Cây ổi còn có tên gọi khác là phan thạch lựu, là ủi, mác ổi, mù úy piếu,… có tính ấm, vị ngọt hơi chua sáp. Cây ổi là loại cây ăn quả rất phổ biến, quen thuộc tại Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng các bộ phận của cây ổi như lá ổi, quả ổi,… lại là những thảo dược được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý về tiêu hóa, viêm ruột cấp, tiêu chảy, kiết lỵ,… cho hiệu quả rất tốt. Sau đây là một số bài thuốc từ cây ổi mời bà con tham khảo.
Mỗi bộ phận của cây ổi sẽ có những tác dụng, dược tính khác nhau
1. Chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính: Lấy lá ổi non đem đi
sấy khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 6g uống cùng nước sôi ấm, ngày uống
2 lần.
Hoặc lấy 1 nắm lá ổi cùng với khoảng 6 – 9g gừng
tươi và 1 ít muối ăn. Tất cả nguyên liệu đem trộn đều rồi vò nát và cho lên chảo
nóng sao chín. Sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày đúng 1 thang.
2. Trị tiểu đường: Dùng 250g quả ổi, rửa sạch, thái miếng, dùng
máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày.
3. Khắc phục rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: Dùng 30g lá ổi, 30g
tây thảo, 15 – 30g gạo tẻ sao thơm, 1 – 12g hồng trà. Đem các vị thuốc trên cho
hết vào nồi, đổ thêm 1 lít nước đun sôi trên lửa nhỏ đến khi cô lại còn 500ml
là đạt. Có thể cho thêm 1 ít đường trắng cùng 1 ít muối hạt trộn đều và chia đều
thành 2 lần rồi cho trẻ uống. Lưu ý, liều lượng này chỉ nên dùng cho trẻ từ 1
tuổi trở lên.
4. Trị thổ tả: Chuẩn bị lá ổi, lá vối,
lá sim và hoắc hương với liều lượng bằng nhau. Cho các vị thuốc trên vào ấm giữ
nhiệt hãm với 500ml nước sôi nóng như hãm trà. Dùng uống trong ngày khi thuốc
còn ấm với liều 1 thang thuốc/ngày.
5. Cầm máu khi bị băng huyết: Dùng 250 quả ổi rửa sạch
rồi thái miếng và cho vào máy ép lấy nước. Chia đều ra thành 2 lần uống trong
ngày. Hoặc có thể ăn mỗi ngày khoảng 200g quả ổi cũng cho tác dụng tương tự.
6. Giảm đau nhức răng: Chuẩn bị vỏ rễ ổi
cùng với dấm chua. Đem các nguyên liệu đem sắc cùng với nhau rồi dùng ngậm nhiều
lần trong ngày.
7. Trị tiêu chảy do lạnh: Dùng búp ổi sao 12g,
gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống
2 lần trong ngày. Uống 3 - 5 ngày.
8.Trị tiêu chảy do nóng: Dùng vỏ dộp ổi 20g
sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao
vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người
lớn.
9.Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: Dùng lá hoặc búp ổi
non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô
còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.
10. Giảm đau nhức răng do sâu răng:: Vỏ rễ cây ổi sắc với
một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
11.Trị mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào
lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.
12. Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước
da):
Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần
trong ngày.
13. Chữa vết thương xây xát nhẹ ở chân tay: Búp ổi 100g, sắc đặc
ngâm tay hoặc ngâm chân vào nước sắc lúc thuốc còn ấm, mỗi ngày ngâm 2 - 3 lần.
14. Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá ổi nấu
nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.
15. Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật
sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g, sắc với 1/2 bát nước, cô lại còn 1 bát,
chia uống vài lần
Lưu ý: Không dùng cho những
người đang bị táo bón../.
Nguồn: Báo Sức khỏe
& Đời sống.
16. Chữa đau bụng, đi ngoài:
Nam: 7 búp ổi;
Nữ: 9 búp ổi; rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt chửng, chỉ vài lần là
khỏi.
Thuốc Tây thì có Becbegin - Thuốc phù hợp túi
tiền của người Việt mà vô cùng đặc hiệu, chỉ 1-2 liều, khỏi tẳn ngẳn.
Tôi đã giới thiệu các bài thuốc dân gian từ 9 CÂY THUỐC CHỮA BỆNH. Những cây thuốc quen thuộc với tất cả người dân Việt Nam, độc giả lựa chọn bài thuốc phù hợp, để không có bất kỳ phản ứng phụ nào. Kính chúc độc giả thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét