp này là atiso xanh. Hoa
atiso đỏ có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, thuộc họ Cẩm quỳ
và có tên gọi khác là hoa bụt giấm.
Những quy định cho atiso ít nghiêm ngặt hơn
những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của
loài cây này. Việc sử dụng nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi
dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị
thuốc này.
Mức độ an toàn của atiso như thế nào?
Không nên dùng atiso cho những người bị tắc ống
mật, bị sỏi mật hoặc dị ứng với atiso. Nếu bạn đang được điều trị bổ sung muối
sắt, không nên dùng atiso vì nó có thể ngăn chặn hấp thụ muối sắt.
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh
hưởng của atiso với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy, bạn nên
tránh dùng atiso cho những đối tượng này.
Atiso có thể tương tác với những gì?
Atiso có thể ngăn chặn hấp thụ các thuốc bổ
sung muối sắt và làm giảm lượng đường trong máu, do đó ảnh hưởng đến kết quả
xét nghiệm của bạn.
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn
đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của
thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng atiso.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét